tạp của bà mẹ. Ngoài ra yếu tố tín ngưỡng, văn hóa và phong tục tập quán, tuổi tác và tôn giáo cũng có ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của các bà mẹ [91].
Rất nhiều chỉ số quan trọng trong kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được cải thiện, bao gồm thực hiện kế hoạch hóa gia đình và sự tham gia vào các hoạt động trong chăm sóc trước sinh. Tương tự, tỷ lệ phụ nữ mang thai lần đầu ở độ tuổi trên 20 đang tăng dần. Khoảng 75% phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ. Sự cải thiện về tình trạng dinh dưỡng bao gồm các vi chất sắt, iod cũng được quan tâm, tuy nhiên tình trạng dinh dưỡng chung của phụ nữ không thay đổi, ngoại trừ một tỷ lệ tương đối cao phụ nữ mang bầu thừa dưỡng chất [85].
1.2.1.4. Tình hình chăm sóc trước sinh ở Lào
Chăm sóc trước sinh là những chăm sóc sản khoa cho người phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến trước khi đẻ nhằm đảm bảo cho quá trình mang thai được an toàn, sinh con khỏe mạnh. Bao gồm chế độ ăn, chế độ làm việc, khám thai, tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt/folic.
Khám thai đủ 3 lần: là khám thai 3 lần, mỗi lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Tiêm đủ 2 mũi uốn ván: là tiêm 2 mũi vaccin uốn ván cho phụ nữ có thai đúng lịch (mũi 1: tiêm càng sớm càng tốt khi biết có thai, mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 30 ngày và trước đẻ ít nhất 1tháng) hoặc chỉ tiêm 1 mũi tăng cường nếu trước đó họ đã được tiêm 2 mũi và mũi tiêm này cách mũi 2 ít nhất 6 tháng.
Uống viên sắt ≥ 3tháng: trong thời kỳ giữa (bắt đầu từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu) và thời kỳ cuối (từ tháng thứ 6 đến khi sinh), nhu cầu sắt tăng lên rõ rệt. hãy uống liên tục trong suốt thời kỳ có thai cho đến 1 tháng sau khi sinh. phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần 400mcg Folate mỗi ngày. Khi mang thai, nhu cầu Folate tăng lên nhanh chóng để đáp ứng cho sự tăng trưởng của thai nhi và thay đổi của thai phụ, chính vì vậy, phụ nữ có thai cần được cung cấp 600mcg Folate mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm!
- Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xa, năm 2010-11 - 2
- Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xa, năm 2010-11 - 3
- Sơ Đồ Số Csts Về Tỷ Lệ Khám Thai Ở Một Số Quốc Gia
- Chăm Sóc Bà Mẹ Tuần Thứ 6 Sau Đẻ Bảng 1.2. Nội Dung Thăm Khám Sau Sinh
- Nội Dung Cần Thiết Giáo Dục Sức Khỏe Và Tư Vấn Cho Bà Mẹ [11] Bảng 1.3. Nội Dung Cần Giáo Dục Và Tư Vấn
- Chỉ Số Và Biến Số Nghiên Cứu Mô Tả Cắt Ngang
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Khám thai
Theo nghiên cứu của Học viện y tế công cộng về khám thai và chất lượng bảo vệ thai nghén ở Lào năm 2000 thì có trên 65,4% phụ nữ không đến khám thai trong đó nhiều nhất là miền Bắc (73,6%), miền Nam 65,8% và miền Trung 59,1%. Trong tổng số 28,7% các bà mẹ được khám và chăm sóc thai thì có 17,7% là do bác sỹ còn 8,8% do y tá và 6,6% do nữ hộ sinh [66].
Tại Lào có 81,2% phụ nữ tuổi 15-49 sống ở vùng nông thôn và 18,8 % ở vùng thành thị. Tỷ lệ phụ nữ ở miền Trung nhiều hơn so với các vùng khác (38,0%), miền Bắc (31,6%) và miền Nam (30,4%). 76,6% số phụ nữ từng lập gia đình và 26,4% độc thân, 2,9% góa bụa hoặc ly dị. 37% phụ nữ đã từng tới trường; phần lớn là tiểu học (39,3%), và một tỷ lệ nhỏ hơn ở cấp 2 và cấp 3 (15,6% và 7,6%) ở vùng thành thị, 12,9% trường đến trường, ở vùng nông thôn là 48,3% [67].
Tỷ lệ phụ nữ chưa bao giờ đến trường ở miền Bắc là 49,2%, cao hơn ở miền Nam (34,5%) và miền Trung (29%). Tỷ lệ phụ nữ mang thai toàn quốc khi sinh mong muốn được sự giúp đỡ của bác sỹ, y tá, hoặc bà đỡ là 19,3%, 17,9% và 15,4%. Thai phụ ở miền Trung sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh nhiều hơn ở các vùng khác 37,1%, 32,5% và 24,6% một cách tương ứng với miền nam và bắc Lào. Tỷ lệ phụ nữ ở thành thị được chăm sóc trong thời kỳ tiền sinh nhiều gấp 4 lần so với phụ nữ ở vùng nông thôn (78,4% so với 19,4%) [67].
Ở tuyến tỉnh, tỷ lệ các ca sinh đẻ nhận được chăm sóc trước sinh ba hoặc sáu tháng mang thai khác nhau rất nhiều giữa các địa phương. Có 12 trong số 18 tỉnh có tỷ lệ chăm sóc trước sinh trước tháng thứ sáu thấp. Chỉ có 6 trong số 18 tỉnh có tỷ lệ chăm sóc trước sinh trước sáu tháng cao hơn mức trung bình quốc gia (17,6%). Các tỉnh đó là: khu vực miền Bắc Bokeo (19%) và Xayaboury (23%); khu vực trung tâm thành phố Viêng Chăn (70%), Viêng Chăn (32%) và Borikhamxay (19%) và khu vực phía Nam Champasack (21%). Cần lưu ý rằng đa số sinh (70%) trong thành phố Viêng Chăn được thăm khám, chăm sóc trước sinh sớm hơn (ít hơn 6 tháng), so với 17 tỉnh còn lại chỉ với 3-32 % có chăm sóc trước sinh [47], [84].
Khám thai ít nhất 1 lần tại huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng là 46,1% [121], tại huyện Viêng Phu Kha tỉnh Luông Nam Tha là 23,4% [76], tưại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc là 51% [64], ở thủ đô Vieng Chăn là 91% [46]. Tỷ lệ các bà mẹ khám thai đủ 3 lần đều đi khám thai tập trung vào quý thứ 2 của thai kỳ là khi thai được 4 tháng hoặc 5 tháng hoặc 6 tháng nhiều hơn thời kỳ 1 và 3 cũng như kết quả nghiên cứu tại tỉnh Xiêng Khoảng, tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc tỷ lệ khám thái trong thời kỳ 2 cao hơn thời kỳ khác, đi khám thai tại cơ sở y tế nhà nước cao hơn phòng khám tư nhân trong đó khám thai tại trạm y tế xã và bệnh viện huyện cao hơn nơi khác [121], [64].
Tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc thấy là 49,0% bà mẹ không cần thiết khám thai, 14,0% không co thời gian đi khám thai, 21,0% vì xấu hổ đi khám thai, 48,0% đường xa cho nên bá me không đi khám thai, 16,0% không biết lý do gì về khám thai, và 1,0% có lý do khác [64], tại tỉnh Xiêng Khoảng cho thấy là 83,8% bà mẹ không cần thiết khám thai, 93,4% không co thời gian đi khám thai, 74,3% vì xấu hổ đi khám thai, và 71,3% đường xa cho nên không đi khám thai [121].
Tiêm phòng uốn ván
Uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa mà chúng ta có thể phòng chống được nếu trong thời gian mang thai người phụ nữ được tiêm đủ 2 mũi uốn ván (nếu người phụ nữ đã được tiêm phòng uốn ván trong lần mang thai trước, thì lần mang thai này chỉ cần tiêm một mũi). Đây là một bước quan trọng của việc chăm sóc thai sản.
1.2.2. Chăm sóc trong khi sinh
Chuyển dạ là quá trình quan trọng nhất, dễ xảy ra tai biến nhất cho cả mẹ và sơ sinh vì vậy sản phụ cần phải chuẩn bị tâm lý tốt và được người có chuyên môn giúp đỡ trong suốt quá trình này.
Các bà mẹ có rất nhiều lựa chọn về địa điểm sinh con mà thống nhất là đẻ ở tại cơ sở y tế, do cán bộ y tế đỡ đẻ. Một số điểm cần lưu ý đến chăm sóc khi đẻ như sau: các điếu kiện và phương tiện đỡ đẻ sạch, đỡ đẻ kịp thời phòng tránh và xử trí kịp thời, con đẻ ra luôn được ở cạnh mẹ, được hỗ trợ tình thần và thể lực trong lúc sinh con, bà mẹ cho trẻ con bú sớm sau đẻ trong vòng 30 phút đến 1 giờ.
1.2.2.1. Tư vấn cho sản phụ
Nguyên tắc chung về tư vấn trong chuyển dạ là động viên để sản phụ bớt lo âu, lắng nghe những điều khiến bản thân gia đình và sản phụ lo lắng, thông cảm và tôn trọng những truyền thống văn hoá và tôn giáo của sản phụ. Nói cho sản phụ và gia đình họ biết những điều có thể xảy ra và làm cho sản phụ hiểu về tình trạng của họ và cách xử trí để làm giảm sự lo âu và giúp họ chuẩn bị trước cho những tình huống có thể xảy ra. Thông báo cho sản phụ và gia đình về những tai biến thường gặp khi chuyển dạ.
1.2.2.2. Các nguyên tắc theo dõi khi chuyến dạ thường
Tốt nhất bà mẹ phải được theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế. Người nữ hộ sinh phải giải thích những lợi ích của việc đẻ tại cơ sở y tế để sản phụ được chăm sóc chu đáo. Trong trường hợp không thể đến được cơ sở y tế, nên mời cán bộ y tế có chuyên môn đỡ. Phải theo dõi chuyển dạ bằng biểu đồ chuyển dạ một cách toàn diện, có hệ thống, phải thành thạo các thao tác chuyên môn, phải biết ghi và phân tích được một biểu đồ chuyển dạ để phát hiện các yếu tố bất thường trong theo dõi chuyển dạ, kịp thời gửi đi bệnh viện tuyến trên để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và con.
Nếu sản phụ được quyết định đẻ tại cơ sở y tế, người nữ hộ sinh cần chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu, cần thiết và đảm bảo vô khuẩn cùng với những dụng cụ để chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ. Nếu sản phụ đẻ tại nhà, phải sử dụng gói đẻ sạch. Khi đỡ đẻ, đỡ rau, kiểm tra rau, làm rốn sơ sinh phải thao tác đúng quy trình. Một số trường hợp phải bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung, khâu tầng sinh môn cũng phải thao tác đúng quy trình và đảm bảo vô khuẩn mới hy vọng góp phần hạ bớt tỷ lệ 5 tai biến sản khoa.
Tận tình, kiên nhẫn và tỷ mỷ là những đức tính cần thiết của người chăm sóc chuyển dạ. Trong quá trình theo dõi chuyển dạ cán bộ y tế cần động viên, hỗ trợ về tinh thần để giúp cho sản phụ giảm bớt sự lo âu.
1.2.2.3. Theo dõi chăm sóc bà mẹ trong hai giờ đầu sau đẻ
Sản phụ vẫn nằm ở phòng đẻ.
Theo dõi mẹ: theo dõi thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu âm đạo tại các thời điểm 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút.
1.2.2.4. Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau đẻ
Tư vấn về con nằm chung với mẹ
Mẹ sẽ chăm sóc con kịp thời hơn.
Trẻ ít khóc hơn.
Thời gian bú mẹ sẽ được lâu hơn.
Tư vấn về bú sớm
Lợi ích của sữa non.
Không vắt bỏ sữa non, cần cho bú cả sữa non.
Sữa về sớm hơn.
Trẻ tăng cân tốt hơn.
Ít bị cương vú tắc sữa.
Cách cho con bú
Cho con bú ngay sau đẻ, càng sớm càng tốt.
Cho trẻ nằm thoải mải trên ngực người mẹ, da áp da.
Cho trẻ bắt vú (dấu hiệu trẻ sẵn sàng là mở miệng, quay về phía vú, nhìn quanh).
Tư thế bú đúng
Giữ cho đầu và thân bé thẳng.
Mặt bé hướng về phía vú, mũi ứng với núm vú.
Áp thân bé vào thân người mẹ.
Nâng toàn bộ thân bé, không chỉ nâng cổ và vai.
Bà mẹ cho núm vú chạm vào môi bé.
Ðợi khi miệng bé mở rộng chuyển nhanh núm vú vào miệng bé, giúp bé ngậm sâu tới tận quầng vú.
Mút vú có hiệu quả là mút chậm, sâu, có nghỉ.
Hỗ trợ tại nhà nếu cần thiết.
Hướng dẫn sản phụ các tư thế cho trẻ bú: ngồi, nằm nghiêng.
1.2.2.5. Tình hinh chăm sóc trong sinh trên Thế giới
Trên thế giới, hầu hết các ca tử vong mẹ đều chủ yếu do 5 nguyên nhân chính: băng huyết, nhiễm trùng, tai biến do phá thai không an toàn, sản giật và vỡ tử cung. Rất nhiều những bà mẹ dù đã qua được “cơn vượt cạn” lại phải chịu các tai biến sau sinh.
Tại Việt Nam, huyện Lương Sơn năm 2003 tỷ lệ sinh con tại nhà khá cao (31,5%) và chỉ có 36,1% bà mẹ tự quyết định nơi sinh cho mình. Lý do chính của sinh con tại nhà là do quan niệm rằng lần trước bà mẹ đó sinh con tại nhà không có tai biến nên lần này tiếp tục sinh tại nhà. Trong số 108 bà mẹ được phỏng vấn chỉ có 72% đẻ có cán bộ y tế hỗ trợ, 28% sinh con do người không có chuyên môn đỡ [15].
1.2.2.6. Tình hình chăm sóc trong sinh tại Lào
Đảm bảo cho cuộc đẻ an toàn có liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề tử vong mẹ. Ở Lào cũng có hai lựa chọn của người phụ nữ khi sinh: sinh ngoài cơ sở y tế (sinh tại nhà và sinh ở nhà các bà mụ vườn) và sinh tại cơ sở y tế (TTYT và các cơ sở y tế tuyến cao hơn).
Sinh con tại cơ sở y tế đang trở nên là một lựa chọn phổ biến, đặc biệt ở những nơi đô thị và có điều kiện kinh tế. Sinh con tại nhà cũng còn gặp ở nhiều cộng đồng với mức độ phổ biến khác nhau, từ những cuộc đẻ không có sự trợ giúp nào cho tới những cuộc đẻ được trợ giúp bởi những người được đào tạo. K ỹ n ă n g t hực hành của những người trợ giúp các cuộc đẻ tại nhà còn gây nhiều nguy cơ và hầu như không bao gồm chăm sóc trẻ sơ sinh và theo dõi sau sinh.
Sinh con tại cơ sở y tế nhà nước tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc chiếm tỷ lệ 17,2% [64], tại tỉnh ở miền Bắc của Lào chiếm tỷ lệ 8,4% [76], và của một số trong nước tại Thủ đô Viêng Chăn chiếm tỷ lệ 72% [46]. Tại tỉnh Louang Nam Tha chọn nơi sinh do tự quyết định chiếm tỷ lệ 55,4%, do chồng lựa chọn là 17,8% và do bố mẹ lựa chọn chiếm 3,5% [76]. Sinh con tại nhà tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc chiếm 68,1% [64], và tại tỉnh Louang Nam Tha chiếm tỷ lệ 90% [76].
Ở cấp tỉnh, chỉ 5 trong số 18 tỉnh có tỷ lệ sinh sản được hỗ trợ bởi các nhân viên y tế cao hơn mức quốc gia (17%). Đó là các địa phương: thủ đô Viêng Chăn
(70%), tỉnh Viêng Chăn (26%) và Khammuane (18%) trong khu vực trung tâm; ở phía Bắc khu vực Bokeo (26%), và khu vực phía Nam Champasack (24%). Phần lớn (hơn hai phần ba) những đứa trẻ được sinh ra từ 13 tỉnh còn lại chỉ được hỗ trợ bởi người thân/bạn bè hoặc những người giúp đỡ khác (bà mụ/người được huấn luyện). Những tỷ lệ sinh cao từ sự giúp đỡ của bạn bè/người thân và bà mụ, những người có ít hoặc không được đào tạo, sẽ có xu hướng đưa đến nguy cơ cao cho các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn [47], [84].
1.2.3. Chăm sóc sau sinh
Chăm sóc cho sản phụ mới đẻ trong 6 giờ đầu đẻ, phát hiện ra những biến chứng đặc biệt là chảy máu, trong giai đoạn chăm sóc sau đẻ này phải chú ý đến công tác thong tin giáo dục các kiến thức cơ bản về vệ sinh sau đẻ (tắm > 24 giờ), nuôi con bằng sữa mẹ, uống viên sắt cho đến một tháng sau khi sinh, bà mẹ và con đi khám lại 2 lần trong vòng 42 ngày sau đẻ, chăm sóc rốn sơ sinh, và phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng rốn.
1.2.3.1. Khái niệm
Chăm sóc sau sinh là những chăm sóc cho bà mẹ bao gồm chăm sóc giai đoạn sau sinh, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống nhiễm trùng, vệ sinh, dinh dưỡng và cho con bú. Về mặt lý thuyết, phụ nữ sau sinh cần phải được thăm khám 2 lần: một lần trong ngày đầu tiên và một lần trong vòng 42 ngày sau sinh.
1.2.3.2. Theo dõi chăm sóc bà mẹ từ giờ thứ ba đến hết ngày đầu
Sau khi theo dõi tích cực 2 giờ đầu, nếu bình thường tiếp tục theo dõi từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 6 theo hướng dẫn sau:
Ðưa bà mẹ và bé về phòng, theo dõi 1 giờ một lần.
Ðặt bé nằm cạnh mẹ.
Ủ ấm cho bé.
Người mẹ có băng vệ sinh sạch, đủ thấm.
Giúp người mẹ ăn uống, ngủ yên.
Vận động nhẹ sau 6 giờ.
Giúp và khuyến khích cho con bú sớm.
Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn.
Yêu cầu bà mẹ và người nhà gọi ngay nhân viên y tế khi bé không bú, không thở, tím tái, chảy máu rốn.
Yêu cầu gọi ngay nhân viên y tế khi sản phụ chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu chóng mặt hoặc có bất cứ vấn đề gì khác.
Theo dõi từ giờ thứ 7.
Theo dõi mẹ thể trạng, co hồi tử cung (rắn-tròn), băng vệ sinh (lượng máu mất).
Theo dõi con: thở (nếu khó thở, đếm nhịp thở), da (nếu lạnh, đo thân nhiệt, rốn (có chảy máu không), bú mẹ (đã bú mẹ chưa).
1.2.3.3. Chế độ ăn uống và sử dụng thuốc
Uống nhiều nước.
Ăn đủ chất và tăng bữa.
Giải thích về những thức ăn và những yếu tố có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa (kể cả các thuốc)
Sử dụng bất kỳ thuốc gì phải có ý kiến của thầy thuốc.
1.2.3.4. Cho con bú trong những ngày đầu
Giải thích những thay đổi về vú trong những ngày đầu.
Không hạn chế số lần bú.
Bú theo nhu cầu.
Bú hết sữa một bên vú mới chuyển sang bên kia.
Không dứt vú khi bé chưa muốn thôi bú.
Giải thích cho bà mẹ hiểu tại sao không cho uống thêm nước hoặc thức ăn khác.
Không dùng núm vú giả.
Nếu đầu vú cương đau hoặc trẻ khó bắt vú giai đoạn đầu thì phải giải thích, động viên mẹ cho bú.