Các nhà nghiên cứu tại Anh quốc và Hoa Kỳ ở giai đoạn năm 1996 - 2008 đã cố gắng hoàn thiện loại hình KTHĐ hoàn hảo và hướng tới: Loại bỏ quan điểm truyền thống trước đây là việc phê phán, chỉ trích khách thể kiểm toán, chuyển sang hướng tư vấn, tham mưu sách lược và tham vấn các chính sách, chế độ; mở rộng phạm vi đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực cụ thể vào một chương trình, dự án hay chính sách hiện hành, đánh giá các yếu tố đầu vào (intput), đầu ra (output) và hiệu quả hoạt động; các mối quan hệ và sự ảnh hưởng của loại hình kiểm toán truyền thống với KTHĐ có sự khác biệt và chúng kết hợp, hỗ trợ nhau ở những khía cạnh nhất định để hình thành kiểm toán liên kết; giá trị của nghiên cứu được công bố qua tác phẩm của Tác giả Pollite & cộng sự (1999), Performance Audit and Public Management in Five Countries, Oxford and York: Oxford University Press.
Tác giả Pollite & cộng sự (1999), đã đưa ra mô hình nghiên cứu trong KTHĐ là mô hình Logic tổng quan mục tiêu đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực ở khâu Đầu vào - Đầu ra - Kết quả. Xét về tính chất, chức năng thì các yếu tố luân chuyển nguồn lực tại khâu đầu vào, đầu ra và kết quả là cơ sở hình thành các tiêu chí để đánh giá mục tiêu cho KTHĐ. Hiệu năng quản lý gắn với bộ máy quản lý, điều hành, thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ của nhà quản lý và cũng gắn với thẩm quyền tham vấn quản lý trong trung hạn, dài hạn của chủ thể KTNN tại khâu đầu ra và kết quả. Như vậy, ở mỗi khâu đầu vào, đầu ra chứa đựng nhiều tiêu chí, nhiều yếu tố hiện hữu và là đối tượng để đánh giá mục tiêu hiệu quả, hiệu lực hình thành nên kết quả hoạt động.
Ngoài ra, KTHĐ cũng phát triển lên tầm cao hơn qua công trình nghiên cứu của Tác giả Suzuky. Y (2004), Basic Structure of Government Auditing by a Supreme Audit Institution. Giá trị cốt lõi được chỉ dẫn qua việc phân tích, đánh giá các yếu tố chi phí đầu vào, chi phí lợi ích (cost-benefit) và hiệu quả đạt được (outcome), công trình cũng hình thành được bộ tiêu chí để đánh giá trong KTHĐ (đánh giá 3Es).
Các OECD đã cho thấy giá trị đích thực của vai trò KTHĐ giúp cho KTNN, Quốc hội, Nghị viện thực hiện tốt chức năng giám sát hoạt động, quản lý ngân khố quốc gia. Tại Anh quốc, NAO (cơ quan KTNN của Vương Quốc Anh- National Audit Office) đã thực hiện khoảng 60 cuộc KTHĐ trong một năm; tại Hoa Kỳ, KTNN đã thực hiện hơn 1.000 cuộc KTHĐ trong một năm, dần dần lan rộng ra các bang và khu vực tại các nước Úc, Canada, Đan Mạch, Hà Lan,... Mục tiêu nghiên cứu của các công trình trong giai đoạn này phát triển vai trò KTHĐ làm công cụ, nền tảng để các cơ quan đại diện pháp luật thực hiện thẩm quyền độc lập trong kiểm soát, giám sát việc sử dụng nguồn lực công và các hoạt động quản lý, quản trị công ở các quốc gia. Vấn đề đặt ra là vai trò của KTNN là chủ thể đại diện pháp luật, đại diện cho Quốc hội và
công chúng vận dụng thành tựu của KTHĐ trên thế giới như thế nào giúp cho tiến trình kiểm soát, giám sát hoạt động công trong hệ thống quản lý và việc chi tiêu công quỹ, tài chính, tài sản công minh bạch; giải quyết được mối quan hệ và những ảnh hưởng của sự phát triển vai trò KTNN qua tổ chức thực hiện KTHĐ để đảm bảo cho mục tiêu kiểm toán mà công trình đang tập trung nghiên cứu.
KTHĐ được phát triển mạnh hơn từ giai đoạn năm 2008 - 2017 do các SAIs TCKT sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt ở Hoa Kỳ năm 2008 và nợ công tại nhiều quốc gia. Vai trò KTHĐ được phát triển mạnh hơn, với quy mô rộng lớn rất đa dạng và hữu hiệu được thể hiện qua công trình nghiên cứu của Tác giả Lonsdale & cộng sự (2011). Conclusions: Performance Audit effective Force in Difficult Times. Contributing to Accounsability in Democratic Government UK. Công trình đã tập trung nghiên cứu vai trò KTHĐ ở những khía cạnh cụ thể hơn, tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, môi trường, các chương trình, chính sách, dự án đầu tư phát triển kinh tế được xã hội và công chúng luôn quan tâm.
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam - 1
- Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam - 2
- Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam - 3
- Quản Lý Và Sử Dụng Tài Chính, Tài Sản Công Với Yêu Cầu Kiểm Toán Hoạt Động
- Mô Hình Phân Tích Quan Hệ 3Es Trong Qltc, Tài Sản Công
- Mô Hình (Thuộc Tính) Thực Hiện Kế Hoạch Chiến Lược Kiểm Toán
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Vai trò KTHĐ cũng thể hiện qua việc đánh giá cách thức mà Quốc hội, Nghị viện giải quyết về vấn đề lạm phát, tăng trưởng kinh tế, nợ công,... đối phó với nền kinh tế khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thời điểm ấy, Tác giả đã đưa ra dẫn chứng KTHĐ tại Hà Lan với báo cáo KTHĐ về những chương trình, chính sách của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành để kiểm soát, giám sát hoạt động, đánh giá hiệu quả, hiệu lực của chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển của nền kinh tế vĩ mô, những tác động từ phía Chính phủ khi ban hành chính sách điều tiết nền kinh tế. Thời điểm này, vai trò của KTHĐ đã thể hiện rõ hơn qua thực hiện phương thức tiền kiểm như ở Nhật Bản, Úc, các SAIs này thành lập riêng văn phòng kiểm toán hiện trường cho từng giai đoạn hoạt động của chương trình, dự án đầu tư, bắt đầu từ bước lập chủ trương, quy hoạch, thiết kế cơ sở, thiết kế tổng quan, thi công xây dựng đến vận hành thử sau đó đưa vào hoạt động và khai thác sinh lời trong tương lai.
Tại các SAIs thuộc các quốc gia đi đầu trong sự phát triển vai trò của KTHĐ như Anh, Mỹ, Úc, SAI quan tâm phát triển loại hình này thận trọng hơn là việc phân chia kiểm toán ra từng giai đoạn thực hiện cụ thể: Tiền kiểm, hiện kiểm và hậu kiểm với mục đích kiểm toán liên tục, kiểm toán theo phương thức phân kỳ nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực liên tục của từng giai đoạn hình thành nên công trình, dự án đó và lập báo cáo kiểm toán liên tục. Các SAIs thực hiện phương thức kiểm toán phân kỳ theo từng giai đoạn hoạt động của chương trình, dự án vì vậy việc thu thập hồ sơ, tài liệu kiểm toán cũng dựa trên đối tượng kiểm toán cụ thể hơn là tự đo lường, tự đánh giá tổng thể. Phương thức tổ chức KTHĐ này có phần mang lại hiệu quả lớn, mà kỳ vọng mong muốn của các Nghị sỹ,
Quốc hội là sự hình thành nên vai trò to lớn của KTHĐ với đầy đủ căn cứ để theo đuổi mục tiêu đánh giá trong KTHĐ gắn với trách nhiệm giải trình của người điều hành (Intosai.org).
Như vậy, vai trò của KTHĐ đã được phát triển một bước xa hơn, đến nay vẫn đang được nghiên cứu ở tầm sâu rộng là kiểm toán môi trường và kiểm toán trách nhiệm kinh tế của người đứng đầu. Với vai trò KTHĐ đã được thể hiện rõ như hiện nay thì có sự ảnh hưởng, tác động lớn đến vai trò của KTNN Việt Nam là giúp cho Quốc hội, Chính phủ và công chúng thực hiện mục tiêu kiểm soát, giám sát các hoạt động quản lý công.
Thứ hai, nghiên cứu nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công qua kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát được Tác giả Victor Z.Brink và Herbert Wizt (1906), Modern Internal Auditing - Appraising Operations And Controls nghiên cứu và được phát triển cho đến nay. Nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò của KTV nội bộ có sự ảnh hưởng trong lĩnh vực công là kiểm soát, giám sát hoạt động. Khái niệm kiểm soát hoạt động được nghiên cứu để đánh giá (theo hướng tiếp cận hệ thống) hệ thống kiểm soát nội bộ lại thuộc về chức năng của hệ thống. Đối với chủ thể khi thực hiện KTHĐ thì khái niệm kiểm soát, giám sát hoạt động này thuộc về vai trò. Tác giả đã xác định vai trò của KTV nội bộ cũng như KTV thực hiện KTHĐ giúp cho nhà quản lý, người có trách nhiệm đạt được mục tiêu bằng việc xác minh công việc kiểm soát hoạt động hiện có và tham mưu chính sách. Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò kiểm soát nội bộ có quan hệ với vai trò KTV bên ngoài, đây là sự phối hợp giữa hai lực lượng kiểm toán nhằm tăng cường vai trò của ủy ban kiểm toán thuộc hội đồng quản trị.
Tác giả Victor Z.Brink và Herbert Wizt (1906) cũng xác định: Xuất phát từ yêu cầu tham vấn sách lược của nhà quản trị công mà phải dựa trên vai trò của hệ thống kiểm soát hoạt động được hình thành rất sớm tại các công ty, xí nghiệp có các hoạt động giao dịch phong phú, đa dạng sau đó lan tỏa sang khu vực công. Hệ thống kiểm soát hoạt động thực hiện chức năng giám sát thường xuyên các hoạt động liên tục của đối tượng nhằm kiểm soát tổng thể và đề ra chiến lược tham mưu, tư vấn đến cấp có thẩm quyền. KTV thuộc hệ thống kiểm soát thực hiện vai trò nội kiểm và ngoại kiểm, vai trò ngoại kiểm chính là công chứng viên độc lập đối với các báo cáo tài chính của khách thể kiểm toán mà Hội đồng kế toán viên công chứng (AICPA) của Mỹ đã xác định rõ vai trò kiểm soát hoạt động của KTV; liên hệ với một loại hình KTHĐ, vai trò kiểm soát, giám sát hoạt động bên ngoài mà AICPA đã chỉ ra đối với khách thể của mình là việc theo dõi, đánh giá và đưa ra ý kiến về hoạt động liên quan đến hiệu quả, hiệu lực và doanh lợi, khả năng thanh khoản, rủi ro kiểm soát (CR) đối với khách thể kiểm toán. Tác giả cũng chỉ ra thái độ của con người đối với công việc kiểm soát, giám
sát các hoạt động quản lý của của bộ máy quản trị; công việc này cần phải được thiết chế rõ ràng và độc lập khách quan, nhất là đối với chủ thể trong một cuộc KTHĐ phải làm tăng uy tín của khách thể kiểm toán, đầy đủ pháp lý, động thái điều hành,…
Công trình nghiên cứu vai trò kiểm toán hiện đại có giá trị lịch sử và những hướng phát triển tiên tiến đối với hoạt động nội kiểm và ngoại kiểm có ảnh hưởng lớn đến kiểm toán trong lĩnh vực công khi liên hệ tới một loại hình KTHĐ. Khoảng trống rút ra từ nghiên cứu là vai trò của chủ thể trong kiểm soát phải được thiết chế độc lập và rõ ràng, khách quan, có thẩm quyền độc lập đến quyết định giám sát, kiểm soát hoạt động và phải có đủ quyền lực, pháp chế mạnh mẽ để hiệu lực hóa kết quả tham vấn quản lý, xử lý và hiệu chỉnh chính sách giúp cho bộ máy hoạt động được minh bạch, hiệu quả. KTHĐ là công cụ giúp cho các nhà quản lý, quản trị và người sử dụng thông tin hữu ích nắm bắt được mọi hoạt động trong các mối quan hệ hợp tác, đầu tư và phát triển. Chủ thể KTNN thực hiện KTHĐ với vai trò ngoại kiểm phải được thiết chế độc lập, khách quan, có đủ quyền lực của vai trò để phát huy hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát, kiểm soát quản lý công vụ, công quyền của Nhà nước.
Kiểm toán - một phương pháp liên kết do Tác giả Alvin A.Asens và James K.Locbbecke (1998), Auditing an integrated approach đã nghiên cứu và được sửa đổi qua ba giai đoạn. Tác giả chỉ ra quá trình đề ra quyết định của KTV, hiểu rộng hơn là thẩm quyền thuộc về chủ thể kiểm toán; trong đó có KTNN là chủ thể thực hiện KTHĐ lĩnh vực công mà Tác giả xác định trong vai trò của kế toán viên công chứng Mỹ đại diện, nhấn mạnh tính chuẩn mực, độc lập khách quan của KTV trong luật “Tư cách nghề nghiệp”. Phương pháp kiểm toán liên kết đã xác định được các loại báo cáo kiểm toán tương ứng như: Báo cáo đặc biệt, báo cáo nội bộ, báo cáo tổng kết, báo cáo nhanh và ứng dụng trong KTHĐ lĩnh vực công. Ưu điểm của nghiên cứu là tập trung vào đánh giá kiểm tra nội bộ đơn vị có liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ và môi trường công nghệ thông tin. Tác giả cũng đề cập đến vai trò giám sát trong hoạt động, kiểm tra nội bộ đối với vật tư đầu vào, nghiên cứu được mở rộng thêm một khía cạnh của trình tự giám sát hoạt động công vụ, phân tích vấn đề và tiếp cận hệ thống.
Khoảng trống trong nghiên cứu mà Tác giả Alvin A.Asens và James K.Locbbecke chưa đề cập là áp dụng trình tự giám sát hoạt động, phân tích trong phương pháp kiểm toán liên kết cần được mô tả, chuẩn hóa tại các khâu sản xuất và đầu tư như trong mô hình KTHĐ (Logic) Đầu vào - Đầu ra - Kết quả của Tác giả Pollite & cộng sự (1999) đã nghiên cứu một Thập kỷ sau. Như vậy, công trình đã chỉ ra hướng nghiên cứu vai trò kiểm toán nói chung, kiểm toán nội bộ nói riêng trong TCKT liên kết mà liên hệ đến các nghiên cứu cho một loại hình kiểm toán là KTHĐ sẽ được phát triển mạnh hơn về vai trò để tăng cường vai trò của chủ thể KTNN.
Chuẩn mực hoạt động trong HĐKT bao gồm tất cả các yếu tố kết thành như: Năng lực, hành vi, đạo đức,… mà các Tác giả Woodall,J. & Winstanley,D. (1998), qua tác phẩm “Management Development”, Strategy và Practice, oxford: Blackwell nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố năng lực và được tập hợp bởi các yếu tố phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức rộng,… để đạt được kết quả cao nhất khi tham gia KTHĐ. Công trình đã mang lại giá trị to lớn về các chuẩn mực hoạt động, hành vi bao hàm hết các yếu tố cấu thành tính chuẩn mực của KTV trong HĐKT nâng cao vai trò, vị trí pháp lý, chức năng của BMKT, tuy nhiên vai trò pháp chế thể hiện quyền năng trong hệ thống pháp luật và tăng cường chuẩn mực hoạt động mang lại hiệu quả nhất định thì cần được phát triển riêng trên nền tảng Management Development mà Tác giả để lại.
Với nghiên cứu: “The meanings of competency“ của Hoffmann,T. (1999), cũng đề cao yếu tố năng lực về hành vi, trình độ chuyên môn và năng suất khi thực hiện KTHĐ. Cũng như trong nghiên cứu: “Management Development”, Hoffmann,T chưa đề cập đến tính chế tài và uy lực xử lý trong mọi hoạt động công cũng như tính pháp chế trong thi hành pháp luật và chuẩn mực kiểm toán để nâng cao vai trò KTNN khi thực hiện KTHĐ.
Chất lượng kiểm toán là vấn đề trọng tâm khi các KTV chưa đủ năng lực đáp ứng và phải có sự trợ giúp của các đối tác KTHĐ bên ngoài được đề cập qua bài: “Audit Partner Tenure and Audit Quality” của Tác giả Peter Carey and Roger Simnett (2006). Tác giả đã chỉ ra giới hạn về nhiệm kỳ thuê KTV để hạn chế những rủi ro trong hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng KTHĐ; đồng thời cũng giúp các KTV có kinh nghiệm về tác nghiệp, nâng cao năng lực tự kiểm tra, giám sát hoạt động công. Công trình đã nhấn mạnh yếu tố năng lực kiểm toán và hiệu quả kiểm toán nhưng cũng cho thấy các yếu tố về chuẩn mực hoạt động của chủ thể KTNN là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm toán và vai trò của chủ thể KTNN.
Cũng trong bài “Audit Quality, Corporate Governance and Earnings Management: A Meta-Analysis” của Tác giả Jerry W. Lin & Mark I, Hwang (2009), đề cập đến vấn đề chuyên môn kiểm toán, chất lượng kiểm toán có mối quan hệ đến thu nhập của KTV sau một chu kỳ tham gia KTHĐ nhưng lại nghịch chiều với chính sách quản lý thu nhập ở mức khóan tỷ lệ. Đây cũng là vấn đề để gợi ý phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán nói chung, KTHĐ nói riêng, khuyến khích sáng tạo, gia tăng năng suất của KTV với kinh nghiệm và khả năng độc lập, khẳng định vai trò nhất định của KTV khi thực hiện KTHĐ.
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Khoảng trống lý thuyết để phát triển các mô hình quan hệ từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra:
Thứ nhất, KTNN tổ chức thực hiện KTHĐ theo từng chủ đề kiểm toán độc lập, liên tục với mục tiêu (3Es) đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực quản lý và sử dụng tài chính công đầu tư vào các chương trình, dự án hình thành nên tài sản công.
Thứ hai, nghiên cứu xây dựng phương thức tổ chức KTHĐ (tiền kiểm, hiện kiểm, kiểm toán liên tục) qua mô hình Logic nhằm phát triển loại hình KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công.
Thứ ba, nâng cao vai trò KTNN qua tổ chức KTHĐ liên tục, thường xuyên và phân kỳ nhằm kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công giúp KTNN có đầy đủ thông tin hữu ích của kỳ kiểm toán trước và kỳ hiện tại báo cáo Quốc hội, Chính phủ và công khai minh bạch kết quả KTHĐ. Trong quan hệ với hệ thống QLTC, tài sản công, KTNN đã thể hiện được vai trò của chủ thể gắn với vai trò giám sát, kiểm soát hoạt động đối với các chủ thể quản lý, giúp cho Quốc hội, Chính phủ và các cấp QLNN kiểm soát toàn diện nền tài chính quốc gia minh bạch. KTNN thực hiện vai trò tham vấn quản lý trong trung hạn và dài hạn nhằm hoạch định chính sách công, chiến lược đầu tư phát triển.
Thứ tư, hình thành các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến sự phát triển vai trò KTNN và KTHĐ là: Chuẩn mực hoạt động nói chung và chuẩn mực trong HĐKT nói riêng hình thành trong môi trường QLTC, tài sản công và môi trường kiểm toán của KTNN; pháp chế thi hành trong hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật của KTNN nói riêng có những ảnh hưởng lớn về chế tài thực thi trong hoạt động QLTC, tài sản công và trong HĐKT của KTNN.
1.2 Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Khái quát chung phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, là việc thống kê, mô tả, tổng hợp, phân tích và thiết kế các mô hình liên kết các mối quan hệ dựa trên các mô hình thuộc tính và vận dụng trong thực hiện KTHĐ, định hướng cụ thể:
(1) Từ những khoảng trống nghiên cứu để phát triển như: Phát triển các tiêu chí (đầu vào, đầu ra và kết quả) để đánh giá mục tiêu KTHĐ (kinh tế, hiệu quả, hiệu lực); nghiên cứu các nhân tố phụ ảnh hưởng đến sự phát triển KTHĐ và vai trò KTNN là: Chuẩn mực hoạt động, đạo đức Kiểm toán viên thực hiện KTHĐ, pháp chế thi hành trong hệ thống pháp luật KTNN, pháp luật Nhà nước. Nghiên cứu phát triển các vai trò trung gian làm nổi bật lên vai trò của KTNN như: Việc thiết chế độc lập quyền lực công của KTNN gắn với vai trò kiểm soát, giám sát hoạt động công vụ trong mối quan hệ với kiểm soát QLTC, tài sản công dựa trên kết quả
nghiên cứu vận dụng loại hình KTHĐ để xây dựng khung mô hình lý thuyết. (2) Tác giả luận án quyết định khảo sát đến các cấp QLNN, các KTV, điều tra để đưa ra nhận định về ý nghĩa và tính cấp thiết trong nghiên cứu các mối quan hệ; khảo sát, điều tra trong toàn ngành để kiểm định việc vận dụng loại hình KTHĐ trong TCKT nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực của vai trò KTNN. (3) Tổng hợp, phân tích các mối quan hệ hỗ trợ cho việc hoàn thiện thiết kế các mô hình lý thuyết. (4) Tổng hợp kết quả, đánh giá thực trạng, vận dụng mô hình lý thuyết KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong mối quan hệ với kiểm soát QLTC, tài sản công qua các kết quả, kiến nghị KTHĐ, từ đó Tác giả luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
1.2.2 Chọn mẫu khảo sát, điều tra
Nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Thị Thanh Diệp, (2016) đã chỉ rõ việc nghiên cứu định tính phát triển lý thuyết hàn lâm cần phải được kiểm định ý nghĩa và tính cấp thiết qua việc khảo sát, điều tra thực nghiệm với một cỡ mẫu hợp lý. Tác giả cũng chỉ rõ việc vận dụng phương pháp Likert là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Với định hướng trên, Tác giả luận án chọn mẫu phỏng vấn các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về KTHĐ trong ngành, các đơn vị được kiểm toán (liên lạc, trao đổi qua điện thoại, email và kết quả được thể hiện dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở). Lưới câu hỏi được thiết kế nhằm khảo sát, điều tra, phỏng vấn đến 30 thành viên, gồm: 15 cán bộ QLNN và 15 KTV có kinh nghiệm trên 10 năm kiểm toán (15 KTV này cùng phải trả lời các câu hỏi thuộc phạm vi hỏi đến cán bộ QLNN).
Nội dung bảng hỏi được thiết kế tập trung vào ba đối tượng nghiên cứu: (1) Kiểm toán hoạt động do KTNN Việt Nam thực hiện; (2) Vai trò của Kiểm toán Nhà nước; (3) Các chính sách, chương trình, dự án đầu tư có sử dụng vốn, nguồn lực và tài chính công hình thành nên tài sản công gắn với việc quản lý. Tác dụng bảng hỏi:
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra đối tượng 1 và 2 với các nội dung [I1], [I3] phục vụ cho câu hỏi và đối tượng nghiên cứu thứ (2) và thứ (3).
[I2], [I4] phục vụ cho câu hỏi và đối tượng nghiên cứu thứ (2).
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra đối tượng 2 với các nội dung [F3], [F4], [F5], [F7] phục vụ cho câu hỏi nghiên cứu gắn với đối tượng nghiên
cứu thứ (1), (2), (3).
[F1], [F2], [F6], [F8] phục vụ cho câu hỏi nghiên cứu gắn với đối tượng nghiên cứu thứ (1), (2).
[F9] phục vụ cho câu hỏi và đối tượng nghiên cứu thứ (2).
1.2.3 Thu thập thông tin
Về dữ liệu thứ cấp. Số liệu và thông tin hữu ích được khai thác từ: Báo cáo KTHĐ; các luận án, luận văn, báo chí, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học về kiểm toán; các thông tin được nghiên cứu qua các kết quả KTHĐ và phương thức tổ chức KTHĐ của KTNN tại một số nước trên thế giới vận dụng vào Việt Nam.
Về dữ liệu sơ cấp. Tác giả luận án tiến hành khảo sát, tiếp cận và phát phiếu điều tra lấy ý kiến từ các chuyên gia KTHĐ là KTV nhiều năm kinh nghiệm, các chuyên gia QLNN: KTNN khu vực XI; KTNN khu vực IX; KTNN khu vực V; KTNN khu vực III; KTNN Khu vực I; KTNN chuyên ngành IV; KTNN chuyên ngành III; Vụ Tổng hợp,... và một số cơ quan QLNN đã từng là đối tượng được KTHĐ như: Sở Tài chính Thanh Hóa, Cần Thơ, Ninh Bình, Thái Bình; Kho bạc Nhà nước Cần Thơ, Thanh Hóa, Hậu Giang,... (Phụ lục 02, 03).
Về xử lý số liệu. Tác giả luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả, phân tích thông tin, số liệu KTHĐ giai đoạn 2014-2020 nhằm làm rõ vai trò của KTNN trong QLTC, tài sản công; kết quả lấy ý kiến các chuyên gia qua phát phiếu điều tra được tổng hợp, thực hiện phân tích dữ liệu tổng hợp nhằm giải quyết những mâu thuẫn qua kết quả trả lời tại phiếu điều tra; số liệu về tài chính, tài sản công được tổng hợp tại Bảng 3.3 từ Báo cáo kiểm toán năm 2014-2019; thông tin, số liệu các cuộc KTHĐ độc lập (Bảng số liệu 3.4) được tổng hợp theo Báo cáo kiểm toán toàn ngành tại Phụ lục nguồn số 01 để chuẩn bị phân tích dữ liệu về thực trạng KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công. Ngoài ra, Tác giả luận án tổng hợp phân tích thông tin, số liệu từ các cuộc KTHĐ đối với 02 chương trình phát triển y tế và nhà ở xã hội (Bảng 3.5, 3.6) đại diện, tiêu biểu để đánh giá và vận dụng các mô hình lý thuyết được thiết lập.
1.2.4 Phân tích dữ liệu
Về phân tích dữ liệu thứ cấp: Tác giả luận án sử dụng các công cụ dữ liệu nền cơ bản như: Biểu bảng, sơ đồ, mô hình, phụ lục,… tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá và bình giải các vấn đề về mối quan hệ qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tại hợp phần lý thuyết và thực trạng; về phân tích số liệu tại Bảng 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.8 trên cơ sở dữ liệu nguồn Phụ lục số 01 và các Báo cáo kiểm toán công bố.
Về phân tích dữ liệu sơ cấp: Tác giả luận án tổng hợp lưới câu hỏi, chuẩn hóa thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá, đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị. Từ đó, chỉ ra các yếu tố trong mối quan hệ và kết hợp với phân tích dữ liệu thứ cấp, hoàn thiện các mô hình liên kết các mối quan hệ giữa KTHĐ và vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công và ứng dụng các mô hình trong thực tiễn.