Giá Trị Đầu Tư Chương Trình Nhà Ở Xã Hội Và Y Tế Hình Thành Tài Sản Công



công để đầu tư vào chính sách này; Dự án Hợp phần xe buýt nhanh khối lượng lớn - BRT thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội hình thành tài sản công là hệ thống xe buýt và lợi ích từ dịch vụ tiện ích thuộc nhóm [3] “Tài sản công tại doanh nghiệp”; Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hồ Chí Minh hình thành nên tài sản công là các quỹ ngoài ngân sách Nhà nước thuộc nhóm [6] “Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước”; Hoạt động quản lý và sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 trên địa bàn thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang, Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 hình thành nên tài sản công là đất nông nghiệp, kho số viễn thông thuộc nhóm [7] “Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước”,.... Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả, hiệu lực trong quản lý tài sản công qua KTHĐ, Tác giả luận án tiếp tục đánh giá thực trạng quản lý một số chương trình, dự án khác hình thành nên các nhóm tài sản công tại Phụ lục số 01 như:

Thứ nhất: Chương trình nhà ở xã hội (Báo cáo kiểm toán năm 2014-2019). Đây là loại tài sản công hình thành thuộc nhóm [2], là tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng và cũng có thể xem là tài sản thuộc nhóm [5], là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân sau khi nhà ở xã hội được bán cho người dân có thu nhập thấp với chính sách Nhà nước hỗ trợ vay vốn.

Qua kết quả đánh giá tại Bảng 3.5 cho thấy, vai trò KTNN trong kiểm soát chương trình nhà ở xã hội đã giúp cho Quốc hội, Chính phủ và các cấp QLNN chấn chỉnh những sai phạm trong quản lý tài sản công hình thành đưa vào sử dụng với những vấn đề sau: Thực hiện tốt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2015 (giai đoạn 2011-2015) để đảm bảo việc lập quy hoạch, kế hoạch nhu cầu sử dụng được xác định kỹ lưỡng trước khi chương trình đưa vào hoạt động, các công trình xây dựng đẩy nhanh tiến độ theo phân khúc bàn giao đảm bảo khối lượng, khai thác tạo lợi nhuận của nhà đầu tư khi chuyển từ dự án không hiệu quả, tăng cường cơ chế ưu tiên của thành phố Hà Nội phù hợp đối tượng mua nhà, đảm bảo tốt cơ chế kiểm tra giám sát và quản lý của các cơ quan Nhà nước đủ thủ tục, tuân thủ quy định về an toàn môi trường, phòng chống cháy nổ, giá bán xác định phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người có thu nhập thấp, tránh tình trạng đầu cơ nhà ở xã hội,… Cụ thể: KTHĐ chương trình nhà ở xã hội tại Tp. Hà Nội giai đoạn 2014-2015, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng năm 2015; Chương trình nhà ở xã hội tỉnh Đồng Nai và một số quận thuộc Tp. Hà Nội năm 2018; Chương trình nhà ở xã hội năm 2019 Quận Long Biên, huyện Thanh Trì, Đông Anh của Tp. Hà Nội giai đoạn 2015-2018 (Báo cáo kiểm toán năm 2015-2019).


Thứ hai: Kết quả KTHĐ năm 2018 đối với một số chương trình khác cho thấy Vai trò KTNN đã thể hiện tốt trong khâu kiểm soát quản lý tài sản công, ngoài

chương trình nhà ở xã hội, KTNN đã chỉ ra hiệu quả thực hiện một số chương trình, dự án được kiểm toán còn thấp như: Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thực hiện sản lượng chỉ đạt 11,47%, giải ngân chỉ đạt 6,26%, tiềm ẩn khả năng khó có thể đạt được mục tiêu, việc quản lý, sử dụng tài sản công chưa đảm bảo hiệu quả, hiệu lực, kết quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực đã sử dụng cho bộ máy quản lý, nguồn thu Quỹ thuộc tài sản công nhóm [6] còn một số tồn tại, bất cập, cụ thể: Kiến nghị yêu cầu Quỹ nộp hoàn trả vốn điều lệ 500 tỷ đồng (hình thành tài sản công) phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép chuyển nguồn vốn điều lệ sang thực hiện Chương trình 1168; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ quyết định thu về quỹ NSNN 1.000 tỷ đồng (tài sản công quỹ) từ nguồn đóng góp của các DNVT theo Chương trình 1168 cho phù hợp với mục đích sử dụng Quỹ quy định tại Luật Viễn thông và quy định về đối tượng thụ hưởng của Chương trình (Báo cáo kiểm toán 2018, tr.42). Kết quả trên giúp cho các cấp QLNN chấn chỉnh những sai phạm về quản lý và sử dụng quỹ công quốc gia, dịch vụ công ích thuộc các nhóm tài sản công quốc gia.

Từ Bảng 3.5, Tác giả luận án tổng hợp giá trị nguồn lực công đầu tư vào chương trình nhà ở xã hội và phát triển y tế để hình thành tài sản công thuộc trong [7] nhóm tài sản công quốc gia sau:

Bảng 3.6: Giá trị đầu tư chương trình nhà ở xã hội và y tế hình thành tài sản công


Tài chính công

Đối tượng

đầu tư

Sai phạm

Tài sản công hình thành


Thuộc nhóm tài sản công quốc gia

Giá trị (x) (Tỷ đồng)

Chương trình

Giá trị (b) (Tỷ đồng)

Giá trị (y) (Tỷ đồng)

Tên, loại tài sản

Nhóm

Loại tài sản


Chính sách phát triển y tế trên địa bàn Tp. Hà Nội.


0


Thiết bị y tế; thuốc; dịch

vụ khám, chữa bệnh,...


[1]

Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (Phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công,...).


≥12.948

Chương trình nhà ở xã hội Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai.


211


≥12.737

Hệ thống nhà ở xã hội; dịch vụ tiện ích sử dụng; lợi nhuận và quỹ tái đầu

tư,...


[2] và [5]

Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội; tài sản được xác lập

quyền sở hữu toàn dân,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam - 14

Nguồn: Báo cáo kiểm toán giai đoạn 2014 - 2019

Qua đó cho thấy, đến năm 2018 (năm 2014+4), cùng một chương trình, chính sách nhà ở xã hội và phát triển y tế trên cùng một địa bàn thành phố Hà Nội lại không được tiếp tục tổ chức kiểm toán trở lại (kiểm toán liên tục) trong các năm (o+n). Vì vậy những



sai phạm trong hoạt động quản lý tài sản công mà các chủ thể thực hiện KTHĐ đã chỉ ra có được chấn chỉnh, việc tiếp tục tái diễn trong các năm (o+n) có được kiểm soát và báo cáo Quốc hội, Chính phủ. Vai trò của KTNN mới chỉ thể hiện ở giai đoạn hậu kiểm đối với tài sản công nhưng lại bỏ qua tiền kiểm giai đoạn đầu tư hình thành nên tài sản công, khi kết quả của quá trình hoạt động hình thành nhiều rủi ro tiềm ẩn thì KTNN mới thể hiện vai trò chữa bệnh hơn là phòng bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là tính chuẩn mực hoạt động trong HĐKT chưa được đề cao, các KTV nhận thức loại hình KTHĐ với phương thức tiền kiểm chưa đúng với bản chất của KTHĐ, thu nhập của bộ phận KTV còn chưa tương xứng với năng suất lao động bỏ ra; tính pháp chế trong thực thi văn bản pháp luật còn hạn chế, môi trường CCHC chưa thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0,...

3.2.2 Mô hình kiểm toán hoạt động và sự phát triển trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước

3.2.2.1 Sự phát triển kiểm toán hoạt động

Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2003, KTNN Việt Nam đã được thành lập và phát triển. Lúc bấy giờ, KTNN hoạt động theo chức năng được quy định tại Nghị định Số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ. Mãi đến năm 2003, Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ đã quy định rõ chức năng của KTNN là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. Kết quả đạt được lúc bấy giờ chưa cao, lực lượng kiểm toán còn mỏng, BMKT phải từng bước củng cố và gia tăng nhân lực, năng lực, vật lực, chuẩn mực hoạt động. Giai đoạn năm 2004 đến 2006, lúc bấy giờ KTNN đang còn trực thuộc Chính phủ, được quy định về chức năng gắn với loại hình KTHĐ. Thời điểm bấy giờ, KTHĐ được vận dụng dưới dạng kiểm toán chuyên đề, là việc đánh giá tính tuân thủ trong QLNS; kết quả đạt được tương đối rõ rệt với đội ngũ cán bộ kiểm toán gần 1.000 người, bộ máy đã có 5 khu vực và 3 chuyên ngành. Nhiệm vụ của KTNN lúc bấy giờ tập trung vào các cuộc kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán chuyên đề. Giai đoạn năm 2007 đến 2013, với mục tiêu đã định, chiến lược phát triển vai trò của KTNN giai đoạn 2013-2017 đã ra đời, loại hình KTHĐ được quan tâm nhiều hơn và áp dụng thí điểm đối với các chương trình, dự án có vòng đời hình thành, hoạt động dài, phức tạp. Kế hoạch chiến lược đã chỉ rõ “Tăng cường giá trị và lợi ích trong việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản công”. Kết quả KTHĐ là đạt được những giá trị lợi ích qua vận dụng thí điểm KTHĐ trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đào tạo KTHĐ chuẩn quốc tế cho đội ngũ cán bộ tinh nhuệ tại Canada, Úc, Ấn Độ, Đức,...

Trên thế giới, KTHĐ được phát triển từ rất sớm vào những năm 1960 tập trung tại các quốc gia như Canada, Úc,.... Ở Việt Nam, đến năm 2014 KTHĐ mới được phát



triển, vận dụng tổ chức thực hiện cuộc KTHĐ độc lập mà không lồng ghép thí điểm như các năm về trước thực hiện kiểm toán chuyên đề. Năm 2014, KTNN đã thành lập được phòng KTHĐ thuộc Vụ Tổng hợp có 17 người, gồm 01 KTV chính, 08 KTV, 08 KTV dự bị, trong đó: 14 thạc sỹ; 05 KTV tốt nghiệp khóa đào tạo 10 tháng về KTHĐ tại Canada. Đội ngũ KTV lúc bấy giờ rất thành thạo ngoại ngữ, học hỏi kinh nghiệm nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia CCAF đến từ Quỹ kiểm toán toàn diện Canada.

Hiện nay, quy trình, CMKT của KTNN đã được hoàn thiện, hệ thống các CMKT liên quan đến KTHĐ như: CMKT Nhà nước số 100 - Các nguyên tắc cơ bản trong HĐKT của KTNN; Chẩn mực kiểm toán Nhà nước số 300 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động; CMKT quốc tế ISSAI 3000 của INTOSAI - Chuẩn mực kiểm toán hoạt động; CMKT quốc tế ISSAI 3100 của INTOSAI - Hướng dẫn các khái niệm cơ bản trong kiểm toán hoạt động; CMKT quốc tế ISSAI 3200 của INTOSAI - Hướng dẫn quy trình kiểm toán hoạt động. Hệ thống chuẩn mực KTHĐ của KTNN có sự thay đổi lớn phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên ở nước ta hiện nay vẫn phải tuân thủ các CMKT quốc tế được Việt hóa, số hiệu chuẩn mực vẫn căn cứ số hiệu chuẩn mực quốc tế. Loại hình KTHĐ đang được KTNN phát triển gặp nhiều khó khăn so với các nước trong khu vực, cũng như việc phát huy đồng thời vai trò KTHĐ và vai trò KTNN. Hiện nay KTNN luôn quan tâm thực hiện KTHĐ đối với các chương trình, dự án hay chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội có quy mô lớn, vòng đời kéo dài nhưng KTNN vẫn chưa thực hiện hiệu quả phương thức tiền kiểm như một số SAIs trên thế giới đối với giai đoạn xây dựng, quyết định dự toán, lập chủ trương đầu tư, quy hoạch, kế hoạch hoạt động cũng như phương thức hiện kiểm là quá trình kiểm toán trong khâu thực hiện chính sách, tổ chức đấu thầu, thi công dự án. Vì vậy, sự phát triển loại hình KTHĐ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.

3.2.2.2 Vận dụng mô hình kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước

Tác giả luận án vận dụng mô hình lý thuyết Bảng 2.1 đối với chương trình nhà ở xã hội lại càng thể hiện rõ hơn, có ý nghĩa xa hơn so với chính sách phát triển về y tế kết hợp với mô hình Logic để phân tích việc quản lý và sử dụng tài chính công đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội và hình thành nên tài sản công được chuyển giao cho người có thu nhập thấp vay vốn đầu tư, sử dụng. Vận dụng mô hình trên đối với 02 chương trình nhà ở xã hội và chính sách phát triển về y tế qua các năm đều cho thấy, KTNN cần tăng cường nhiều hơn nữa về KTHĐ giai đoạn tổ chức thực hiện phương thức tiền kiểm năm đầu (o) khởi động dự án, hiện kiểm năm tiếp theo (o+n) hoạt động và hình thành dự án, hậu kiểm các năm trong dài hạn nhằm đánh giá hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công. Mô hình vận dụng:


Bảng 3.7: Mô hình quan hệ 3Es trong quản lý tài chính, tài sản công đối với chương trình y tế và nhà ở xã hội

Tính kinh tế

Tiêu chí đầu vào

≥ 12.948 tỷ (Xo)

Tính hiệu quả

Tiêu chí đầu ra

≥ 12.737 tỷ (Yo+n)

Tính hiệu lực

Tính hiệu năng

Kết quả kiến nghị

211 tỷ (b)

Tài chính công

(Nguồn lực)

Đối tượng

(Đầu tư)

Tài sản công

(Hình thành)


Tham vấn, quản lý

(1) Tiết kiệm vốn huy động, vốn cổ phần, vốn vay, viện phí, ngân sách, quỹ ngoài ngân sách.

(2) Sử dụng quỹ đất đầu tư xây dựng hợp pháp, hợp lý.

(3) Tiết kiệm chi phí khảo sát lấy ý kiến người dân, thông tin về quy hoạch, sự hài lòng chính sách; giảm thiểu được chi phí bản quyền, công nghệ, tư vấn đấu thầu, đấu giá...

(4) Tiết kiệm chi phí lập quy hoạch, bồi hoàn giải phóng mặt bằng, thủ tục nhập khẩu, hải quan, ngân hàng, lương nhân công, vận chuyển...

(1) Chương trình nhà ở xã hội và chính sách phát triển y tế đầu tư hiệu quả, chất lượng.

(2) Hệ thống báo cáo, chủ trương đầu tư được tuân thủ.

(3) Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu; tổ chức thi công, đấu thầu, đấu giá chấp hành...

(4) Vận đơn, giấy tờ thông quan, xuất nhập khẩu, hồ sơ mua sắm thuốc, thiết bị hợp lệ; thủ tục đấu giá, đấu thầu hợp pháp...


(1) Hệ thống nhà ở xã hội hình thành

theo phân

khúc; chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp...

(2) Hệ thống thiết bị y tế, thuốc, sự hài lòng về chất lượng khám và trị bệnh...

(3) Công nghệ, phương thức quản lý, hệ thống dịch vụ tiện ích đảm bảo chất lượng...

(4) Doanh thu, thuế, quỹ tái đầu tư quản lý hiệu quả...

(1) Mục tiêu: Chỉnh trang đô thị; giải quyết chính sách cho người có thu nhập thấp; nâng cao chất lượng khám, trị bệnh.

(2) Ảnh hưởng: Giảm chi phí mua nhà, chi phí khám chữa bệnh, sự thỏa dụng và hài lòng khi tham gia chương

trình, chính sách và được nhân rộng.

(3) Hữu hiệu: Hệ thống quản lý, khai thác dịch vụ y tế và

nhà ở xã hội, chống thất thu, tham nhũng, sách nhiễu...

(1) Chiến lược: Nhân rộng mô hình nhà ở xã hội và chương trình y tế sang nơi khác; liên kết, hợp tác theo cách thức thực hiện hiệu quả quốc tế.

(2) Quy chế hoạt động, điều hành của ban quản lý dự án, quy chế bệnh viện, quy định của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương...

(3) Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Uỷ ban Nhân dân, Ngân hàng, Sở Xây dựng, Sở Y tế...

Nguồn: Tác giả tổng hợp



Mô hình trên đảm bảo rằng, để nâng cao vai trò KTNN hiệu quả phải xây dựng và vận dụng một hệ thống các tiêu chí đầu vào, đầu ra cho các nguồn lực đầu tư để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực sử dụng hình thành nên tài sản công và hiệu năng quản lý, giúp cho việc tham vấn chiến lược dài hạn nhằm khắc phục những hạn chế trong tổ chức KTHĐ và trong QLTC, tài sản công. Tham chiếu Bảng 3.5, 3.6 và kết quả trên đối với chương trình nhà ở xã hội cho thấy, các nguồn lực đầu vào được đầu tư ban đầu tối thiểu là 12.948 tỷ đồng, giá trị tài chính công cuối cùng cũng chính là giá trị tài sản công ban đầu được hình thành với tổng trị giá ít nhất 12.737 tỷ đồng, kết quả của việc quản lý và sử dụng nguồn lực xây dựng hệ thống nhà ở xã hội được KTNN chỉ ra với sai phạm 211 tỷ đồng, đây là kết quả đại diện để KTNN thực hiện vai trò kiến nghị, tham vấn quản lý. Đối với chương trình phát triển y tế, KTNN chỉ tham vấn hiệu chỉnh chính sách.

Kết quả b:

(Mục tiêu, chiến lược)

Mục đích: Tối thiểu chi phí khám, chữa bệnh,

tối đa lợi ích

Tính kinh tế

Đầu vào: Chủ trương đầu tư, cấp phép hoạt

động

Hoạt động: Quy hoạch, đấu thầu, mua sắm,

thử nghiệm

(Kiểm tra, giám sát tiết kiệm, tối thiểu nguồn lực)

Tính hiệu lực (Kiểm soát, tham vấn hiệu chỉnh, hiệu năng)

Tác động

Kết quả

Hệ thống pháp luật: Luật đấu thầu, thông lệ hoạt động, quy chế quản lý bệnh viện...

Các yếu tố chi phí Xo:

Viện phí, vốn vay, huy động đầu tư...

Đầu ra Y(o+n): Thiết bị, vật tư, thuốc...

Hậu kiểm: Kiểm soát, tham vấn chính

sách khai thác, quản lý thu và sử dụng

dịch vụ y tế trong dài hạn (Năm 2014+n)

Tiền kiểm: Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ, ngăn chặn rủi ro lãng phí nguồn lực trong ngắn hạn (Năm 2014)

Để làm rõ ý nghĩa của mô hình kiểm toán trong thực tiễn, Tác giả Luận án sử dụng mô hình lý thuyết Sơ đồ số 2.1 vận dụng riêng đối với lĩnh vực phát triển y tế:


Tính hiệu quả

(Giám sát, kiểm soát năng suất tối đa)


Hiện kiểm: Giám sát, kiểm soát uốn nắn, hiệu chỉnh kịp thời chính sách phát triển y tế trong trung hạn




Sơ đồ 3.1: Thực hiện mục tiêu và phương thức KTHĐ trong quản lý y tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp



Qua thực trạng KTHĐ phản ánh tại Bảng 3.5 và các tiêu chí kiểm toán được hình thành tại Mô hình 3.7 để phân tích, đánh giá mục tiêu và phương thức thực hiện KTHĐ nhằm khắc phục những hạn chế và định hướng trong tương lai theo Mô hình 3.1 trên:

Thứ nhất, thực hiện mục tiêu KTHĐ nâng cao vai trò KTNN đối với công tác quản lý trong các cơ sở y tế

Ý nghĩa của Mô hình 3.1 chỉ ra việc KTV khi thực hiện KTHĐ không kết hợp được các tiêu chí kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của chương trình sẽ ảnh hưởng đến vai trò KTNN khi thực hiện mục tiêu KTHĐ như sau: (1) Chi phí khám chữa bệnh không được kiểm soát, điều chỉnh ngay từ năm đầu (o) hoạch định chính sách của các cơ quan QLNN, gây khó khăn cho người dân khi phải chi trả một khoản viện phí không mong muốn, ảnh hưởng đến tính kinh tế; (2) hoạt động của các cơ sở y tế kém hiệu quả, chất lượng khám, chữa bệnh không cao, cơ sở, trang thiết bị máy móc lạc hậu, môi trường hoạt động không đảm bảo vệ sinh, an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh,... tính hiệu quả không đạt được cho mục tiêu KTHĐ; (3) các cơ sở y tế được cấp phép hoạt động sai quy định gây hậu quả trong những năm dài hạn (o+n) và các năm sau đối với hoạt động khám, chữa bệnh, thiếu kiểm soát chấp hành các khoản thuế thu nộp ngân sách của các cơ sở y tế, chưa tuân thủ pháp luật hiện hành về quản lý và xử phạt vi phạm hành chính, tái phạm,… là không đảm bảo tính hiệu lực cho mục tiêu KTHĐ (Báo cáo kiểm toán, 2016).

Vai trò KTNN đã giúp cho các cấp QLNN nhận thấy rằng, các cơ sở y tế đang được phân cấp quản lý trực tiếp toàn bộ nguồn thu tài chính và cả nguồn lực dịch vụ công được Nhà nước giao phó. Các đơn vị được phân cấp sử dụng nguồn lực tài chính công để mua sắm, đầu tư vào hoạt động khám, chữa bệnh nhưng hiệu quả chưa cao, lãng phí, gây thất thoát tài chính, tài sản công ích và thiệt hại lớn cho ngành y. Đây là quá trình quản lý đầu vào được đánh giá kém hiệu quả, lãng phí làm cho không đạt được mục tiêu tiết kiệm kinh tế cần được chủ thể KTNN tổ chức tiền kiểm trong giai đoạn đầu hoạt động năm (o). Vấn đề đáng quan tâm là ảnh hưởng của CSPL (Pháp chế, hiệu lực) trong quản lý cấp phép hoạt động và đấu thầu mua sắm, quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường và việc sử dụng kém hiệu quả; ngoài ra, trong hệ thống kiểm soát chuẩn mực hoạt động thấp, rủi ro tiềm tàng ở mức độ cao. Tính hiệu quả chưa đảm bảo cho mục tiêu KTHĐ về công tác quản lý trong quá trình hoạt động đến khâu đầu ra của chương trình, dự án trong các năm về sau (o+n). Vì vậy, với vai trò, chức trách của KTNN hiện nay cần quan tâm tổ chức hiện kiểm trong quá trình hoạt động đối với đầu vào chuyển tiếp sang đầu ra có ý nghĩa trong hoạt động QLTC hình thành nên tài sản công (Kiểm toán nhà nước, 2003).



Từ mô hình trên, KTNN có thể đưa ra khuyến nghị: Để quản lý tốt kết quả đầu ra, việc sử dụng hiệu quả tài chính, tài sản công ích và nâng cao chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế tại các cơ sở y tế cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, chính quyền Nhà nước. Trong đó, KTNN cùng các ngành, các cấp và cơ quan y tế phải có một vai trò kiểm soát hiệu quả, đồng bộ và nhất quán trong suốt quá trình thực hiện, mà quá trình cấp phép hoạt động và tổ chức đấu thầu mua sắm, quản lý chất lượng sử dụng thuốc, tài sản, thiết bị y tế trong hoạt động khám, chữa bệnh là trọng tâm cho KTHĐ hiệu quả. Vì vậy, thực hiện KTHĐ sẽ thể hiện được vai trò toàn diện của KTNN trong tiến trình QLTC, nâng cao hoạt động chuyên môn theo ngành, lĩnh vực và kiểm soát quản lý.

Thứ hai, thực hiện phương thức tổ chức KTHĐ nâng cao vai trò KTNN đối với chương trình y tế

Một là, phương thức tiền kiểm: Trong ngắn hạn, kiểm soát chủ trương cấp phép đầu tư và thực hiện luật đấu thầu năm 2013, Số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, KTV tham gia KTHĐ tiến hành khảo sát mô hình hoạt động của từng cơ sở y tế gắn với chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động từ nhiều năm trước (o) khi chưa được thực hiện tiền kiểm cho năm hiện hành và những năm tiếp theo (o+n). Từ những ảnh hưởng thực tế trong các năm về sau (o+n), KTNN lại chưa thể hiện được vai trò kiểm soát tổng thể do không tiến hành KTHĐ lại cho niên độ ngân sách năm trước (o) với các vấn đề về mua sắm thiết bị y tế cần được giám sát hoạt động, kiểm soát tổng thể, kiểm toán việc quản lý và sử dụng viện phí sẽ bỏ sót nhiều rủi ro tiềm tàng (IR), thất thoát nguồn lực công, khó đạt được mục tiêu về tính kinh tế. Nguyên nhân do năng lực, sự am hiểu về hoạt động kiểm soát nội bộ ngành y còn hạn chế; môi trường pháp lý, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong khám và trị bệnh chưa hiện đại, đồng bộ. Đánh giá thực trạng qua mô hình trên đã chỉ ra rằng, để nâng cao vai trò KTNN khi tổ chức thực hiện KTHĐ cần tiến hành tiền kiểm ngay tại thời điểm xin chủ trương cấp phép đầu tư, tổ chức công tác đấu thầu thuốc, thiết bị y tế năm hiện hành (o), mua sắm cho năm tiếp theo (o+n) và thể hiện được vai trò là chuyên gia tư vấn và hỗ trợ kiểm soát, uốn nắn, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong quá trình tổ chức đấu thầu mua sắm và sử dụng thuốc, thiết bị y tế để đảm bảo mục tiêu KTHĐ; KTNN cũng cần tăng cường hơn nữa vai trò là một cộng sự với khách thể kiểm toán trong ngắn hạn, chủ đạo hướng dẫn việc thay đổi phương thức cấp phép đầu tư, lập kế hoạch chiến lược.

Hai là, phương thức hiện kiểm: Phương thức tổ chức hiện kiểm trong trung hạn (năm o+n) đối với hoạt động đấu thầu, mua sắm và sử dụng thuốc, thiết bị y tế phải được chủ thể tổ chức KTHĐ vận dụng ngay tại khâu tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng chuyển tiếp sang bước mua sắm, vận hành, thử nghiệm, đào đào tạo sử dụng trong trung hạn,... Trên thực tế, KTNN vẫn chưa thể hiện được vai trò

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí