Đảm Bảo Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể

89

3.2.3. Đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Bao gồm cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các cá nhân và cộng đồng. Trong đó, cơ quan nhà nước có vai trò quan trọng trong xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cũng như chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, ban hành và tổ chức thực hiện “Chương trình quốc gia về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể”, “Xây dựng các trạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam”, “Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa”. Việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa hiện hành về cơ bản đã tạo ra cơ chế thúc đẩy công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong thời kỳ hội nhập. Để di sản văn hóa phi vật thể phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học cũng như khẳng định vai trò “thể hiện bản sắc của cộng đồng” các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện qua các nội dung sau:

- Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể: Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập, trước hết cần nhận diện đầy đủ được các mặt giá trị và sức sống của di sản văn hóa phi vật thể. Đến nay, cả 63 tỉnh, thành phố đã thực hiện nhiệm vụ này và đã kiểm kê được gần 63.371 di sản văn hóa phi vật thể.

- Lựa chọn di sản tiêu biểu, xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến nay, đã có 221 di sản thuộc cả 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc sinh sống trên mọi miền đất nước được đưa vào Danh mục, thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng văn hóa và sự khác biệt văn hóa giữa các cộng đồng quốc gia, dân tộc của Đảng và Nhà nước ta;

- Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể: Di sản văn hóa phi vật thể hiện hữu trong từng con người, vì thế, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể chính là bảo vệ chủ thể nắm giữ di sản văn hóa. Các lớp truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể cũng được tổ chức tại nhiều địa phương, thu hút các nghệ nhân xuất sắc đến truyền dạy và các học viên thuộc nhiều thành phần xã hội, nhiều lứa tuổi theo học: triển khai Dự án đào tạo về Nhã nhạc tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế, lớp Truyền dạy Nghệ thuật Bài Chòi tại Đà Nẵng, lớp truyền dạy Ca Trù tại nhiều câu lạc bộ ở Hà Nội, Hải Dương, truyền dạy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại các câu lạc bộ và Trung tâm văn hóa của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, lớp truyền dạy Hát Xoan trong các phường Xoan ở Phú Thọ, lớp học Nghệ thuật Trống đôi, Cồng ba, Chiêng năm ở Phú Yên, truyền dạy Nghệ thuật Xòe Thái trong các đội Xòe của các tỉnh Lai

90

Châu, Yên Bái, giảng dạy Ca Huế tại trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, Học viện Âm nhạc Huế và các lớp truyền dạy Ca Huế miễn phí tại các trung tâm văn hóa, câu lạc bộ Ca Huế và tại nhà các nghệ nhân…

- Di sản văn hóa phi vật thể là một bộ phận cấu thành của tài sản văn hóa quan trọng của vùng, địa phương, lãnh thổ nên nếu được khai thác và phát huy đúng cách thì có thể tạo thêm việc làm, giảm nghèo và bất bình đẳng, tăng cường phát triển kinh tế địa phương, mang lại nguồn lợi sống bền vững cho chính cộng đồng sở hữu di sản. Do đó, song song với việc nhận diện để giữ gìn, bảo vệ di sản, thì khai thác di sản văn hóa phi vật thể trong thời kỳ hội nhập phải được chú trọng triển khai đồng bộ với các nội dung nêu trên.

- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về di sản văn hóa phi vật thể, thông qua các cuộc tập huấn hàng năm của Ngành Di sản văn hóa và các đợt tập huấn phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa tại các địa phương trong cả nước; Đào tạo, xây dựng đạo đức, lối sống, hình thành phẩm chất tốt đẹp và nhân cách cho thế hệ trẻ, từ trong các trường học tới các thiết chế văn hóa như bảo tàng, trung tâm văn hóa, thư viện,… đã được thực hiện ở một số nơi như: 80/90 trường học ở Việt Trì, Phú Thọ đã được gắn kết Hát Xoan với chương trình của nhà trường để giáo dục học sinh về giá trị, ý nghĩa, đặc điểm của Hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Triển khai dự án “Xây dựng phương pháp gắn kết việc dạy về di sản văn hóa phi vật thể với các môn học trong nhà trường ở Hà Nội”, “Liên kết với nhà trường phát triển giáo dục di sản ở bảo tàng, di tích và các điểm văn hóa – lịch sử ở Hà Nội”, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mục đích nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ di sản văn hóa cho học sinh; Chương trình “Sân khấu học đường” đưa nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống vào dạy trong hàng nghìn trường tiểu học và phổ thông trung học ở 40 tỉnh, thành phố trên cả nước…;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

- Gắn kết giữa bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội: Khuyến khích duy trì tri thức truyền thống, được tích lũy qua nhiều thế hệ đã giúp cho các cộng đồng tương tác với môi trường tự nhiên xung quanh họ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và ứng phó với thiên tai cũng như những thách thức của biến đổi khí hậu, tạo thêm sức mạnh tinh thần trong cuộc sống mưu sinh cho cộng đồng (phát huy giá trị tốt đẹp của các di sản: Tri thức trồng cây trên hốc đá ở Cao nguyên đá Hà Giang, Lễ Cúng rừng, Lễ Cầu mưa, Lễ hội Cầu ngư, Lễ xuống đồng,…). Trong các lĩnh vực y học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và nghề thủ công truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể cũng góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tạo thêm thu nhập thông qua trao đổi hàng hóa và bổ sung cho khoa học hiện đại những tinh hoa của tri thức truyền thống. Ứng dụng một cách phù hợp công nghệ thông tin và truyền thông để quảng bá ý nghĩa và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể trong nước và quốc tế.

91

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 13

- Gắn kết văn hóa với du lịch và thể thao trong các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quốc gia và quốc tế, thể hiện bản sắc cộng đồng và sự kết nối, tương hỗ giữa các lĩnh vực. Các văn bản pháp lý đã cho chúng ta điều kiện tạo sự gắn kết này, chúng ta cần có nhận thức đầy đủ để tổ chức được các chương trình có sự gắn kết, để các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch bổ sung và quảng bá cho nhau. Tổ chức việc trình diễn giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể như những di sản sống trong sự phát triển không ngừng và sự hội nhập một cách đa dạng: Ngày văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, trong đó, chú ý kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, chuyên nghiệp (nghệ sĩ) và nghiệp dư (nghệ nhân).

Di sản văn hóa phi vật thể cần được nhìn nhận như loại tài sản đặc biệt vì đây là loại tài nguyên văn hóa – kinh tế có khả năng gia tăng giá trị theo thời gian. Trong quá trình hội nhập, các giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ và phát huy để thực sự góp phần vào việc: Trở thành mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho phát triển và nhịp cầu giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế.

3.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình điều chỉnh pháp luật lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, hiệu quả mong muốn trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam nhưng pháp luật trong lĩnh vực này bộc lộ hạn chế, khoảng trống buộc chúng ta phải nhìn nhận và nghiêm túc đánh giá rằng: việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn qua đánh giá những nội dung sau:

- Chưa phù hợp với tinh thần Công ước năm 2003

Về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã thể hiện và triển khai được Công ước năm 2003 trong thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức về di sản văn hóa phi vật thể cũng như cách thức bảo vệ và phát triển di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam còn thể hiện những nội dung chưa phù hợp với Công ước, chưa thể hiện rò quan điểm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quản lý di sản văn hóa phi vật thể trên phạm vi quốc gia. Công ước năm 2003 nhấn mạnh đến chủ thể cộng đồng, nhóm người, cá nhân sở hữu di sản văn hóa phi vật thể là chủ thể có quyền công nhận giá trị văn hóa mà họ đang sở hữu có phải là di sản văn hóa phi vật thể hay không. Điều 2.1 của Công ước có ghi: “di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, hình thức thể hiện, các biểu đạt, kỹ năng-cũng như các công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa liên quan -mà cộng đồng, nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ”. Trong khi đó pháp luật Việt Nam quy định di sản văn hóa phi vật thể là “sở hữu nhà nước” tại Điều 5 Luật

92

Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá 2009, bên cạnh việc công nhận “sở hữu cộng đồng” đối với di sản văn hóa phi vật thể. Còn sử dụng các từ ngữ thể hiện không đúng tinh thần của Công ước hoặc gây hiểu lầm so với tinh thần của Công ước. Chưa đảm bảo được tính thống nhất, khách quan toàn diện, tính khả thi, xác thực và cập nhật nhất trong hệ thống văn bản pháp luật quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và quá trình áp dụng trong thực tiễn.

Luật Di sản văn hóa đưa ra khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể là “có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác". Khái niệm này vẫn còn chưa cụ thể do sử dụng nhiều từ ngữ khó định lượng. Cụ thể, ở mức độ nào thì được gọi là "thể hiện bản sắc" và tiêu chí cụ thể ra sao! Cụm từ “lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" nhưng chưa làm rò lưu truyền qua bao nhiêu thế hệ thì được công nhận di sản đó là di sản văn hóa phi vật thể. Và, chủ thể nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể là cá nhân cần đáp ứng tiêu chí như thế nào để pah1p luật công nhận và bảo hộ quyền sở hữu đối với di sản văn hóa phi vật thể. Việc sử dụng từ ngữ không rò ràng hoặc không có tiêu chí cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc xác định di sản văn hóa phi vật thể, công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể liên quan. Thực tế, trong Luật Di sản văn hóa, các nội dung khác như di tích lịch sử - văn hóa; danh lam thắng cảnh; cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên niên; bảo vật quốc gia đều có tiêu chí xác định rò ràng. Do đó, việc giải nghĩa cụ thể hơn nữa khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể, hoặc dùng hình thức bổ sung tiêu chí hay diễn giải cụ thể hình thức của di sản văn hóa phi vật thể là tất yếu và cần thiết cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Một số thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp luật không nhất quán, không thống nhất cách phân loại di sản văn hóa phi vật thể, không quy định rò chi tiết về quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong các hình thức và phương pháp nhằm khuyến khích cũng như cấm đoán. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc thực thi quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể rất phong phú và đa dạng, việc nhận diện đối tượng nào được xếp hạng ở cấp nào không hề đơn giản nếu không có tiêu chí cụ thể rò ràng. Ví dụ, Việt Nam có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, nếu không có tiêu chí cụ thể thì rất khó để lựa chọn hoặc lựa chọn trên những tiêu chí không giống nhau giữa các địa phương. Do vậy, cần quy định rò hơn các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của từng loại hình,

93

- Thiếu quy định cụ thể về các biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Nội dung bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Luật Di sản văn hóa được quy định ngắn gọn và chưa thể hiện hết được cách thức thực hiện để triển khai các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong thực tiễn. Luật quy định "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền"105. Tuy nhiên không cụ thể hóa các biện pháp cần thiết là gì để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Do đó, nội dung này cần làm rò: (i) các biện pháp cần thiết là gì? trách nhiệm của các cơ quan có thầm quyền đến đâu trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết này; (ii) làm rò hơn các hành vi được xem là dẫn đến nguy cơ sai lệch, mai một, hoặc thất truyền.

- Thiếu quy định cụ thể về hành vi vi phạm

Các văn bản tập trung hơn vào các hành vi gây hại, làm giảm giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, lại thiếu quy định cặn kẽ về chủ thể chịu trách nhiệm đối với hành vi gây hại. Đó là trách nhiệm của chủ thể nào trong việc có hành vi vi phạm. Do các di sản văn hóa phi vật thể gắn với cộng đồng, thuộc sở hữu cộng đồng, không gắn với chủ thể xác định nên việc cụ thể hóa chủ thể chịu trách nhiệm cần cân nhắc kỹ lưỡng. Các văn bản về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa, cụ thể trong đó liên quan đến điều chỉnh hành vi vi phạm hành chính về di sản văn hóa phi vật thể như: Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/5/2017. Và, mới đây nhất là Nghị định 38/NĐ-CP ngày 29/03/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, tại điểm b, c khoản 5 Điều 20 quy định về hành vi “Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể; Tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, hành vi như thế nào là về hành vi tùy tiện đưa vào “yếu tố mới không phù hợp” làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể, chủ thể đánh giá các “yếu tố mới không phù hợp” và đối tượng chịu trách nhiệm khi xác định hành vi vi phạm cũng cần phải tường minh.

- Thiếu quy định chi tiết về việc phối hợp giữa các chủ thể trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Quy định về phối hợp giữa các cơ quan Trung ương như Bộ, cơ quan ngang


105 Quốc hội (2001), Điều 20 Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.

94

Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quản lý nhà nước và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chưa rò. Luật có ghi "Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa" nhưng không có văn bản hướng dẫn cụ thể tình huống phối hợp như thế nào. Trong Luật đã ghi rò trách nhiệm của chủ thể thiết yếu bao gồm; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về di sản văn hóa phi vật thể nhưng các đơn vị khác thì không rò cơ chế phối hợp trong tình huống nào và như thế nào. Ví dụ, phối hợp giữa các chủ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch như thế nào trong việc đưa các giá trị di sản văn hóa phi vật thể vào tích hợp chương trình giảng dạy trong nhà trường. Phối hợp như thế nào trong công tác mở các lớp truyền dạy. Tất cả nội dung phân công trách nhiệm, hướng dẫn phối hợp cụ thể rò ràng giữa các bên là rất cần thiết để các chủ thể có liên quan thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ, có cơ sở pháp lý.

3.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam

3.3.1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động các chủ thể trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

- Chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức triển khai các quy định pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.

Sau khi Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 được ban hành, Chính phủ đã kịp thời ban hành các Nghị định để hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện, đã bộc lộ các vướng mắc, bất cập. Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng được Quốc hội thông qua vào năm 2013, Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Công Thương (cơ quan quản lý ngành về nghề thủ công mỹ nghệ) xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn việc phong tặng các danh hiệu trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Tuy nhiên, do không thống nhất được một số nội dung quy định trong dự thảo Nghị định, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (không bao gồm lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống), mặc dù nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống là một trong các lĩnh vực thuộc di sản văn hóa phi vật thể. Kết quả là có 02 Nghị định được ban hành: i) Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (Nghị định 62/2014/NĐ-CP ngày

95

25/6/2014) và ii) Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ106. Điều này dẫn đến việc cùng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nhưng có 02 hệ thống xét tặng từ địa phương tới Trung ương. Việc xây dựng 02 Nghị định và giao cho 02 Bộ phụ trách để cùng xét phong tặng cho danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cho các đối tượng thuộc cùng lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (nghề thủ công truyền thống là một trong các lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể, trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có trường hợp vừa có thể là nghề thủ công truyền thống và cũng có thể vừa là tri thức dân gian) tạo ra những bất cập như:

Thứ nhất: một đối tượng thuộc lĩnh vực nghề thủ công truyền thống (một số nghề thủ công truyền thống, ẩm thực có thể đưa vào loại hình Tri thức dân gian) có thể chọn nộp hồ sơ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi chung là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hoặc cho Sở Công Thương hoặc cùng lúc nộp cho cả 2 Sở. Cũng có trường hợp là bị loại ở hội đồng này rồi lại nộp hồ sơ sang hội đồng kia. Điều này cũng dẫn đến việc cá nhân đã là Nghệ nhân ưu tú theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ xét phong tặng Nghệ nhân nhân dân theo quy định tại Nghị định kia. Bất cập này dễ hiểu bởi tính chất đan xen và liên quan giữa các loại hình của di sản văn hóa phi vật thể.

Thứ hai: tiêu chí để xét danh hiệu của 2 Nghị định này có những điểm khác biệt trong khi cùng hướng đến một danh hiệu. Tiêu chí xét danh hiệu quy định trong Nghị định số 62/2014/NĐ-CP có tính định tính cao trong khi tiêu chí quy định trong Nghị định số 123/2014/NĐ-CP tập trung nhiều vào tính định lượng, sản phẩm, thành tích cụ thể. Điều này dẫn đến việc cùng một danh hiệu cho các đối tượng cùng là thực hành di sản văn hóa phi vật thể nhưng được xét bởi hai bộ tiêu chí khác nhau.

Thứ ba: nhận thức của các cá nhân là thành viên hội đồng các cấp của hai “luồng” xét này là không đồng đều. Luật Thi đua, Khen thưởng quy định danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” dành cho đối tượng thực hành trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trong khi các cấp hội đồng thuộc lĩnh vực nghề thủ công truyền thống có nhận thức khác về di sản văn hóa phi vật thể hay nói cách khác là kỹ năng, kỹ thuật, am hiểu của nghệ nhân được nhìn nhận chỉ tập trung vào các sản phẩm vật chất cụ thể.

Có thể khẳng định, nghề thủ công truyền thống thực chất là một trong 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được quy định tại pháp luật về di sản văn hóa (Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ). Do



106 Chính phủ (2014), Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 về việc quy định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

96

đó, Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực Nghề thủ công mỹ nghệ có sự chồng chéo với quy định của Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Do vậy vấn đề đặt ra, là cần sửa đổi để thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể. Điều 7 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP quy định “Khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống”: Nghề thủ công truyền thống là một trong bảy loại hình của di sản văn hóa phi vật thể, tương đương với Lễ hội truyền thống hay Tiếng nói, chữ viết. Song Lễ hội truyền thống và Tiếng nói, chữ viết hiện đang được quy định tại Điều 21 và Điều 25 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009). Để có sự đồng đều và hợp lý, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP cần điều chỉnh để quy định việc bảo vệ, phát huy từng loại hình trong cả 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể.

Về thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại điều 8 khoản 2 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin nghiên cứu, sưu tầm phải gửi đơn xin phép kèm theo đề án nói rò mục đích, địa bàn, thời hạn và đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì đơn xin phép phải được gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét cấp phép; trường hợp từ chối phải nêu rò lý do bằng văn bản”. Quy định nêu trên được thực hiện thông qua một thủ tục hành chính cấp trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và một thủ tục hành chính cấp tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tuy nhiên, qua nhiều năm kể từ có quy định đến nay, chưa có bất kỳ đơn xin phép nào được gửi tới cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, rất khó xác định cụ thể thế nào là “nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể” để đối tượng bị điều chỉnh cũng như cơ quan cấp phép hiểu rò và thực hiện nghiêm túc.

Bên cạnh đó, nội dung Điều 21, Điều 25 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009) và Điều 7 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định về tiếng nói, chữ viết, điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống cũng cần quy định cụ thể hoặc có Thông tư hướng dẫn thực hiện.

Đối với lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, nghệ

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí