Không chia thứ bậc (Cần rượu). Họ uống rượu tới mức: Rượu ru cột nhà nghiêng ngả/ Chín bậc cầu thang rung rinh (Chung đôi) để thể hiện sự nhiệt tình và mến khách của mình. Bởi theo họ, đó mới là thực cái bụng với khách quí phương xa.
Có thể thấy, thơ Nông Thị Ngọc Hòa là sảm phẩm của một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, bền bỉ và đầy say đắm của một người phụ nữ trí thức dân tộc thiểu số thời kì hiện đại. Qua thơ chị, người đọc như được tiếp xúc trực tiếp với những con người và thiên nhiên miền núi – một thứ thiên nhiên rất đặc trưng; đó là sự phác họa sinh động hình ảnh những người con dân tộc Tày kiên cường, dũng cảm, nhưng cũng rất khéo léo tài hoa; đó là những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung. Thơ chị được chắt lọc từ những cảm xúc chân thành, tinh tế, từ những tình cảm thiết tha yêu mến và trân trọng cuộc sống, từ lòng tự hào dân tộc sâu sắc; Vì thế chăng mà khi đọc thơ Nông Thị Ngọc Hòa, người ta có thể hiểu và cảm nhận được những giá trị to lớn, đầy tính nhân văn được toát ra từ những câu chữ tưởng chừng như giản dị, chân thành và tha thiết của người phụ nữ dân tộc thiểu số này.
2.2 Cái Tôi cá nhân – người phụ nữ dân tộc thiểu số vừa mang tính truyền thống vừa có tính hiện đại
Sáng tác thơ ca là nhu cầu tự biểu hiện, một nhu cầu hết sức nhân bản và chỉ có thể có ở con người. Mỗi nhà thơ trong quá trình sáng tác đều cố gắng thể hiện cái Tôi cá nhân của riêng mình. Bởi thế nên khi đọc thơ, người đọc thường cảm nhận thấy rất rò những niềm vui, nỗi buồn, những khát vọng và tuyệt vọng, những suy nghĩ sâu xa, những tình cảm bồng bột, sôi nổi… của cái Tôi cá nhân tác. Thậm chí là những rung động rất mơ hồ của chính tâm hồn tác giả. Tinh ý ta sẽ nhận thấy ở đó cái Tôi riêng của mỗi nhà thơ.
Thơ Nông Thị Ngọc Hòa là tiếng nói tâm hồn của một người phụ nữ trí thức dân tộc thiểu số, nên có những đặc điểm và phong cách riêng: Đó là một
hồn thơ vừa truyền thống vừa có tính hiện đại; vừa giản dị, mộc mạc vừa sâu sắc, trí tuệ. Những đặc điểm này đã được thể hiện một cách sinh động, cụ thể trong hình tượng cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Và chính cái Tôi cá nhân đó đã làm nên diện mạo riêng, một giọng điệu riêng của thơ Nông Thị Ngọc Hòa.
2.2.1 Cái Tôi cá nhân – người phụ nữ dân tộc thiểu số với những nét đẹp truyền thống đậm bản sắc Tày
Là người phụ nữ trí thức, sống trong xã hội hiện đại nhưng trong tâm hồn sâu thẳm chị vẫn là một người phụ nữ dân tộc miền núi, với những nét đặc điểm và tính cách của người phụ nữ dân tộc thiểu số: Đó là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương miền núi với những ngôi nhà sàn, với những bản làng người dân tộc thiểu số; với những người thân yêu trong gia đình; là sự rung động, sự nhạy cảm trước mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời miền núi; đó là sự chân thật, trong trẻo, mạnh mẽ. mãnh liệt trong tình yêu của co gái vùng cao.
Sống trong thời hiện đại nhưng Nông Thị Ngọc Hòa luôn có ý thức bảo lưu những giá trị văn hóa cổ truyền, chị rất gần với mẫu người phụ nữ dân tộc thiểu số truyền thống (ở nét đa cảm, đa tình, nặng tình, nặng nghĩa...) Người phụ nữ ấy luôn sống trong những kí ức ngày xưa, trân trọng quá khứ và không lúc nào nguôi nhớ về quê hương xa thẳm:
- Thèm trở lại ngày xanh thời xưa ấy Tôi đi tìm trầm tích tuổi thơ tôi
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Ảnh Quê Hương Miền Núi Thân Thương, Chứa Đựng Đầy Kỉ Niệm Trong Nỗi Nhớ Khôn Nguôi Của Người Phụ Nữ Dân Tộc Thiểu Số Xa Quê
- Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 6
- Luôn Tự Hào Về Những Nét Đẹp Của Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Miền Núi
- Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 9
- Ngôn Ngữ Mộc Mạc, Giản Dị, Gần Gũi Với Ngôn Ngữ Dân Gian
- Giọng Trữ Tình, Nồng Nàn, Sâu Lắng.
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Khi tiếc nuối lật tìm trang quá khứ
Vẫn ngọt ngào cháy bỏng mãi khôn nguôi
(Tìm lại tuổi thơ)
- Cha tôi kể bao điều tôi vẫn nhớ
Nợ trong tim đau đáu một tình thương Đã lâu lắm tôi không về thăm lại
Nửa cuộc đời tôi mắc nợ quê hương
(Có một miền quê)
Với người con xa quê này, chỉ một hình ảnh hay một sự việc nào đó trong đời sống có liên quan đến quê hương miền núi cũng khiến trái tim chị bồi hồi, xúc động. Sinh ra ở miền núi cao nhưng sớm hạ sơn về phố, chị vẫn nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng tình yêu và sự gắn bó máu thịt với quê hương, coi đó là nguồn nước mát lành để trái tim mình không cằn cỗi. Có thể đó là một ánh trăng huyền hoặc nơi không gian phóng khoáng, hùng vĩ của núi non trong kí ức:
Cứ tưởng trên rừng xuống phố Lung linh ánh điện chan hòa Ai biết có đêm mất điện
Thêm nhớ một vầng trăng xa
(Lạc dòng suy tưởng)
cũng có thể là những âm thanh bình dị, dân dã: Quê hương hiện trong lời cha tôi kể/ Khi trăng về cối nước giã gạo đêm/ Tiếng đàn tính nhắn ai lời thủ thỉ/ Suối rì rào tha thiết khúc dịu êm (Quê hương).
Quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta lớn lên từ đó với những kỉ niệm ngọt ngào, buồn vui đã trở thành đề tài quen thuộc trong văn học xưa nay. Từ những bài ca dao chất chứa nỗi nhớ quê nhà: Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương/ Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao (Ca dao); đến những tác phẩm văn học trung đại in đậm nỗi khắc khoải của người con xa xứ: Lão tang diệp lạc tàm phương tận/ Tảo đạo hoa hương giải chính phì/ Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo/ Giang Nam tuy lạc bất như quy (Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn) đã xuất hiện dày đặc tâm trạng tư cố hương. Là cây bút nữ, Nông Thị Ngọc Hòa cũng có cách nói rất riêng về nỗi nhớ thương với quê nhà. Nhà thơ tìm về với quê hương như tìm về miền kí ức bình yên để lấy lại sự thăng bằng, sự điềm tĩnh cần thiết trong cuộc sống hối hả hôm nay:
Con sẽ về nhặt lá vàng rơi
Nơi thềm xưa mẹ ngồi chải tóc Tìm lại lúm đồng tiền thuở trước Khi mùa thu về gò cửa trái tim
(Khi mùa thu gò cửa).
Với bản năng của người phụ nữ, với tư cách là người mẹ, người vợ, người con, Nông Thị Ngọc Hòa luôn dành những trang thơ thấm đẫm tình cảm khi viết về những người thân yêu của mình. Đọc thơ của chị, ta thấy trở đi trở lại trong nhiều bài thơ viết về tình cảm gia đình luôn thấp thoáng bóng hình người cha Ké Bằng, người mẹ hiền yêu dấu. Đây dường như là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn và nó cũng tạo nên dấu ấn riêng trong thơ chị. Với trái tim người phụ nữ giàu tình cảm và những xúc động chân thật, tiếng thơ của chị đã làm dịu đi nỗi đau của cuộc chiến tranh ác liệt và cả khi tiếng súng không còn, sức lay động của nó với cuộc sống vẫn vô cùng lớn lao, sâu nặng khi chị viết về tình yêu của bố và mẹ:
Qua những mưa rừng suối lũ đạn bom Có phải tình yêu vượt qua tất cả
Bố yêu mẹ bằng tình yêu tươi trẻ
Của những người cầm súng giữ non sông Tan giặc rồi sau muôn nỗi vui chung
Bố đón mẹ về nơi căn nhà dựng vôi
Không có pháo, có hoa mà đầy ắp tiếng cười đồng đội Chú rể, cô dâu đều là lính cụ Hồ
(Hơn cả tình yêu)
Viết về người thân, chị luôn dành cho họ những tình cảm yêu thương, những lời thơ ngọt ngào nhất. Nhớ về mẹ, chị nhớ về hình ảnh của một người phụ nữ tảo tần, chịu thương, chịu khó và luôn sống trong nỗi nhớ, sự đợi chờ
người chồng yêu dấu nơi chiến trường xa thẳm: Mẹ lặng ngồi với ảnh cha đêm đêm/ Mắt xa vắng dòi hư vô vời vợi/ Đôi giọt lệ như sương sa đậu lại/ Trên khóe buồn – chẳng đủ thấm lên da (Tình mẹ). Sớm sống xa cha mẹ nên tâm hồn chị thật nhạy cảm khi viết về cha mẹ. Đối với chị, người cha luôn mang lại nguồn mạch cảm xúc dâng trào nhất để chị viết nên những câu thơ thổn thức tiếng lòng: Con ở xứ người rằm tháng bảy/ Biết ai dâng bố được tuần hương/ Trăng trôi trong sữa tuần xá tội/ Con lạc vào trăng những đêm trường (Đà Lạt
– tuần xá tội). Những vần thơ ấy không cầu kì, chau chuốt mà rất thành thực như chính tâm hồn và nỗi lòng của chị vậy. Chính tình yêu thương đã thổi hồn cho những câu chữ mộc mạc kia và để rồi nó cất lên âm điệu buồn da diết. Chị cảm thấy như mình là đứa con “bất hiếu” khi không thể ở nhà thắp hương dâng cha trong ngày rằm tháng bảy (một ngày rất quan trọng của người Tày) và cũng chính cái cảm giác “tội lỗi” ấy xuất hiện trở đi trở lại trong nhiều bài thơ viết về người cha: Bó Bủn, Trước ngôi nhà của bố, Phận gái, Ru cha… Từ những gửi gắm trên, cho thấy lòng hiếu thảo, sự kính trọng và tình yêu thương vô hạn của nhà thơ với bậc sinh thành. Với chị, gia đình luôn là nguồn cội niềm thơ, là điểm tựa để chị có thêm sức mạnh, nghị lực cũng như làm đẹp thêm, giàu có thêm vẻ đẹp tâm hồn để vững bước trên đường đời.
Không chỉ có vậy, vẻ đẹp tâm hồn mang tính truyền thống, đậm bản sắc của con người miền núi của cái Tôi Nông Thị Ngọc Hòa còn được thể hiện ở sự nhạy cảm trước mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời miền núi và sự chân thành, nồng nàn, cháy bỏng trong tình yêu đôi lứa. Như bao người con gái khác, Nông Thị Ngọc Hòa rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ của thiên nhiên và dễ rung động trước những biến thái của cuộc đời. Khám phá thiên nhiên trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa là con đường để ta tiếp cận với tâm hồn phong phú, giàu tình cảm của chị. Thiên nhiên trong thơ chị luôn song hành với những cảm xúc, suy tư, ao ước, trăn trở… và nó như có mặt trong những khoảnh khắc hạnh phúc hay khổ đau của tác giả:
Em dập dềnh biển khơi Sóng ào ạt vỗ về năm tháng
Đón chớp lóa rạch những chùm ánh sáng Đếm dấu chân trên cát một mình
(Biết còn chớp bể mưa nguồn)
Với con mắt tinh tế, với trái tim nhạy cảm của người phụ nữ, trong thơ chị thường ngập tràn những hình ảnh thơ rất sống động, giàu giá trị biểu đạt, gợi sự rung cảm sâu xa. Xuất hiện khá nhiều trong thơ chị là những chi tiết được chắt ra từ đời sống: Đó là những núi non, cỏ, cây, hoa, lá, bầu trời, mây, núi, trăng, biển, thuyền, cánh buồm… Và chỉ bằng vài nét chấm phá giản đơn, từ một đôi chi tiết trong thế giới thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ đó, Nông Thị Ngọc Hòa đã cho ta thấy một trái tim nhạy cảm, một tâm hồn nhiều khao khát của chị. Chẳng hạn, chỉ với một hình ảnh Sóng cứ xô hoài đuổi tìm nhau (Một thoáng Vũng Tàu) thì khung cảnh mênh mông với muôn vàn đợt sóng bạc đầu cứ lớp lớp trốn tìm nhau trước mắt ta đã khác hẳn, nên thơ, hữu tình và gợi cảm xúc hơn rất nhiều; hoặc chỉ với chi tiết Tiếng guốc thưa thưa chiều ngò nhỏ (Đồ Sơn và tôi – thiếu một người) tác giả đã gợi được không khí âu yếm, hạnh phúc từ những con phố thanh bình giữa lòng thành thị. Tất cả như đơn giản và chân thực, có sức gợi đến bất ngờ. Đó cũng là dấu ấn ghi nhận một tâm hồn đôn hậu, nữ tính, một trái tim say đắm trước cái đẹp của thiên nhiên đất trời miền núi nói riêng, của đất nước nói chung.
Mang trong mình một tâm hồn thi sĩ giàu chất thơ nên Nông Thị Ngọc Hòa rất dễ rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc đời. Đặc biệt, trong tâm hồn chị có một mối liên hệ mật thiết lạ lùng với cảnh sắc mùa thu. Nhân vật trữ tình trong thơ chị hay một mình đối diện với mùa thu để nghe thu ngân rung những bậc xao xuyến, gợi bao hoài niệm và suy tư. Mùa thu được nhắc đến trong nhiều bài, khi trực tiếp, lúc gián tiếp nhưng người đọc đều thấy được cái mỏng manh, yếu đuối của thi sĩ khi mùa thu gò cửa: Đừng trách
mùa thu vô ý/ Chợt về rồi lại chợt đi/ Sa những giọt buồn trên cỏ/ Long lanh ngấn lệ vương mi (Khi mùa thu gò cửa); Heo may lạc lối về nơi hẹn cũ/ Ngâu có dành nước mắt để cho nhau/ Trăng hao khuyết dẫu đương rằm tháng tám/ Lá lìa cành đơn lẻ biết về đâu. (Dự cảm)
Cái Tôi trữ tình mang nét đẹp truyền thống của tác giả được thể hiện rò nét nhất ở trái tim nồng nàn, cháy bỏng, hết mình trong tình yêu của chị. Ngay từ những rung động thuở ban đầu, ta nhận thấy ở chị một tình yêu rất mực hồn nhiên, trong sáng. Đó là những cảm xúc chân thành, đẹp đẽ và cởi mở với những rung động thầm kín, đầy khao khát, ước mơ mà cũng vô cùng táo bạo, mãnh liệt. Mang trong mình bản tính hồn nhiên của con người xứ núi, Nông Thị Ngọc Hòa đã thể hiện tình yêu một cách trực tiếp, thẳng thắn, không vòng vo, khéo léo… mà qua đó vẫn toát lên được tâm hồn cùng những phong tục tập quán riêng của con người xứ núi:
- Ấy ơi cho ta leo ngược dốc
Cho ta về làm ngựa tốt nhà em
(Ấy ơi)
- Sàn nhà em ta bò không khắp
Cột nhà rung nghiêng trong mắt
Ta nghiêng bên nào cũng mong gặp tình em
(Cần rượu)
Đề tài tình yêu trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa thể hiện đa dạng và phong phú: Bên cạnh vẻ hồn nhiên, sôi nổi, mạnh mẽ, mãnh liệt, nó còn có sự trầm lắng, sâu sắc, nồng nàn. Sự nồng nàn sâu lắng ấy luôn gắn liền với nỗi nhớ da diết, nỗi khát khao cháy bỏng trong trái tim người phụ nữ. Yêu và nhớ là hai mặt của tình yêu, yêu càng say đắm thì nhớ càng diết da. Nhiều nhà thơ nữ dân tộc thiểu số khác cũng đã thể hiện nỗi nhớ tràn đầy trên những dòng thơ: Em nhớ anh/ Cứ nhấp nha nhấp nhổm/ Như có kiến cắn tim/ Như có lửa đốt bụng (Thương lắm nhớ nhiều – Hơ vê (H’rê)). Ta chênh vênh giữa hai bờ thức ngủ/
Mây lang thang vần vũ ở trên đầu/ Mắt khép lại nhưng trái tim thao thức/ Nhớ ai dằng dặc đêm sâu. (Xin đừng giận giấc mơ – Nông Thị Ngọc Hòa)…
Qua tìm hiểu một số đặc điểm trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa, người đọc có thể nhận ra một cái Tôi trữ tình người phụ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại nhưng mang trong mình những nét đẹp truyền thống, đậm bản sắc Tày. Cái Tôi cá nhân ấy sống trong thời kì hiện đại mà vẫn giữ được những nét phẩm chất của người phụ nữ truyền thống (thể hiện trong tình cảm gắn bó, nỗi nhớ thương sâu nặng với quê hương; tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha và sự hồn nhiên, nồng cháy, mãnh liệt trong tình yêu. Với những câu thơ, bài thơ này, Nông Thị Ngọc Hòa đã và đang tiếp tục làm giàu cho nguồn mạch thơ truyền thống, làm đẹp cho thơ mình và làm phong phú hơn cho nữ Việt Nam thời kì hiện đại.
2.2.2 Cái Tôi cá nhân đầy cá tính với những khát vọng mãnh liệt của người phụ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại.
Trong văn học quá khứ, chúng ta đã từng có nữ sĩ Hồ Xuân Hương – một trong những nhà thơ nữ hiếm hoi của thời kì hoạt động văn chương dường như là độc quyền của nam giới đã dám bộc lộ cái tôi đầy cá tính cùng với những khát vọng mãnh liệt về cuộc sống lứa đôi, về nữ quyền trong văn chương. Những dòng thơ nổi loạn đó của bà lại không được xã hội đương thời thừa nhận, xã hội phong kiến coi đó như là thứ thơ của đứa con nghịch tử. Do đó, những bài thơ ấy không được chính thức công nhận trong dòng văn học chính thống của xã hội phong kiến, hay nói một cách khác: cái Tôi cá nhân với những khát vọng chính đáng ấy đã xuất hiện nhưng chưa có đất sống. Phải đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, với chế độ mới cùng quan điểm bình đẳng tôn trọng phụ nữ của Đảng ta thì vấn đề phụ nữ cũng như số phận của người phụ nữ mới được chú ý, được trân trọng. Đến thời kì này, các cây bút nữ mới có điều kiện bày tỏ cái Tôi cá nhân của mình với những khát vọng chính đáng và những nét cá tính của riêng mình trong cuộc sống. Trở lại với thơ Nông Thị