Kiểm Soát Quyền Lực Thông Qua Các Định Chế Về Công Khai, Minh Bạch Và Trách Nhiệm Giải Trình Của Chính Quyền


phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước vì nó buộc các quan chức được người dân lựa chọn có trách nhiệm với công việc của mình trong thời gian tại nhiệm. Do có thể bị ảnh hưởng bởi những suy tính về khả năng tái cử trong các cuộc bầu cử sắp tới, nên họ thường phải điều chỉnh tư cách của mình cho thích hợp. Họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn trong việc đưa ra các quyết định chính sách dưới danh nghĩa nhân dân. Và nếu như họ không chứng tỏ được họ là người đại diện chính đáng cho lợi ích của cử tri thì vị trí của họ sẽ có người khác, được người dân tín nhiệm hơn thay thế. Thông qua bầu cử, ở trong một chừng mực nhất định, cử tri có thể duy trì được sự kiểm soát của mình đối với chính phủ và chống lại sự lộng hành của các quan chức được bầu. Tuy nhiên, sự kiểm soát của nhân dân bằng bầu cử định kỳ chỉ là sự kiểm soát gián đoạn, không có tính liên tục. Hệ thống bầu cử theo nhiệm kỳ luôn là công cụ kiểm soát quan trọng nhất, thể hiện rõ ràng nhất quyền quyết định tối cao của nhân dân. Để nhân dân có thể kiểm soát bằng lá phiếu của mình, hệ thống bầu cử phải đảm bảo phản ánh trung thực lá phiếu của người dân thông qua uỷ ban giám sát bầu cử, các luật bầu cử, báo chí và công luận. Mặt khác, để sự lựa chọn của nhân dân là hợp lý, nên có những quy định để hạn chế việc tuyên truyền, vận động có tính chất mị dân. Báo chí phải góp phần nâng cao trách nhiệm của người dân với lá phiếu của mình.

2.1.3.4. Kiểm soát quyền lực thông qua các định chế về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền

Nhân dân chỉ kiểm soát được quyền lực nhà nước khi nhà nước công khai, minh bạch hoạt động của mình. Minh bạch hoá hoạt động nhà nước là việc làm cho hoạt động của nhà nước phải đảm bảo rõ ràng, công khai, khách quan, phù hợp với thực tiễn và pháp lý. Sự minh bạch trong hoạt động của nhà nước có thể được xem xét trên 4 phương diện chính:

Thứ nhất, chính quyền phải tự mình cung cấp thông tin về những dữ kiện quan trọng liên quan đến chính sách;


Thứ hai, khả năng người dân có quyền tiếp cận - một cách trực tiếp hoặc gián tiếp những hồ sơ, tài liệu của chính quyền;

Thứ ba, tính chất công khai của các buổi họp;

Thứ tư, chính quyền muốn soạn thảo hoặc thi hành chính sách, phải tham khảo ý kiến của các nhóm liên quan.

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Bởi để có thể loại bỏ tình trạng bất đối xứng về thông tin và bất đối xứng về hoạt động giữa người chủ và người đại diện, tình trạng hoạt động và thông tin ngầm của các đại diện, người chủ có thể thiết lập những quy định yêu cầu người đại diện phải thông báo tất cả những thông tin và bất kể hoạt động nào mà họ thực hiện liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của họ được pháp luật quy định. Bởi thiếu thông tin, công chúng không thể biết các đại diện đã hoạt động nhân danh mình như thế nào. Chính vì vậy, Madison đã từng cảnh báo, một Chính phủ của đại chúng mà không có thông tin dành cho đại chúng thì không khác gì là một sự mở đầu cho một tấn hài kịch hoặc bi kịch. Thông qua công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình, người dân biết đại diện của mình đang làm gì và kết quả như thế nào để kiểm soát quyền lực nhà nước mà mình đã uỷ quyền. Công khai, minh bạch còn là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các hành vi sai trái, tiêu cực, các biểu hiện làm sai lệch, làm suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, quan chức, viên chức nhà nước được tiến hành bằng nhiều hình thức. Một trong những hình thức quan trọng là giải trình trước cơ quan đại diện nhân dân (Quốc hội). Trong các hình thức giải trình, có hình thức rất quan trọng là trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội trong và ngoài phiên họp.

2.1.3.5. Kiểm soát quyền lực thông qua hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 7

Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, là tương tác xã hội trong đó


ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, cùng chia sẻ các quy tắc chung. Về cơ bản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận; hay nói cách khác, thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận.

Phương tiện truyền thông xã hội là hai chiều. Đây là trang mạng để giao tiếp với người khác, có thể là bạn bè, thân nhân, đồng nghiệp hay chỉ là người có cùng sở thích. Thông thường, nó không chỉ là tải thông tin - mà là chia sẻ và giao tiếp.

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của xã hội. Từ nhận thức, truyền thông sẽ tác động đến hành động và ứng xử của xã hội. Một ứng xử của xã hội được lặp đi lặp lại sẽ trở thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong xã hội.

Phương tiện thông tin đại chúng, công luận là một mắt xích quan trọng của quá trình kiểm soát quyền lực nhà nước. Thông qua đó, nhân dân có thông tin, cơ sở để đưa ra những quyết định hợp lý trong thực thi quyền kiểm soát của mình. Các cơ quan chức năng của nhà nước có những thông tin, phản hồi cần thiết từ phía nhân dân để một mặt tự điều chỉnh, kiểm soát quyền lực nhà nước, mặt khác, trước áp lực của nhân dân, dư luận công cộng về những vấn đề được giám sát, nhà nước thực hiện kiểm soát quyền lực của mình một cách khách quan, chặt chẽ hơn.

Do tính chất nghề nghiệp của mình, phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội có khả năng kết nối, tạo trung tâm dư luận công cộng gây sức ép với nhà nước, buộc nhà nước phải có trách nhiệm trong nhiều vấn đề quan trọng. Báo chí thúc đẩy "quyền được biết" với tư cách là một cơ quan giám sát phi chính thức đối với chính phủ, buộc chính phủ phải giải trình và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Báo chí thực hiện việc giám sát quyền lực nhà nước không chỉ bằng cách cung cấp các cơ sở pháp lý, mà còn cung cấp các chuẩn mực đạo đức về các sự kiện và các nhân vật. Một khi báo chí


phát hiện các quan chức có những việc làm khuất tất, họ có quyền điều tra, tìm kiếm sự thật và công bố sự thật đó trước công chúng. Bằng hành động này, báo chí thực hiện chức năng như một " toà án công luận" nhằm tố giác những hành động sai trái của các quan chức chính quyền, những tác động tiêu cực của các chính sách do các cơ quan công quyền gây ra.

Kiểm soát quyền lực thông qua hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng là sự kiểm soát có tính chất thường xuyên của xã hội đối với nhà nước. Việc giám sát thường xuyên bằng công luận đòi hỏi phải có tự do ngôn luận (tự do báo chí).

2.1.3.6. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực

Các tổ chức chính trị - xã hội trong xã hội công dân thể hiện tính đa dạng vốn có của các nhu cầu, lợi ích trong xã hội hiện đại. Ngoài chức năng đại diện lợi ích cho các nhóm xã hội khác nhau trong việc thảo luận và phản biện chính sách, các nhóm, các cộng đồng công dân này còn tạo nên hệ thống giám sát quyền lực hữu hiệu và không tốn kém cho ngân sách nhà nước. Các tổ chức xã hội công dân tiến hành giám sát các hoạt động của cơ quan và công chức nhà nước, gây áp lực buộc chính phủ phải nâng cao tính trách nhiệm của bộ máy công quyền. Sự giám sát ở đây không chỉ là những hành vi mang tính pháp lý mà cả những hành vi mang tính đạo đức. Các tổ chức chính trị - xã hội tạo ra các chuẩn mực đạo đức không chỉ trong ứng xử xã hội, mà còn trong ứng xử với nhà nước, tạo ra nguồn nhân lực cho bộ máy nhà nước mang những giá trị đạo đức từ xã hội công dân. Mặc dù sự giám sát của những tổ chức này không mang tính quyền lực nhà nước, các chủ thể giám sát không có quyền áp dụng trực tiếp các biện pháp cưỡng chế nhà nước, nhưng ảnh hưởng do những áp lực mà nó tạo ra thì không hề nhỏ trong ngắn hạn và ảnh hưởng quyết định trong dài hạn.

Các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động theo những


mục tiêu và chức năng khác nhau. Tuy nhiên, chúng có chung một mục đích là tập hợp sức mạnh của nhân dân, tham gia vào hoạt động của nhà nước thông qua việc giám sát hoạt động của chính quyền và phản biện xã hội đối với quá trình xây dựng và thực thi chính sách của chính phủ. Bằng sức ép có tổ chức và lâu dài từ dưới lên, xã hội công dân tạo cơ hội tham gia và ảnh hưởng ở mọi cấp quản lý của bộ máy nhà nước.

2.1.3.7. Kiểm soát quyền lực thông qua quyền khiếu kiện của công dân

Người dân là chủ thể của quyền lực nhà nước có quyền kiểm soát quyền lực nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có quyền khiếu kiện (khiếu kiện, khiếu nại tố cáo). Công dân khi thấy các cá nhân, cơ quan nhà nước có những quyết định, hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của mình có thể khiếu kiện lên các cơ quan toà án để buộc các cá nhân, cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định, tránh lạm quyền, lộng quyền, xâm phạm lợi ích của công dân.

Để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan công quyền và khuyến khích mọi công dân mạnh dạn đấu tranh với những sai phạm của chính quyền, nhiều nước phát triển đã xây dựng cơ chế bảo vệ những người chống tiêu cực, những người đã lên án, tố cáo hoặc đã cung cấp thông tin về những hành vi trái pháp luật, vi phạm quyền công dân của các cơ quan, công chức nhà nước. Nếu không có cơ chế bảo vệ những người này, thì mọi nỗ lực nhằm phát hiện những sai phạm của bộ máy công quyền và công chức nhà nước sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí triệt tiêu động lực đấu tranh chống những sai phạm của chính quyền nhà nước, làm cho chính quyền ngày càng lộng hành.

Giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của nhánh lập pháp với hai nhánh quyền lực còn lại là vấn đề có tính phổ biến và ngày càng được coi trọng trong mô hình tổ chức nhà nước ở nhiều nước trên thế giới. Có nhiều hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước của lập pháp đối với hành pháp và tư


pháp, trong đó chất vấn và trả lời chất vấn là một trong những hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước có tính chất pháp lý quan trọng được Quốc hội của cả các quốc gia theo chính thể đại nghị và chính thể hỗn hợp thực hiện như một biện pháp hữu hiệu để kiểm soát công khai hoạt động của đối tượng bị giám sát trước toàn thể Quốc hội. Chất vấn và trả lời chất vấn được đánh giá là thực hiện sôi nổi và có hiệu quả nhất trong các hình thức giám sát của Quốc hội nước ta thời gian qua.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động này trong thời gian tới, việc tham khảo kinh nghiệm thực hiện hoạt động chất vấn của Quốc hội một số nước là rất cần thiết, vì đây cũng là hoạt động khá phổ biến ở Quốc hội nhiều nước.

2.1.4. Kinh nghiệm thực hiện hoạt động chất vấn của Quốc hội một số nước trên thế giới

2.1.4.1. Mục đích của chất vấn

Chất vấn là hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước hữu hiệu của quốc hội đối với các nhánh quyền lực còn lại. Mục đích của chất vấn là kiểm tra năng lực của quan chức trong việc nắm bắt và điều chỉnh lĩnh vực được phân công, từ đó quốc hội tỏ thái độ tín nhiệm hoặc không tín nhiệm, buộc những người đứng đầu các nhánh quyền lực phải hoạt động có trách nhiệm hơn để nâng cao hiệu quả hoặc buộc phải từ chức nếu hoạt động không hiệu quả. Chính vì vậy, quốc hội nhiều nước, nhất là quốc hội của các nước theo mô hình của Anh thường không cho biết trước các câu hỏi chất vấn. Một vị Bộ trưởng nắm vững câu hỏi sẽ phải trả lời lưu loát các câu hỏi đặt ra, ngược lại, uy tín sẽ bị giảm sút. Chính vì thế, không ít bộ trưởng dùng thủ thuật gợi ý trước cho các đại biểu cùng đảng về câu hỏi. Thông qua đó, các vị Bộ trưởng này có cơ hội để biểu dương thành tích và phô diễn tài năng của mình.

2.1.4.2. Về hình thức chất vấn

Thông thường, quốc hội các nước đều thực hiện hai hình thức là chất


vấn bằng miệng và chất vấn bằng văn bản. Ở nước Cộng hoà Liên bang Đức, có sự phân biệt rất rõ chất vấn nào thì trả lời bằng văn bản, chất vấn nào trả lời bằng miệng. Những chất vấn trả lời bằng miệng được gọi là những chất vấn lớn. Những chất vấn lớn là những chất vấn được đưa ra khi thảo luận các chương trình của Chính phủ và khi thảo luận các dự án quan trọng như ngân sách nhà nước, chính sách đối ngoại... Việc trả lời những chất vấn này được thảo luận ở nghị trường. Những chất vấn trả lời bằng văn bản là những chất vấn nhỏ. Chất vấn nhỏ không phải là những vấn đề chính trị lớn, mà thường là những vấn đề hành chính cụ thể. Chất vấn nhỏ được bộ trưởng có thẩm quyền trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời được in thành ấn phẩm của Quốc hội Liên bang. Khác với chất vấn lớn, kết thúc buổi chất vấn nhỏ không có hoạt động thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các vấn đề được hỏi (chất vấn) là những vấn đề thời sự, được chuyển tới Chính phủ bằng văn bản. Chính phủ có thể trả lời bằng miệng với những câu hỏi tại chỗ, những câu trả lời này được phát lại trên truyền hình, hoặc trả lời bằng văn bản đăng trên Công báo. Đây là cơ chế hữu ích để nghị sĩ và dân chúng nắm được thông tin của Chính phủ. Năm 1992, 1993 có 757 câu hỏi miệng được đặt ra cho Chính phủ tại Quốc hội, trong nhiệm kỳ 1988 - 1993 có 67.914 câu hỏi viết gửi tới Chính phủ và Chính phủ đã trả lời được 601.163 câu [33, tr.74].

2.1.4.3. Về thủ tục chất vấn

Thủ tục lựa chọn vấn đề được đưa ra chất vấn ở quốc hội một số nước được quy định rất chặt chẽ nhằm tránh những yêu cầu chất vấn không thoả đáng. Nghị viện nhiều nước còn quy định các yêu cầu chất vấn phải thu nhận được một lượng nhất định các chữ ký đồng tình của các nghị sĩ. Chẳng hạn, điều 153 Nội quy Quốc hội Cộng hoà Pháp quy định các yêu cầu chất vấn phải thu nhận được số chữ ký của ít nhất một phần mười tổng số thành viên của Quốc hội. Ở Nhật Bản, cách thức xác nhận những câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội với Chính phủ của Quốc hội cũng khá cụ thể, trong trường


hợp có một số nghị sĩ đưa ra sự phản bác liên quan đến câu hỏi của một nghị sĩ khác mà câu hỏi đó không được chủ toạ xác nhận để đưa ra chất vấn thì chủ toạ phải đưa câu chất vấn đó ra biểu quyết tại nghị viện không cần phải tranh luận gì thêm. Vấn đề đó được ghi vào biên bản cuộc họp, trong đó trình bày vấn đề mà nghị sĩ hoặc nghị viện không chấp nhận (điều 74, Luật Quốc hội Nhật Bản). Đây là một thủ tục được coi là khá chặt chẽ và khách quan, công bằng đối với tất cả những câu hỏi chất vấn được các nghị sĩ đặt ra. Quốc hội nhiều nước cũng có những quy định khá chặt chẽ về những lĩnh vực mà đại biểu quốc hội được đặt câu hỏi chất vấn. Cụ thể như, chỉ được đặt câu hỏi có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà bộ trưởng có trách nhiệm quản lý, không được đặt những câu hỏi về những vấn đề là đối tượng của hoạt động xét xử, không được đặt những câu hỏi mang tính chỉ trích cá nhân, không được yêu cầu bộ trưởng bình luận về các bài báo, giải thích luật hay tính hợp pháp của một hành động nào đó cho dù là hành động của một viên chức chính phủ, đại biểu quốc hội cũng không được nhắc lại câu hỏi có cùng nội dung trong vòng 3 tháng. Nếu Bộ trưởng từ chối trả lời một câu hỏi thì câu hỏi đó không được nhắc lại cho đến kỳ họp sau của Quốc hội...

Về thủ tục xác định thời gian trả lời chất vấn bằng văn bản ở quốc hội một số nước cũng khá chặt chẽ. Ví dụ, ở Nhật Bản, khi có vấn đề chất vấn, các thành viên của cả hai viện phải đệ trình câu hỏi bằng văn bản đến chủ tịch hạ viện và chủ tịch thượng viện. Những câu hỏi đó sau khi được chủ tịch hạ viện và chủ tịch thượng viện phê chuẩn sẽ được gửi đến nội các. Nội các có nghĩa vụ trả lời các câu hỏi trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được câu hỏi đó. Trong điều kiện nội các chưa có đủ điều kiện và khả năng để trả lời câu hỏi chất vấn đúng thời gian như quy định thì phải nêu được lý do tại sao và thời gian chính xác việc trả lời sẽ được hoàn tất. Trong một số trường hợp khẩn cấp, các câu trả lời ngay trong phòng họp dưới sự đồng ý của cả hai viện. Để xác định thời gian tiến hành chất vấn, rất nhiều nước đi theo hướng quy định văn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023