DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt | |
Asian Organization of Supreme Audit Institutions (Cơ quan Kiểm toán Tối cao Châu Á) | ASOSAI |
Bộ máy kiểm toán | BMKT |
Chính sách pháp luật | CSPL |
Cải cách hành chính | CCHC |
Hoạt động kiểm toán | HĐKT |
International Organization of Supreme Audit Institutions (Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao) | INTOSAI |
Kiểm toán Nhà nước | KTNN |
Kiểm toán hoạt động | KTHĐ |
Kiểm toán viên | KTV |
Ngân sách Nhà nước | NSNN |
Ngân sách địa phương | NSĐP |
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế | OECD |
Supreme Audit Institutions (Cơ quan kiểm toán tối cao) | SAI |
Quản lý tài chính | QLTC |
Quản lý ngân sách | QLNS |
Quản lý Nhà nước | QLNN |
Tổ chức kiểm toán | TCKT |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam - 1
- Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam - 3
- Khái Quát Chung Phương Pháp Nghiên Cứu
- Quản Lý Và Sử Dụng Tài Chính, Tài Sản Công Với Yêu Cầu Kiểm Toán Hoạt Động
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mô hình phân tích quan hệ 3Es trong QLTC, tài sản công 35
Bảng 2.2: Mô hình (thuộc tính) thực hiện kế hoạch chiến lược kiểm toán 39
Bảng 2.3: Mô hình (thuộc tính) ứng dụng loại hình kiểm toán 40
Bảng 2.4: Mô hình (thuộc tính) tổ chức loại hình kiểm toán 40
Bảng 2.5: Mô hình (thuộc tính) đánh giá rủi ro trong thực hiện mục tiêu KTHĐ 43
Bảng 2.6: Mô hình (thuộc tính) quan hệ giữa các nhân tố trong vai trò KTNN 62
Bảng 2.7: Mô hình (thuộc tính) quan hệ 3Es với các nhân tố 63
Bảng 2.8: Mô hình (thuộc tính) quan hệ giữa các nhân tố trong tổ chức KTHĐ của KTNN..63 Bảng 2.9: Vai trò KTNN và bộ máy công quyền trong hệ thống QLTC, tài sản công 68
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra đối tượng 1 và 2 79
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra đối tượng 2 81
Bảng 3.3: Tài chính, tài sản công giai đoạn 2014 - 2019 85
Bảng 3.4: Giá trị tài chính công giai đoạn 2014 - 2019 được báo cáo KTHĐ 87
Bảng 3.5: Giá trị tài chính công KTHĐ chương trình nhà ở xã hội và y tế giai đoạn 2014 – 2019 89
Bảng 3.6: Giá trị đầu tư chương trình nhà ở xã hội và y tế hình thành tài sản công 95
Bảng 3.7: Mô hình quan hệ 3Es trong quản lý tài chính, tài sản công đối với chương trình y tế và nhà ở xã hội 98
Bảng 3.8: Số cuộc KTHĐ thực hiện theo kế hoạch kiểm toán năm 107
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của Luận án 22
Sơ đồ 1.2: Mô hình Logic 23
Sơ đồ 1.3: Vai trò của KTNN trong quan hệ QLTC, tài sản công 24
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ tổ chức KTHĐ với mô hình Logic 65
Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ KTHĐ với vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công 66
Sơ đồ 2.3: Mô hình vai trò KTNN trong quan hệ với KTHĐ và các chủ thể 69
Sơ đồ 2.4: Mô hình định hướng KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, 70
tài sản công 70
Sơ đồ 3.1: Thực hiện mục tiêu và phương thức KTHĐ trong quản lý y tế 99
Sơ đồ 3.2: Thực trạng quan hệ KTHĐ với vai trò KTNN trong quản lý nhà ở xã hội 112
Sơ đồ 3.3: Mô hình thực hiện vai trò KTNN và KTHĐ trong hệ thống quản lý chương trình nhà ở xã hội và chính sách phát triển y tế 114
Sơ đồ 3.4: Mô hình định hướng KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong quản lý các chương trình, chính sách 115
Sơ đồ 4.1: Quy trình thực hiện giải pháp 139
Sơ đồ 4.2: Giải pháp KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công 151
PHẦN GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán hoạt động (KTHĐ) là loại hình kiểm toán được phát triển trên thế giới từ những năm cuối Thập niên 60 của Thế kỷ XX. KTHĐ do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thực hiện xuất phát từ nhu cầu quản trị khu vực công theo yêu cầu của các Nghị sĩ Quốc hội các quốc gia phát triển như: Mỹ, Canada, Thuỵ Điển, Đức và một số quốc gia khác. Các cơ quan dân cử đòi hỏi cung cấp các thông tin về tính hiệu quả và sự hữu hiệu của các khoản chi tiêu công quỹ quốc gia, vì các cơ quan này chưa thật sự hài lòng với vai trò vốn có của kiểm toán là chỉ tập trung vào đánh giá tính tuân thủ chấp hành các quy định về chi tiêu công, mà đích thực “giá trị của đồng tiền” khi dùng công quỹ có đạt được mục tiêu hiệu quả, hiệu lực. Điều đó đã buộc các Cơ quan kiểm toán tối cao (SAIs) và các Kiểm toán viên (KTV) phải mở rộng phạm vi kiểm toán với loại hình KTHĐ đã được quán triệt tại các Đại hội ASOSAI lần thứ 7, năm 1997 định hướng “Vai trò của SAI trong thúc đẩy hiệu lực và hiệu quả quản trị khu vực công qua loại hình kiểm toán hoạt động”, Đại hội ASOSAI lần thứ 8, năm 2000 mục tiêu chính về “Vai trò của các SAIs trong việc tăng cường hiệu quả quản trị công quốc gia” và Đại hội ASOSAI lần thứ 11, năm 2009 với “Vai trò của các SAIs trong việc tăng cường hiệu quả quản lý ngân sách khu vực công”.
Thông qua hoạt động kiểm toán (HĐKT) với việc vận dụng loại hình KTHĐ, KTNN đã góp phần quản lý điều hành có hiệu quả tài chính, tài sản công. KTNN kiểm toán chi tiêu công so sánh chi phí đầu vào và kết quả đầu ra để đánh giá, tư vấn chính sách từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính (QLTC), tài sản công. KTNN góp phần phòng ngừa rủi ro, ngăn chặn sai phạm để nâng cao hiệu quả trong chi tiêu công khi thực hiện kiểm toán trước “tiền kiểm” và kiểm toán sau “hậu kiểm” các khoản chi tiêu công. Tiền kiểm có tác dụng ngăn chặn những thiệt hại trước khi xảy ra, tránh lãng phí nguồn lực công; còn hậu kiểm để chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc vi phạm chế độ, chính sách QLTC, tài sản công. Mặt khác, thông qua HĐKT tài chính, tài sản công, KTNN có vai trò giải toả trách nhiệm cho Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các đơn vị và tổ chức có sử dụng tài chính, tài sản công trước Quốc hội và trước Nhân dân.
KTNN Việt Nam với những bài học quý báu qua quá trình hình thành và phát triển hơn 25 năm qua và những kinh nghiệm tốt trên thế giới cho thấy rằng, KTHĐ là loại hình kiểm toán quan trọng và chủ yếu để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và
hiệu lực trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công, từ đó góp phần xây dựng nền tài chính công công khai, minh bạch và bền vững. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm qua là cơ bản, toàn diện và quan trọng, do nguyên nhân khách quan và chủ quan, KTNN vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là trong tổ chức KTHĐ. Mặc dù những năm gần đây, KTNN đã có sự quan tâm hơn việc thực hiện cả 3 loại hình kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và KTHĐ. Tuy nhiên, các cuộc kiểm toán vẫn chủ yếu tập trung nhiều hơn vào kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, chưa thực hiện nhiều các cuộc KTHĐ, mục tiêu và nội dung thực hiện các cuộc KTHĐ cũng chưa đúng với bản chất của KTHĐ. Chính vì mới phát triển mạnh về kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ nên kết quả kiểm toán chủ yếu tập trung vào mục tiêu đánh giá tính tuân thủ, chấp hành quy định luật pháp, chính sách; phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính những sai sót về số liệu tài chính, kế toán. Các cuộc KTHĐ được phát triển vấn đề theo hướng đánh giá tính tuân thủ, nhưng vẫn chưa chú trọng đến mục tiêu đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và sự hữu hiệu trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công, vì vậy phần nào ảnh hưởng đến vai trò, hiệu lực, hiệu quả HĐKT tài chính, tài sản công của KTNN.
Với yêu cầu cấp bách, ngày 16 tháng 9 năm 2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra mục tiêu phát triển KTNN giai đoạn 2021-2030 “Phát triển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công” theo Nghị quyết số 999/2020/UBTVQH14; Quốc hội cũng đề ra mục tiêu phấn đấu theo định hướng của ASOSAI là KTNN phải tăng cường KTHĐ đạt tỷ lệ khoảng 30% đến 40% số lượng các cuộc kiểm toán hằng năm. Trong bối cảnh đó, Tác giả luận án lựa chọn đề tài “Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam” là cấp thiết không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu tổng quan, phân tích các thuộc tính lý thuyết để phát triển và ứng dụng các mô hình quan hệ giữa KTHĐ với vai trò KTNN và hệ thống QLTC, tài sản công qua nghiên cứu mục tiêu và phương thức tổ chức KTHĐ dựa trên mô hình Logic (3Es); đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức KTHĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KTHĐ của KTNN; từ đó Tác giả luận án đề xuất các giải pháp phát triển KTHĐ nhằm nâng cao vai trò của KTNN trong QLTC, tài sản công.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, nghiên cứu các yếu tố (3Es) hình thành nhằm đánh giá mục tiêu KTHĐ (kinh tế, hiệu quả, hiệu lực) trong quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính công đầu tư phát triển các chính sách, chương trình, dự án hình thành nên tài sản công.
Thứ hai, phát triển các phương thức tổ chức KTHĐ (tiền, hiện và hậu kiểm) góp phần nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công.
Thứ ba, phát triển vai trò KTNN gắn với vai trò của các chủ thể quản lý trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát (nhân tố trung gian) việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công qua thực hiện các mục tiêu và phương thức tổ chức KTHĐ.
Thứ tư, đánh giá, phân tích nhân tố (phụ) trong các nhóm nhân tố như: Năng lực, tổ chức, chuẩn mực kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, cải cách hành chính (CCHC), chính sách pháp luật (CSPL), chế tài pháp luật,... qua thực trạng KTHĐ ảnh hưởng đến sự phát triển KTHĐ và vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, đánh giá mục tiêu KTHĐ cần giải quyết những nội dung gì (tiêu chí 3Es
đánh giá mục tiêu KTHĐ) để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và sử dụng tài chính công?
Thứ hai, phát triển phương thức tổ chức KTHĐ cần nghiên cứu những nội dung gì (tiền, hiện và hậu kiểm) góp phần nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công?
Thứ ba, nâng cao vai trò của KTNN trong mối quan hệ với hệ thống QLTC, tài sản công trên cơ sở nào (nhân tố trung gian) với việc vận dụng mô hình KTHĐ nhằm giúp cho bộ máy Nhà nước tăng cường vai trò giám sát, kiểm soát quản lý tài chính công?
Thứ tư, nghiên cứu những nhân tố nào (chuẩn mực, pháp chế thi hành pháp luật, năng lực, tổ chức,...) ảnh hưởng đến sự phát triển KTHĐ và vai trò KTNN?
4. Đối tượng nghiên cứu
Công trình tập trung nghiên cứu các đối tượng: (1) Loại hình KTHĐ là đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công; (2) Vai trò của KTNN là đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao vị trí pháp lý, chức năng và quyền hạn của KTNN trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công;
(3) Hoạt động quản lý và sử dụng tài chính công đầu tư cho các chương trình, dự án hình thành nên tài sản công là đối tượng nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa mô hình tổ chức thực hiện KTHĐ với vai trò KTNN.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết tổng quan từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các sách, báo khoa học nhằm đánh giá, xây dựng lý thuyết chung về KTHĐ do KTNN Việt Nam thực hiện vai trò trong kiểm soát QLTC, tài sản công. Phương pháp xây dựng và vận dụng mô hình lý thuyết dựa trên thực trạng KTHĐ giai đoạn 2014-2020 đối với các công trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển và một số kết quả nghiên cứu thực trạng trên thế giới có quan hệ với thực tiễn tại Việt Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, về nội dung: Nghiên cứu phát triển các tiêu chí đánh giá mục tiêu KTHĐ; phát triển phương thức tổ chức KTHĐ qua mô hình 3Es; nghiên cứu các thuộc tính về hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát và tham vấn quản lý nâng cao vai trò của KTNN. Việc quản lý và sử dụng tài chính công đầu tư cho các chương trình, dự án, các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, chính sách phát triển về y tế, chương trình nhà ở xã hội,... trong phạm vi các cuộc KTHĐ do KTNN Việt Nam thực hiện; về tài sản công được hình thành từ các dự án đầu tư, chương trình, chính sách thuộc 07 nhóm tài sản công quốc gia quy định tại Luật quản lý và sử dụng tài sản công được KTNN tổ chức KTHĐ theo Điều 3, Luật KTNN xác định và được thể hiện qua thực trạng các cuộc KTHĐ đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Điều 22). Về số liệu nghiên cứu được tổng hợp chung từ báo cáo quyết toán NSNN và kết quả KTHĐ làm cơ sở tổng hợp nguồn vốn đầu tư công trong hệ thống tài chính công để hình thành tài sản công qua KTHĐ theo tỷ lệ % quy định của KTNN tại Quyết định số 1793/QĐ-KTNN.
Thứ hai, về không gian: Luận án thu thập dữ liệu từ các báo cáo KTHĐ, tổng hợp và phân tích từ thông tin định tính qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn KTV và khách thể kiểm toán. Công trình nghiên cứu đánh giá thực trạng KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công được phát triển dựa trên kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Luận án không nghiên cứu kết quả kiểm toán đối với chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển có sử dụng NSNN từ trước năm 2014 như các công trình khác đã nghiên cứu dưới dạng kiểm toán chuyên đề mở rộng; luận án không nghiên cứu về KTHĐ do kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nội bộ thực hiện.
Thứ ba, về thời gian: Kết quả nghiên cứu thực trạng KTHĐ trong giai đoạn 2014-2020 để đánh giá nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công và định hướng phát triển trong tương lai. Riêng năm 2020 số liệu kết quả KTHĐ chưa được công bố, Luận án chỉ phản ánh số cuộc KTHĐ theo kế hoạch kiểm toán năm của KTNN.
6. Nghiên cứu mới của luận án
Những đối tượng nghiên cứu trong Luận án này trước đây được các Tác giả đương thời đã phát triển một cách độc lập, còn rời rạc. Từ đó, Tác giả luận án tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các đối tượng về vai trò kiểm toán với những đặc tính, đặc điểm chung giữa mục tiêu KTHĐ (kinh tế, hiệu quả, hiệu lực), các tiêu chí quan hệ 3Es (đầu vào, đầu ra, kết quả) và phương thức tổ chức KTHĐ (tiền, hiện, hậu kiểm) gắn với các vai trò độc lập (giám sát, kiểm soát hoạt động QLTC, tài sản công và tham vấn) hình thành nên các mô hình thuộc tính và mối quan hệ giữa KTHĐ và vai trò của KTNN trong QLTC, tài sản công, cụ thể:
Thứ nhất, Luận án làm rõ được mối quan hệ giữa tài chính công và tài sản công qua nghiên cứu mô hình Logic (3Es) hình thành các tiêu chí kiểm toán nhằm đánh giá mục tiêu KTHĐ (kinh tế, hiệu quả, hiệu lực) trong quản lý và sử dụng nguồn lực công đầu tư phát triển các chính sách, chương trình, dự án hình thành nên tài sản công.
Thứ hai, Luận án tập trung nghiên cứu các thuộc tính lý thuyết KTHĐ và thiết lập mối quan hệ giữa mô hình KTHĐ và vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công qua phát triển các phương thức tổ chức KTHĐ (tiền, hiện và hậu kiểm).
Thứ ba, Luận án xây dựng được mối quan hệ giữa vai trò KTNN với hệ thống QLTC, tài sản công trên cơ sở phát triển các nhân tố trung gian, cụ thể: Các thuộc tính của vai trò giám sát hoạt động, kiểm soát hoạt động, tham vấn quản lý của KTNN và các chủ thể quản lý qua thực hiện các mục tiêu 3Es và phương thức tổ chức KTHĐ.
Thứ tư, Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố phụ ảnh hưởng đến sự phát triển KTHĐ và vai trò KTNN như: Pháp chế thi hành pháp luật, chuẩn mực hoạt động trong hệ thống QLTC và trong HĐKT,...
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần giới thiệu và kết luận, kết cấu của luận án gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Lý luận về kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công.
Chương 3: Thực trạng kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam.
Chương 4: Định hướng và giải pháp thực hiện kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam.