Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chất Vấn Của Đại Biểu Quốc Hội


lực nhà nước và giám sát của Quốc hội một số nước trên thế giới", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (10), năm 2010 cũng khẳng định kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu khách quan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do bản tính của con người, do tính có thể sai lầm của nhà cầm quyền (đảm bảo tính cẩn trọng của các quyết định), đảm bảo quyền tự do dân chủ, do quyền lực nhà nước là quyền lực uỷ quyền. Có công trình khẳng định tính tất yếu của kiểm soát quyền lực nhà nước trên một phương diện khác đó là những hệ quả của việc thiếu vắng kiểm soát quyền lực nhà nước như tác giả Lê Văn Cảm, Nguyễn Cảnh Hợp, trong bài viết "Thực trạng tổ chức thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), năm 2011 nêu những hệ quả của việc thiếu vắng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước như hoạt động cơ quan nhà nước khép kín, thiếu công khai, minh bạch; hoạt động của cơ quan nhà nước mang nặng tính chủ quan, thiếu lắng nghe ý kiến phản biện tích cực từ nhân dân; mắc phải những căn bệnh trầm kha khó chữa với đối nội (tham nhũng, quan liêu) đồng thời mất uy tín trước cộng đồng quốc tế trong quan hệ đối ngoại…

Như vậy, nhìn chung, các công trình liên quan đến kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong hơn 10 năm lại đây, đã cho thấy, giới nghiên cứu chính trị và pháp lý Việt Nam đã có bước tiến xa trong nhận thức lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước. Từ chỗ coi Nhà nước của giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng là "bất khả xâm phạm" không chia sẻ quyền lực với bất kỳ ai và không bị kiểm soát bởi bất kỳ ai, đã tiến đến chỗ thừa nhận kiểm soát quyền lực nhà nước là một tất yếu khách quan. Nhận thức này đã được đưa vào Cương lĩnh chính trị của Đảng (sửa đổi năm 2011), trong Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XI. Tuy nhiên, trong kiểm soát quyền lực nhà nước, có nhiều chủ thể, có nhiều phương thức. Giám sát tối cao của Quốc hội là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong nhà nước. Trong giám sát tối cao của Quốc hội lại có nhiều hình thức nữa. Về nội dung này, các nghiên cứu cho thấy hai khuynh hướng rõ rệt:


(i) Nghiên cứu giám sát tối cao của Quốc hội, như là nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo Luật tổ chức Quốc hội, mà không chú ý đến lý thuyết kiểm soát quyền lực nhà nước như Phạm Ngọc Kỳ (với cuốn sách Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb Chính trị quốc gia, 1996, tác giả Trương Thị Hồng Hà với công trình Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội, Nxb Chính trị quốc gia, 2009, Đặng Phương Hải với bài viết "Giám sát và hệ quả pháp lý từ hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (6), năm 2015.

(ii) Coi giám sát tối cao của Quốc hội là một trong những hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước, nhưng chưa có điều kiện đi sâu vào các hình thức cụ thể, nhất là hoạt động chất vấn tại kỳ họp. Tuy vậy, cần khẳng định rằng, các công trình nói trên, này đã cung cấp những vấn đề cơ bản nhất về kiểm soát quyền lực nhà nước, đó cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình triển khai đề tài.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Chức năng giám sát của Quốc hội đã là đối tượng nghiên cứu từ nhiều năm nay ở nhiều nước trên Thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu nghiên cứu về chức năng giám sát của Quốc hội mới chỉ đặt trong phạm vi nghiên cứu tổng thể về Quốc hội chứ chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng biệt về vấn đề này. Trong một thời gian dài, ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu quy mô về hoạt động giám sát của Quốc hội. Gần chục năm sau đổi mới mới có một số công trình nghiên cứu về quyền giám sát của Quốc hội. Trong đó có một số công trình tiêu biểu như Quyền giám sát của Quốc hội - nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nguyễn Sỹ Dũng chủ biên, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2004; Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Văn phòng Quốc hội, năm 2005; Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội, Nguyễn Sỹ Dũng chủ biên, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006…


Tác giả Trần Ngọc Đường trong bài viết "Tiếp tục nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Tuyên giáo, (5), năm 2011 đã khẳng định giám sát tối cao của Quốc hội là một trong những cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong "Giám sát nói chung, giám sát tối cao của Quốc hội nói riêng, là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước, góp phần xây dựng cả 3 quyền đều mạnh, đảm bảo cho các quyền làm đúng, làm đủ nhiệm vụ, quyền hạn được nhân dân giao phó".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Nhiều tác giả cũng đã bước đầu nghiên cứu quyền giám sát của Quốc hội như là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Tác giả Nguyễn Sinh Hùng trong bài viết "Tăng cường vai trò giám sát tối cao của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Cộng sản, (2), năm 2013 cũng khẳng định "Giám sát tối cao của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta được xem là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước, có nhiệm vụ phòng, chống sự tha hóa của kiểmn lực nhà nước. Do đó, có thể nói giám sát tối cao có vai trò trong phòng, chống tham nhũng - một biểu hiện của sự tha hoá quyền lực nhà nước".

Nhiều công trình chuyên khảo nghiên cứu về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội cũng đã đưa ra định nghĩa về hoạt động này. Ví dụ như tác giả Phạm Ngọc Kỳ trong cuốn sách Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb Chính trị quốc gia, 1996 đã đưa ra định nghĩa quyền giám sát tối cao của Quốc hội "là quyền của Quốc hội thực hiện việc theo dõi, xem xét, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản và hoạt động của Chủ tịch nước, uỷ ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, toà án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao, xử lý những vi phạm hiến pháp, luật bà nghị quyết của Quốc hội do những cơ quan nói trên gây ra nhằm bảo đảm cho Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội được nghiêm chỉnh chấp hành".

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 3


Mặc dù dưới các góc độc tiếp cận khác nhau nhưng các tác giả đều khẳng định vị trí pháp lý của Quốc hội trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam với tư cách là cơ quan đại diện cho cử tri cả nước, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Cùng với chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát là một chức năng quan trọng của Quốc hội. Nhiều công trình làm rõ mối quan hệ giữa quyền giám sát tối cao của Quốc hội với các quyền khác của Quốc hội như quyền lập pháp hay quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Tác giả Phạm Ngọc Kỳ trong cuốn sách Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb Chính trị quốc gia, 1996 đã chỉ ra mối quan hệ này "Quyền giám sát tối cao của Quốc hội là 1 bộ phận trong hệ thống thẩm quyền của Quốc hội do đó nó có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau với các quyền khác của Quốc hội do hiến pháp quy định. Kết quả hoạt động giám sát là một trong những cơ sở để Quốc hội quyết định những vấn đề mà hiến pháp quy định thuộc thẩm quyền Quốc hội. Ngược lại, việc thực hiện các quyền khác là điều kiện làm cho quyền giám sát của Quốc hội được tôn trọng và được thực hiện".

Tác giả đã làm rõ những nội dung, hình thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, chỉ ra những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giám sát của Quốc hội như năng lực của đại biểu Quốc hội, cơ cấu tổ chức và cách làm việc của Quốc hội, điều kiện vật chất và hệ thống pháp luật. Tác giả đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội như đổi mới tổ chức và phương pháp giám sát của Quốc hội, đổi mới tiêu chuẩn đại biểu và điều kiện làm việc của đại biểu trong công tác giám sát, xây dựng luật về hoạt động giám sát của Quốc hội. Đặc biệt tác giả còn nêu mối quan hệ giữa quyền giám sát tối cao với quyền lập hiến, lập pháp và quyền quyết định những vấn đề quan trọng của Quốc hội.

Các tác giả đều khẳng định Quốc hội Việt Nam cũng như Quốc hội các nước hiện nay phải tăng cường thực hiện quyền giám sát của mình. Tác giả


Nguyễn Đăng Dung trong bài viết "Chức năng giám sát của Quốc hội", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (3), năm 2008 đã khẳng định rất rõ điều này "Giám sát trong những năm gần đây đang trở thành một chức năng quan trọng của Quốc hội tất cả các nước khác nhau trên thế giới. Quốc hội Việt Nam muốn tăng cường quyền lực thực sự của mình, thì cũng phải tăng cường và biết cách thực hiện chức năng này". Tác giả lý giải tại sao Quốc Hội phải có chức năng giám sát "Một khi Quốc hội đã có chức năng lập pháp, thì phải biết được kết quả thi hành của các đạo luật, để chỉnh lại hoạt động lập pháp của mình trong tương lai. Trong khi việc tổ chức thực thi và trách nhiệm thực thi luật pháp lại thuộc chức năng của Chính phủ - hành pháp, nên không có cách nào khác lập pháp phải tiến hành giám sát các hoạt động của hành pháp".

So sánh với một số Quốc hội của các nước khác, để thấy rõ hơn hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam là một hướng nghiên cứu được một số tác giả theo đuổi. Ví dụ như Nguyễn Quốc Văn "Tham chiếu một số nội dung về hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (224), năm 2012… Từ sự phân tích sự tương đồng và khác biệt trong chức năng giám sát của Quốc hội các nước và Quốc hội Việt Nam, chúng ta có điều kiện để nhìn thấy rõ hơn những ưu điểm cũng như nhược điểm của Quốc hội Việt Nam trong hoạt động giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước. Những nghiên cứu này cung cấp phương pháp luận, tư liệu và luận cứ cho những giải pháp mà luận án sẽ đề xuất.

Nhiều công trình đi vào phân tích những thành tựu và hạn chế trong hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta thời gian qua, tiểu biểu như Trương Thị Hồng Hà, ''Thực hiện pháp luật về giám sát của Quốc hội: Thực trạng và vấn đề đặt ra'', Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2+3), năm 2009; Phùng Quốc Hiển với ''Tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát tối cao là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Quốc hội trong tình hình mới'', Tạp chí Cộng sản, (7) năm 2011; Nguyễn Sinh Hùng với ''Tăng cường vai trò giám sát tối cao của Quốc


hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng'', Tạp chí Cộng sản, (2), năm 2013; Đặng Vũ Phúc, ''Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội'', Tạp chí Tổ chức nhà nước, (11), năm 2014; Nguyễn Thị Hạnh, ''Một số vấn đề về hoạt động giám sát của Quốc hội'', Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (23), tháng 12 năm 2014; Đặng Phương Hải, ''Giám sát và hệ quả pháp lý từ hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội'', Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (6), năm 2015…

Nhìn chung, các công trình này khi đánh giá về những thành tựu trong hoạt động giám sát của Quốc hội có đề cập đến 1 số thành tựu như hoạt động giám sát đưa dựa trên cơ sở luật đó là luật giám sát của Quốc hội, diễn ra bầu không khí dân chủ hơn, trình độ năng lực, bản lĩnh của đại biểu QH được nâng cao… Các công trình khi đề cập đến những bất cập trong hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam như đối tượng giám sát chưa phù hợp, còn quá rộng; Hình thức giám sát còn chưa đa dạng, thiếu hiệu quả; Thiếu thời gian, nhân lực, thông tin và các điều kiện đảm bảo khác cho hoạt động giám sát. Năng lực của đại biểu Quốc hội, thiếu thời gian, vật chất, thiếu thông tin và kỹ năng giám sát; thiếu sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan của Quốc hội; những bất cập trong các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội; bộ máy giúp việc, điều kiện vật chất phục vụ hoạt động giám sát còn hạn chế... Các tác giả cũng có cùng nhận định: So với các chức năng được pháp luật quy định, trước yêu cầu đổi mới và kiện toàn bộ máy Nhà nước hiện nay thì giám sát vẫn là khâu yếu, hiệu lực và hiệu quả chưa cao, cần phải có những giải pháp đồng bộ để đổi mới và nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Các tác giả cũng đưa ra những kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội như thành lập tổ chức thu thập thông tin và điều tra của Quốc hội; thuê các tổ chức đánh giá độc lập để tổ chức giám sát chuyên sâu theo từng vấn đề; tăng cường các phương tiện trợ giúp cho hoạt


động giám sát như cung cấp thông tin, kiểm toán nhà nước; nâng cao năng lực giám sát của đại biểu Quốc hội, uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các uỷ ban của Quốc hội, ngoài kỹ năng giám sát còn phải bản lĩnh chính trị và đạo đức của người đại biểu cao nhất của nhân dân; Đa dạng hoá các loại hình giám sát và huy động tối các lực lượng tham gia giám sát cùng Quốc hội; khắc phục tình trạng giám sát dàn trải theo chiều rộng mà thiếu chiều sâu; Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát của Quốc hội; Quốc hội nên tập trung vào giám sát Chính phủ - cơ quan hành pháp.

Nhìn chung có thể thấy rằng: đã có một số nghiên cứu khoa học liên quan khá chặt chẽ đến nội dung đề tài mà luận án đặt ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể và có sự so sánh với kinh nghiệm của nước ngoài một cách có hệ thống để từ đó có cách nhìn nhận đầy đủ về quyền giám sát của Quốc hội trong cơ chế quyền lực Nhà nước, trong mối quan hệ với Thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước, chưa có sự phân tích đầy đủ để làm rõ vai trò, phạm vi quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Do giới hạn phạm vi và định hướng nội dung nghiên cứu nên vấn đề mà các tác giả nêu lên mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến lý luận và thực tiễn hoạt động giám sát, các giải pháp cũng mới chỉ tập trung ở khía cạnh lý luận, hoặc ở cơ chế pháp lý hoặc ở kinh nghiệm thực tiễn.

Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội là hoạt động nổi bật nhất, thể hiện tập trung nhất hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Trong thời gian qua, hoạt động chất vấn được các đại biểu quan tâm thực hiện, là hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực và thu hút được sự quan tâm của dư luận. Vì vậy, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Một số tác giả đã bắt đầu tiếp cận chất vấn như là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước trực tiếp và có hiệu quả nhất của Quốc hội hiện nay. Tác giả Trần Quốc Việt trong bài viết "Chất vấn hình thức kiểm soát hiệu quả


của Quốc hội đối với Chính phủ", Tạp chí Quản lý nhà nước, (2), năm 2016, khẳng định kiểm soát của Quốc hội thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu là sự kiểm soát trực tiếp mạnh mẽ nhất đối với Chính phủ thông qua hoạt động lập pháp. Tác giả chứng minh chất vấn có ý nghĩa quan trọng đối với kiểm soát của chính phủ do hệ quả Chính trị, hệ quả xã hội và hệ quả pháp lý của nó. Hệ quả chính trị là sự đánh giá, phê bình Chính phủ, cảnh báo 1 vấn đề mà Chính phủ cần lưu tâm trong thực hiện trách nhiệm của mình. Hệ quả xã hội thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội gây sức ép, áp lực xã hội cho Chính phủ trong thực hiện quản lý. Hệ quả pháp lý, buộc Chính phủ phải nhận trách nhiệm, cao hơn đặt vấn đề tín nhiệm hay không tín nhiệm từ đó có thể dẫn tới sự từ chức Chính phủ. Hay tác giả Trương Thị Hồng Hà trong cuốn sách Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016 cũng khẳng định chất vấn là một hình thức có tính chất kiểm soát quyền lực nhà nước "Chất vấn là hình thức giám sát quyền lực nhà nước đặc biệt do Quốc hội là cơ quan được hiến định về hình thức chất vấn đối với các đối tượng giám sát cụ thể tiến hành, nên chất vấn được coi là một trong các công cụ giám sát thông dụng và hữu hiệu nhất của Quốc hội. Chất vấn có mục đích chính trị - pháp lý rõ ràng là làm rõ trách nhiệm chính trị của người được chất vấn. Chính vì vậy, chất vấn là hoạt động có tính chất kiểm soát quyền lực". Như vậy, tác giả cho rằng chất vấn có tính chất kiểm soát quyền lực nhà nước vì mục đích của nó là làm rõ trách nhiệm chính trị của đối tượng bị chất vấn.

Một số công trình đã đi sâu làm rõ khái niệm chất vấn như Nguyễn Đăng Dung trong công trình Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007, đã phân tích khái niệm chất vấn, làm rõ mục đích của chất vấn chính là quy trách nhiệm chính trị của những người đứng đầu bộ máy Nhà nước trong tổ chức thực thi pháp luật, Hiến pháp của Quốc hội. Tác giả Trần Quốc Việt trong bài viết "Chất vấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023