Nâng Cao Hiệu Quả Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước Của Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Phải Gắn Liền Với Đổi Mới, Kiện Toàn Hệ Thống Chính Trị


của các tổ chức chính trị - xã hội

Những hạn chế, yếu kém trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Có thể từ hạn chế nội tại của các tổ chức này dẫn đến không đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của xu thế dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng có thể xuất phát từ cơ chế hợp tác với nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực. Một số nguyên nhân cơ bản là:

Thứ nhất, nhận thức về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong kiểm soát quyền lực nhà nước còn hạn chế. Các cơ quan Đảng, Nhà nước và ngay cả bản thân các tổ chức chính trị - xã hội chưa nhận đúng đắn tính khách quan, độc lập trong hoạt động kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội, vẫn cho rằng sự kiểm soát quyền lực từ bên ngoài chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động kiểm soát của các cơ quan quyền lực nhà nước. Từ hạn chế về mặt nhận thức dẫn đến chậm thể chế hóa các phương thức để tổ chức thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước, quá trình triển khai nhiều khi mang tính hình thức, các đề xuất, kiến nghị sau giám sát không được coi trọng để tiếp thu thực hiện.

Thứ hai, các tổ chức chính trị - xã hội thiếu sự độc lập cần thiết cho việc tiến hành các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Các tổ chức này là một bộ phận của hệ thống chính trị, chịu sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhưng lại thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực của Đảng và Nhà nước. Vì có mối liên hệ mật thiết với Đảng và được Nhà nước trả lương, cấp kinh phí hoạt động nên các tổ chức này dễ bị chi phối bởi ý chí và sức ảnh hưởng từ phía Đảng và Nhà nước, khiến cho sự quyết liệt, tính khách quan, hiệu quả của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước suy giảm. Nói cách khác là vì “người bị giám sát lại có quyền quyết định những điều kiện làm việc cho người có quyền giám sát” [95, tr.208] nên hoạt động giám sát nhiều khi cũng chỉ mang tính hình thức. Hơn nữa, sự giao thoa về mặt nhân sự giữa Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội với Đảng và Nhà nước cũng có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giám sát. Vì những người giữ các vị trí quan trọng trong các tổ chức này có thể được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của Đảng,


Nhà nước và ngược lại nên khi tiến hành hoạt động kiểm soát, không có gì đảm bảo rằng họ hành động vì lợi ích chung của các thành viên và nhân dân. Nhiều người thậm chí còn sử dụng tổ chức do mình lãnh đạo để phục vụ cho tương lai, tiền đồ chính trị của cá nhân, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước trở thành các mục tiêu khó hiện thực hóa.

Thứ ba, chất lượng tổ chức và hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Trước hết là nhận thức của các tổ chức này về chức năng, vai trò trong việc kiểm soát còn nhiều hạn chế dẫn đến thụ động trong việc tổ chức, triển khai các chương trình, kế hoạch kiểm soát hoặc hoạt động mang tính hình thức, không phát huy được khả năng và trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức.

Chất lượng đội ngũ cán bộ của các tổ chức này còn nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Nhiều cán bộ chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao, năng lực phát hiện, phân tích vấn đề, đánh giá và kết luận trong quá trình kiểm soát quyền lực nhà nước còn nhiều hạn chế. Tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác Mặt trận và đoàn thể chưa được phát huy. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chưa được chú trọng thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả. Thậm chí ở nhiều địa phương, cán bộ yếu kém về năng lực hoặc vi phạm kỉ luật ở các cơ quan Đảng và Nhà nước lại được điều chuyển sang làm công tác Mặt trận, đoàn thể.

Hình thức tổ chức và chất lượng của các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước cũng còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của các thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Việc phát huy được vai trò của các thành viên cũng như sức mạnh của dư luận xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng chưa được cọi trọng, do đó, sức ép tạo ra chưa lớn, chất lượng phản biện chưa thuyết phục, hiệu quả kiểm soát chưa cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thứ tư, cơ chế pháp lý cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội còn thiếu đồng bộ; cơ chế phối hợp, trách nhiệm pháp lý của đối tượng chịu sự kiểm soát chưa rò, chưa đủ mạnh


Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 18

Trong số các tổ chức chính trị - xã hội, chỉ có hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của MTTQ đã được cụ thể hóa tương đối đầy đủ trong nhiều văn bản pháp luật với nhiều hình thức kiểm soát khác nhau. Các tổ chức chính trị - xã hội thành viên, vai trò, chức năng, quyền hạn trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước vẫn chưa được quy định rò ràng, cụ thể và phân tán trong nhiều văn bản pháp luật. Điều này khiến cho các tổ chức chính trị - xã hội gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các chương trình, kế hoạch và hiệu quả kiểm soát.

Các văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ quy định các cơ quan nhà nước có trách nhiệm xem xét, trả lời kiến nghị kết quả giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Hiện chưa có quy định bắt buộc và biện pháp chế tài về trách nhiệm phản hồi, giải trình của các cơ quan nhà nước sau khi tiếp nhận những đề xuất, kiến nghị từ hoạt động kiểm soát quyền lực của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên. Điều này khiến cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội nhiều khi mang tính một chiều, không xác định rò được mức độ tiếp thu của các cơ quan chức năng và hiệu quả, hiệu lực pháp lý của hoạt động kiểm soát do mình thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân”, “giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước”. Các tổ chức chính trị - xã hội là công cụ để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Sự kiểm soát đó được tiến hành ở tất cả các lĩnh vực của quyền lực nhà nước, từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp, ở tất cả các cấp của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Cùng với quá trình đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị, nhận thức về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước cũng có những bước phát triển về chất. Các điều kiện đảm bảo hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được củng cố. Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước dần đi vào nề nếp, không ngừng được nâng cao cả về


số lượng và chất lượng. Một số đề xuất, kiến nghị sau kiểm soát của các tổ chức chính trị - xã hội được đối tượng giám sát và các cơ quan chức năng tiếp thu, phản hồi và điều chỉnh, góp phần đảm bảo quyền lực nhà nước được thực thi đúng mục đích và có hiệu quả. Không thể phủ nhận những đóng góp của Mặt trận và các tổ chức thành viên đối với sự phát triển của hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong những năm qua.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Các điều kiện khách quan, chủ quan để các tổ chức này thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước chưa hình thành đồng bộ, thậm chí cản trở hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Bản thân hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội cũng còn nhiều vướng mắc, bất cập về nội dung, hình thức, hiệu lực pháp lý, hiệu quả chưa tương xứng với địa vị chính trị pháp lý và nguồn lực mà các tổ chức này sở hữu.


Chương 4.

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY‌


4.1. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

4.1.1. Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội phải gắn liền với đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị

Các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị. Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội phải đáp ứng yêu cầu chung của đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội phải được tiến hành đồng bộ với quá trình đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đảm bảo không có tình trạng khập khiễng trong quá trình hoạt động, hướng đến giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành, tạo điều kiện để các tổ chức này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và phát huy được vai trò của mình trong hệ thống chính trị.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội phải tiến hành đồng bộ với việc đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức này. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước vẫn được coi trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử mới, sự lãnh đạo và quản lý phải được đổi mới theo hướng tuân thủ các chuẩn mực của nhà nước pháp quyền. Mục đích là tạo ra sự độc lập tương đối giữa chủ thể kiểm soát quyền lực với đối tượng kiểm soát để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Để các tổ chức chính trị - xã hội


độc lập, tự chủ trong việc thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước, cần chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa chúng với Đảng và Nhà nước.

Trước hết, trong quan hệ với Đảng, cần xác định Đảng vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội nhưng đồng thời cũng là thành viên của Mặt trận. Trên thực tế, nhiều khi chúng ta chỉ nhấn mạnh vai trò của Đảng trong lãnh đạo Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội mà không chú trọng đến vai trò của Đảng với tư cách là thành viên của Mặt trận. “Đảng lãnh đạo Mặt trận nhưng nằm trong Mặt trận chứ không đứng trên Mặt trận” [80, tr.301], là thành viên của Mặt trận, Đảng bình đẳng với các tổ chức còn lại của Mặt trận.

Với tư cách là lực lượng lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng hoạch định chủ trương, đường lối, tập hợp lực lượng, định hướng hoạt động. Sự lãnh đạo của Đảng không được can thiệp trực tiếp vào tổ chức, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, phải đảm bảo cho các tổ chức này “có một không gian hoạt động tương đối độc lập, tự chủ” [107, tr.245]. Với tư cách là thành viên của Mặt trận, Đảng bình đẳng với các tổ chức khác của Mặt trận, có trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng Mặt trận, đồng thời phải “tôn trọng nguyên tắc làm việc của Mặt trận, gương mẫu thực hiện điều lệ và các chương trình công tác của Mặt trận; lắng nghe tiếng nói xây dựng cũng như phản biện trong Mặt trận đối với các chủ trương, chính sách để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện” [80, tr.301].

Trong quan hệ với Nhà nước, cần khắc phục xu hướng “nhà nước hóa”, “hành chính hóa” các tổ chức chính trị - xã hội. Một nhà nước quan liêu, can thiệp quá sâu vào hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội sẽ hạn chế dân chủ và triệt tiêu vai trò của các tổ chức này trong việc tham gia quản lý xã hội. Nhà nước cần tập trung vào chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức chính trị - xã hội, đảm bảo sự hoạt động của các tổ chức này tuân thủ các quy định của pháp luật; tạo các điều kiện về chính trị, pháp lý để các tổ chức này độc lập, tự chủ hoạt động và thể hiện vai trò. Nhà nước không được can thiệp quá sâu, không thể thay thế hoặc đứng trên các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội tự chủ hoạt động theo pháp luật, góp phần chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước; phối hợp, hỗ trợ với Nhà


nước; đồng thời kiểm soát Nhà nước.

Việc xác định đúng vai trò, vị trí của các tổ chức chính trị - xã hội và mối quan hệ giữa chúng với Đảng và Nhà nước sẽ “góp phần xác định rò ranh giới quyền lực nhà nước, hạn chế phạm vi quyền lực nhà nước” [107, tr.219]. Đồng thời, tạo điều kiện để các tổ chức này độc lập, tự chủ hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, phát huy dân chủ; bổ sung, thay thế cho Nhà nước ở những lĩnh vực không giải quyết được; kiềm chế, đối trọng, hạn chế lạm quyền, tham nhũng để đảm bảo Nhà nước phát triển vững mạnh theo hướng “pháp quyền, dân chủ và nhân văn”.

4.1.2. Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội phải tuân thủ các chuẩn mực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát quyền lực không thể vượt ra ngoài khuôn khổ nhà nước pháp quyền mà phải tuân thủ các chuẩn mực của nhà nước pháp quyền, dựa trên những cơ chế mà pháp luật cho phép. Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội theo chuẩn mực của nhà nước pháp quyền có nghĩa là các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước phải được tiến hành dựa trên các quy định của pháp luật, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà cao nhất là tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Tuân thủ các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền là điều kiện tiên quyết để hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội có hiệu lực pháp lý, phát huy tính tích cực và hiệu quả thực tế. Đồng thời, giúp nhà nước hạn chế các tác động tiêu cực, lợi dụng dân chủ để chống phá nhà nước, cũng như hạn chế sự chi phối thái quá từ phía xã hội làm mất đi tính độc lập trong việc ra quyết định của nhà nước.

Để các tổ chức chính trị - xã hội có đủ khả năng và điều kiện tham gia kiểm soát quyền lực, Nhà nước cần chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật với các cơ chế pháp lý đồng bộ để điều chỉnh hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ


chức chính trị - xã hội vận hành đúng hướng, hiệu quả. Cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật độc lập quy định về hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân và của các tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục tình trạng các cơ chế pháp lý phân tán, rải rác trong nhiều văn bản pháp luật như hiện nay. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Các văn bản pháp luật cần xác định rò đối tượng, nội dung, phương thức, trình tự tiến hành, quy trình, hiệu lực pháp lý của việc kiểm soát quyền lực nhà nước một cách rò ràng, cụ thể để tạo điều kiện cho các tổ chức này thực hiện vai trò của mình. Hướng đến hình thành hệ thống cơ chế kiểm soát quyền lực đầy đủ, khoa học làm hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội vận hành đúng hướng, có hiệu quả.

Cần xây dựng cơ chế hợp tác và chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với kết quả giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội chỉ có thể được tiến hành thuận lợi và phát huy hiệu quả khi có sự phối hợp, coi trọng và tiếp thu của đối tượng được kiểm soát. Trong thời gian tới, cần sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan theo hướng từng bước cụ thể hóa, quy định rò ràng quy trình giám sát, phản biện xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, thực hiện yêu cầu của các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước; quy định rò về thời hạn, cơ chế tiếp nhận và phản hồi các kiến nghị, đề xuất từ hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội; cần luật hóa chế tài đủ mạnh đối với các cơ quan, đơn vị chậm hoặc không tiếp nhận, phản hồi các kiến nghị sau kiểm soát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.

Bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội là kiểm soát từ phía nhân dân và xã hội, để hoạt động này có hiệu quả, cần xây dựng các cơ chế hỗ trợ nhằm khắc

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí