Kiểm Soát Quyền Lực Thông Qua Hoạt Động Của Các Đảng Chính Trị Và Bầu Cử


theo nhóm, tổ hoặc tại hội trường, tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát. Xem xét báo cáo là hoạt động giám sát do Quốc hội thực hiện thông qua việc nghe báo cáo, thảo luận, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của đối tượng bị giám sát. Xem xét báo cáo là một hình thức giám sát quan trọng được sử dụng ở hầu hết các quốc hội trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ sử dụng hình thức giám sát này ở các nước khác nhau không giống nhau, tuỳ thuộc vào từng chính thể. Ở Việt Nam, Quốc hội thực hiện hình thức giám sát thông qua việc xem xét báo cáo công tác không chỉ của cơ quan thực thi quyền hành pháp (Chính phủ) mà áp dụng đối với báo cáo công tác của các cơ quan: Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thông qua việc xét báo cáo của các cơ quan nhà nước, Quốc hội đã nắm được những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và toàn diện về các mặt, hoạt động của các cơ quan nhà nước, cùng với thảo luận, phân tích báo cáo, Quốc hội có cơ sở để nhận định, đánh giá về tình hình thi hành Hiến pháp, giám sát việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Thông qua việc xem xét báo cáo, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa ra được những kết luận yêu cầu Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan có biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm trong hoạt động của mình.

Thông qua các Đoàn giám sát của Quốc hội.

Ở Việt Nam, đây là hình thức giám sát hữu hiệu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Khi đoàn giám sát tiến hành hoạt động giám sát thì đoàn phải đưa ra các yêu cầu rõ ràng, cụ thể để các cơ quan, đơn vị, tổ chức bị giám sát cung cấp thông tin, tài liệu trung thực, có liên quan đến mục đích


giám sát. Như vậy, thông qua việc sử dụng hình thức tổ chức các đoàn đi giám sát tại địa phương, đại biểu Quốc hội nắm được tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước ở địa phương, nắm được tâm tư, nguyện vọng, thái độ của nhân dân địa phương đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương để từ đó có kết luận khách quan, chính xác về sự việc mà đoàn giám sát đã thực hiện. Ở một số nước Bắc Âu, cơ quan Thanh tra của Quốc hội cũng có quyền thành lập các đoàn kiểm tra, xem xét tình hình thực tế, làm cơ sở cho việc xây dựng các thuyết trình, báo cáo, đưa ra các kiến nghị.

Thông qua hoạt động chất vấn chính phủ và các thành viên chính phủ.

Một trong những đặc điểm của chất vấn là hình thức này sẽ dẫn đến cuộc thảo luận chung ở Nghị viện. Ở các nước thuộc chính thể đại nghị hoặc hỗn hợp, hình thức chất vấn có thể dẫn đến việc đặt vấn đề ủng hộ hay phản đối hoạt động của chính phủ. Thậm chí có thể có việc đưa ra Nghị quyết bất tín nhiệm và dẫn đến sự từ chức của chính phủ hay từng thành viên chính phủ. "Bất kỳ sự chất vấn nào cũng có thể là lý do đưa ra nghị quyết, qua đó các thành viên nghị viện phản ánh quan điểm của mình (Phần 2, Điều 111, Hiến pháp Tây Ban Nha).

Thông qua các cuộc điều tra, điều trần trước Quốc hội.

Ví dụ ở Mỹ, Quốc hội có quyền điều tra. Nếu Quốc hội hay một uỷ ban của Quốc hội nhận thấy có vấn đề nào đó đã được Chính phủ thực hiện không đúng thì Quốc hội sẽ tiến hành điều tra. Quốc hội có thể điều tra bất cứ vấn đề nào nếu họ nghi ngờ. Những cuộc điều tra, điều trần được tiến hành nhằm thu thập thông tin về sự cần thiết đối với việc soạn thảo các văn bản luật mới, thẩm định tính hiệu lực của các văn bản đã được thông qua, tìm hiểu phẩm chất và kết quả hoạt động của các thành viên trong Chính phủ, là cơ sở cho việc buộc tội một thành viên nào đó. Hoạt động này có thể dẫn đến sự từ chức bất đắc dĩ của Nguyên thủ quốc gia như đã từng xảy ra vào năm 1974, khi hoạt động điều tra của Uỷ ban pháp luật Hạ viện Mỹ dẫn tới sự từ chức của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


Tổng thống Mỹ Nixon Các viện của Nghị viện đưa ra quy định về mục đích thành lập uỷ ban và đối tượng điều tra. Trong khuôn khổ đó, các uỷ ban có quyền hạn khá rộng lớn Họ có quyền triệu người làm chứng (thậm chí cả Tổng thống Mỹ), trong đó có sự có mặt của người làm chứng là bắt buộc. Uỷ ban có quyền yêu cầu trình những tài liệu cần thiết, kiểm tra những địa điểm cần thiết… Sau khi hoàn tất công việc của mình, Uỷ ban sẽ trình báo cáo lên các viện của Nghị viện để cơ quan đó đưa ra quyết định thích hợp. Các báo cáo và kết luận của Uỷ ban điều tra không có ý nghĩa như những văn bản của các cơ quan toà án.

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 6

Thông qua hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ.

Ý nghĩa của hình thức giám sát này của Quốc hội đối với Chính phủ chính lả ở chỗ Chính phủ phải chịu trách nhiệm về những động thái của mình, đảm bảo rằng chúng sẽ không gây ra những hệ quả có hại nào cho người dân, còn khi những hệ quả như vậy xảy ra thì phải có biện pháp tương ứng. Hình thức này có hiệu quả gián tiếp hơn cả hệ quả trực tiếp, nó luôn treo lơ lửng, có tác dụng răn đe, nhắc nhở, buộc Chính phủ phải thận trọng, có trách nhiệm trong hoạt động của mình. Tác động tâm lý đó còn lớn hơn tác động trực tiếp của nó. Mục đích của cơ chế này không phải là đánh đổ Chính phủ mà là kiểm soát quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ. Ở Việt Nam, bỏ phiếu tín nhiệm được Quốc hội thực hiện đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nhằm mục đích làm cơ sở cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức cá nhân đó. Ở nước ta, mục đích của cơ chế này là để quy trách nhiệm cá nhân. Nó nhằm đảm bảo rằng một chính sách, động thái nào đó của các thành viên Chính phủ phải được xem xét, cân nhắc trước khi đưa ra thực hiện để không xảy ra hậu quả tiêu cực nào làm tổn hại đến nền kinh tế và lợi ích của người dân. Còn nếu hậu quả như vậy xảy ra thì sẽ có cơ chế xem xét lại mức độ tín nhiệm.


Ở nhiều nước, bất tín nhiệm là kết quả của việc bỏ phiếu bất tín nhiệm theo đề nghị của Quốc hội. Ở Đức còn quy định, bất tín nhiệm đối với Chính phủ chỉ được thông qua khi bầu Thủ tướng mới "Quốc hội có thể thể hiện sự bất tín nhiệm đối với Thủ tướng khi đã bầu ra được người kế nhiệm vị trí này và đề nghị Tổng thống Liên bang bãi nhiệm Thủ tướng. Thủ tướng phải tuân thủ đề nghị này và giao quyền cho người kế nhiệm" (Điều 67). Điều này sẽ tránh được tình trạng khủng hoảng Chính phủ kéo dài do không có Thủ tướng. Để đảm bảo tính ổn định của chính phủ, hiến pháp nhiều nước quy định chi tiết về trình tự thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm và đòi hỏi phải xuất phát từ một tỷ lệ đáng kể đề nghị của các đại biểu (thông thường là ¼ tổng số đại biểu), cũng như thực hiện bỏ phiếu lấy kết quả theo đa số tại Quốc hội. Thí dụ Hiến pháp Séc (Điều 72) quy định phải được ít nhất 50 đại biểu đề nghị (tức là 25% đại biểu Quốc hội), Hiến pháp Ý (Điều 94), Hiến pháp của Cộng hoà Pháp (Điều 49), ở Tây Ban Nha khi có 10% đại biểu của Quốc hội hay hạ viện đề nghị. Ở Hy Lạp, đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm được thông qua khi có ít nhất 1/6 đại biểu Quốc hội đề xuất và phải nêu ra được một cách rõ ràng lý do của sự bất tín nhiệm (Điều 84). Để tránh việc quốc hội lạm dụng quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm, quá trình thực hiện được giới hạn về thời gian. Thí dụ, tại Bungari, khi Quốc hội đã ra nghị quyết không nhất trí về việc bỏ phiếu tín nhiệm Hội đồng bộ trưởng thì trong vòng 6 tháng sau đó không được đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm trên cơ sở cũng lý do đưa ra (Điều 89). Ở Ba Lan, việc tái đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm không được đưa ra sớm hơn 3 tháng kể từ ngày đưa ra đề nghị trước đó (Điều 158). Cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội thường dành một khoảng thời gian từ khi đề nghị được đưa ra cho đến khi tiến hành bỏ phiếu, cho phép các bên tìm kiếm những thoả hiệp cần thiết. Thí dụ ở Tây Ban Nha, thời gian bỏ phiếu bất tín nhiệm không được tiến hành sớm hơn 5 ngày kể từ khi đề nghị được đưa ra. Ở Pháp, Bồ Đào Nha là 2 ngày. Quy định về khoảng thời gian giữa thời điểm đặt vấn đề và thời điểm bỏ phiếu bất tín nhiệm là để các


đại biểu có thời gian suy nghĩ kỹ về vấn đề đặt ra, tránh việc bỏ phiếu theo những cảm nhận ban đầu. Như vậy, bỏ phiếu tín nhiệm là một hình thức pháp lý đặc biệt, có liên quan đến sinh mệnh chính trị của những người giữ chức vụ đặc biệt trong bộ máy nhà nước do quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nên phải tuân thủ theo một quy định chặt chẽ.

Thông qua hoạt động luận tội và giám sát tư pháp.

Theo quy định của Hiến pháp một số nước, thì quốc hội có quyền luận tội các quan chức cao cấp nhất của nhà nước, từ bộ trưởng đến thủ tướng hoặc tổng thống. Thủ tục luận tội được xem như chức năng xét xử hoặc đàn hạch của quốc hội. Thủ tục này có xuất xứ từ Anh, sau đó là Quốc hội các nước khác như Mỹ, Pháp, Italia, Đan Mạch, Hy Lạp, Đức, Nhật...

Có 3 hình thức luận tội phổ biến nhất trong thực tiễn hoạt động của nghị viện các nước. Hình thức thứ nhất, cả quá trình luận tội diễn ra trong khuôn khổ nghị viện, sau đó có thể diễn ra thủ tục tố tụng ở toà án. Hình thức thứ hai, nghị viện hoặc một viện của nghị viện chỉ có vai trò buộc tội, còn vụ việc về trách nhiệm pháp lý sẽ được giải quyết ở toà án do nghị viện lập ra từ những người của mình, trong trường hợp cần thiết, cơ quan toà án đó có thể hành động như một toà án bình thường và xem xét trách nhiệm hình sự của nhân vật bị luận tội. Hình thức thứ ba, nghị viện hoặc một viện của nghị viện cũng giới hạn trong việc buộc tội, còn vụ việc được giải quyết ở cơ quan xét xử hiến pháp, cơ quan này chỉ phán xét về trách nhiệm hiến pháp, truất quyền của nhân vật bị luận tội. Tiểu biểu cho hình thức thứ nhất là Mỹ, Anh; hình thức thứ hai là Pháp và hình thức thứ ba là Đức. Có sự khác nhau về đối tượng của hình thức luận tội ở các nước. Hiến pháp Mỹ quy định khả năng bị luận tội đối với Tổng thống, Phó tổng thống, các thẩm phán và nhà chức trách dân sự (công chức nhà nước cấp liên bang). Ở Đức, Ý, Nga, hình thức luận tội chỉ áp dụng cho Tổng thống, ở Nhật, chỉ Thẩm phán mới bị luận tội. Giữa các nước cũng có sự khác biệt trong xác định cơ sở cho sự luận tội. Ở Mỹ, cơ sở để khởi tố vụ việc là sự buộc tội phản quốc, nhận hối lộ hoặc những tội phạm


trầm trọng khác, những hành vi của Tổng thống làm tổn hại đến uy tín của Nhà nước. Ở một số nước khác, cơ sở cho sự luận tội hẹp hơn là phản quốc, xâm phạm hiến pháp và luật. Ở Mỹ, Hạ viện có quyền luận tội các quan chức liên bang thông qua một tỷ lệ phiếu quá bán. Sau đó Thượng viện tổ chức một phiên toà để luận tội. Nếu 2/3 phiếu của Thượng viện đồng ý buộc tội, quan chức này sẽ bị bãi chức. Đây là phương thức mạnh nhất của quyền lực lập pháp tác động lên quyền lực hành pháp ở những nước này.

Chức năng giám sát được thực hiện ngay trong cách thức tổ chức nghị viện

Quốc hội hầu hết các nước được thiết kế thành hai viện có quyền lực gần như ngang bằng nhau. Thiết kế này được đưa ra với mục đích là tạo ra sự kiểm chế, giám sát lẫn nhau trong Quốc hội để đề phòng khả năng vội vàng, thiếu cần trọng khi thông qua một đạo luật. Sự tồn tại của thượng viện là để tránh sự vội vàng của hạ viện, khi hạ viện thông qua những quyết định luật theo sức ép của dân chúng. Vì các hạ nghị sĩ do dân chúng thực hiện quyền bầu cử của mình bầu ra, luôn gắn bó với quyền lợi của dân chúng, phải chiều lòng dân chúng, mỗi khi dân chúng phàn nàn. Chỉ hơi thấy dân chúng kêu ca một chút, hạ viện đã muốn có ngay một đạo luật đáp ứng ngay mong mỏi của dân chúng. Vì chỗ đứng của hạ nghị sĩ phụ thuộc vào lá phiếu của cử tri. Ngược lại, vì chức năng đại diện cho các chủ thể quốc gia, ở một số nước lại không do dân chúng bầu ra một cách trực tiếp, các thượng nghị sĩ sẽ có khả năng cho việc kìm chế sự bồng bột bằng lần họp biểu quyết thông qua dự án đã được hạ viện thông qua. Bởi vì khi có thượng viện, thì ít nhất công đoạn làm luật, hay thông qua các quyết định phải được tiến hành dài hơn, với những thủ tục rườm rà hơn, để ngăn chặn mọi sự vội vàng hấp tấp của hạ viện, quyết định chỉ trở thành có hiệu lực khi và cả khi cả hai cơ quan cùng đồng ý biểu quyết thông qua, trừ những trường hợp đặc biệt.

Cơ chế hai viện với cách thức mỗi viện có thể kiềm chế viện kia cũng là một cách thức kiểm soát quyền lực ngay trong lòng cơ quan lập pháp. Thủ tục này làm cho việc làm luật hay thông qua các quyết định của Quốc hội phải được


tiến hành thận trọng hơn, với các thủ tục chặt chẽ và phức tạp để ngăn chặn sự sai lầm, nóng vội của một viện khi họ đưa ra các quyết định chính sách.

Ở một số nước, sự kiểm soát trong nội bộ nghị viện được thực hiện chủ yếu thông qua đảng đối lập. Đảng đối lập được thể chế hoá tạo thành cơ chế đối trọng, phản biện trong Nghị viện. Ví dụ ở Anh, hai đảng lớn nhất trong Nghị viện tạo thành phe của Chính phủ (đa số) và phe đối lập chính thức. Vị trí pháp lý phe đối lập chính thức thuộc về đảng có số ghế thứ hai trong nghị viện. Lãnh tụ đảng đó là lãnh tụ của phe đối lập. Đảng đối lập ở Nghị viện có những nguồn lực nhất định, Đảng này kiểm soát 1/3 thời gian ở Nghị viện và có thể chọn chủ đề tranh luận vào những ngày đối lập. Các đảng đối lập có đại diện trong Uỷ ban của Nghị viện theo tỷ lệ ghế của mình ở Hạ viện. Nhiệm vụ của đảng đối lập là phê phán chính sách chính phủ của đảng cầm quyền, nhưng đảng đối lập ở Nghị viện cũng phải thể hiện tính xây dựng và cư xử theo cách phù hợp nhất để chứng tỏ có khả năng cầm quyền trong tương lai. Đảng đối lập tại nghị viện tạo nên cơ chế phản biện, kiềm chế nhất định đối với đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị ở hầu hết các nước đa đảng. Ở nghị viện Anh, có sự tuân thủ gắt gao của các thành viên thuộc nhóm đảng đối với kỷ luật đảng. Kỷ luật đảng trong Nghị viện theo mô hình của Anh có ảnh hưởng rất lớn đến việc biểu quyết của nghị sĩ.

Kiểm soát quyền lực bên trong dù có nỗ lực đến bao nhiêu thì tính khách quan và hiệu quả của nó vẫn bị hạn chế không nhỏ vì đây là sự kiểm soát nội bộ giữa các chủ thể quyền lực với nhau và có chung những lợi ích nhất định.

2.1.3.3. Kiểm soát quyền lực thông qua hoạt động của các đảng chính trị và bầu cử

Kiểm soát quyền lực nhà nước có thể thông qua hoạt động của các đảng chính trị. Đảng chính trị được xem là tổ chức của những người có cùng lợi ích, cùng sự quan tâm, có cương lĩnh hoạt động riêng, có kỷ luật và hoạt động


công khai, được pháp luật thừa nhận và tồn tại với mục đích nắm quyền lực nhà nước. Đảng đối lập có thể kiểm soát đảng cầm quyền thông qua việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cá nhân đảng viên giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước hoặc kiểm tra các tổ chức đảng thành lập trong các cơ quan nhà nước có thể thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Ở những nước có chế độ đa đảng, những đảng chính trị đối lập có thể theo dõi chỉ trích, phê bình, vạch rõ những khiếm khuyết của đảng cầm quyền, của các cá nhân đảng viên nhằm giữ quyền lực nhà nước hoặc các tổ chức đảng trong tổ chức nhà nước. Vai trò của đảng đối lập làm giám sát và phản biện hoạt động của đảng cầm quyền, làm cho đảng cầm quyền tránh được tình trạng tuỳ tiện, độc đoán, chuyên quyền, chỉ làm lợi cho đảng mình mà không quan tâm đến lợi ích chung. Chính sự tồn tại chính thức của đảng đối lập luôn tạo ra áp lực buộc đảng cẩm quyền phải điều chỉnh, kiềm chế hoạt động của mình theo đúng quỹ đạo của một nhà nước dân chủ. Đó cũng là một cơ chế để kiểm soát quyền lực nhà nước.

Có thể thấy, việc giám sát của các đảng đối lập đối với đảng cầm quyền đã tạo ra một cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả ở nhiều nước. Tuy nhiên, cơ chế này chỉ có tác dụng tích cực khi trình độ dân chủ phát triển ở mức độ nhất định, các đảng phái hoạt động tôn trọng Hiến pháp và sự tồn tại của các đảng phù hợp với bối cảnh văn hoá, xã hội ở mỗi nước. Nếu không đảm bảo được những yếu tố này thì sự tồn tại của đảng chính trị có thể gây nên những rối loạn, khủng hoảng chính trị.

Bầu cử là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân. Aldous Huxley từng nhận nét "Mọi nền dân chủ đều dựa trên định đề rằng quyền lực là thứ cực kỳ nguy hiểm, và vì thế, người ta tìm mọi cách ngăn không cho một cá nhân hay một nhóm nhỏ nắm giữ quá nhiều quyền lực trong thời gian quá dài". Thông qua bầu cử, nhân dân có thể loại bỏ những đại diện không xứng đáng với sự uỷ nhiệm của mình ra khỏi nhà nước. Bầu cử là một

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí