Báo Chí Đbscl Cần Phải Làm Gì Để Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Tccnnn?


Về phía phóng viên, nhà báo thì 19% người được hỏi cho rằng để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải phối hợp, liên kết với các viện, trường để mở những đợt truyền thông dài hạn về TCCNNN [biểu đồ 33; phụ lục 2].

Biểu đồ 43 Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền 1

Biểu đồ 43: Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN?


Nguồn: Kết quả khảo sát

- Xã hội hóa sản xuất các tác phẩm báo chí về tái cơ cấu nông nghiệp nhằm tạo sự phong phú, đa dạng về nội dung

Có thể nói kể từ khi báo chí thực hiện xã hội hóa trong sản xuất các tin, bài thì nội dung của báo chí ĐBSCL ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Bởi các doanh nghiệp, công ty truyền thông không chỉ tài trợ về kinh phí, mà còn hỗ trợ người, chuyên gia viết bài, kịch bản cho báo chí. Hơn nữa, xã hội hóa trong hoạt động báo chí phù hợp với chủ trương của Chính phủ đến năm 2021 các cơ quan báo chí sẽ tự chủ hoàn toàn về tài chính.

Tuy nhiên bất cứ hoạt động nào cũng có tính hai mặt, đối với hoạt động xã hội hóa trong sàn xuất các chương trình, tác phẩm báo chí về ưu điểm là các cơ quan báo chí có thể sản xuất nhiều tác phẩm, chương trình nhưng có hạn chế là nếu không kiểm soát nội dung thì dễ bị các doanh nghiệp, công ty truyền thông lợi dụng để quảng bá sản phẩm của mình. Đối với sản phẩm tốt thì việc quảng bá cũng không gây hậu quả gì. Còn những


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

sản phẩm kém chất lượng được quảng bá rầm rộ sẽ làm cho khán giả bị ngộ nhận và khi làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của người dân, thì khán giả sẽ mất lòng tin vào báo chí, từ đó, hiệu quả truyền thông của báo chí sẽ không cao.

Do đó, khi đẩy mạnh xã hội hóa trong sản xuất các tác phẩm báo chí, báo chí cần thận trọng kiểm soát nội dung để vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị của báo chí vừa hài hòa với lợi ích của doanh nghiệp, nhà tài trợ. Cần xác định rò quan điểm xã hội hóa là huy động đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng cho hoạt động của báo chí, chớ không phải bất chấp tất cả để có nguồn thu từ hoạt động xã hội hóa. Để hạn chế vấn đề thương mại hóa trong xã hội hóa các chương trình TCCNNN, một lãnh đạo cơ quan báo chí cho rằng: “Nội dung do cơ quan báo chí quản lý, xây dựng kịch bản, nội dung thông tin và hình ảnh do Đài kiểm duyệt nên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát” [Phụ lục 3, PVS 15].

4.2.2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, nhà báo

+ Cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý ở các cơ quan báo chí là những người trực tiếp định hướng nội dung tuyên truyền và tổ chức sản xuất các tin, bài truyền thông về TCCNNN, do đó không ngừng tự học nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, sự dụng công nghệ mới để nâng cao kiến thức về quản lý báo chí, tiếp cận, ứng dụng các phần mềm ứng dụng hiện đại trong kiểm duyệt nội dung và định hướng truyền thông TCCNNN hiệu quả hơn. Ngoài ra đội ngũ này cũng cần nghiên cứu, cập nhật kiến thức về TCCNNN để hiểu sâu về các nội dung của đề án cũng như trong quá trình triển khai để kịp thời phát hiện và tổ chức, phân công các phóng viên, nhà báo thực hiện các tin, bài TCCNNN bám sát nhu cầu của công chúng. Theo kết quả khảo sát, 24.7% nhà báo được hỏi cho rằng giải pháp để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN


là nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức cho cán bộ quản lý, những người tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí [biểu đồ 22; phụ lục 2].

Biểu đồ 44 Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu 2

Biểu đồ 44: Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp?


Nguồn: Kết quả khảo sát

+ Phóng viên, Nhà báo

Trong thời đại số và dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngoại ngữ và tin học được xem là chìa khóa để tiếp cận tri thức, tiến bộ, văn minh của thế giới vì thế phóng viên, nhà báo cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để có thể nâng cao kiến thức chuyên môn và có thể dễ dàng tiếp cận được kiến thức, sử dụng thành thạo các thiết bị, công nghệ mới, kỹ năng tác nghiệp báo chí hiện đại.

Ngoài ra, phóng viên, nhà báo ngày nay còn phải năng động, đổi mới tư duy, rèn luyện tính chuyên nghiệp trong tác nghiệp báo chí, tự trang bị cho mình vững kiến thức tổng quan, làm giàu kiến thức chuyên ngành. Đối với mảng đề tài về TCCNNN vừa mới lạ, vừa rộng. Trong khi truyền thông TCCNNN không chỉ đơn thuần là phản ánh chung hay đề cập một cách khái quát về một vấn đề thì sẽ khó thuyết phục được công chúng. Do đó, phóng viên, nhà báo chuyên viết về mảng đề tài TCCNNN cần phải nghiên cứu sâu kiến thức chuyên ngành, thường xuyên tham dự các hội thảo chuyên đề, tập


huấn về TCCNNN, đi tham quan, nghiên cứu các mô hình TCCNNN trong và ngoài nước, tăng cường làm việc nhóm để chia sẻ, trao đổi nhóm chuyên viết về NN, TCCNNN để có thể hiểu vấn đề một cách bao quát, đúng bản chất, từ đó mới có thể có những tin, bài về TCCNNN ở tầm rộng hơn, chất lượng cao hơn và được công chúng đón nhận. 20.30% nhà báo được hỏi cho rằng để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải đào tạo những nhà báo có kiến thức sâu và am hiểu về TCCNNN [biểu đồ 23; phụ lục 2].

Biểu đồ 45: Các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN?

Nguồn Kết quả khảo sát Trong thời đại dưới sự tác động của cuộc cách 3

Nguồn: Kết quả khảo sát

Trong thời đại dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ mới tạo ra những giá trị mới hơn cho báo chí và công chúng. Khi làm việc trong môi trường truyền thông số, các phóng viên, nhà báo sẽ phải tác nghiệp “đa năng” hơn và phải tiếp cận với hình thức hội tụ truyền thông đa phương tiện. Nhà báo tác nghiệp trong môi trường này vừa có kỹ năng viết tin, bài, vừa biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật báo chí đa phương tiện, như: in ấn, nhiếp ảnh, trực tuyến, livestream, phát sóng audio, video... để có thể sản xuất ra những tin, bài đăng, phát trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.


Tiểu kết chương 4

Trong chương này, chúng tôi đã nêu một số vấn đề đặt ra đối với báo chí ĐBSCL trong truyền thông TCCNNN, cụ thể như cần nhanh chóng thay đổi quan điểm lãnh đạo, định hướng nội dung, thông tin kịp thời về đề án TCCNNN...Trên cơ sở phân tích những vấn đề đặt ra, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp, kiến nghị: Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong truyền thông về TCCNNN. Đối với các bộ, ban, ngành cần chủ động cung cấp thông tin, tạo điều kiện để báo chí thuận lợi hơn khi tiếp cận các nguồn thông tin về TCCNNN, tổ chức giải báo chí về NN, TCCNNN theo định kỳ hàng năm để khuyến khích các cơ quan báo chí sản xuất nhiều chương trình, sản phẩm truyền thông về TCCNNN. Đối với cơ quan quản lý báo chí thì định hướng thông tin kịp thời cho báo chí, tăng cường kiểm tra, tăng cường giám sát và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm các quy định, quy tắc, chuẩn mực nghề nghiệp trong truyền thông TCCNNN. Tác giả cũng đưa ra nhóm giải pháp cho các cơ quan báo chí về nhận thức rò hơn về tầm quan trọng của đề án TCCNNN, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, phóng viên, nhà báo, đa dạng hóa phương thức truyền thông về TCCNNN; phát huy ưu thế của từng loại hình báo chí trong truyền thông TCCNNN. Về nội dung truyền thông TCCNNN cần khai thác toàn diện các vấn đề về TCCNNN, giới thiệu những mô hình, cách làm hay về TCCNNN của các nước tiên tiến, đẩy mạnh tương tác giữa cơ quan báo chí với công chúng, thực hiện tốt vai trò phản biện của báo chí về vấn đề TCCNNN. Đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ quán báo chí và phóng viên, nhà báo tự nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề nghiệp, sử dụng công nghệ mới và kiến thức về TCCNNN để sản xuất những tin, bài về TCCNNN chất lượng cao hơn.


KẾT LUẬN


Trong 4 chương của luận án, vấn đề báo chí ĐBSCL truyền thông TCCNNN đã được phân tích, khảo sát, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp:

Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ một cách có hệ thống các nội dung cơ bản về khung lý thuyết. Phân tích ở nhiều góc độ, quan điểm để đưa ra các khái niệm cốt lòi của luận án về: báo chí, truyền thông, tái cơ cấu, Ngành NN, TCCNNN, báo chí truyền thông TCCNNN; làm rò mối quan hệ giữa báo chí và vấn đề TCCNNN. Luận án cũng làm rò cơ chế tác động của báo chí đối với công chúng trong truyền thông TCCNNN dự trên tương tác 2 chiều. Đây là một trong những cơ sở để các cơ quan báo chí hoạch định, thay đổi phương thức, kế hoạch trong truyền thông nói chung và truyền thông về TCCNNN nói riêng; khái quát được bức tranh toàn cảnh về ngành NN, TCCNNN, TCCNNN ở ĐBSCL và sự cần thiết phải TCCNNN trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, luận án cũng nêu bật những nội dung cốt lòi của TCCNNN, truyền thông TCCNNN là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà báo chí ĐBSCL đã và đang tập trung. Báo chí truyền thông TCCNNN chủ yếu bằng các sản phẩm báo chí, còn các hình thức như tổ chức chiến dịch truyền thông, tổ chức sự kiện truyền thông về TCCNNN thì báo chí ĐBSCL chỉ bám theo hoạt động của các ngành, các cấp để truyền thông chớ không tự tổ chức. Ngoài các thể loại tin tức thời sự, tiểu mục, ghi nhanh, phóng sự, chuyên mục, chuyên đề, báo chí ĐBSCL còn sử dụng các thể loại: tọa đàm, tạp chí, chương trình PTTH trực tiếp, chương trình truyền hình thực tế để truyền thông về TCCNNN một cách sinh động, thu hút công chúng.

Thứ ba, luận án nêu những hạn chế về nội dung và hình thức truyền thông của báo chí ĐBSCL, đồng thời xác định nguyên nhân chủ quan và khách quan của vấn đề báo chí truyền thông TCCNNN; đã phân tích rò


những thành công nổi bật của báo chí trong truyền thông TCCNNN là thông qua các sản phẩm truyền thông đã giúp các ngành, các cấp và người dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ý nghĩa, mục đích và tích cực tham gia thực hiện TCCNNN; thông tin về những chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư NN, TCCNNN đã góp phần thu hút các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế hợp đầu tư tài chính vào các dự án TCCNNN; phản biện, chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong thực hiện đề án TCCNNN giúp các ngành, các cấp có sự điều chỉnh kịp thời trong chỉ đạo, điều hành, hoạch định các chủ trương, chính sách.

Bên cạnh đó, còn có hạn chế là một số phóng viên, nhà báo chưa nắm vững kiến thức về TCCNNN, chưa thực hiện đúng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, có tư tưởng, hành vi tiêu cực trong truyền thông TCCNNN vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Về phía các cơ quan chuyên môn, ngành chức năng chưa có sự phối hợp tốt và chưa chủ động cung cấp thông tin về TCCNNN cho cơ quan báo chí. Còn một số doanh nghiệp, nông dân vẫn chưa thật sự tin tưởng vào chủ trương TCCNNN và chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động TCCNNN.

Thứ tư, luận án cũng đã nêu một số vấn đề đặt ra đối với báo chí ĐBSCL trong truyền thông TCCNNN: cần nhanh chóng thay đổi quan điểm lãnh đạo, định hướng nội dung, thông tin kịp thời về đề án TCCNNN; đưa ra các nhóm giải pháp, kiến nghị mang tính vĩ mô: tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong truyền thông về TCCNNN. Các cơ quan quản lý báo chí thì định hướng thông tin kịp thời cho báo chí, kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm các quy định, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Nhóm giải pháp cho các cơ quan báo chí nhận thức rò hơn về tầm quan trọng của đề án TCCNNN, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, phóng viên, nhà báo, đa dạng hóa phương thức truyền thông về TCCNNN; phát huy ưu thế của từng loại hình báo chí trong


truyền thông TCCNNN. Về nội dung truyền thông TCCNNN cần khai thác toàn diện các vấn đề về TCCNNN. Đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ quán báo chí và phóng viên, nhà báo tự nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề nghiệp, sử dụng công nghệ mới và kiến thức về TCCNNN để sản xuất những tin, bài về TCCNNN chất lượng cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022