Khái Quát Thực Trạng Vai Trò Của Kiểm Toán Hoạt Động Ở Việt Nam Do Kiểm Toán Nhà Nước Thực Hiện Thời Gian Qua


tồn tại, hạn chế. Từ đó, đưa ra các kiến nghị để đơn vị được kiểm toán khắc phục khuyết điểm và tồn tại. Nhìn chung, những đánh giá, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước được các đơn vị kiểm toán tiếp thu nghiêm túc và kịp thời sửa đổi, nên chất lượng công tác quản lý sau mỗi lần kiểm toán được nâng lên. Thông qua kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về công tác quản lý đối với các đơn vị được kiểm toán và các cơ quan quản lý chức năng đã từng bước giúp các đơn vị được kiểm toán khắc phục tồn tại, cải thiện tính kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của đơn vị mình.

Thứ hai, đã đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm giúp các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, cũng như giúp các đơn vị được kiểm toán hoàn thiện công tác quản lý tài chính – kinh tế của đơn vị mình, được biểu hiện thông qua một số kiến nghị như:

Trước hết, Đối với Bộ Giao thông - Vận tải:

Một là, Chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam kiểm điểm trách nhiệm trong sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa đường bộ sai quy định của Luật Ngân sách nhà nước; chỉ đạo Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 (Cục Đường bộ Việt Nam) đặt trạm thu phí đoạn tránh thành phố Vinh đúng nơi quy định và chỉ được thu tăng 1,5 lần so với quy định tại Thông tư 90/2004/TT- BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính đối với phương tiện đi trên đoạn đường BOT do Tổng công ty thực hiện.

Hai là, Phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 78/2003/TT- LBTC-BGTVT ngày 12/8/2003 của Liên bộ Tài chính - Giao thông vận tải về hướng dẫn thực hiện khoán chi hoạt động thu phí đối với các trạm thu phí sử dụng đường bộ và Thông tư số 90/2004/TT - BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Ba là, Chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam:

+ Chấm dứt việc sử dụng nguồn kinh phí sai qui định của Luật Ngân sách nhà nước. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh


phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng thường xuyên Hầm Hải Vân để có cơ sở lập, giao dự toán và quyết toán kinh phí. Nghiên cứu và trình Bộ Giao thông - Vận tải quy trình thi công và nghiệm thu xử lý cao su nền đường bộ phù hợp với thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh Luật Đầu tư và xây dựng, Luật Đấu thầu. Chấm dứt việc giao dự toán sửa chữa định kỳ cho các công trình, dự án chưa đầy đủ thủ tục đầu tư, việc bố trí vốn đầu tư cho các công trình sửa chữa đường bộ quá 2 năm (nhóm C), chỉ định thầu sai quy định. Chỉ đạo các đơn vị lập và trình duyệt quyết toán vốn đầu tư của các công trình sửa chữa đường bộ theo đúng quy định, đồng thời rà soát lại các dự án đã hoàn thành để lập quyết toán vốn đầu tư, trình Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt.

+ Chấm dứt việc chiếm dụng nguồn thu phí, nộp kịp thời, đầy đủ số thu vào Ngân sách nhà nước.

Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện - 16

+ Đôn đốc và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Cục kịp thời khắc phục những thiếu sót, tồn tại về công tác quản lý tài chính từ lập, giao dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán.

+ Nghiên cứu xây dựng, trình Bộ Giao thông - Vận tải và Bộ Tài chính ban hành quy chế quản lý tài sản phục vụ hoạt động thu phí, tài sản chuyên dùng bảo đảm giao thông, tài sản dự phòng bảo đảm giao thông của các công ty quản lý và sửa chữa đường bộ đã cổ phần hoá, nhằm bảo đảm việc sử dụng tài sản nhà nước hiệu quả, đúng mục đích, trường hợp các Công ty cổ phần sử dụng tài sản thì phải nộp tiền thuê tài sản hoặc tiền khấu hao tài sản cho ngân sách nhà nước.

+ Nghiên cứu và trình Bộ Giao thông - Vận tải về mô hình tổ chức thu phí, thực hiện xã hội hoá, tổ chức đấu thầu quyền thu phí ở những trạm thu phí có điều kiện; tiếp tục hiện đại hoá công nghệ thu phí. Tổ chức lại các trạm thu phí theo hướng tách trạm thu phí ra khỏi các doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thu phí.


+ Trình Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Tài chính phương án sử dụng số kinh phí còn dư đến cuối năm 2006, thuộc nguồn Quỹ Hiện đại hoá 184 tỷ đồng và Quỹ Khen thưởng 6,1tỷ đồng.

Tiếp đó, Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Một là, Trình Chính phủ sửa đổi đơn vị tính tại Điểm d, Điều 4 Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về thu phí bảo vệ môi trường đối với đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp... từ đồng/m3 thành đơn vị tính mới là đồng/tấn; Nâng mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ để buộc đơn vị phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

Hai là, Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, chương trình mục tiêu, quy hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chiến lược, kế hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt chú trọng Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt trong tháng 12/2008.

Ba là, Tăng cường hơn nữa việc xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường. Ban hành đầy đủ bộ đơn giá lấy mẫu phân tích, quan trắc không khí, nước thải, chất thải rắn. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, dự báo, cảnh báo về tài nguyên, môi trường; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, sự cố môi trường và biến đổi khí hậu.

Bốn là, Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường, đặc biệt là cán bộ ở cơ sở. Chú trọng phát triển tổ chức quản lý môi trường ở các Bộ, ngành, địa phương... Huy động các nguồn lực tài chính để đẩy mạnh đầu tư,


tăng cường năng lực cơ sở vật chất, kỹ thuật về bảo vệ môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Năm là, Sửa đổi, bổ sung một số thông tư sau:

+ Thông tư số 08/2006/TT - BTNMT ngày 8/9/2006 về đánh giá tác động môi trường và xử lý đối với các cơ sở đang hoạt động và thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

+ Xem xét điều chỉnh quy định tại điểm 3 Mục II Thông tư liên tịch số 70/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 24/7/2008 về việc lao động hợp đồng cấp huyện, cấp xã cho phù hợp để khuyến khích người có trình độ chuyên môn về cơ sở công tác.

Cuối cùng, Đối với Bộ, ngành khác ở trung ương:

Một là, Đề nghị Bộ Tài chính kịp thời cải tiến cơ chế tài chính, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường; bảo đảm chi đúng, đủ và phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế hàng năm. Đề xuất với Chính phủ có các chính sách tài chính để thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa nguồn đầu tư cũng như tăng tỷ lệ đầu tư cho môi trường từ nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn ODA.

Hai là, Đề nghị Uỷ ban Dân tộc xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy định về đối tượng học sinh con hộ nghèo theo hướng tất cả học sinh con hộ nghèo đều được hỗ trợ, trong đó cần quy định rõ mức hỗ trợ cho từng đối tượng nhằm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Chỉ đạo các địa phương thực hiện lập kế hoạch đầu tư dài hạn Chương trình giai đoạn 2006 - 2010 để làm cơ sở triển khai kế hoạch hàng năm và cơ sở cho công tác đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu Chương trình.

Ba là, Đối với kinh phí hỗ trợ học sinh con hộ nghèo còn dư đến 31/12/2008, đề nghị Uỷ ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư


chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh kiểm tra, rà soát lại đối tượng học sinh con hộ nghèo theo quy định để xác định chính xác nhu cầu sử dụng kinh phí hỗ trợ năm 2009, số kinh phí còn lại có thể xem xét, chuyển sang đầu tư cho các dự án thành phần khác của Chương trình để tránh lãng phí.

Bốn là, Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí đủ nguồn kinh phí thực hiện Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật; giao dự toán bổ sung kịp thời, tránh tình trạng giao quá muộn dẫn đến khó khăn cho đơn vị thực hiện.

Năm là, Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật khung đã được Quốc hội ban hành để tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập. Nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với nghiên cứu khoa học dạng các chương trình KC theo sản phẩm đầu ra, trình Chính phủ xem xét quyết định; hạn chế tình trạng phân phối trong nghiên cứu. Trên cơ sở đề cương được duyệt nên mạnh dạn khoán gọn trong nghiên cứu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tránh hiện tượng hợp thức hoá thủ tục quản lý đối với hoạt động nghiên cứu khoa học….

Ngoài các kiến nghị đối với các bộ, ngành và cơ quan quản lý chức năng, báo cáo kiểm toán còn đưa ra rất nhiều kiến nghị cụ thể đối với mỗi đơn vị được kiểm toán, giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động điều hành tại đơn vị.

2.3.4. Khái quát thực trạng vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện thời gian qua

2.3.4.1. Những mặt đã làm được

Thứ nhất, về xác định mục tiêu kiểm toán: Hầu hết các cuộc kiểm toán đều tập trung vào việc (1) xác định tính đúng đắn, trung thực của các số liệu quyết toán; (2) đánh giá tính tuân thủ hệ thống các văn bản về quản lý tài chính hiện


hành của nhà nước; (3) đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; (4) kiến nghị xử lý các sai phạm về công tác quản lý kinh tế, tài chính tại các đơn vị được kiểm toán...

Thứ hai, về xác định nội dung kiểm toán: Cơ bản các cuộc kiểm toán như nêu trên (quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ năm 2005 và năm 2006; mua sắm, quản lý tài sản tại các ban quản lý dự án giai đoạn 2005 – 2007; quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006 – 2008 và quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2001 – 2005…) đều bao gồm một số nội dung chủ yếu sau: Một là, Tình hình lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực; Hai là, Tình hình quản lý, sử dụng, kế toán và quyết toán kinh phí; Ba là, Tình hình chấp hành các luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán của nhà nước; Bốn là, Kiểm toán tổng hợp và chi tiết một số nội dung trên.

Ngoài ra tùy theo tính chất, quy mô và đặc điểm của từng cuộc kiểm toán, nội dung kiểm toán đều có bổ sung cho phù hợp, như: Cuộc kiểm toán kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2001 - 2005 bổ sung thêm công tác tổ chức và quản lý hoạt động khoa học công nghệ; Tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và kết quả phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; Tình hình ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tác động của nó; Cuộc kiểm toán quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ năm 2005 và năm 2006 bổ sung thêm việc lập, giao và thực hiện dự toán thu phí, lệ phí giao thông đường bộ…

Thứ ba, về xác định phạm vi kiểm toán: Một là, niên độ tài chính kiểm toán tối thiểu của mỗi cuộc là 02 năm, dài nhất là 05 năm (các cuộc kiểm toán khác niên độ tài chính thường chỉ có 01 năm); Hai là, cả 04 cuộc kiểm toán các vấn đề lựa chọn kiểm toán đều là những vấn đề lớn, mang tính đa ngành


và ảnh hưởng tới nhiều cơ quan, đơn vị; Ba là, thời gian, số lượng các đầu mối được kiểm toán mang đủ tính đại diện cho các vùng miền, khu vực…

Thứ tư, về tổ chức các cuộc kiểm toán: Kiểm toán Nhà nước mới hình thành và đi vào hoạt động được 15 năm, với điều kiện thực tế về nhân lực và các điều kiện cần thiết để triển khai kiểm toán hoạt động như hiện nay thì việc tổ chức các cuộc kiểm toán hoạt động theo hai hướng: Kết hợp kiểm toán hoạt động lồng ghép trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và tổ chức kiểm toán hoạt động trong các cuộc kiểm toán chuyên đề cũng như tổ chức một số cuộc kiểm toán hoạt động độc lập (nếu có đủ điều kiện) như hiện nay là hoàn toàn phù hợp, với mục tiêu là sẽ dần từng bước xây dựng và củng cố các điều kiện cần thiết để tiến tới triển khai nhiều cuộc kiểm toán hoạt động độc lập ở nhiều lĩnh vực mà Quốc hội, Chính phủ và nguời dân quan tâm.

Thứ năm, về lựa chọn các vấn đề kiểm toán: Qua nghiên cứu thực trạng kiểm toán hoạt động do Kiểm toán Nhà nước thực hiện cho thấy đối với các cuộc kiểm toán hoạt động lồng ghép trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ thì các vấn đề được lựa chọn để tiến hành kiểm toán hoạt động thường là tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các địa phương, các bộ ngành, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia và các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, trên cơ sở những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, Kiểm toán Nhà nước sẽ định hướng và đưa vào trọng tâm kiểm toán mỗi năm các vấn đề có tính thời sự, được Quốc hội, Chính phủ và công luận quan tâm. Cụ thể, trong các năm 2007, 2008 và 2009, Kiểm toán Nhà nước đã đưa vào trọng tâm kiểm toán các nội dung như: Kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết theo Nghị quyết số 68/2006/NQ-


QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội; Đánh giá việc tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương tại các đơn vị được kiểm toán; đánh giá hiệu quả của việc đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của các doanh nghiệp nhà nước; đánh giá việc tạo nguồn và sử dụng tiết kiệm 10% chi thường xuyên; đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế và các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chống lạm phát trong việc bố trí dự toán ngân sách, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng... Việc lựa chọn vấn đề kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán dạng này đã đáp ứng một phần yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế cũng như sự mong mỏi của các cơ quan quản lý nhà nước.

Đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề, các chuyên đề được lựa chọn kiểm toán gồm: Quản lý và sử dụng kinh phí đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2005, Quản lý và sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết, các chương trình mục tiêu quốc gia của Đảng và nhà nước mà cụ thể là các chương trình: mục tiêu quốc gia về giáo dục – đào tạo; mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo... Đây là những vấn đề được Đảng, nhà nước và nhân dân dành nhiều quan tâm trong thời gian vừa qua.

Đối với các cuộc kiểm toán hướng chủ yếu vào kiểm toán hoạt động, các vấn đề được lựa chọn gồm: Quản lý và sử dụng kinh phí trong lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2001 - 2005; Quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ; Quản lý và sử dụng tài sản các ban quản lý dự án tại một số bộ, ngành và địa phương... Trong đó, cuộc kiểm toán quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam phối hợp với Kiểm toán Nhà nước Liên bang Đức trong khuôn khổ dự án GTZ về

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí