Vận Dụng Mô Hình Nghiên Cứu Nâng Cao Vai Trò Kiểm Toán Nhà Nước Trong Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Công Qua Kiểm Toán Hoạt Động



chuyên đề và quyết toán vốn sử dụng, điều kiện để KTHĐ trong môi trường công nghệ thông tin đang được đẩy mạnh theo chiến lược của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, việc thực hiện tăng số cuộc KTHĐ nhỏ dọt so với các năm trước sẽ tồn tại nhiều rủi ro tiềm tàng. Trong các năm định hướng chiến lược Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử được hoàn thiện, đồng bộ và tương thích về số hóa công nghệ là điều kiện thuận lợi cho KTNN mở rộng các cuộc KTHĐ trên máy tính qua các phần mềm công nghệ số, kênh thông tin điện tử toàn quốc, vai trò KTNN cũng được nâng cao rõ rệt.

3.3.3 Vận dụng mô hình nghiên cứu nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công qua kiểm toán hoạt động

Tác giả luận án vận dụng Mô hình lý thuyết Sơ đồ số 2.2 và tham chiếu đến Bảng

3.5 đối với chương trình nhà ở xã hội tỉnh Đồng Nai và các quận thuộc Hà Nội giai đoạn 2015-2018 đã chỉ ra rằng KTNN chưa thể hiện vai trò tiền kiểm từ năm (o) thể hiện qua:

Thứ nhất, thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động: Năm 2018, KTNN tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục tại khâu đầu vào với tổng chi phí tối thiểu 12.948 tỷ đồng (X2014-2015) được hoạch định cho công tác giải phóng mặt bằng, lương, vật tư,... và giao cho Bộ xây dựng, Bộ Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài chính địa phương thực hiện. Người phê duyệt chủ trương đầu tư chính sách là Chính phủ hoặc Ủy ban Nhân dân tỉnh. Tuy nhiên trong ngắn hạn, năm 2014 là năm đầu tiên hoạch định chính sách chuyển tiếp sang năm 2015, KTNN lại không thực hiện vai trò tiền kiểm, tính kinh tế được đánh giá đảm bảo mục tiêu KTHĐ hay không thì vai trò giám sát giúp cho việc định toán chi phí bồi hoàn đất đai, hoa mầu, cơ sở hạ tầng trên đất, hoạch định chính sách vay vốn từ ngân hàng chính sách hiệu quả cho người có thu nhập thấp có đúng đối tượng, phù hợp với pháp luật, mang lại chi phí đầu tư thấp nhất kỳ vọng. Mô hình 3.2 cho thấy, vai trò KTNN trong việc kiểm tra, giám sát đầu vào ngắn hạn (năm 2014-2015) giúp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách ngăn chặn trước rủi ro tiềm tàng (IR) mà đảm bảo được chất lượng của các yếu tố đầu vào. Tại khâu đầu vào cũng cần có sự kiểm soát định kỳ của người có thẩm quyền qua các hoạt động thanh sát (thanh tra, giám sát) đột xuất, kiểm định chất lượng định kỳ đối với vật tư, vật liệu, thiết bị và phương thức bảo quản, sử dụng.

Thứ hai, thực hiện kiểm soát hoạt động: Năm 2015 – 2018 là giai đoạn đưa dự án vào hoạt động đấu thầu, thi công xây dựng. Khi KTNN bỏ qua vai trò tiền kiểm đầu vào đối với công tác lập, quyết định dự toán, lập chủ trương đầu tư, lập quy hoạch và kế hoạch hoạt động sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro chuyển tiếp trong giai đoạn hoạt động tổ chức đấu thầu và thi công dự án. Giai đoạn trung hạn năm 2015 – 2018, KTNN cũng bỏ qua phương thức hiện kiểm, việc đó khó có thể giúp ích cho chủ thể thực hiện cuộc



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

KTHĐ kiểm soát việc xây dựng kết cấu hạ tầng để đảm bảo rằng chất lượng thi công xây dựng kiên cố, đúng theo quy định của Luật xây dựng, ngăn chặn tình trạng công trình bị rút ruột, thất thoát 211 tỷ đồng (b) làm xuống cấp nhanh hệ thống nhà ở xã hội, giảm sút chất lượng sử dụng và cung ứng dịch vụ công ích. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát thi công chỉ thực hiện tổng thể, định kỳ khi thực hiện phương thức hiện kiểm trong trung hạn nhưng cần có sự hỗ trợ giám sát thường xuyên, liên tục, để nâng cao vai trò, hiệu quả, hiệu lực của chủ thể thực hiện cuộc KTHĐ nhà ở xã hội, KTV có thể sử dụng máy ghi hình, ghi âm liên tục quá trình diễn biến thi công từ công tác đào móng, đổ bê tông, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên đất.

Qua đánh giá thực trạng mô hình trên cho thấy, vai trò kiểm soát hoạt động của KTNN rất quan trọng trong quá trình tổ chức hậu kiểm từ năm 2018 về sau (2018+n) đối với đầu ra sau khi các chương trình, dự án hoàn thành đưa vào hoạt động (hình thành nên tài sản công Y(2018+n) là hệ thống nhà ở xã hội và dịch vụ tiện ích với tổng giá trị tối thiểu 12.737 tỷ đồng) và quyết toán NSNN. Vai trò của KTNN trong kiểm soát hoạt động cũng giúp cho việc đánh giá chất lượng, tác động và hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà ở xã hội cùng với các dự án khác được hình thành và hoạt động song hành có sự tương tác về dịch vụ, tiện ích đô thị, sự hài lòng của người dân khi tham gia vay vốn đầu tư vào nhà ở xã hội trong dài hạn. Kiểm soát đầu ra trong dài hạn giúp cho việc quản lý tốt công tác sử dụng tài sản công là nhà ở xã hội mang lại sự tiện ích, công ích đô thị, chỉnh trang hạ tầng và kiểm soát nguồn thu cho quỹ đầu tư phát triển trong tương lai. Tại khâu đầu ra KTNN cũng có vai trò trong kiểm tra, giám sát định kỳ về quản lý thu chi tài chính từ việc người dân nộp thuế, nộp phí cho ban quản lý dự án để bảo trì công trình và tái đầu tư hàng năm.

Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam - 16

Thứ ba, thực hiện tham vấn quản lý: Mô hình quan hệ KTHĐ với vai trò KTNN đã chỉ ra việc tham vấn trong KTHĐ thường được KTNN thực hiện tại khâu đầu ra và kết quả vì kết quả hình thành nên những tác động, sự kiện và hiệu quả, hiệu lực của chính sách nhà ở xã hội. Hiệu năng của bộ máy quản lý Nhà nước đối với nhà ở xã hội và đánh giá chính sách đảm bảo được mục tiêu vay vốn từ ngân hàng chính sách cho người có thu nhập thấp mua nhà ở là hiệu quả, mang lại an sinh xã hội. Để nâng cao vai trò, KTNN tham vấn chính sách nhằm sửa đổi, hiệu chỉnh phù hợp tình hình thực tế giúp cho Quốc hội, Chính phủ và các nhà quản lý, đối tượng sử dụng thông tin kiểm soát được sự vận hành chính sách nhà ở xã hội. Tham vấn cũng được thực hiện tại khâu đầu vào nhưng không thường xuyên, liên tục mà chỉ thực hiện đột xuất khi có xẩy ra hoàn cảnh bất khả kháng như thiên tai, dịch họa, thay đổi chủ trương, chính sách hỗ trợ cho vay ưu đãi đầu tư nhà ở. Mô hình vận dụng:



Đầu vào: Chủ trương, giao đất, xây dựng...

Hoạt động: Quy hoạch, giải phóng mặt bằng, bồi thường, đấu giá, xây dựng...

Kết quả (b): Mục tiêu sử dụng; chiến lược dài hạn, hỗ trợ vốn vay (211 tỷ)

Tính hiệu lực: Kiểm soát, tham vấn hiệu chỉnh chính sách


Chi phí (x): Vốn đầu tư, hỗ trợ chính sách... (12.948 tỷ)

Tính kinh tế: Kiểm tra, giám sát tiết kiệm, tối thiểu nguồn lực

Đầu ra (y): Căn hộ, tiện ích, chỉnh trang đô thị,... (≥12.737 tỷ)

Tính hiệu quả: Giám sát, kiểm soát năng xuất tối đa

Vai trò của Đoàn, Tổ KTHĐ

Kiểm soát quá trình thực hiện quy hoạch, đấu thầu thi công và xây dựng

Tham vấn chính sách quy hoạch, hoạch định chương trình nhà ở xã hội

Kiểm tra, giám sát thực hiện tiền đầu tư, xây dựng

Hậu kiểm: Kiểm soát, tham vấn chính sách khai thác, quản lý và sử dụng nhà ở trong dài hạn (Năm 2018 về sau)

Tiền kiểm: Kiểm tra, giám sát, ngăn chặn rủi ro (Rick) lãng phí nguồn lực trong ngắn hạn (Năm 2014-2015)

Hiện kiểm: Giám sát, kiểm soát uốn nắn, hiệu chỉnh kịp thời trong quản lý đầu tư nhà ở trung hạn

(Năm 2015-2018)

Sơ đồ 3.2: Thực trạng quan hệ KTHĐ với vai trò KTNN trong quản lý nhà ở xã hội

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mô hình ứng dụng trên còn có ý nghĩa giúp nâng cao vai trò KTNN trong việc KTV có thể thực hiện phương thức kiểm toán theo phân kỳ kiểm soát quý của năm (o+n/4) hoặc theo tháng trong năm (o+n/12) nhằm kiểm soát được rủi ro trong tiền kiểm và hiện kiểm. Trên thực tế, chương trình nhà ở xã hội tỉnh Đồng Nai; quận Hà Đông, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội giai đoạn 2015-2017 và chương trình nhà ở xã hội Quận Thanh Trì, Long Biên, Đông Anh, Tp. Hà Nội giai đoạn 2015-2018 kết thúc mới được KTNN thực hiện KTHĐ với phương thức hậu kiểm năm 2018 và 2019 mà chưa thực hiện tiền kiểm cho các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 dẫn đến tồn tại nhiều rủi ro tiềm tàng (IR), các sai phạm xẩy ra trước đó chưa được kiểm soát, ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu của dự án đi vào hoạt động. Mô hình KTHĐ trên cho thấy hạn chế lớn nhất mà KTNN cần quan tâm đến phương



thức tiền kiểm, hiện kiểm để nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công. Khi áp dụng kiểm toán theo phương thức phân kỳ kiểm soát quý của năm o+n/4 hoặc tháng của năm o+n/12 thì n có thể được quy đổi ra tháng để chia sau đó quy đổi lại theo năm hoặc KTV có thể quy ước n/4 và n/12 là 1/4 và 1/12 tùy từng thời điểm áp dụng linh hoạt. Cụ thể, chương trình nhà ở xã hội như trên khi được tổ chức phương thức tiền kiểm, hiện kiểm theo phân kỳ kiểm soát quý của năm (o+n/4), tức là năm 2014 là năm đầu tiên (o) đã được KTHĐ thì quý I năm 2015 sẽ được thực hiện tiếp các bước theo dõi, quan sát và giám sát thường xuyên diễn biến thi công hiện trường cho đến quý II, quý III, quý IV năm 2015 và từng quý cho các năm 2016, năm 2017, năm 2018 được gọi là kiểm toán lập kỳ, liên tục cho cùng một đối tượng kiểm toán nhà ở xã hội trên cùng một địa bàn được kiểm toán. Tương tự đối với phương thức KTHĐ phân kỳ kiểm soát theo tháng thì được tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên hàng tháng của năm (o+n/12). Áp dụng phương thức kiểm toán theo phân kỳ kiểm soát phải được lập biên bản kiểm tra hiện trường, báo cáo kiểm toán liên tục theo quý hoặc năm tùy theo quy định của KTNN. Đến hết giai đoạn 2015-2018, chủ thể thực hiện KTHĐ có đầy đủ thông tin kiểm soát hiện trường lập báo cáo KTHĐ cho cả giai đoạn. Ưu điểm của phương thức này là: Thông tin được nắm bắt kịp thời, chính xác, hữu ích, ngăn chặn rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR) trước, trong và sau hoạt động; hạn chế là: Phương thức này tiêu tốn chi phí, nhân lực, vật lực và thời gian, các KTV cần sử dụng đến các công cụ như video, camara, búa đo cường lực độ cứng, máy soi kết cấu,... để theo dõi, giám sát chi tiết diễn biến quá trình thi công nhà ở xã hội, thu thập thông tin kịp thời cập nhật vào biên bản, báo cáo kiểm toán liên tục. Vì những hạn chế trên, vai trò KTNN chỉ thực hiện tổ chức KTHĐ khi chương trình, dự án đã kết thúc giai đoạn như: Giai đoạn lập chủ trương, phân bổ vốn, quy hoạch, đấu thầu là những năm đầu (o) quan trọng nhất, chuyển tiếp sang các năm sau (o+n) khi công trình được quyết toán giai đoạn, hạng mục thì KTNN mới tổ chức KTHĐ trở lại mà không thực hiện phân kỳ kiểm soát liên tục theo tháng, quý cho từng năm.

Tác giả Luận án vận dụng tiếp mô hình lý thuyết Sơ đồ 2.3 đối với hai chương trình nhà ở xã hội và chính sách phát triển y tế trong hệ thống quản lý: Hộp thứ (1), (2), (3) giúp cho KTNN thực hiện vai trò, chức năng, thẩm quyền ban hành quyết định, kế hoạch KTHĐ chương nhà ở xã hội và chính sách phát triển y tế tại hộp (4). Loại hình kiểm toán là KTHĐ và áp dụng các quy trình, chuẩn mực kiểm toán được KTNN tổ chức kiểm toán thường xuyên, liên tục tại hộp số (5). Loại hình KTHĐ tại hộp số (6) giúp KTNN có vai trò tổ chức tiền kiểm, hiện kiểm và hậu kiểm trong các giai đoạn đầu vào hoạt động và đầu ra của chương trình nhà ở xã hội và chính sách y tế. Kết thúc giai đoạn thực hiện phương thức tiền kiểm, hiện kiểm và hậu kiểm, kết quả là sản phẩm các báo cáo kiểm toán liên tục, thường xuyên được lập, thẩm định, kiểm soát tại hộp số (8), tổng hợp lập báo cáo KTHĐ và xét duyệt báo cáo tại hộp số (9). Giúp KTNN phát hành báo cáo KTHĐ được thông báo, công



khai, minh bạch tại hộp số (10). Từ đó kết quả KTHĐ được báo cáo, công bố đến Quốc hội, Chính phủ, Bộ y tế; Bộ xây dựng; Bộ Tài chính; Ngân hàng chính sách; Uỷ ban Nhân dân, Sở, Ngành quản lý, công chúng, các cơ sở y tế, nhà đầu tư quan tâm tại hộp số (11). Căn cứ kết quả KTHĐ, giúp KTNN thực hiện vai trò tham vấn đến Quốc hội, Chính phủ, người quản lý chỉ đạo, điều hành hiệu chỉnh và ban hành chính sách, tham vấn đến các tổ chức hợp tác, đầu tư ngoài nước, ngân hàng, bảo lãnh nợ tại hộp số (12) và tác động đến các đối tượng được kiểm toán là: Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Uỷ ban Nhân dân, Ngân hàng chính sách, cơ sở y tế, bệnh viện tại hộp số (7) để chấn chỉnh trong quản lý, điều hành và áp dụng chế tài xử phạt vi phạm trong quản lý. Mô hình vận dụng:


Chức năng, thẩm Vai trò, thiết chế độc lập

quyền (2): Kiểm tra, (3): Kiểm soát, giám sát,

xác nhận, đánh giá hiệu tham vấn chính sách đầu

quả sử dụng nhà ở xã tư, quản lý, hoạch định

hội, thuốc, thiết bị y tế chiến lược


Đối tượng kiểm toán (4): Chương trình nhà ở xã hội; chính sách phát triển y tế; hệ thống giám sát, quản lý

Loại hình, quy trình, Chuẩn mực KTHĐ (5): Kiểm

toán hoạt động; kiểm toán liên tục, thường xuyên

Mô hình tổ chức KTHĐ (6): Tiền kiểm việc lập quy hoạch, hoạch định vốn,...; Hiện kiểm việc tổ chức đấu thầu, đấu giá, mua sắm; Hậu kiểm việc quản lý, khai thác

Quy trình lập Báo cáo kiểm toán liên tục (8): Báo cáo tiền kiểm, hiện kiểm, hậu kiểm từng giai đoạn lập kỳ về chính sách y tế, chương trình nhà ở xã hội

(7) Mối quan hệ:

1. Sở Y tế, Sở xây dựng,

Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng chính sách, Uỷ ban Nhân dân...

2. Công chúng, bệnh viện, các cơ sở y tế, nhà đầu tư...

Quy trình lập, xét duyệt báo cáo KTHĐ (9): Tổng hợp từng báo cáo kiểm toán liên tục, lập báo cáo KTHĐ, thẩm định và xét duyệt công khai báo cáo

Công bố báo cáo KTHĐ (10): Phát hành báo

cáo KTHĐ, thông báo kết quả KTHĐ

Kiểm toán Nhà nước (1)

(12) Ảnh hưởng bởi:

1. Quốc hội, Chính phủ, các chủ thể quản lý, điều hành, hiệu chỉnh và ban hành chính sách...

2. Các tổ chức hợp tác, đầu tư ngoài nước, ngân hàng, bảo lãnh nợ...

(11) KTNN tham vấn tới:

1. Quốc hội, Chính phủ

2. Bộ y tế; Bộ xây dựng; Bộ Tài chính; Uỷ ban Nhân dân, Ngân hàng chính sách, Sở, Ngành...

3. Công chúng, cơ sở y tế, nhà đầu tư..

Sơ đồ 3.3: Mô hình thực hiện vai trò KTNN và KTHĐ trong hệ thống quản lý chương trình nhà ở xã hội và chính sách phát triển y tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp



[2] Mục tiêu: Chỉnh trang đô thị; giải quyết chính sách người thu nhập thấp vay mua nhà; đảm bảo chất lượng y tế; hiệu lực, hiệu quả

quản lý và khai thác dịch vụ.

[4] Mô hình kiểm toán hoạt động: Áp dụng phương thức tổ chức tiền, hiện, hậu kiểm lập kỳ, liên tục, thường xuyên.

Tác giả luận án lựa chọn tiếp mô hình nghiên cứu tổng hợp tại hợp phần lý thuyết Sơ đồ 2.4 để vận dụng đối với hai chương trình nhà ở xã hội và chính sách phát triển y tế.


[5] Giải pháp: Tăng cường thực hiện hiệu quả, hiệu lực KTHĐ nhằm nâng cao vai trò của

KTNN giúp Quốc hội, Chính phủ, nhà quản lý trong quản lý chương trình nhà ở xã hội và chính sách đầu tư, phát triển về y tế.


[3] Khách thể kiểm toán:

Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Ngân hàng, UBND, cơ sở y tế, bệnh viện, cơ sở bán hàng,... [3a] Đối tượng kiểm toán:

- Chương trình nhà ở xã hội; chính sách phát triển y tế; hệ thống báo cáo, kiểm soát, quản lý,...

- Doanh thu, quỹ tái đầu tư, thuế,...


[1] Chủ thể kiểm toán: Kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động; đánh giá, xác nhận; công khai kết quả KTHĐ chương trình nhà ở xã hội và chính sách phát triển y tế.

Sơ đồ 3.4: Mô hình định hướng KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong quản lý các chương trình, chính sách

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mô hình trên được vận dụng nhằm phản ánh vai trò KTNN trong việc kiểm soát quản lý chính sách phát triển y tế và chương trình nhà ở xã hội qua KTHĐ nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của chính sách cho vay người có thu nhập thấp; người dân được hưởng lợi từ các chương trình y tế đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt đời sống tiện ích với kiểu dáng nhà ở đô thị thông minh, hiện đại đóng góp một phần tăng thu NSNN. Các chính sách trên giúp cho KTNN thực hiện được các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực về vai trò cũng như phát triển loại hình KTHĐ hiệu quả đối với tất cả các chương trình, dự án khác mà Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân kỳ vọng.


3.4 Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

3.4.1 Kết quả đạt được

Trong thời gian qua, vai trò KTNN đã tập trung vào các chiến lược phát triển tổng thể của ngành, nâng cao vai trò qua thực hiện các mục tiêu KTHĐ mà các SAIs định hướng nhằm tăng cường giám sát, kiểm soát QLTC, tài sản công quốc gia. Những kết quả đạt được vừa qua thể hiện ở một số thành tựu sau (kiemtoannn.gov.vn):

Thứ nhất, vị thế của KTNN đã được hiến định độc lập tại Hiến pháp sửa đổi năm 2013, vì vậy KTNN tăng cường vai trò của mình trong tiến trình kiểm toán giúp cho Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân thực hiện vai trò giám sát, kiểm soát QLTC, tài sản quốc gia minh bạch, hiệu quả. Kết quả vận động của nền kinh tế hiện đại và phát triển gắn với việc quản lý hoạt động của các thành phần kinh kế thuộc khu vực công đòi hỏi ngày càng cao về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng quản lý. Vì vậy, loại hình KTHĐ giúp ích trong vai trò tổ chức độc lập các cuộc kiểm toán trọng điểm mà KTNN đang hướng tới hoàn thành mục tiêu do các SAIs định hướng.

Hiện nay, KTNN thường xuyên tham gia dự thảo dự toán NSNN các cấp tại Bộ Tài chính, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kết quả thảo luận và cho ý kiến về điều hành ngân sách hàng năm, uốn nắn, hiệu chỉnh kịp thời những nội dung bất cập và vấn đề có liên quan đến trách nhiệm kinh tế của người đứng đầu, của cán bộ quản lý. Đây là bước đầu thể hiện công tác giám sát, kiểm soát quản lý dự toán, ngân sách của Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân cùng các cấp QLNN thực hiện tốt vai trò QLTC, tài sản công.

Thứ hai, hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của KTNN được củng cố phát triển toàn diện, có 32 đơn vị trực thuộc bao gồm 8 đơn vị tham mưu (cấp Vụ), 8 đơn vị chuyên ngành, 13 KTNN khu vực và 3 đơn vị sự nghiệp; tổng số cán bộ KTV và người lao động hơn 2.000 người; trụ sở, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, toàn diện. KTNN đã củng cố một lực lượng, đội ngũ cán bộ, KTV có đủ năng lực, nhân lực, vật lực cho việc thực hiện tổ chức các cuộc KTHĐ độc lập trọng tâm vào các lĩnh vực có nhiều rủi ro. Bộ máy KTNN sẵn sàng thực hiện tốt vai trò KTHĐ trên nền tảng, thành tựu và kinh nghiệm quốc tế về KTHĐ của các nước đã và đang phát triển trước Việt Nam. Công tác đào tạo nguồn nhân lực hàng năm được giao cho Trường Đào tạo Nghiệp vụ Kiểm toán thực hiện, trước đây là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán. Trường có chức năng tổ chức đào tạo trong nước và phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế đề cử đội ngũ cán bộ, KTV có đủ năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức để sang các SAIs học tập kinh nghiệm, vận dụng xây dựng đề án, chiến lược phát triển HĐKT vào thực tiễn Việt Nam. Ngoài ra, hàng năm KTNN đều mời các chuyên gia nước ngoài như: Chuyên gia



Canada, Pakistan, Ấn Độ,... sang Việt Nam tập huấn nghiệp vụ, đồng thời KTNN thường xuyên tham gia các cuộc Hội thảo quốc tế do các SAIs tổ chức.

Về công tác đào tạo, lộ trình xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về KTHĐ gồm 03 cấp độ đã được Vụ tham mưu đề xuất. Ngoài ra, 04 công chức tham gia phỏng vấn học bổng 2015-2017 (khóa học 10 tháng) của CCAF đã được hướng dẫn lựa chọn 04 chủ đề kiểm toán vừa đáp ứng yêu cầu của CCAF, vừa có định hướng cho quá trình học tập của học viên sau này, vừa đưa vào kế hoạch trung hạn 2015-2019 để tổ chức thực hiện KTHĐ. 01 công chức tham gia khóa đào tạo KTHĐ tại Malaysia; 04 lãnh đạo Phòng và 01 công chức chuẩn bị tham gia khóa đào tạo ba tuần về quản lý đoàn KTHĐ sẽ được CCAF tổ chức tại Canada trong tháng 3/2018. Tính đến nay, đã có hơn 900 lượt công chức KTNN tham gia đào tạo với các chuyên gia nước ngoài giảng dạy, trong đó có 14 KTV được đào tạo dài hạn về KTHĐ tại Canada. Có hơn 300 lượt chuyên gia nước ngoài được mời sang Việt Nam đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm kiểm toán trong nhiều lĩnh vực kiểm toán. Trong nhiều năm qua, KTNN đã tổ chức thực hiện nhiều cuộc kiểm toán đối với chương trình, dự án sử dụng nguồn kinh phí từ ngân hàng thế giới, Cơ quan phát triển Quốc tế Đan Mạch, Úc, Canada, Bộ ngoại giao thương mại Ai-Len. Tuy công tác đào tạo về KTHĐ toàn diện, trọng tâm nhưng các KTV thực hiện KTHĐ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, hiện nay phương thức thực hiện KTHĐ (tiền, hiện, hậu kiểm) hiệu quả chưa cao, tiêu chí chưa rõ ràng,...

Qua hơn 3 năm tập trung nghiên cứu trí lực, nghiên cứu hệ thống chuẩn mực quốc tế của INTOSAI (ISSAIs), tháng 7/2016, KTNN đã ban hành 39 chuẩn mực KTNN theo thông lệ quốc tế... Về loại hình KTHĐ, theo chiến lược phát triển đến năm 2020, KTNN đang thực hiện lộ trình thí điểm KTHĐ vẫn đang được thể hiện qua các cuộc kiểm toán lồng ghép trong kiểm toán tài chính, đặc biệt là trong kiểm toán ngân sách bộ ngành và địa phương. Mặc dù, hiệu quả lồng ghép chưa rõ ràng, biệt lập nhưng đã chỉ ra được những hoạt động yếu kém trong QLNS Nhà nước, giúp cho các cấp chính quyền tăng cường chất lượng QLTC, tài sản công. Mặt khác, KTNN cũng lựa chọn những chủ đề mà dư luận xã hội đang quan tâm để tổ chức KTHĐ nhằm đánh giá sâu, toàn diện về một chủ đề hoặc nội dung được Đảng, Nhà nước giao phó. Cùng với nhiệm vụ đó, KTNN đã triển khai áp dụng chuẩn mực kiểm toán ASSAI 300 và 3000 để ưu tiên, lựa chọn những chương trình, dự án, chủ đề có rủi ro cao về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực để tổ chức KTHĐ. Đến nay, KTNN đã tổ chức các cuộc KTHĐ với số lượng chiếm gần 10% số các cuộc kiểm toán hàng năm do KTNN thực hiện và đang tăng dần qua các năm (kiemtoancuoithang.sav.gov.vn).

Thứ ba, Luật KTNN được sửa đổi, thay thế đồng bộ, nâng cao chế tài và pháp chế pháp quyền của hệ thống pháp luật KTNN. Các chuẩn mực KTHĐ đã được Việt hoá

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí