- Tại từng xã can thiệp: 100 phụ nữ tuổi từ 15 đến 49 được chọn tham gia tình nguyện học chương trình hoạt động thông tin giáo dục truyền thông/GDSK về LMAT trong thời gian 1 năm. Chúng tôi gọi đây là nhóm can thiệp, tổng cộng 200 thành viên.
- Tại từng xã không can thiệp: 100 phụ nữ tuổi từ 15 đến 49 được chọn tham gia tình nguyện chương trình đánh giá trước và sau một năm trong thời gian nghiên cứu. Chúng tôi gọi đây là nhóm đối chứng, tổng cộng 200 thành viên.
2.5. C Ỉ SỐ VÀ B ẾN SỐ N ÊN CỨU
2.5.1. Chỉ số và biến số nghiên cứu mô tả cắt ngang
Nhóm biến số nghiên cứu về một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ người tham gia nghiên cứu có nhốm biến số về đặc trưng cá nhân và tiến sử sản khoa. Theo các biến số như tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở theo vùng, có ti vi vầ đài, số con, số lần có thai, số lần sinh con, tình trạng hút thuốc và uống rượu bia. Các chỉ số tỷ lệ phần trăm (%) theo nhóm tuổi, dân tộc, trình độ học vấn (không biêt chữ, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, cao đẳng-đại học trở lên), nghề nghiệp và vân vân...theo các biến số nêu trên.
Theo mục tiêu một của nghiên cứu là mô tả kiến thức và thực hành của các bà mẹ về LMAT, trong đó các biến số và chỉ số về kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trước, trong và sau sinh như:
Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc trước sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số về sự cần thiết phải khám thai (số lần, thời gian, lý do, thời điểm, nơi, người khám), tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, dinh dưỡng, lao động, nghỉ ngơi, các dấu hiệu nguy hiểm thường gặp, và bà mẹ thường sẽ xử trí nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm. Các chỉ số về tỷ lệ phần trăm cho dủ các biến số nêu trên trong đó tỷ lệ phần trăm theo tổng số dấu hiệu bà mẹ kể được (sốt, phù, chảy máu âm đạo, tăng huyết áp...), và theo cách xử trí của bà mẹ (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tư, cúng, thầy lang...).
Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc trong sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số về sự lựa chọn người đỡ đẻ tốt nhất, nơi sinh con tốt nhất, các dấu hiệu
nguy hiểm tron quá trình chuyển dạ, cho trẻ bú ngay sau sinh, và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Các chỉ số tỷ lệ phần trăm về người đỡ đẻ ( NVYT, mụ vườn, chồng, không cần ai,..), nơi sinh con, tổng số dấu hiệu bà mẹ kể được (đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều, sốt, co giật, vỡ ối sớm...), cho trẻ bú ngay sau sinh, và nuôi con bằng sữa mẹ.
Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc sau sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số về các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ khi sau sinh thường gặp, xử trí của các bà mẹ khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm, sự cần thiết khám lại sau sinh, ủ ấm trẻ sơ sinh, các biến chứng sau đẻ cho mẹ sơ sinh và 5 TBSK, (chảy máu, nhiễm trùng, vỡ tử cung,..). Chỉ số tỷ lệ phần trăm về tổng số dấu hiệu bà mẹ kể được (ra máu nhiều, sốt kéo dài, co giật, đau bụng kéo dài và tăng lên), cách xử trí (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tư, cúng, thầy lang...), và cho đủ các biến số nêu trên.
Nhóm biến số về thực hành chăm sóc trước sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số đã khám thai, số lần khám thai, các lý do nếu không khám thai, nơi khám thai, số lần tiêm phòng uốn ván, số tháng uống viên sắt, thực trạng ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, các dấu hiệu nguy hiểm đã gặp, các xử trí đã xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm. Chỉ số tỷ lệ phần trăm về số lần khám thai (0 lần, < 3 lần và ≥ 3 lần), giai đoạn đi khám (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và cuối), lý do nếu không khám thai (đường xa, không có thời gian, không biết nơi kham thai...), nơi khám thai (TTYT, bệnh viện, nhà NVYT xã, cơ sở tư, nhà mụ vườn...), số lần tiêm phòng uốn ván, số lần uống viên sắt, tổng số về ăn uống đủ thức ăn, không nên ăn quá mặn, rượu bia và hút thuốc lá.., lao động nặng, bình thường, nghỉ ngơi, tổng số dấu hiệu bà mẹ hiểu biết và kể được (sốt, phù, chảy máu âm đạo, tăng huyết áp, đau đầu...), cách xử trí của bà mẹ (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tư, cúng, thầy lang..).
Nhóm biến số về thực hành chăm sóc trong sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số về các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ chuyển dạ đã gặp, nơi các bà mẹ đã sinh con, người đã đỡ đẻ cho bà mẹ, đẻ bình thường hay giặp khó khăn, khoảng thời gian đẻ mất bao nhiêu lâu, sử dụng gói đẻ sạch, được tư vấn sau sinh, cho trẻ bú trong vòng 1 giờ, và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Chỉ số tỷ lệ phần trăm về tổng số dấu hiệu bà mẹ hiểu biết và kể được (đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều, sốt, co
giật, vỡ ối sớm...), nơi sinh của các bà mẹ (tại cơ sở y tế nhà nước, tại tư nhân và tại nhà), người đỡ đẻ cho bà mẹ (nhân viên y tế, mụ vườn, chồng, không cần ai...), sự dụng gói đẻ sạch, số lượng nội dung được tư vấn sau sinh (nuôi con sữa mẹ, tiêm chủng cho bé, BPTT, dặn nhưng không nhớ...), cho trẻ bú trong vòng 30 phút -1 giờ sau sin, và nuôi con bằng sữa mẹ, không nuôi con bằng sữa mẹ.
Nhóm biến số về thực hành chăm sóc sau sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số về các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ đã gặp khi sau sinh vừa qua, xử trí của bà mẹ khi xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm, khám trong vòng 42 ngày sau sinh của bà mẹ, ủ ấm trẻ sơ sinh (không được tắm trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ), các biến chứng sau đẻ cho mẹ và sơ sinh và 5 TBSK (chảy máu, nhiễm trùng, vỡ tử cung,...). Chỉ số tỷ lệ phần trăm về tổng số dấu hiệu bà mẹ kể được (ra máu nhiều và tăng lên, sốt kéo dài, co giật, đau bụng kéo dài và tăng lên...), cách xử trí (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tư, cúng, thầy lang...), bà mẹ được khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh. (ngày đầu sau đẻ, 7 ngày và 42 ngày sau đẻ), khám lại, lý do không khám lại (khó khăn, đường xa, không có vấn đề gì, không biết...), ủ ấm sơ sinh, và có biến chứng sau sinh.
Theo mục tiêu hai của nghiên cứu là phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ về nhóm biến số mối liên quan giữa đặc trưng cá nhân, tiến sử sản khoa và CSTS, trong sinh và sau sinh.
Nhóm biến số mối liên quan giữa đặc trưng cá nhân, tiến sử sản khoa và CSTS. Các biến số về sự liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi ở, trình độ học vấn, nói tiếng Lào, số con, số lần có thai. Chỉ số tỷ lệ phần trăm, phân tích đa biến và đơn biến với biến phụ thuộc là có khám thai ≥ 3 lần và biến độc lập là các yếu tố đặc trưng cá nhân và lịch sử sinh sản (có/không), có tiêm phòng uốn ván ≥ 2 lần và biến độc lập là các yếu tố đặc trưng cá nhân và lịch sử sinh sản (có/không), có uống viên sắt ≥ 3 tháng và biến độc lập là các yếu tố đặc trưng cá nhân và lịch sử sinh sản (có/không), số lần đi khám thai tại CSYT (đủ/không đủ), giai đoạn đi khám thai tại CSYT(3 tháng đầu, giữa và cuối).
Nhóm biến số mối liên quan giữa đặc trưng cá nhân, tiến sử sản khoa và chăm sóc trong sinh. Các biến số về sự liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi ở, trình độ
học vấn, nói tiếng Lào, số con, số lần có thai. Chỉ số tỷ lệ phần trăm, phân tích đa biến và đơn biến với biến phụ thuộc là nơi sinh tại nhà và biến độc lập là các yếu tố đặc trưng cá nhân và tiến sử sản khoa (có/không), người đỡ đẻ có chuyên môn và biến độc lập là các yếu tố đặc trưng cá nhân và tiến sử sản khoa (có/không).
Nhóm biến số mối liên quan giữa đặc trưng cá nhân, tiến sử sản khoa và chăm sóc sau sinh. Các biến số về sự liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi ở, trình độ học vấn, nói tiếng Lào, số con, số lần có thai. Chỉ số tỷ lệ phần trăm, phân tích đa biến và đơn biến với biến phụ thuộc là có khám thai lại sau sinh ≥ 1 lần và biến độc lập là các yếu tố đặc trưng cá nhân và tiến sử sản khoa (có/không), có xử trí của bà mẹ khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm (có/không).
2.5.2. Chỉ số và biến số nghiên cứu can thiệp
Theo mục tiêu 3 của nghiên cứu can thiệp là đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức về LMAT như sau:
- Nhóm biến số hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh (Tuyên truyền cho bà mẹ (tờ rơi); động viên CBYT đi tuyên truyền cho bà mẹ”, đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức LMAT, thực hiện can thiệp thí điểm, đánh gia hiệu quả can thiệp.
- Biến số có những sự cần thiết, thời điểm và lý do cần khám thai. Tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi, các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ mang thai thường gặp và bà mẹ thường sẽ xử trí nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm. Sự lựa chọn gười đỡ đẻ và nơi sinh tốt nhất, các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ khi sinh con và chuyển dạ thường gặp, sự xử trí của bà mẹ khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm và sự cần thiết cho trẻ bú ngay sau đẻ và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ và sự xử trí của bà mẹ sau sinh khi xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm, sự cần thiết khám lại sau sinh, ủ ấm trẻ sơ sinh, và kiến thức về các biến chứng sau đẻ.
- Chỉ số những các tỷ lệ phần trăm (%) về biết cần khám thai, số lần khám thai, giai đoạn và thời gian đi khám thai, khám tại CSYT, tiêm phòng uốn ván đủ mũi, uống viên sắt, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng lao động và nghỉ ngơi, biết các dấu hiệu bà mẹ mang thai đang gặp nguy hiểm (sốt cao, khó thở, đau đầu, chảy máu,
phù, đau bụng), cách xử trí của bà mẹ (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tư, cúng, thầy lang...), giữa 2 nhóm. Tiếp theo các tỷ lệ phần trăm về biết người đỡ đẻ và nơi sinh con tốt nhất, biết dấu hiệu của bà mẹ chuyển dạ đang gặp nguy hiểm khi sinh con (khó đẻ, đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều, sốt, co giật, vỡ ối sớm), cách xử trí của bà mẹ (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tư, cúng, thầy lang...), biết cho trẻ bú sau sinh, và nuôi con bằng sữa mẹ giữa 2 nhóm. Chỉ số cuối cùng là các tỷ lệ phần trăm về hiểu biết theo tổng số dấu hiệu bà mẹ kể được (ra máu nhiều và tăng lên, sốt kéo dài, co giật, đau bụng kéo dài...), khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh, biết ủ ấm sơ sinh, và biết có biến chứng sau đẻ cho mẹ và sơ sinh và 5 TBSK (chảy máu...) giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng.
2.6. QU TRÌN , NỘ DUN CAN T ỆP
Theo mục tiêu ba của nghiên cứu đánh giá thử nghiệm can thiệp TT/GDSK nhằm nâng cao kiến thức về làm mẹ an toàn.
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Không can thiệp
Xã Thà Bắc và Phôn Tan (2 xã)
Có can thiệp
Xã Phông Thong và Nóng ó (2 xã)
Hoạt động TT/GDSK nâng cao kiến thức về LMAT
So sánh trước-sau
So sánh trước-sau
2.6.1. Mô hình can thiệp
So sánh 2 nhóm | ||
Xã Phông Thong và Nóng ó (2 xã) | ||
Có thể bạn quan tâm!
- Theo Dõi Chăm Sóc Bà Mẹ Trong Hai Giờ Đầu Sau Đẻ
- Chăm Sóc Bà Mẹ Tuần Thứ 6 Sau Đẻ Bảng 1.2. Nội Dung Thăm Khám Sau Sinh
- Nội Dung Cần Thiết Giáo Dục Sức Khỏe Và Tư Vấn Cho Bà Mẹ [11] Bảng 1.3. Nội Dung Cần Giáo Dục Và Tư Vấn
- Một Số Đặc Trưng Cá Nhân Của Bà Mẹ Có Con Nhỏ Dưới 2 Tuổi (N=869)
- Kiến Thức Của Bà Mẹ Về Sự Cần Thiết Phải Khám Thai
- Thực Hành Tiêm Phòng Uốn Ván Và Uống Viên Sắt Của Bà Mẹ
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp
2.6.2. Điều tra trước can thiệp
Điều tra phỏng vấn các đối tượng trong nhóm phụ nữ 15-49 tuổi bằng bộ câu hỏi (phiếu đánh giá trước can thiệp) được thiết kế sẵn. Nhằm thu thập các số liệu đầu vào về kiến thức khám thai, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, sinh đẻ và khám lại sau đẻ tại CSYT, trong các nhóm nghiên cứu trước khi can thiệp, ước lượng độ bao phủ và tiếp cận chương trình dự phòng trước can thiệp.
Triển khai chương trình can thiệp cộng đồng: tổ chức các hoạt động can thiệp cộng đồng tại điểm được chọn dự kiến mô hình can thiệp: tăng cường hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, đẩy mạnh hoạt động giáo dục đồng đẳng về làm mẹ an toàn như cụ thể gồm sau:
- Tổ chức các lớp tập huấn cho những người tham gia thực hiện hoạt động can thiệp, đặc biệt nâng cao kiến thức và kỹ năng, hỗ trợ cho mạng lưới giáo dục đồng đẳng. Tổng số người tham gia là 200 người chia làm 2 nhóm giống nhau, mỗi nhóm 100 người. Nhóm 100 người lại chia làm 3 nhóm nhỏ: nhóm nhỏ thứ nhất và nhóm nhỏ thứ hai có 35 người, nhóm nhỏ thứ 3 có 30 người.
- Xây dựng các vật liệu tuyên truyền giáo dục dễ hiểu phù hợp với nhu cầu của đối tượng tác động, và tiến hành đẩy mạnh hoạt động thông tin giáo dục truyền thông bằng các công cụ như sau:
Sử dụng tờ rơi đã có sẵn của Viện Bảo Vệ Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em, Viện Thông Tin và Giáo Dục Sức Khỏe. Bao gồm 3 loại: loại 1 hướng dẫn về chăm sóc trước sinh, loại 2 hướng dẫn về chăm sóc trong lúc sinh, và loại 3 hướng dẫn về chăm sóc sau sinh. Tất cả mọi người tham gia đều được phát đủ các loại trên.
Bản hướng dẫn các điều tra viên và giám sát viên về làm mẹ an toàn cũng chia làm 3 loại như trên.
Phiếu giám sát người tham gia dự án.
- Thông qua hoạt động của nhóm giáo dục viên đồng đẳng, hỗ trợ kiến thức về chăm sóc trước, trong và sau sinh của các phụ nữ. Quá trình tiến hành như sau: tổ chức lớp; điểm danh người tham gia; tập huấn hoặc giảng dạy theo nhóm;
thảo luận; hưỡng dẫn và trao đổi phương pháp chăm sóc trước, trong, và sau sinh; tiếp nhận thông tin phản hồi, đánh giá trước và sau can thiệp.
Trong khi đó ở các xã đối chứng vẫn cứ tiến hành các hoạt động thông thường như đánh giá trước (đầu vào) nghiên cứu về kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh của phụ nữ theo danh sách người tham gia chương trình.
2.6.3. Điều tra đánh giá sau can thiệp
Điều tra đánh giá sau 1 năm triển khai chương trình can thiệp, đã được thực hiện trên cả hai xã ở nhóm can thiệp và hai xã nhóm đối chứng. Các nội dung điều tra, phỏng vấn được tiến hành tương tự như điều tra lần đầu, tìm ra sự hiểu biết kiến thức trong các nhóm quần thể nghiên cứu, trước và sau khi can thiệp, ước lượng độ bao phủ và tiếp cận chương trình dự phòng trước và sau can thiệp. Hiệu quả của các can thiệp cộng đồng được đánh gía thông qua so sánh sự khác biệt về kiến thức TT/GDSK nâng cao LMAT (chăm sóc trước, trong và khám lại sau sinh) của các phụ nữ người tham gia nghiên cứu và các biến số giữa hai xã đã can thiệp và 2 xã đối chứng trước và sau nghiên cứu, từ đó đề xuất mô hình can thiệp cho phù hợp.
2.7. C N CỤ VÀ KỸ T UẬT T U T ẬP T N T N
2.7.1. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin nghiên cứu mô tả cắt ngang
Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn các bà mẹ đã sinh con về thực trạng chăm sóc trước, trong và sau sinh và một số yếu tố ảnh hưởng liên quan đến sử dụng dịch vụ chăm sóc và khám thai. Bộ câu hỏi này được sử dụng cho nghiên cứu mô tả.
Xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi: bộ câu hỏi được soạn thảo để đo lường toàn bộ các chỉ số cơ bản. Mỗi bộ câu hỏi đều có mã số nghiên cứu (ID) riêng biệt, mã hoá cho từng người tham gia nghiên cứu.
Tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi bằng cách thu thập số liệu trong một dân số gần giống với dân số chọn làm mẫu. Sau đó phân tích thử để rút kinh nghiệm sửa chữa lại bộ câu hỏi hoàn chỉnh hơn khi tiến hành thu thập tài liệu thực sự.
Bộ câu hỏi cùng với mã số nghiên cứu cho từng người tham gia được chuẩn bị trong giai đoạn tiếp đón. Sau khi kết thúc thủ tục đăng ký, những người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được giới thiệu sang phòng phỏng vấn.
Trước khi phỏng vấn điều tra về giới thiệu mục đích của nghiên cứu, đảm bảo mật, không lưu tên đối tượng, chỉ tiến hành phỏng vấn những đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, nếu đối tượng nào từ chối sẽ phỏng vấn đối tượng khác ngay tại tụ điểm đó. Đối tượng có thể tự chọn nơi phỏng vấn khi trả lời các thông tin riêng tư, nhạy cảm.
Kỹ thuật thu thập số liệu
Phỏng vấn bà mẹ có con nhỏ < 2 tuổi bằng bộ câu hỏi đã được xây dựng và thử nghiệm. Điều tra viên là nhà nghiên cứu, 5 học viên trường Đại học Y khoa Lào, 15 nhân viên cán bộ y tế tại TTYT xã.
Điều tra thử bộ câu hỏi: Sau khi xây dựng bộ câu hỏi, chúng tôi tiến hành pretest điều tra thử sử dụng bộ câu hỏi điều tra 1 lần trên 30 bà mẹ có con < 2 tuổi trong năm 2010 tại một điểm gần xã đã chọn nghiên cứu và sửa lại một số câu hỏi trong bộ câu hỏi đã thiết kế ban đầu cho phù hợp.
Sau khi hoàn chỉnh bộ câu hỏi, tiến hành tập huấn cho các điều tra viên về kỹ thuật chọn mẫu tại cộng đồng, nội dung bộ câu hỏi, phương pháp phỏng vấn và cách ghi chép vào phiếu phỏng vấn, đồng thời thực hành đóng vai để các điều tra viên rõ thêm. Các điều tra viên sau khi được tập huấn, tiến hành thu thập số liệu.
2.7.2. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin nghiên cứu can thiệp
Phiếu điều tra đánh giá kiến thức về chám sóc trước, trong và sau sinh trước và sau can thiệp giống nhau. Sử dụng theo bộ câu hỏi đóng phỏng vấn có cấu trúc để phỏng vấn các phụ nữ đối tượng nghiên cứu về kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh.
Bộ câu hỏi cùng với mã số nghiên cứu cho từng người tham gia được chuẩn bị trong giai đoạn tiếp đón. Sau khi kết thúc thủ tục đăng ký, những người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được giới thiệu sang phòng phỏng vấn.
Trước khi phỏng vấn điều tra về giới thiệu mục đích, thời gian, địa điểm và kế hạch hoạt động can thiệp của nghiên cứu, đảm bảo mật, không lưu tên đối tượng,