Hoạt Động Chất Vấn Của Đại Biểu Quốc Hội


Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Thông qua các hoạt động tại kỳ họp, đại biểu Quốc hội có điều kiện thảo luận, nghiên cứu và phản ánh với Quốc hội, cơ quan Quốc hội ý chí, nguyện vọng của cử tri (Điều 47 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, Điều 15 Nội quy kỳ họp Quốc hội).

Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, có trách nhiệm tham gia các phiên họp, thảo luận, biểu quyết các vấn đề và tham gia các hoạt động khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội mà mình là thành viên.

Về quyền hạn của đại biểu Quốc hội:

Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội tại các kỳ họp của Quốc hội. Đây là quyền hạn quan trọng nhất của đại biểu Quốc hội. Khi phát biểu đại biểu Quốc hội có thể được uỷ nhiệm thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội, thay mặt toàn thể tổ chức của mình hoặc nhân danh cá nhân với tư cách đại biểu của nhân dân. Ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội được ghi vào biên bản, tổng hợp và sử dụng. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm vế ý kiến phát biểu của mình. Đại biểu Quốc hội không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về lời phát biểu của mình trước Quốc hội.

Hoạt động lập pháp là một trong những hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật và tham gia thảo luận, biểu quyết thông qua luật. Ví dụ điều 29 Luật tổ chức quốc hội năm 2014 qui định "đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do luật pháp qui định".

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc


hội, Thủ tướng Chính phủ, và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn. Nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Thông qua chất vấn, đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm quản lý đất nước, quản lý xã hội và tìm ra giải pháp giải quyết, khắc phục những yếu kém trong hoạt động quản lý và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật.

Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết.

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt những hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan phải thông báo cho đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 9

Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang


nhân dân. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức đó, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp và đáp ứng những yêu cầu của đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội có thẩm quyền đặc biệt mà các cá nhân khác trong bộ máy nhà nước không có được. Một trong số đó là quyền miễn trừ do luật định. Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời Quốc hội không họp. Không có sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội. Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định. Quyền này nhằm đảm bảo cho hoạt động của đại biểu Quốc hội được thuận lợi hơn, tránh mọi áp lực khi đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ.

Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.

Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách được dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu thực hiện nhiệm vụ.

Các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội được thể hiện một cách minh bạch, rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Điều đó tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội. Các nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội thực hiện tốt vai trò của mình, thực hiện tốt quyền chất vấn của mình.

2.2.1.2. Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội

Chất vấn là quyền giám sát của đại biểu Quốc hội, được quy định nhất quán trong các bản Hiến pháp của Việt Nam cũng như trong các văn bản pháp luật hiện hành.


Hiến pháp năm 1946 có quy định quyền "kiểm soát và phê bình Chính phủ" của Quốc hội, thể hiện cụ thể ở quyền chất vấn Chính phủ của Nghị viện tại điều 55 "Các Bộ trưởng phải trả lời bằng thư hoặc trả lời bằng lời nói những điều chất vấn của Nghị viện hoặc của Ban Thường vụ. Kỳ hạn chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được thư chất vấn". Quy định này đã được thực hiện trên thực tế hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Hoạt động chất vấn được diễn ra ngay tại khoá họp lần thứ 2 của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (28 -10 -1946). Cụ thể, trong chương trình nghị sự của kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I có những nội dung hết sức quan trọng. Đó là việc cụ Nguyễn Văn Tố - Trưởng ban Thường trực Quốc hội- trả lời các câu hỏi chất vấn về công tác của Ban Thường trực Quốc hội; Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bộ trưởng trả lời các câu hỏi và chất vấn về công tác của Chính phủ; Chính phủ từ chức để Quốc hội bầu Chính phủ mới. Đặc biệt, tại phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội ngày 31-10-1946, nơi diễn ra các cuộc chất vấn đối với Chính phủ đã có sự dự thính của rất nhiều người dân. Hai tầng gác Nhà hát lớn kín người ngồi, đứng. Người dân đến đông để chứng kiến một cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam, một cảnh tượng do cách mạng tháng Tám mang lại các đại biểu của nhân dân đứng lên chất vấn những công việc mà nhân dân đã uỷ nhiệm cho Chính phủ gánh vác. Tại phiên chất vấn đầu tiên này, Quốc hội với đại diện của nhiều thành phần, như đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Mặt trận Việt Minh… đã đặt ra nhiều câu hỏi chất vấn Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngay từ bắt đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng lên diễn đàn, ôn tồn nói: Sáng nay, Chính phủ nhận được 62 câu hỏi. Nửa tiếng đồng hồ lại nhận thêm được 26 câu hỏi nữa. Tất cả 88 câu. Chính phủ trước hết xin cảm ơn Quốc hội vì đã tỏ rõ Quốc hội hết sức quan tâm về các vấn đề quốc gia và sự chất vấn này có thể biểu lộ được rõ ràng tinh thần dân chủ thật thà của nước Việt Nam. Chính phủ đã xét kỹ từng câu hỏi ấy và chia ra làm hai loại: Nội chính và Ngoại giao. Trong hai loại ấy lại chia thành những câu thuộc về từng bộ: Quân sự,


Quốc phòng, Ngoại giao, Kinh tế… Những câu hỏi chú trọng nhất là về quân sự, rồi đến tài chính, tư pháp, nội vụ. Đánh giá về buổi chất vấn đầu tiên này, Hồ Chí Minh đã khẳng định trước Quốc hội và đại biểu như sau: Chính phủ hiện thời mới được thành lập hơn 1 năm hãy còn thanh niên. Quốc hội bầu ra được hơn 8 tháng lại còn thanh niên hơn nữa. Vậy mà Quốc hội đã đặt những câu hỏi thật già giặn, sắc nét, khó trả lời, đề cập đến tất cả những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh nước nhà. Thực tế hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I cũng diễn ra khá sôi nổi với những hoạt động chính sau:

Ông Nguyễn Văn Trân, Phó chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch nhà nước, trả lời các câu hỏi về kế hoạch nhà nước năm 1956, giao thông vận tải, công nghiệp, hợp tác xã, cải thiện sinh hoạt.

Ông Nghiêm Xuân Yêm, Bộ trưởng Nông - Lâm, trả lời những câu hỏi từ nông trường quốc doanh, lâm trường, kế hoạch sản xuất về cây công nghiệp, chăn nuôi, lâm - ngư nghiệp, bảo vệ rừng, công tác thuỷ lợi.

Ông Phan An, Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp, trả lời các câu hỏi về các vấn đề về thương nghiệp.

Ông Lê Văn Hiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính, trả lời các vấn đề về tài chính, ngân sách [56, tr.34].

Tại hiến pháp 1959, quyền chất vấn được quy định tại điều 59 "Các đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng chính phủ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ. Cơ quan bị chất vấn phải trả lời trong thời hạn 5 ngày, trường hợp phải kiểm tra thì thời hạn phải trả lời là 1 tháng".

Hiến pháp 1980 tại điều 95 quy định "Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ), và các thành viên của Hội đồng Bộ trường (Chính phủ), Chánh Toà án nhân dân Tối cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao… Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết những kiến nghị của đại biểu".


Về hình thức chất vấn, Hiến pháp năm 1980 quy định đối tượng bị chất vấn mở rộng hơn so với 2 bản Hiến pháp trước. Nếu như Hiến pháp 1946 quy định Nghị viện chất vấn đối với Bộ trưởng thì Hiến pháp 1959 quy định đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Chính phủ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, tức là bao gồm cả Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ thì Hiến pháp 1980 quy định đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Bộ trưởng và các thành viên hội đồng bộ trưởng, Chánh toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Như vậy, đối tượng giám sát không chỉ tập trung vào nhánh hành pháp mà cả tư pháp.

Hiến pháp 1992 quy định tại điều 98 "đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao… Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm". Như vậy, sang Hiến pháp 1992, đối tượng chịu sự giám sát bằng hình thức chất vấn của đại biểu Quốc hội được mở rộng hơn bao gồm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hiến pháp 1992 còn quy định hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát của Quốc hội là quyền bãi miễn, bãi nhiệm tất cả các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Tuy nhiên không quy định quyền bỏ phiếu tín nhiệm như Hiến pháp 1946, chưa thể hiện rõ ràng thái độ của mình trước kết quả của hoạt động giám sát của mình, Vì vậy Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung thì việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn mới được Quốc hội bổ sung vào khoản 7, điều 84.

Hiến pháp năm 2013, Điều 80 quy định về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội tương tự như điều 98 Hiến pháp năm 1992 nhưng tăng thêm một đối tượng phải trả lời chất vấn nữa là Tổng kiểm toán nhà nước.


Qua 5 bản Hiến pháp, đến nay tất cả những người đứng đầu các cơ quan nhà nước thuộc ba nhánh quyền lực đều phải chịu sự giám sát thường xuyên, trực tiếp của Quốc hội nói chung, đều phải trả lời chất vấn trước Quốc hội nói riêng. Nếu Hiến pháp 1946 và 1959 chưa quy định rõ người bị chất vấn phải bắt buộc trả lời trước Quốc hội thì Hiến pháp 1980, 1992 và đặc biệt Hiến pháp 2013 đã khẳng định dứt khoát điều đó,

Trong toàn bộ hoạt động của Quốc hội, nếu giám sát là một trong ba chức năng quan trọng, thì chất vấn trở thành hình thức giám sát trực tiếp, toàn diện, có sức mạnh tổng hợp, có tác động mạnh mẽ nhiều chiều, giúp cho Quốc hội thực hiện hiệu quả chức năng này. Chất vấn và trả lời chất vấn có sự đối thoại, trao đổi, tranh luận qua lại giữa đại biểu Quốc hội và người bị chất vấn thậm chí truy đến cùng để làm sáng tỏ một vấn đề, một sự kiện. Tất cả điều đó nói lên rằng dân chủ trong hoạt động của Quốc hội ngày càng được phát huy mạnh mẽ và rộng rãi.

Chất vấn và trả lời chất vấn là hình thức biểu hiện tập trung nhất hoạt động giám sát của Quốc hội. Chất vấn là quyền giám sát đặc biệt của đại biểu được Hiến pháp 1992 ghi nhận tại điều 98. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 quy định chất vấn là một hình thức giám sát, trong đó, đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh toà án nhân dân tối cao, Viện trường viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời (Khoản 2, Điều 2). Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân năm 2015 trên cơ sở Hiến pháp 2013 đã mở rộng hơn quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội và làm rõ hơn nội dung khái niệm chất vấn "Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác thuộc Chính phủ, Chánh toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước....và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với


vấn đề được nêu" (Khoản 7 Điều 2). Như vậy, trong định nghĩa về chất vấn này, đối tượng bị chất vấn mở rộng hơn thêm Tổng kiểm toán nhà nước và làm rõ hơn nội hàm chất vấn là người bị chất vấn phải trả lời về trách nhiệm của họ đối với vấn đề mà đại biểu Quốc hội đặt ra. Định nghĩa này làm rõ nội hàm của chất vấn chính là làm rõ trách nhiệm của đối tượng bị chất vấn. Quy chế Hạ viện Italia định nghĩa chất vấn như một yêu cầu "dưới hình thức văn bản buộc Chính phủ giải trình về kết quả hoạt động của mình và dự kiến tiếp theo của Chính phủ. Nói cách khác, có thể coi chất vấn là yêu cầu của Nghị sĩ đối với Thủ tướng hay các thành viên của Chính phủ trước phiên họp toàn thể của Nghị viện để trả lời về việc thực thi chính sách, hay một vấn đề nào đó của quốc gia".

Chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp và quan trọng của Quốc hội, đồng thời là quyền quan trọng của đại biểu Quốc hội được Hiến pháp quy định. Chất vấn tuy là quyền cá nhân của đại biểu Quốc hội nhưng khi thực hiện quyền này thì nó được coi là một trong những hoạt động giám sát của Quốc hội.

Ở Việt Nam, hình thức xem xét chất vấn và trả lời chất vấn được thể hiện ở kỳ họp và giữa hai kỳ họp. Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp, thông qua các hình thức giám sát là chất vấn và trả lời chất vấn. Chất vấn là hình thức giám sát do đại biểu Quốc hội thực hiện tại kỳ họp dưới sự cho phép chất vấn của Quốc hội.

Bên cạnh hình thức chất vấn bằng miệng, hình thức chất vấn bằng văn bản được xác định là một trong những hình thức chất vấn chính thức. Điều 40 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 "Chất vấn được thể hiện bằng văn bản hoặc hỏi trực tiếp". Những chất vấn bằng văn bản được đại biểu Quốc hội gửi trực tiếp cho đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội giữa hai kỳ họp của Quốc hội. Hình thức chất vấn bằng văn bản đòi hỏi "nội dung chất vấn phải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023