thực sự của chủ thể khi thực hiện KTHĐ do điều kiện còn thiếu về thời gian, nhân lực, vật lực để tiến hành TCKT liên tục trong quá trình mua sắm để ngăn chặn việc mua sắm hàng lậu, hàng hóa không thông quan, chuyển giá,... Mô hình trên cho thấy, KTNN cần tăng cường vai trò TCKT liên tục, lập kỳ, phân kỳ cho các năm (o) và (o+n) sẽ ngăn chặn được các rủi ro kiểm soát (CR), đảm bảo mục tiêu hiệu quả sử dụng nguồn lực công và kiểm soát tốt hoạt động ngành y.
Ba là, phương thức hậu kiểm: Khi KTV thực hiện KTHĐ thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động ngành y, dẫn đến tồn tại rủi ro kiểm toán (AR), khó phát giác sai phạm về việc mua bán lòng vòng, làm tăng cao giá trị giao dịch của hàng hóa, gây thiệt hại nguồn lực công, đây là tồn tại vốn có trong một bộ phận KTV thực hiện KTHĐ làm giảm vai trò của chủ thể KTNN khi thực hiện KTHĐ. Mô hình chỉ ra rằng, để nâng cao vai trò KTNN trong kiểm soát và phòng ngừa rủi ro, thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư cần có sự quan tâm quyết liệt để TCKT năm ngân sách (o) đã được lập quyết toán, khoảng cách một năm (o+1) thực hiện quyết toán ngân sách tính từ cuối năm kết thúc hiện kiểm (o+n), việc đó đảm bảo được mục tiêu hiệu lực trong quản lý và giúp cho chủ thể thực hiện KTHĐ tham vấn hiệu chỉnh các chế độ, chính sách quản lý trong dài hạn.
3.3 Thực hiện vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công qua kiểm toán hoạt động
3.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vai trò kiểm toán
Thứ nhất, phương thức tổ chức kiểm toán hoạt động
Hiện nay, KTNN đã thành lập được các phòng KTHĐ thuộc Vụ Tổng hợp và một số KTNN Khu vực, Chuyên ngành được giao nhiệm vụ phụ trách thực hiện các cuộc KTHĐ quy mô lớn. Tuy bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, nhưng vẫn chưa có một cuộc KTHĐ nào tiêu biểu, hiệu quả như mục tiêu đề ra tại Đại hội ASOSAI. Nguyên nhân, trong ngành còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và sự tiếp cận phương thức tổ chức KTHĐ (tiền, hiện, hậu kiểm) từ các nước phát triển trong khu vực cùng với việc vận dụng vào Việt Nam. Đây là khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đối với vai trò KTNN trong tiến trình phát triển KTHĐ phù hợp theo thông lệ quốc tế (Kiểm toán Nhà nước, 2010).
Hiện nay KTNN đang tổ chức thực hiện loại hình kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính là hiệu quả, chưa phát huy cao vai trò của loại hình KTHĐ. Theo đó, KTNN vẫn phải tổ chức xây dựng kế hoạch KTHĐ theo hướng phát triển từ loại hình kiểm toán tuân thủ với bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên các quy định của pháp luật làm trung tâm. Nguyên nhân do hệ thống chuẩn mực, cách thức tổ chức kiểm toán liên tục, tổ chức tiền kiểm, hiện kiểm trong KTHĐ đang được ứng dụng thực tiễn nhưng kết quả mang lại kỳ vọng chưa cao như mục tiêu đề ra làm tiền đề phát triển về sau.
Năm 2015, 2019 là năm then chốt cùng với sự phát triển toàn diện về năng lực, nhân lực kiểm toán. Để nâng cao năng lực nghề nghiệp, hàng năm KTNN đang phải tăng cường củng cố lực lượng chuyên môn hóa về KTHĐ qua công tác đào tạo thường xuyên, cùng với việc thuê chuyên gia nước ngoài như: Chuyên gia CaNaDa, chuyên gia Úc, chuyên gia Ấn Độ phối hợp đào tạo, ứng dụng phương pháp kiểm toán môi trường, kiểm toán trách nhiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐKT (Kiểm toán Nhà nước, 2018).
Tuy bước đầu đã phát huy tác dụng của chương trình đào tạo KTHĐ, nhưng KTV vẫn chưa hiểu hết được vai trò KTHĐ. Phương pháp KTHĐ vận dụng từ các nước phát triển cho thấy có khoảng cách khá xa về khả năng thích ứng và kinh nghiệm thực tiễn; các KTV chưa được cọ sát thường xuyên qua thực tiễn tổ chức thực hiện KTHĐ nên kết quả KTHĐ năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 cho thấy việc kế thừa phương pháp kiểm toán truyền thống như một tiền lệ vốn có, chưa có tính bứt phá, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp và năng lực tổ chức KTHĐ. Vì vậy, những khó khăn trước mắt đặt ra cho ngành KTNN Việt Nam phải triệt để tinh giảm những biên chế chưa đủ trình độ thích ứng với nghề nghiệp kiểm toán cũng như tiêu chuẩn về đạo đức công vụ; thôi tuyển dụng và tăng cường đào tạo KTHĐ cùng với việc nâng cao ý thức, trách nhiệm trong nghiên cứu, học tập, sáng tạo và tư duy nghề nghiệp nhất là trong ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong HĐKT như các SAIs thuộc KTNN Đan Mạch, Ấn Độ,... (kiemtoannn.gov.vn, 2018).
Thứ hai, chuẩn mực hoạt động và vai trò tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước
Trong hoạt động công vụ và trong HĐKT, chuẩn mực hoạt động luôn được hình thành trong chính chủ thể KTV thực hiện KTHĐ và khách thể kiểm toán. Khi có sự phối hợp giữa hai lực lượng này với mục tiêu hướng đến lợi ích đích thực mang lại cho cộng đồng xã hội thì rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm toán được kiểm soát ở mức thấp nhất, mục tiêu kỳ vọng đạt được cao nhất hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, giữa hai lực lượng chủ thể kiểm toán và khách thể kiểm toán đều có sự thỏa hiệp, thiếu chí công vô tư, ảnh hưởng bởi những lợi ích không mong muốn sẽ xẩy ra hai trường hợp ảnh hưởng đến vai trò, hiệu quả, hiệu lực thực hiện KTHĐ và vai trò của KTNN:
(1) Chuẩn mực hoạt động thấp dễ dàng bỏ qua những sai phạm vốn dĩ phải được kiểm soát chặt chẽ và đánh giá xác đáng, công khai, có sự phớt lờ có chủ ý và giải tỏa trách nhiệm quản lý ngay trong giai đoạn tiền kiểm, điều đó sẽ tiềm ẩn thất thoát nguồn lực công, (2) giá trị công trình thấp, chất lượng dịch vụ không đảm bảo hoặc hiểu sai CSPL, hiệu chỉnh hồ sơ dự toán, quyết toán công trình để phù hợp với bản xác nhận của KTV thực hiện KTHĐ, dẫn đến báo cáo KTHĐ thông tin kém tin cậy, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực không đạt được mục tiêu đề ra.
Vai trò tổ chức hoạt động của bộ máy KTNN hiện nay đã được thiết chế, hiến định độc lập với hoạt động của Quốc hội và Chính phủ; là sự đổi mới phù hợp thông lệ quốc tế trong bối cảnh đất nước đang phát triển và hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên, về vai trò trong QLTC, tài sản công qua thực hiện vai trò KTHĐ vẫn chưa được tăng cường vì vai trò QLTC, tài sản công yêu cầu phải có sự giám sát, kiểm soát hoạt động chặt chẽ và liên tục. KTNN hiện nay đang tập trung TCKT tại các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương và được xem là thế mạnh của BMKT. Đối với vai trò KTHĐ thì chưa thể hiện rõ nét trong BMKT và qua việc tổ chức xây dựng kế hoạch chiến lược kiểm toán năm, kế hoạch chiến lược kiểm toán trung và dài hạn của KTNN.
Hiện nay, trong BMKT một số KTNN chuyên ngành và khu vực lớn được thành lập phòng KTHĐ tiêu biểu. Về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị còn chồng chéo, một số nhiệm vụ KTHĐ thuộc các vụ chức năng lại được giao cho một đơn vị khác thực hiện. Nguyên nhân do hạn chế về nhân lực, nghiệp vụ, điều kiện cơ sở vật chất; hệ thống pháp luật KTNN đang dần cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, dần hoàn thiện việc Việt hóa phát triển Luật, hệ thống CMKT theo thông lệ quốc tế. Do đó, công cuộc cải cách ảnh hưởng lớn đến vai trò của KTNN trong bối cảnh hiện nay phải thực hiện được các mục tiêu của đại hội ASOSAI định hướng.
Thứ ba, thực hiện vai trò pháp chế thi hành trong hệ thống pháp luật
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, tại kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật KTNN năm 2015, theo đó là sự hình thành hệ thống pháp luật dưới luật thi hành Luật KTNN Số 81/2015/QH11, ban hành ngày 24/06/2015. Quy trình, CMKT đã được hoàn thiện trong năm 2016, trong đó có hệ thống chuẩn mực KTHĐ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn phải tuân thủ các CMKT quốc tế được Việt hóa, sửa đổi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ở Việt Nam với lý do: Hệ thống pháp luật Nhà nước đang phải từng bước sửa đổi, hoàn thiện đồng bộ cho chủ thể quản lý thi hành thực hiện, ảnh hưởng đến việc chấp hành, tuân thủ quy định của Nhà nước.
Một là, sự thay đổi trong môi trường pháp luật kiểm toán
Hiện nay, đã có nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành Luật KTNN năm 2015. Các văn bản chỉ đạo, điều hành xây dựng kế hoạch KTHĐ và tổ chức thực hiện các cuộc KTHĐ hàng năm phải thay thế, sửa đổi thường xuyên những bất cập của trước đây. Các thông lệ quốc tế và điều ước chung theo tuyên bố của ASOSAI về KTHĐ được đề ra với nguyên tắc chung của nước chủ nhà nhưng việc thích ứng đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do pháp luật KTNN phải sửa đổi theo một thông lệ chung, phải từng bước xây dựng và phát triển theo điều kiện thực tế phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ từng đơn vị; hệ thống pháp luật Nhà nước và CCHC công đang phải hoàn thiện theo hướng điều chỉnh giữa các mối quan hệ kinh tế, xã hội trong điều kiện hội nhập. Tuy nhiên, môi trường pháp luật KTNN vẫn chưa có quy định chế tài xử phạt, xử lý trách nhiệm trong HĐKT đối với trường hợp không thực hiện kiến nghị kiểm toán và hợp tác công vụ làm ảnh hưởng đến việc chấp hành tham vấn quản lý của KTNN (Trần Trí Trinh, 2008).
Hai là, sự tiến bộ khoa học công nghệ trong môi trường pháp luật
KTNN tích cực phát huy thành tựu kiểm toán môi trường công nghệ thông tin theo các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, là nước có truyền thống nhiều năm về ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐKT và cả trong CCHC công. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với KTNN hiện nay vẫn là trình độ công nghệ thông tin của KTV nói chung, KTV thực hiện KTHĐ nói riêng phát triển chưa đồng đều, thiếu kinh nghiệm ứng dụng trong KTHĐ; điều kiện và môi trường pháp luật KTNN đang trong quá trình thay đổi phù hợp với luật pháp Việt Nam sửa đổi, thay thế. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành chưa được hiện đại và đồng bộ; cải cách nền hành chính công trong môi trường công nghệ thông tin đang còn những bất cập, phải từng bước phát triển. Tổ chức KTHĐ trong môi trường công nghệ thông tin là tất yếu khách quan, KTNN Việt Nam chưa triệt để tổ chức KTHĐ theo hướng thích ứng hợp phần công nghệ tin học hoá tại chỗ vì lý do, hệ dữ liệu lớn (Big data) đang phải cập nhật đồng bộ trên toàn quốc với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, đây cũng là thách thức và ảnh hưởng lớn trong tổ chức KTHĐ của KTNN nhằm thay đổi những bất cập của chế độ, chính sách pháp luật nâng cao chế tài thực thi và pháp chế thi hành pháp luật (Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, 2004).
Tại Đại hội ASOSAI lần thứ 14, năm 2018 đã khẳng định KTNN Việt Nam phải tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa trong HĐKT để TCKT trong môi trường công nghệ thông tin mà loại hình KTHĐ là một mục tiêu quan trọng nhất trong bốn mục tiêu định hướng của ASOSAI. Tuy nhiên, yếu tố công nghệ thông tin đang là một thách thức lớn cũng như Chính phủ điện tử và chính quyền điện tử như hiện nay. Do đó, KTNN đang phải từng bước thích ứng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐKT vào năm 2018 trở đi, kết quả gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện vai trò của KTNN.
3.3.2 Sự phát triển Kiểm toán Nhà nước với việc thực hiện kiểm toán hoạt động
KTNN Việt Nam có người đứng đầu BMKT là Tổng KTNN, cấp dưới có năm phó tổng KTNN. Về cơ cấu tổ chức BMKT hiện nay KTNN có 32 đơn vị trực thuộc bao gồm:
06 vụ chức năng (Vụ Tổ chức, Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra KTNN); 02 cơ quan tham mưu (Văn phòng KTNN, Văn phòng Đảng Đoàn thể); 08 đơn vị chuyên ngành; 13 KTNN khu vực; 03 đơn vị sự nghiệp (Trường đào tạo Nghiệp vụ kiểm toán, Trung tâm Tin học và Báo kiểm toán). Qua quá trình hình thành và phát triển từ năm 1994 đến nay, BMKT đã có sáu Lãnh đạo cấp Tổng kiểm toán nắm quyền điều hành hoạt động. Kết quả trong HĐKT so với các nước đã và đang phát triển vượt bậc và được thế giới đánh giá cao vai trò của BMKT.
Vị trí pháp lý của KTNN Việt Nam hiện nay chính thức là một Cơ quan kiểm toán Quốc tế (SAI), từ khi gia nhập ASOSAI năm 1997 lần thứ 7 với hội thảo chính của chuyên đề là: “Vai trò của SAI trong thúc đẩy hiệu lực và hiệu quả quản trị khu vực công qua loại hình kiểm toán hoạt động”, cùng với nhiều thành tựu đạt được qua các kỳ Đại hội ASOSAI mà KTNN Việt Nam hướng tới như: Năm 2000 Đại hội ASOSAI lần thứ 8 tại Thái Lan, mục tiêu chính là: “Vai trò của các SAIs trong việc tăng cường hiệu quả quản trị công quốc gia”; năm 2003 Đại hội ASOSAI lần thứ 9 tại Philippines cũng với mục tiêu: “Quản trị chất lượng kiểm toán công”; năm 2006 Đại hội ASOSAI lần thứ 10 tại Trung Quốc với mục tiêu: “Vai trò của hoạt động kiểm toán trong việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình khu vực công”; một bước ngoặt lớn năm 2009 Đại hội ASOSAI lần thứ 11 tại Pakistan, KTNN Việt Nam lần đầu tiên với vai trò là thành viên ban điều hành nhiệm kỳ 2009-2012, với mục tiêu: “Vai trò của các SAIs trong tăng cường hiệu quả quản lý ngân sách khu vực công” do Tổng KTNN Vương Đình Huệ soạn thảo; năm 2012 Đại hội ASOSAI lần thứ 12 tại Ấn Độ với mục tiêu: “Đồng hóa chuẩn mực quốc tế của các SAIs” (kiemtoannn.gov.vn).
Năm 2015, Đại hội ASOSAI lần thứ 13 tại Malaysia với mục tiêu: “Sử dụng công nghệ nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả kiểm toán”, cùng với đó là chủ đề mà KTNN Việt Nam đưa ra “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của KTNN Việt Nam” do Phó Tổng KTNN, Trưởng đoàn KTNN Việt Nam Đoàn Xuân Tiên phát biểu. Với chức năng và nhiệm vụ của KTNN đã phát huy được kết quả thành tựu của các SAIs nhưng việc cải cách nền hành chính công tại Việt Nam mới bắt đầu được thực hiện, công nghệ thông tin và Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử chưa được thực hiện chính thức, đây là thách thức và cũng là cơ hội tốt để KTNN Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng trong tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới.
Tháng 9, năm 2018, Đại hội ASOSAI lần thứ 14 diễn ra tại Việt Nam, vai trò của KTNN Việt Nam là chủ tịch Đại hội nhiệm kỳ 2018-2021, thành viên ban điều hành nhiệm kỳ 2018-2024 có sự tham gia của 46 thành viên các SAIs trong khu vực Châu Á cùng hướng đến mục tiêu: “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững”. Trong Đại hội lần này các SAIs đã chỉ rõ vai trò của KTNN Việt Nam là đầu tầu dẫn dắt các SAIs
thực hiện KTHĐ, kiểm toán môi trường, kiểm toán công nghệ thông tin, nợ công, trong đó vai trò KTHĐ trong lĩnh vực công đang được các SAIs quan tâm hàng đầu, nhất là đối với các lĩnh vực bảo vệ môi trường, đầu tư phát triển và nợ công. Để nâng cao vai trò KTNN, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu cho KTNN giai đoạn năm 2021-2030 đảm bảo thực hiện từ 30% đến 40% số cuộc KTHĐ trong toàn ngành. Bảng phân tích các cuộc KTHĐ thực hiện theo kế hoạch như sau (Phụ lục 01):
Bảng 3.8: Số cuộc KTHĐ thực hiện theo kế hoạch kiểm toán năm
Số cuộc KTHĐ mở rộng | Số cuộc KTHĐ kế hoạch chung | Số cuộc kiểm toán kế hoạch toàn ngành | Tỷ lệ % | ||
KTHĐ mở rộng/ kế hoạch ngành | KTHĐ chung/ kế hoạch ngành | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) = (2)/(4) | (6) = (3)/(4) |
Cộng | 82 | 57 | 1380 | 5,94% | 4,13% |
2014 | 2 | 2 | 192 | 1,04% | 1,04% |
2015 | 7 | 7 | 202 | 3,47% | 3,47% |
2016 | 19 | 9 | 203 | 9,36% | 4,43% |
2017 | 19 | 8 | 230 | 8,26% | 3,48% |
2018 | 20 | 9 | 209 | 9,57% | 4,31% |
2019 | 15 | 13 | 188 | 7,98% | 6,91% |
2020 | - | 9 | 156 | - | 5,77% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát, Điều Tra Đối Tượng 1 Và 2
- Giá Trị Tài Chính Công Giai Đoạn 2014 - 2019 Được Báo Cáo Kthđ
- Giá Trị Đầu Tư Chương Trình Nhà Ở Xã Hội Và Y Tế Hình Thành Tài Sản Công
- Vận Dụng Mô Hình Nghiên Cứu Nâng Cao Vai Trò Kiểm Toán Nhà Nước Trong Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Công Qua Kiểm Toán Hoạt Động
- Trong Thực Hiện Kiểm Toán Hoạt Động Nâng Cao Vai Trò Kiểm Toán Nhà Nước
- Quan Điểm Tăng Cường Kiểm Toán Hoạt Động Nâng Cao Vai Trò Kiểm Toán Nhà Nước Trong Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Công
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo kiểm toán giai đoạn 2014 - 2020
Như đã phân tích tại Bảng 3.4, với kết quả trên cho thấy: Năm 2014 KTNN đã triển khai thực hiện thí điểm 02/02 cuộc KTHĐ độc lập theo Kế hoạch kiểm toán năm của KTNN Số 1425/QĐ-KTNN ngày 31/12/2013, đạt 1,04% so với số cuộc kiểm toán thực hiện toàn ngành (192 cuộc), cụ thể: “Chương trình nhà ở xã hội của thành phố Hà Nội” và “Công tác cấp phép và QLNN đối với hoạt động của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự quan tâm của công chúng và những thông tin thời sự qua báo chí, truyền thông, cuộc KTHĐ được bắt đầu thực hiện rất khoa học lấy ý kiến đồng thuận của các chuyên gia, vai trò KTNN lúc bấy giờ đã thể hiện rõ hơn qua KTHĐ và được Quốc hội, Chính phủ đánh giá cao.
Giai đoạn từ 2015, KTNN đã quan tâm hơn hết các cuộc KTHĐ và chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm toán năm, bước đầu trình 03 cuộc KTHĐ, gồm: “Hệ thống xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015”; “Hoạt động giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với niên độ tài chính 2014”; “Hoạt động quản lý và sử dụng Qũy bảo vệ môi trường Việt
Nam giai đoạn 2012-2015”. Tiếp tục hoàn thiện kế hoạch kiểm toán với 07/07 cuộc KTHĐ chung theo Kế hoạch kiểm toán năm của KTNN Số 2238/QĐ-KTNN ngày 29/12/2014 đạt 3,47% so với số cuộc kiểm toán thực hiện toàn ngành (202 cuộc), gồm: 03 cuộc kiểm toán trên; 02 cuộc kiểm toán do Đại sứ quán Canada đề xuất là “Dự án phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2014”, Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng năm 2014”; 02 cuộc kiểm toán do KTNN khu vực III và khu vực IV thực hiện là Chương trình nhà ở xã hội của Tp. Đà Nẵng”, Chương trình nhà ở xã hội của Tp. Hồ Chí Minh”. Giai đoạn này, hiệu quả đạt được có hướng chuyển biến tích cực với kết quả đưa ra những kiến nghị xác đáng trong quản lý và điều hành. Tuy do gặp nhiều khó khăn về điều kiện, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn nhưng KTNN đã thể hiện được vai trò nhất định đối với công cuộc QLTC, tài sản công.
Năm 2016, KTNN đã tổ chức thực hiện được 19/9 cuộc KTHĐ chung theo Kế hoạch kiểm toán năm Số 1905/QĐ-KTNN ngày 29/12/2015, đạt 9,36% so với số cuộc kiểm toán thực hiện toàn ngành (203 cuộc), số cuộc KTHĐ thực hiện chung theo kế hoạch (9 cuộc) đạt 4,43% so với số cuộc kiểm toán thực hiện toàn ngành, số cuộc KTHĐ mở rộng 19 cuộc, đạt 211% kế hoạch, gồm: KTHĐ quản lý và sử dụng ngân sách cấp huyện của 13 quận, huyện; KTHĐ dự án hợp phần xe buýt nhanh khối lượng lớn thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội (Hợp phần BRT); KTHĐ giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn Nhà nước của Bộ xây dựng,.... Còn có 04 chủ đề KTHĐ về sử dụng đất, chương trình đào tạo nghề nông thôn, dự án kiểm soát nợ đọng xây dựng cơ bản, chương trình nước thải khu công nghiệp nhưng KTNN chưa thực hiện để đạt được mục tiêu, vì vậy các chủ thể thực hiện cuộc KTHĐ chưa phát huy hết vai trò của KTNN.
Năm 2017, KTNN tiếp tục thực hiện 19/8 cuộc KTHĐ chung theo Kế hoạch kiểm toán năm của KTNN Số 1955/QĐ-KTNN ngày 06/12/2016, đạt 8,25% so với số cuộc kiểm toán thực hiện toàn ngành (230 cuộc), số cuộc KTHĐ thực hiện chung theo kế hoạch (8 cuộc) đạt 3,48% so với số cuộc kiểm toán thực hiện toàn ngành, số cuộc KTHĐ mở rộng 19 cuộc, đạt 238% kế hoạch, đa số tập trung vào các công trình, dự án có vòng đời hoạt động khá dài nhằm đánh giá hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, hoạt động và giám sát. Thực hiện đạt kế hoạch cao do các cuộc KTHĐ được mở rộng trong phạm vi toàn ngành, tuy nhiên kinh nghiệm KTHĐ của các KTV vẫn chưa đồng đều, phương thức thực hiện và bộ tiêu chí KTHĐ còn chung chung đã làm ảnh hưởng đến vai trò, hiệu quả, hiệu lực thực hiện KTHĐ của KTNN.
Năm 2018, KTNN thực hiện 20/9 cuộc KTHĐ chung theo Kế hoạch kiểm toán năm của KTNN Số 1785/QĐ-KTNN ngày 04/12/2017, đạt 9,57% so với số cuộc kiểm toán thực hiện toàn ngành (209 cuộc), số cuộc KTHĐ thực hiện chung theo kế hoạch (9 cuộc) đạt 4,31% so với số cuộc kiểm toán thực hiện toàn ngành, số cuộc KTHĐ mở rộng 20 cuộc, đạt 222% kế hoạch. Năm 2018 là năm quan trọng cho việc tăng cường hợp tác quốc tế với các KTNN thuộc các SAIs trong khu vực và trên thế giới; phát huy thành tựu công nghệ thông tin hiện đại vào kiểm toán môi trường thông tin và KTHĐ theo hướng chủ động phối hợp, đăng cai Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm 2018 tại Việt Nam được bầu chọn là nước chủ nhà, nhiệm kỳ 2018-2021 và là thành viên ban điều hành nhiệm kỳ 2018-2024. Thời điểm này, số cuộc KTHĐ thực hiện tăng so kế hoạch nhưng vẫn còn hạn chế, do năm đầu KTNN thực hiện nhiều mục tiêu chiến lược mà các SAIs kỳ vọng để KTNN Việt Nam đồng thời đảm bảo bốn mục tiêu nhưng kinh nghiệm và năng lực của SAI chủ nhà vẫn phải nhờ sự trợ giúp, định hướng của các SAIs thành viên nên KTNN Việt Nam đã dần phát huy được vai trò quan trọng trong khu vực.
Năm 2019, KTNN tiếp tục thực hiện 15/13 cuộc KTHĐ chung theo Kế hoạch kiểm toán năm của KTNN Số 2268/QĐ-KTNN ngày 28/11/2018, đạt 7,98% % so với số cuộc kiểm toán thực hiện toàn ngành (188 cuộc), số cuộc KTHĐ thực hiện chung theo kế hoạch (13 cuộc) đạt 6,91% so với số cuộc kiểm toán thực hiện toàn ngành, số cuộc KTHĐ mở rộng 15 cuộc, đạt 115% kế hoạch, trong đó có chương trình nhà ở xã hội của giai đoạn 2015-2018 Quận Thanh Trì, Long Biên, Đông Anh, TP Hà Nội được kiểm toán trở lại nhưng thuộc các địa bàn khác so với chương trình này được kiểm toán từ năm 2014 và năm 2015. Đến năm 2020, KTNN tiếp tục thực hiện 9 cuộc KTHĐ chung theo Kế hoạch kiểm toán năm của KTNN Số 1866/QĐ-KTNN ngày 28/11/2019, đạt 5,77% số cuộc kiểm toán toàn ngành (156 cuộc). Năm 2020 ngành chưa công bố kết quả kiểm toán, là năm đại dịch bùng phát nên việc thực hiện tăng các cuộc KTHĐ cũng gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, giai đoạn năm 2014-2020, KTNN thực hiện các cuộc KTHĐ chỉ đạt từ 1,04% đến 5,77% < 10%. Theo Nghị quyết số 999/2020/UBTVQH14 ngày 16/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mục tiêu phấn đấu cho KTNN giai đoạn năm 2021-2030 phải thực hiện chiến lược KTHĐ đạt tỷ lệ khoảng 30% đến 40% số lượng các cuộc kiểm toán hằng năm. Thời điểm này, KTNN đã nâng cao được vai trò nhất định trong khối ASOSAI, kinh nghiệm KTHĐ đã được củng cố nhất định là điều kiện để triển khai các cuộc KTHĐ nhà ở xã hội sang các địa bàn khác trên toàn quốc.
Qua các kết quả KTHĐ tại Báo cáo kiểm toán năm 2014-2019 trên cho thấy, nguyên nhân KTNN chưa thể thực hiện tăng cao số cuộc KTHĐ độc lập do các dự án đầu tư xây dựng và những dự án trọng điểm được lựa chọn kiểm toán theo hướng