Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ Của Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Hoạt Động Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước


sống xã hội. Công đoàn Việt Nam hiện có hơn 10.05 triệu đoàn viên, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có khoảng 7.03 triệu đoàn viên, Hội nông dân Việt Nam có hơn 10 triệu hội viên, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có khoảng 16 triệu hội viên, Hội cựu chiến binh Việt Nam có khoảng gần 3 triệu hội viên. Các tổ chức chính trị - xã hội, một mặt hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, mặt khác khi tham gia các hoạt động trong MTTQ thì theo nguyên tắc tự nguyện hiệp thương dân chủ, thống nhất và phối hợp hành động. Phương thức hoạt động chung của các tổ chức chính trị - xã hội là vận động thuyết phục, nêu gương để đi đến sự đoàn kết, thống nhất hành động một cách tự nguyện của mọi tầng lớp nhân dân góp phần xây dựng và thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội đã đề ra.

Các tổ chức chính trị - xã hội không chỉ tồn tại song hành cùng với các cấp hành chính nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà còn có sự giao thoa về mặt nhân sự với bộ máy Nhà nước. Những người đứng đầu các tổ chức chính trị

- xã hội có thể được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và ngược lại. Điều này tạo nên sự gắn bó chặt chẽ về mặt tổ chức và lợi ích giữa các tổ chức chính trị - xã hội với Nhà nước, nhưng cũng có nghĩa là các tổ chức này thiếu sự độc lập, ít đại diện lợi ích cho nhân dân và luôn đứng trước nguy cơ bị “quan liêu hóa” thành các cơ quan nhà nước.

Đặc điểm này là một sự khác biệt lớn so với các tổ chức chính trị - xã hội, các nhóm lợi ích của các nước tư bản phát triển. Thông thường, các nhóm lợi ích là những tổ chức liên hiệp tự nguyện của các tầng lớp dân cư, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản, độc lập với nhà nước. Phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức này rộng, hẹp khác nhau, tuy nhiên, không một nhóm lợi ích nào được tổ chức song hành với các cấp hành chính, tham gia sâu rộng vào cơ cấu quyền lực nhà nước như ở nước ta. Đặc điểm này bắt nguồn từ điều kiện lịch sử đặc thù của Việt Nam, phát huy tác dụng nhất định trong các thời kì cách mạng, tuy nhiên, trong điều kiện mới hiện nay sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và của cả hệ thống chính trị.

Ở khía cạnh kiểm soát quyền lực nhà nước, những ưu thế về tổ chức và hoạt


động như có bộ máy ở các cấp hành chính, có cơ sở quần chúng rộng rãi, được bao cấp kinh phí hoạt động đã giúp các tổ chức chính trị - xã hội phần nào phát huy được vai trò của mình trong đoàn kết toàn dân, có một số đóng góp đáng kể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên, hội viên; tham gia xây dựng nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, chính những ưu thế được duy trì quá lâu mà không có sự điều chỉnh theo yêu cầu thực tiễn đã phát huy tác dụng ngược, khiến các tổ chức này phải đối diện với nhiều vấn đề hạn chế về tổ chức và hoạt động, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng. Các tổ chức chính trị - xã hội có bộ máy cồng kềnh, nặng nề, hoạt động kém hiệu quả, có xu hướng ngày càng “nhà nước hóa”, “hành chính hóa”, trở thành các tổ chức quan liêu, hành chính, xa dân; việc bảo vệ lợi ích của các thành viên, hội viên và hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước nhiều khi không được chú trọng, nếu có cũng thường mang tính hình thức, thiếu khách quan, kém hiệu quả; đồng thời gia tăng gánh nặng lên ngân sách nhà nước do phải bao cấp kinh phí hoạt động. Nói cách khác, các tổ chức này “có “thực” mà không có “lực”, tức là vẫn đầy đủ cơ cấu trong hệ thống chính trị, có thành viên, hội viên, vẫn hưởng lương, phụ cấp,… nhưng hoạt động kém hiệu quả” [80, tr.132].

Ba là, các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam “tuy đều giữ chức năng chính trị và chức năng xã hội, nhưng trong giai đoạn đầu, nhất là vào giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc thì chức năng chính trị được coi là nổi trội. Hơn nữa, trong những giai đoạn nhất định, có tổ chức chính trị - xã hội như MTTQ Việt Nam còn đóng vai trò là một tổ chức tiền chính quyền, đảm nhận các vai trò như chính quyền nhà nước” [80, tr.99]. Với điều kiện lịch sử như vậy, cho nên ngay cả trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức chính trị - xã hội vẫn coi trọng thực hiện chức năng chính trị hơn chức năng xã hội. Vì nhận thức sai lầm vai trò, chức năng của mình nên các tổ chức chính trị - xã hội không thực sự quan tâm đến việc chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân trước nguy cơ xâm hại từ phía nhà nước và thị trường. Về mặt hoạt động, “MTTQ và các đoàn thể nhân dân chưa sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở” [25, tr.171]. Các tổ chức chính trị - xã hội quá chú trọng các


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

hoạt động phong trào bề nổi, ít quan tâm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, nhiều khi chỉ quan tâm đến việc tuyên truyền, ủng hộ cho các chính sách của nhà nước hơn là kiểm soát, phản biện nhà nước. Các tổ chức này chưa thực sự chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch kiểm soát quyền lực nhà nước, một số hoạt động được triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Đây là đặc điểm quan trọng cần quan tâm giải quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức này trong điều kiện lịch sử mới.

3.2.3. Năng lực đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước

Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 13

Đội ngũ cán bộ chuyên trách của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là “cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống cơ quan Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong biên chế hoặc hợp đồng, hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Ngoài ra, ở cấp xã, phường, thị trấn còn có sự tham gia hoạt động của đội ngũ cán bộ không chuyên trách.

Kết quả nổi bật đạt được trong thời gian qua là các tổ chức chính trị - xã hội đã chú ý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách ở Trung ương, nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực tiễn trong giai đoạn lịch sử mới. Tiêu biểu nhất là MTTQ Việt Nam, hiện nay, “cơ quan Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam có 189 người, 13 ban. Về trình độ chuyên môn: 1 giáo sư, 1 phó giáo sư, 61 trên đại học, 74 đại học; trung cấp, sơ cấp 50 người. Trình độ lý luận chính trị: 3 cử nhân, 76 cao cấp, 28 trung cấp” [2]. Về chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp cũng có những thay đổi đáng kể, theo báo cáo tổng hợp của 51 tỉnh, thành phố cho thấy: “Tổng số có 1.132 người/1.230 biên chế giao. Về trình độ học vấn: Có 3 tiến sỹ, 13 thạc sỹ, 774 đại học, 50% cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng và trung cấp. Về trình độ chính trị: 34% cán bộ có bằng cử nhân, cao cấp, còn lại là trung cấp và sơ cấp. Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 14,1%; trên 45 tuổi chiếm 50%” [2].

Theo số liệu thống kê của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2017, “cán bộ đoàn chuyên trách cấp tỉnh có trình độ chuyên môn trên đại học là 294


người; cao đẳng, đại học là 1.675 người; trung cấp là 57 người. Trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân là 520 người; trung cấp là 1.093 người. Cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên đại học là 859 người; đại học, cao đẳng là 6.614 người; trung cấp là 272 người. Trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân có 956 người; trung cấp, sơ cấp có 4.240 người. Đội ngũ bí thư Đoàn cấp cơ sở có 1.738 người có trình độ sau đại học; 20.297 người có trình độ đại học, cao đẳng; 4.311 người có trình độ trung cấp. Trình độ lý luận chính trị:

1.197 người có trình độ cao cấp, cử nhân; 19.429 người có trình độ trung cấp, sơ cấp.” [9, tr.1-2].

Mặc dù chất lượng đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội không ngừng được nâng cao nhưng cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước lại đang thiếu hụt trầm trọng. Các tổ chức chính trị - xã hội hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước vì hoạt động này đòi hỏi cán bộ, công chức phải có “chuyên môn sâu, am hiểu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sâu sắc,…” [102, tr.17], trong khi đó “trình độ, năng lực cán bộ tham mưu công tác giám sát, phản biện xã hội còn rất hạn chế” [102, tr.16]. Trong đó, cấp cơ sở hiện là nơi yếu kém nhất về mặt nhân sự cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chủ yếu là hoạt động không chuyên trách, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước còn yếu kém. Nhiều cán bộ cơ sở “chưa hiểu công tác giám sát, phản biện xã hội” [102, tr.17], nhầm lẫn các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước, hệ lụy là hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước ở nhiều địa phương còn “mang tính hình thức, chủ yếu tập trung góp ý kỹ thuật soạn thảo văn bản” [102, tr.16],

Nguyên nhân của tình trạng trên là do cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội được tiếp nhận từ nhiều nguồn, nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau; phần lớn đội ngũ cán bộ không được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xã hội và kiểm soát quyền lực. Hiện nay, có một số trường như Đại học Công đoàn,


Học viện Thanh thiếu niên, Học viện Phụ nữ,… đào tạo đội ngũ nhân lực làm công tác xã hội, tuy nhiên, các trường này hoặc là đào tạo theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc đào tạo lý luận chính trị nói chung nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhân sự cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội.

3.2.4. Thực trạng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước

Tài chính để duy trì hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội hiện nay được hình thành từ các nguồn chính: 1) Ngân sách nhà nước trung ương và địa phương;

2) Một phần hội phí do các thành viên, hội viên đóng góp được giữ lại theo quy định; 3) Các khoản thu, các nguồn tài trợ khác (từ hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế trực thuộc, hỗ trợ từ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức khác,…).

Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nằm trong dự toán chi hằng năm của ngân sách nhà nước. Trong đó, “ngân sách Trung ương chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương, ngân sách địa phương chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp địa phương” [18]. Ngoài việc cấp kinh phí hoạt động, các yếu tố khác như sơ sở vật chất, nhà cửa, trụ sở, xe cộ,… của các tổ chức chính trị - xã hội đều do nhà nước bao cấp cho toàn bộ hệ thống từ trung ương đến địa phương.

Trên thực tế, nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính chủ yếu cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội là từ sự hỗ trợ của nhà nước. Các hội đoàn, mặc dù có thành viên, nhưng hội phí thành viên, hội viên đóng góp và kinh phí huy động tài trợ từ các nguồn phi ngân sách hầu như không đáng kể. Hệ lụy là các tổ chức này có thể mất đi tính độc lập và khách quan khi tiến hành các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, đồng thời gia tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước, trung bình hằng năm tỉ lệ chi ngân sách cho các tổ chức này dao động từ 1,1% đến 1,7% GDP.

Phân tích dự toán ngân sách chi tiết của các trung ương hội, có thể thấy chi thường xuyên, tức trả lương biên chế, chi phí hành chính chiếm tỉ lệ lớn. Năm 2018,


chi thường xuyên của Trung ương MTTQ Việt Nam chiến 58% tổng chi, tỉ lệ này đối với Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là 42%, Hội nông dân Việt Nam là 55%, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là 53%, Hội cựu chiến binh Việt Nam là 44% [15]. Chi tiêu để duy trì bộ máy chiếm tỉ lệ lớn khiến các khoản chi đầu tư phát triển và chi cho các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước bị hạn chế.

Kinh phí bảo đảm cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội “được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội” [14]. Các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ “chương trình hoạt động giám sát, phản biện xã hội… xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tổng hợp trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan đơn vị” [14].

Hiện nay, các tổ chức chính trị - xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn vì không có nguồn kinh phí độc lập cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn ngân sách nhà nước cộng với chi thường xuyên chiếm tỉ lệ lớn khiến kinh phí dành cho các hoạt động kiểm soát có xu hướng không ổn định và thường xuyên thiếu hụt.

Bên cạnh đó, vấn đề đa dạng hóa, tìm kiếm các nguồn thu khác phục vụ cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước chưa được các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm. Trong điều kiện ngân sách nhà nước ngày càng hạn hẹp, các tổ chức này đứng trước nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.

Trong hầu hết các báo cáo của các tổ chức chính trị - xã hội trong những năm gần đây đều xác định một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức này còn kém hiệu quả là do “các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất… phục vụ cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội còn thiếu; hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng của nhiều địa phương gặp khó khăn do không cân đối được nguồn ngân sách.” [102, tr.17]. Trong điều kiện các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức này đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng như hiện nay, việc đa


dạng hóa các nguồn lực tài chính có tính chất xã hội hóa đang là yêu cầu cấp thiết.

3.2.5. Tác động của mô hình hệ thống chính trị đến hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội

Đặc thù của hệ thống chính trị Việt Nam là mô hình “đỉnh quyền lực”, chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, vai trò và sự tác động của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều điểm khác biệt so với các nước trên thế giới. Mô hình hoạt động của hệ thống chính trị nước ta có tác động hai mặt đối với hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Trước hết, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội có thể góp phần tạo nên sự thống nhất để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chung. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho các tổ chức chính trị - xã hội không có nhiều không gian hoạt động độc lập, tự chủ, nhất là trong hoạt động kiểm soát quyền lực, phản biện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong quan hệ với Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có xu hướng bị Nhà nước chi phối, ảnh hưởng đến tính khách quan và hiệu quả của các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.

Cùng với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, các nguyên tắc, cơ chế vận hành của hệ thống chính trị cũng từng bước định hình, việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội có xu hướng ngày càng minh bạch, rò ràng, hợp lý theo yêu cầu của thực tiễn. Mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý” từng bước được cụ thể hóa, và có những chuyển biến tích cực theo hướng dân chủ hóa, coi trọng sự kiểm soát, phản biện từ phía xã hội đối với hoạt động của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cũng như hiệu quả của việc kiểm soát quyền lực nhà nước.

Trước hết, trong mối quan hệ giữa Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng là lực lượng lãnh đạo các tổ chức chính trị, nhưng đồng thời cũng là một thành viên của MTTQ Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội được khẳng định trong Hiến pháp, tạo cơ sở cho sự tồn tại thể chế nhất


nguyên chính trị, cho sự thống nhất hành động trong toàn bộ hệ thống chính trị. Tuy nhiên, vai trò lãnh đạo của Đảng chưa được thể chế hóa rò ràng nên nhiều lúc Đảng “lấn sân”, can thiệp thái quá đối với các tổ chức chính trị - xã hội khiến cho các tổ chức này mất đi không gian độc lập cần thiết để hoạt động và đứng trước nguy cơ bị “đảng hóa”. Trong hoạt động thực tiễn chỉ chú trọng vai trò lãnh đạo của Đảng với các tổ chức chính trị - xã hội mà chưa phát huy được vai trò của Đảng với tư cách là thành viên của MTTQ để phối hợp hành động với các thành viên khác trên nguyên tắc bình đẳng.

Trong mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, Nhà nước có vai trò quản lý, tạo các điều kiện để các tổ chức này phát huy vai trò của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, Nhà nước có xu hướng can thiệp thái quá vào tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, khiến các tổ chức này mất đi tính độc lập, bị “nhà nước hóa”, “hành chính hóa”, quan liêu, xa dân, tính khách quan và hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước bị giảm sút.

3.2.6. Mức độ tham gia từ phía xã hội đối với hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội

Các tổ chức chính trị - xã hội là phương thức, công cụ để nhân dân thực hiện quyền làm chủ, kiểm soát chính quyền thông qua các tổ chức đại diện do mình lập ra. Bản chất của sự kiểm soát này đã yêu cầu phải mở rộng sự tham gia của người dân, hơn nữa sự tham gia đó còn là điều kiện để các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức.

Các tổ chức chính trị - xã hội đã quan tâm đến việc mở rộng sự tham gia của nhân dân đối với các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Ở Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội đã chú ý phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu, các cộng tác viên; tổ chức được một số hội nghị phản biện xã hội có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực. Ở các cấp địa phương, một số hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước đã trở thành những phong trào chính trị - xã hội rộng lớn, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân như: góp ý sửa đổi Hiến pháp và các Bộ luật, tiếp xúc cử tri (“5.398.003 người tham gia góp ý cho Dự

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí