Năng Lực Điều Hành Chính Sách Tiền Tề Cũng Như Năng Lực Giám Sát Hoạt Động Của Ngân Hàng Nhà Nước Vẫn Còn Hạn Chế


công ty CTTC khi sử dụng phương thức mua và cho thuê lại là phải nộp 5% thuế VAT. Thực chất của giao dịch mua và cho thuê lại này chỉ thay đổi quyền sở hữu vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản, vẫn giữ nguyên quyền sử dụng tài sản. Hơn nữa bên thuê đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế kể cả VAT khi mua tài sản bằng nguồn vốn của mình. Như vậy cùng một tài sản mà được tính thuế và hoàn thuế 2 lần, tạo thêm gánh nặng cho các bên tham gia giao dịch cho thuê.

- Về tài sản cho thuê tài chính:

Theo Điều 7 của Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 thì bất động sản như đất đai nhà xưởng chưa được xếp vào loại tài sản cho thuê tài chính. Trên thực tế nhu cầu về thuê bất động sản lại đang trở thành mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, một loạt các doanh nghiệp mới ra đời kéo theo là nhu cầu về nhà xưởng văn phòng đại diện tăng cao nhưng nhiều doanh nghiệp lại không có đủ khả năng tài chính để đầu tư vào bất động sản. Hơn nữa, các nước có hoạt động cho thuê tài chính phát triển như Nhật, Mỹ đều cho phép cho thuê tài chính đối với tài sản là bất động sản. Vì vậy, thúc đẩy thị trường cho thuê tài chính phát triển, một yêu cầu đặt ra đối với Chính phủ là cần phải có những sửa đổi để phù hợp với yêu cầu hoạt động thực tế.

Thứ hai, hệ thống pháp luật ngân hàng còn thiếu, chưa đồng bộ và một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Về tiếp cận thị trường theo phương thức cung cấp dịch vụ ngoài lãnh thổ: Theo điều 4 của thỏa thuận về cam kết dịch vụ tài chính của WTO mỗi nước thành viên sẽ cho phép người cư trú tại nước mình được mua tại lãnh thổ của một nước thành viên khác các dịch vụ CTTC. Đối chiếu với qui định này của WTO thì Nghị định 65/2005/NĐ-CP về CTTC còn chưa tương xứng vì theo Nghị đinh này qui định thì các tổ chức và cá nhân Việt Nam không


được phép mua dịch vụ CTTC ở nước ngoài mà chỉ có thể mua dịch vụ CTTC của các công ty thành lập tại Việt Nam theo luật Việt Nam.

2. Năng lực điều hành chính sách tiền tề cũng như năng lực giám sát hoạt động của ngân hàng nhà nước vẫn còn hạn chế

Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, năng lực giám sát điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước vẫn còn hạn chế. Điều này tác động không nhỏ đến hoạt động của các công ty CTTC.

Ngân hàng nhà nước đã ban hành được một số qui định quan trọng về an toàn hoạt động ngân hàng như: tỷ lệ an toàn vốn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro… Tuy nhiên, hệ thống qui chế quản lý và giám sát ngân hàng chưa có sự cải thiện căn bản và còn thua kém xa so với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; chưa thúc đẩy các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Phương thức giám sát chưa có khả năng đánh giá, cảnh báo sớm rủi ro. Hệ thống pháp luật giám sát ngân hàng còn bất cập so với yêu cầu triển khai phương thức giám sát dựa trên cơ sở rủi ro. Theo kết quả khảo sát do Công ty tư vấn Ernst & Young tiến hành năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của ủy ban giám sát ngân hàng quốc tế Basel, có 9/25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 2/25 nguyên tắc không thực hiện phần lớn và 3/25 nguyên tắc không áp dụng. Trong đó, hầu hết các nguyên tắc liên quan đến điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu như mục tiêu, nhiệm vụ, tính độc lập, khung pháp lý, quyền lực…và các qui định an toàn hoạt động, phương pháp giám sát ngân hàng liên tục được đánh giá là phần lớn không tuân thủ.

Trong bối cảnh gia nhập WTO hệ thống quản lý giám sát ngân hàng và các tổ chức tài chính trong đó có các công ty cho thuê tài chính của Việt Nam đang đứng trước các nguy cơ lớn:


Tụt hậu trong hội nhập quốc tế do hầu hết các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về thể chế và vận hành hệ thống giám sát tài chính-ngân hàng chưa đáp ứng được. Nguy cơ tụt hậu đặt ra ngay cả về năng lực của cơ quan quản lý, giám sát so với yêu cầu quản lý, giám sát và trình độ phát triển của các định chế tài chính.

Sự an toàn và toàn vẹn của hệ thống ngân hàng bị đe dọa do sự gia tăng rủi ro và tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Cấu trúc thể chế giám sát thị trường tài chính không phù hợp với mức độ hội tụ và phát triển hợp nhất của thị trường tài chính trong nước.

3. Áp lực cạnh tranh ngày càng lớn

Gia nhập WTO cùng với cam kết mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng, thị trường tài chính Việt Nam đã trở thành một trong những ngành đầu tàu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bản thân ngành tài chính ngân hàng nói chung và CTTC nói riêng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề thị trường bị chia sẻ đáng kể khi các tập đoàn, các ngân hàng lớn của nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Sự cạnh tranh thật sự là cuộc chiến tranh giành thị trường của các công ty CTTC với nhau và giữa các ngân hàng và công ty CTTC. Hơn thế nữa cuộc canh tranh này thật sự gay gắt bởi các công ty tài chính nước ngoài có tiềm lực tài chính hùng hậu, nắm vững các thủ thuật cạnh tranh thị trường. Thế nhưng bản thân các công ty cho thuê trong nước chưa có nhận thức đúng đắn về cạnh tranh cũng như thiếu các công cụ và nghệ thuật cạnh tranh hữu hiệu. Điều này dễ dẫn đến nhiều rủi ro liên quan đến dòng luân chuyển vốn giữa các quốc gia trong tiến trình hội nhập tài chính.

Phân tích kỹ áp lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, có thể đánh giá được các thách thức đến từ các nhóm nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các công ty. Bao gồm:


3.1. Áp lực cạnh tranh dến từ các nhân tố khách quan

3.1.1. Cạnh tranh với các tổ chức trung gian tài chính mới gia nhập thị trường.

Các tổ chức trung gian tài chính mới tham gia thị trường có những lợi thế quan trọng như: mở ra những tiềm năng mới, có động cơ và ước vọng giành được thị phần, có những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường, tham khảo các kinh nghiệm từ các tổ chức đang hoạt động… Như vậy, cho dù thực lực của tổ chức trung gian tài chính mới tham gia thị trường là như thế nào thì các công ty CTTC đang hoạt động đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ; ngoài ra, các tổ chức trung gian tài chính mới có những kế sách và sức mạnh mà các công ty CTTC chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó.

Hơn nữa, các công ty nước ngoài thường hoạt động ở những thị trường phát triển trong một thời gian dài, kinh nghiệm hoạt động chắc chắn sẽ nhiều hơn các công ty trong nước. Hoạt động cho thuê tài chính mới chỉ xuất hiện và phát triển tại Việt Nam được 10 năm, trong khi đó trên thế giới hoạt động này đã xuất hiện hơn 60 năm. Đó cũng chính là một khó khăn đối với các công ty trong nước. Nhờ có nhờ có kinh nghiệm và năng lực tài chính vững mạnh nên các công ty nước ngoài họ có thể dự liệu được sự phát triển của thị trường và có những chiến lược đúng đắn hơn trong tương lai.

3.1.2. Cạnh tranh với các đối thủ hiện tại.

Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ đến từ các đối thủ hiện tại cũng rất lớn bởi những đối thủ này đã hoạt động trên thị trường được một thời gian. Tuy thời gian hoạt động là không giống nhau nhưng mỗi công ty cũng đã xây dựng được cho mình một mạng lưới khách hàng và có những am hiểu nhất định về khách hàng của mình. Chính vì vậy cuộc cạnh tranh giành giật thị phần giữa các công ty này tương đối khốc liệt. Hiện nay thì Công ty cho thuê tài chính NHNN&PTNN II vẫn là người dẫn đầu trong hoạt động này trong nhờ mạng lưới phân phối và nguồn tài chính khá mạnh. Cuộc chiến thị phần


dường như diễn ra quyết liệt hơn ở các công ty còn lại. Đây là một quá trình sàng lọc tự nhiên, công ty nào đủ lớn mạnh và đưa ra được những chiến lược hợp lý thì sẽ tồn tại, còn nếu không sẽ phải sáp nhập mua lại hoặc phá sản. Tuy nhiên, sự có mặt của đối thủ cạnh tranh thúc đẩy chính các công ty CTTC phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.

3.1.3. Sức ép cạnh tranh đến từ phía khách hàng.

Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng nói chung và công ty CTTC nói riêng là tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất hay tiêu dùng, thậm chí là các ngân hàng khác hoặc các công ty CTTC khác cũng đều có thể vừa là người mua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng vừa là người bán sản phẩm dịch vụ tương tự. Những người bán sản phẩm thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch hay cho vay đều có mong muốn là nhận được một lãi suất cao hơn. Trong khi đó, những người mua sản phẩm (thuê tài chính) lại muốn mình chỉ phải trả một chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế. Như vậy, công ty CTTC phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và giữ được chân khách hàng cũng như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất có thể. Hơn nữa khách hàng của công ty không phải là khách hàng luôn trung thành mà rất dễ bị lôi kéo và thay đổi quan hệ giao dịch. Mức độ trung thành của khách hàng phụ thuộc vào sự đối xử của công ty đối với họ, mà cao nhất là lợi ích trực tiếp thu được từ quan hệ giao dịch với công ty cho thuê. Khách hàng có thể ngay lập tức thay đổi mối quan hệ với công ty cho thuê nếu họ biết rằng có một công ty cùng chức năng có thể đem lại lãi suất ưu đãi hơn.

3.2. Áp lực cạnh tranh đến từ những nhân tố chủ quan

3.2.1. Tiềm lực vốn

Đối với hoạt động tài chính ngân hàng thì năng lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó quan trọng nhất là vốn điều


lệ. Vốn điều lệ được xem là chiếc “đệm” để đối phó có hiệu quả với các cú sốc từ bên ngoài, bảo đảm một sự toàn trong kinh doanh. Nếu vốn điều lệ quá thấp sẽ khiến các công ty CTTC hoạt động luôn bất cập, bởi vì bị hạn chế trong mở rộng thị phần cho thuê và huy động vốn… Điều đó sẽ dẫn đến sự bất lợi về khả năng cạnh tranh. Năng lực tài chính của các công ty cho thuê còn yếu, vốn tự có nhỏ, chất lượng hoạt động tín dụng chưa ổn định tiềm tàng nhiều rủi ro.

Quy mô vốn của công ty cho thuê tài chính có tác động lớn tới sự phát triển của công ty. Nếu công ty có tiềm lực về tài chính tốt thì có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đồng thời có thể hạ lãi suất cho thuê tăng khả năng cạnh tranh với các công ty cho thuê tài chính khác cũng như các phương thức tài trợ khác như tín dụng ngân hàng. Hiện nay, do các điều kiện vay vốn của ngân hàng đặt ra rất ngặt nghèo, đây chính là cơ hội làm ăn tốt cho các công ty cho thuê tài chính. Tuy nhiên, các công ty cho thuê tài chính đều đã sử dụng hết vốn tự có của mình, do đó họ phải đi vay thêm từ các ngân hàng để cho thuê. Chính vì thế lãi suất sẽ rất cao, hoạt động sẽ kém hiệu quả và mang lại lợi nhuận thấp, thêm nữa là lại bị phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cho vay và huy động vốn của các ngân hàng. Mặt khác, nếu công ty cho thuê tài chính không phải là một công ty con của ngân hàng thì việc vay vốn cũng rất khó khăn, nếu vay được thì cũng phải chịu lãi suất cao vì vậy tiền thuê cũng sẽ bị đẩy lên cao.

Khi mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, yêu cầu của Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài muốn thành lập công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc công ty cho thuê tài chính liên doanh là tổng tài sản của tổ chức tín dụng đó vào cuối năm trước khi nộp đơn là 10 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là các công ty cho thuê tài chính sẽ gia nhập thị trường trong thời gian tới sẽ có tiềm lực tài chính vững mạnh trong khi các công ty cho thuê tài chính trong nước chủ yếu là thuộc các ngân hàng thương


mại quốc doanh, nguồn vốn chủ yếu dựa vào các ngân hàng này, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Thêm nữa, theo qui định thì các công ty cho thuê tài chính bị giới hạn về nghiệp vụ nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Cụ thể là, các công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá có thời hạn trên một năm. Điều này làm cho năng lực tài chính của các công ty cho thuê tài chính đã yếu lại càng yếu thêm. Chính vì thế khi cạnh tranh với các công ty cho thuê tài chính nước ngoài, các công ty cho thuê tài chính trong nước có nguy cơ thua ngay tại “sân nhà”.


Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của các công ty cho thuê tài chính năm 2007

Đơn vị: triệu đồng



T T


Tên công ty

Nguồn vốn chủ sở hữu

NV vay các TCTD


NV tự huy động


NV khác

Tổng

nguồn vốn


Số tiền

Tỉ

trọn g


Số tiền

Tỉ

trọn g


Số tiền

Tỉ

trọn g


Số tiền

Tỉ

trọn g


Số tiền


1

Cty CTTC NH

Ngoại

Thương


111.745


11%


775.678


74%


47.449


5%


114.999


11%


1.049.87

1


2

Cty CTTC NH

Công

Thương


335.450


39%


401.600


47%


47.918


6%


76.308


9%


861.276


3

Cty CTTC NH

NN& PTNN I


202.085


9%


1.303.89

3


59%


198.295


9%


493.584


22%


2.197.85

7


4

Cty CTTC NH

NN& PTNN II


355.599


6%


4.424.24

3


71%


966.096


15%


527.021


8%


6.272.95

9


5

Cty CTTC

NH Đầu Tư I


222.290


18%


910.254


74%


35.200


3%


60.511


5%

1.228.25

5


6

Cty CTTC

NH Đầu tư II


156.878


19%


518.526


63%


56.106


7%


94.563


11%


826.073


7

Cty CTTC

Quốc tế VN


108.634


16%


273.356


40%


186.979


27%


118.748


17%


687.717


8

Cty CTTC

Kenxim

209.482

15%

991.011

73%

109.731

8%

44.650

3%

1.354.87

4


9

Cty CTTC ANZ -

VTRAC


87.976


67%


17.513


13%


0


0%


25.719


20%


131.208


10

Cty CTTC

Chailea se


160.930


69%


36.797


16%


19.342


8%


17.740


8%


234.809

11

Cty

143.371

25%

357.660

63%

45.752

8%

23.568

4%

570.351

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022