Sáng Tạo Truyền Thống Cho Thấy Thế Ứng Xử Của Nhà Nước Và Cộng Đồng Khi Linh Hoạt “Sử Dụng”, “Vận Dụng” Cơ Chế Truyền Thống Sang Cơ Chế


của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền (sênh trong tiếng Nôm là phách). Cũng có tên khác là sinh tiền. Nhìn chung, nhạc cụ này là một loại sênh có gắn những đồng tiền vào nên gọi là sênh tiền. Như vậy, múa sênh tiền không phải là điệu múa truyền thống của lễ hội Đền Và. Nhưng, ngay cả khi nghệ thuật được sử dụng trong lễ hội với tư cách là nghệ thuật thuần túy thì nó vẫn tham gia vào lễ hội như một thành tố của chỉnh thể tô đậm bản sắc văn hóa cũng như làm lễ hội thêm đặc sắc. Xưa, người nông dân đã làm ăn vất vả suốt một năm, họ quá bận với những ưu lo vật chất, vì thế chỉ có dịp lễ hội họ mới được thảnh thơi thưởng thức nghệ thuật. Nay, người dân làm kinh tế, tri thức, giáo viên… chịu nhiều những lo lắng và áp lực trong cuộc sống nên phương thức nghệ thuật ấy dù ít ỏi nhưng cũng đã đem lại những thay đổi trong đời sống tâm linh, tinh thần của họ và hưởng thụ trọn v n những cuộc vui của lễ hội. Sự sáng tạo này phù hợp với sự vận động, biến đổi của xã hội cũng như bản chất của sinh hoạt văn hóa dân gian hấp dẫn, cho nên, về cơ bản nó đáp ứng được cấu trúc lễ hội cổ truyền của người Việt.

4.1.3.4. Sáng tạo truyền thống cho thấy thế ứng xử của Nhà nước và cộng đồng khi linh hoạt “sử dụng”, “vận dụng” cơ chế truyền thống sang cơ chế mới

Tác giả Nguyễn Chí Bền cho rằng “Đôi khi các truyền thống mới có thể được nhào nặn ra dễ dàng dựa trên nền truyền thống cũ, đôi khi chúng lại có thể được cấu thành bằng cách vay mượn từ những kho chứa dân gian luôn luôn sẵn sàng” [12, tr.1 ]. Cộng đồng Đền Và đã rất linh hoạt trong việc khôi phục và phát huy truyền thống tự quản, vận dụng cơ chế thị trường cũng như thích nghi với mô hình quản lý mới của Nhà nước để văn hóa truyền thống vẫn hiện diện, được bảo lưu, được thực hành trong một diện mạo mới. Chính vì vậy, có thể nhận thấy sự hoan hỷ, đồng lòng của người dân trong việc tổ chức lễ hội, mở rộng quy mô lễ hội 3 năm 1 lần. Có thể thấy rằng, phá vỡ những quan niệm cũ khi cho rằng truyền thống là yếu tố không thể phá bỏ thì trên thực tế truyền thống này đã được tạo dựng, được sáng tạo thêm nhằm đáp ứng những biến đổi của lịch sử, thời đại, nhằm nâng cao ý nghĩa của chúng đối với thể chế, với quốc gia dân tộc. Ở khía cạnh sáng tạo truyền thống, có thể thấy duy trì và phát huy truyền thống của cộng đồng làng đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Không thể phủ nhận rằng, cùng với thời gian, lễ hội Đền Và trở thành di sản văn hóa tâm linh đặc biệt lớn nhất xứ Đoài. Và đây cũng là một mô hình văn hóa mới đã được hình thành trong những năm gần đây và đem lại hiệu quả văn hóa và kinh tế cho cộng đồng.

Tác giả Trần Thị Thủy cho rằng “một sáng tạo được gọi là truyền thống không thể tách rời với những câu hỏi về bản sắc, niềm tin, quyền và sở hữu. Một cái gì đó sáng tạo muốn được cộng đồng coi là truyền thống phải ít nhất đảm bảo rằng nó sẽ giúp tăng cường bản sắc, đem đến niềm tin cũng như khẳng định quyền và tính sở hữu của cộng đồng đối với chúng. Mặt khác yếu tố đó phải đem đến niềm tin hoặc hành vi được lưu truyền trong một nhóm hay xã hội có tính biểu tượng hoặc có ý nghĩa đặc biệt với nguồn


gốc trong quá khứ của cộng đồng” [113, tr.42]. Một lễ hội, nghi lễ, hay một sự kiện văn hóa luôn là tạo dựng với những yếu tố từ trong quá khứ (dựa trên thói quen, trí nhớ, văn bản) cùng những yếu tố đương đại (chính trị) và thông điệp tương lai (hàm ý chính trị). Sáng tạo truyền thống, vì thế, là một công cụ, vô thức và có ý thức của Nhà nước (củng cố cho thẩm quyền chính danh của mình trong hiện tại cũng như trước những thách thức trong và ngoài về chính trị). Tương tự, các cộng đồng hoặc nhóm xã hội cũng dùng công cụ sáng tạo truyền thống để củng cố cho sự tồn tại và phát triển của mình trong sự cạnh tranh tồn tại. Các truyền thống thường được sáng tạo bằng hai cách: chính thống và không chính thống. Việc xây dựng nên những truyền thống một cách chính thống thường mang tính chính trị trong khi những truyền thống được xây dựng một cách không chính thống thì mang tính xã hội. Do những biến cố lịch sử và chính trị, những truyền thống này có thể hoàn toàn mới được xây dựng nên, hoặc cũng có thể dựa vào những thực hành văn hóa có từ ngàn xưa nhưng vẫn có sức sống và khắc sâu trong tâm thức của người dân cũng như cộng đồng. Việc tổ chức lễ hội Đền Và vào năm nhỏ do các làng tổ chức và năm lớn do chính quyền tổ chức cho thấy lễ hội là một sáng tạo không chính thống mang tính xã hội. Bởi nó là kết quả của quá trình thương thảo giữa các thành viên bên trong của cộng đồng chủ thể, phản ánh quan hệ phức tạp đa chiều bên trong các thành viên của cộng đồng địa phương cũng như giữa cộng đồng địa phương và nhà nước.

4.1.3.5. Kết quả của tiến trình thương thảo trên ở cấp cộng đồng không phải lúc nào cũng đi th o một khuôn mẫu nhất định.

Câu chuyện về “sáng tạo truyền thống” ở đền Trình phủ Mẫu của một hộ gia đình này đặt ra hai vấn đề chúng ta cần bàn luận. Thứ nhất, cộng đồng đã tạo lập VXH cho mình một cách khéo léo và đem lại những lợi ích cho bản thân mình cũng như con cháu. Bởi, thông qua truyền thuyết và từ vốn ban đầu (quyền lợi trông coi đền Trình), cộng đồng đã tạo thêm những giá trị mới (xây dựng phủ Mẫu) rồi mời thầy cúng và tập trung con nhang đệ tử về làm lễ, dâng sao giải hạn trong di tích. Không những vậy, người thủ nhang đền còn xây dựng ngay phía sau đền một lăng cho mình, theo như con gái bà lý giải thì “mẹ cô xây dựng lăng ở đây coi như là công sức trong 30 năm gìn giữ và mở rộng di tích” [Phỏng vấn cô D, tháng 01/2021]. Thứ hai, có mâu thuẫn lớn giữa chính quyền và người dân trong việc ghi nhận tính chính thống và xác thực của di tích. Mặc dù nói chính quyền có quyền quyết định việc công nhận di tích nhưng trong trường hợp này thì cộng đồng đã có sức mạnh hơn chính quyền, bởi không cần qua chính quyền mà cộng đồng vẫn có thể nhận được bằng công nhận di tích của UNESCO.

Chính vì vậy, việc phân tích quá trình tạo dựng hay sáng tạo truyền thống trong tổ chức lễ hội Đền Và với những động cơ về kinh tế và xã hội của Nhà nước cộng đồng sẽ chỉ ra được những ai được lợi và chịu thiệt trong quá trình này, từ đó đưa ra được những

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.


khuyến nghị có lợi cho đa số dân chúng thay vì một thiểu số đặc quyền đặc lợi hoặc chỉ phục vụ cho tuyên truyền đơn thuần và có lợi cho việc bảo tồn di sản văn hóa tín ngưỡng này. Bài học bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nhiều nơi cho thấy, có nhiều trường hợp, Nhà nước thực hiện phục hồi và thay đổi chưa xuất phát từ nhu cầu tâm linh của cộng đồng, từ đòi hỏi thực sự của xã hội. Ngược lại, có trường hợp chúng ta lên án và ngăn cấm, quy chụp tín ngưỡng và lễ hội là mê tín dị đoan mà phủ nhận đi giá trị văn hóa thực sự của chúng, nhu cầu đòi hỏi của xã hội, cũng như sự “sáng tạo truyền thống” của cộng đồng.

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 17

4.1.4. Nhà nước, cộng đồng và cái thiêng

Lễ hội truyền thống trước hết là một hình thái tín ngưỡng mà vị thần chính là hiện thân của cái thiêng liêng đó. Việc tôn thờ Thánh thực chất đồng nhất với sự tôn vinh các giá trị của cộng đồng (hệ thống giá trị này định vị tính độc lập tương đối nhỏ của cộng đồng nhỏ (làng) với nước, giữa các cộng đồng nhỏ với nhau mà như đã phân tích ở chương 3 thì nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong làng. Thật vậy, người ta có thể tìm thấy ở hình ảnh các vị thánh của làng những hiện thực xã hội làng đã được chuyển hóa, thăng hoa. Thứ nhất, thông qua hình tượng Đức Thánh Tản, chúng ta có thể thấy lịch sử giữ nước khi Đức Thánh Tản khuyên vua cha nhường ngôi cho Thục Phán nhằm tránh một cuộc binh đao đổ máu, rồi cùng cha vợ và vợ về vùng núi Ba Vì. Thứ hai, thông qua hình tượng này, chúng ta cũng thấy được một hệ giá trị đạo đức - thẩm mỹ, đó là triết lý “Ở hiền gặp lành”, khi các làng đã từng giúp đỡ Đức Thánh nhận được những ân huệ và đặc ân còn những làng từ chối giúp đỡ Đức Thánh phải chịu sự trừng phạt của Ngài. Nhưng còn một giá trị đạo đức nữa, đó là sự bao dung khi những sai sót xưa được ân xá, làng đã từng từ chối giúp Thánh vẫn được tham gia và hưởng những quyền lợi nhất định trong lễ hội. Cuối cùng, thông qua hình tượng, chúng ta thấy được thể chế xã hội thời đại, đó là dấu ấn của nhà nước thế quyền cũng như mô hình cai trị Nho giáo khi Đức Thánh Tản được hoàn thiện bằng lớp văn hóa Nho giáo để trở thành vị Thánh của dân, thay Nhà nước cai trị con dân. Chính sự lý tưởng hóa của cả Nhà nước và cộng đồng đã giúp Đức Thánh Tản trở nên thiêng liêng - một tình cảm tôn giáo tín ngưỡng.

Thông qua lễ hội, các thành viên trong cộng đồng được tri giác cái thiêng liêng như là những gì đối diện với cái phàm tục: đó là tình cảm thiêng liêng, quy tắc đạo đức thiêng liêng cũng như những quyền năng thiêng liêng. Tất nhiên, những điều này không phải đến lễ hội mới có nhưng chỉ ở trong lễ hội chúng mới được bừng sáng và thăng hoa. Tính chất thiêng này là một đặc thù của lễ hội, giống như linh hồn của lễ hội mà được tạo dựng từ cả hai phía Nhà nước và cộng đồng, bao trùm lên toàn bộ không gian, thời gian, mọi hành động của con người trong nghi lễ, trò chơi và mọi chi tiết trong lễ vật dâng cúng. Lễ rước trong lễ hội Đền Và được thực hiện khá đặc biệt bởi nó là sự tái hiện gần như chân thực sự tích trong thần tích tại Đền Và cũng như ngọc phả tại đền Ngự Dội, mọi hành trình, điểm dừng chân,


điểm đón hay điểm đưa tiễn đều hướng về hành trạng vị thần linh - Đức Thánh Tản. Những thành viên tham gia lễ hội trở thành những nhân vật được làng điều động đi làm công việc phục vụ cho thần linh, thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ thần linh và đồng thời là sự nghênh tiếp thần linh và phô diễn sức mạnh của cộng đồng. Chính vì ý nghĩa sâu sắc đó nên đám rước trong lễ hội Đền Và vào những năm chính hội vừa trang nghiêm vừa sôi động, thu hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng với các nghi trượng tiêu biểu như cờ, kiệu, lễ vật dâng cúng, chiêng trống và dàn bát âm, rồng, sư tử, quân lính. Dân làng đã phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước, phải huy động nhiều công của. Đặc biệt hiện nay, khi đời sống kinh tế đã có sự thay đổi nhiều, thanh niên trai tráng không còn ở quê mà đã đi học hành hay làm ăn từ nơi xa “Triệu tập được đủ một đội rước là cả một sự vận động và kêu gọi của làng” [Nguồn: phỏng vấn anh H - người dân làng vân Gia, năm 2017]. Điều cuối cùng mà người dân hướng đến ở đây, đó chính là cái thiêng cao cả của lễ hội. Cùng với đó, tế trong lễ hội cổ truyền là hành vi trung tâm của lễ hội. Đây là một hình thái biểu thị căn bản giá trị xã hội của Nhà nước và cộng đồng là: tôn thờ cái linh thiêng. Nhà nước phong kiến, giai cấp thống trị và người dân bình thường đều có chung thế giới quan và chung một cách biểu thị thế giới quan ấy. Sau khi nghi lễ tế được hoàn thành, cán bộ lãnh đạo thị xã Sơn Tây sẽ tiến hành tế đầu tiên, sau đó cộng đồng địa phương cũng như du khách thập phương tiến hành lễ. Như vậy cả chính quyền lẫn cộng đồng Sơn Tây đều cùng chung thế giới quan cũng như biểu thị thế giới quan xung quanh một trục trung tâm là cái linh thiêng của vị Thánh.

Nhà nước cũng ý thức được tính thiêng chính là linh hồn của lễ hội truyền thống - là cơ sở của tình cảm cộng đồng, của sự kết nối và chia sẻ trách nhiệm cũng như quyền lợi giữa Nhà nước và cộng đồng nên Nhà nước hết sức hỗ trợ người dân trong việc đảm bảo không gian tổ chức, duy trì thời gian thiêng cũng như các nghi lễ và lễ vật dâng cúng. Nếu đặc trưng này mất đi thì lễ hội sẽ không còn là lễ hội theo đúng nghĩa của nó, nói một cách khác, nếu giải thiêng thì lễ hội sẽ trở nên tầm thường và vô bổ. Hơn nữa, Nhà nước cũng luôn muốn tô điểm, đề cao những giá trị xã hội đương thời nên đã thường xuyên tuyển chọn những khuôn mẫu văn hóa mới trong xã hội để thế chế hóa chúng và đưa vào đời sống đương đại. Xét một cách toàn diện thì bối cảnh xã hội đương thời vẫn cần đến sự tồn tại của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và lễ hội Đền Và bởi những lớp nghĩa và giá trị tinh thần mà nó mang lại. Vì vậy, tổ chức lễ hội đã được Nhà nước thể chế hóa khi trực tiếp đứng ra tổ chức vào năm lớn, và dù được thể chế hóa thì lễ hội vẫn được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham dự. Mặt khác, tổ chức lễ hội Đền Và cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành một ý thức chung về sự hiện diện của xã hội mới. Đứng trên phương diện quản lý Nhà nước, ý thức chung này có tác dụng trong việc thống nhất các lực lượng trong xã hội, tạo ra sự đồng cảm về đạo lý xã hội để dẫn dắt và áp chế các hành vi cá nhân.


Chính vì thế, khác với nhiều lễ hội có những hành vi bạo loạn, trộm cắp… thì lễ hội Đền Và rất trật tự và đoàn kết. Việc công an được bố trí ở tất cả các ngả đường rước, đội trông xe miễn phí từ chính quyền thị xã Sơn Tây được cử đến khu vực Đền Và vào ngày chính hội chính là nhân tố đảm bảo trật tự và an ninh cho lễ hội cũng như đảm bảo tiến trình nghi lễ diễn ra trọn v n.

4.1.5. Nhà nước, cộng đồng và biểu tượng hóa

Trong xu thế biến dạng và mai một khá mạnh của nhiều lễ hội cổ truyền ở Việt Nam hiện nay, lễ hội Đền Và là một trong những lễ hội còn bảo lưu được nhiều yếu tố “gốc”, nghi lễ tế và rước đặc sắc mà ít lễ hội dân gian có được. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và biến thiên lịch sử, lễ hội vẫn giữ được những nét độc đáo riêng có, “độc nhất vô nhị” của nó. Ở đây tác giả sẽ đưa ra những nguyên nhân vì sao lễ hội Đền Và lại giữ được nhiều giá trị văn hóa cổ truyền như vậy trong bối cảnh đương đại. Qua việc so sánh với một lễ hội cùng tín ngưỡng thờ Tứ Bất Tử là hội Gióng ở Sóc Sơn và Gia Lâm, Hà Nội, người viết tìm ra được câu trả lời ở vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền. Vai trò đó được thể hiện ở nhiều mặt: trong ý thức bảo vệ di sản, trong việc giữ gìn các văn bản cổ liên quan đến lễ hội, trong sự trao truyền các thực hành nghi lễ giữa các thế hệ, trong nhu cầu tự thân và thái độ tự nguyện tham gia lễ hội, trong khâu tự quản lễ hội… NCS dựa trên nguyên tắc then chốt trong quản lý di sản đó là chủ thể của lễ hội phải là người dân, để lễ hội cổ truyền duy trì được sức sống và giá trị của nó trong xã hội đương đại thì lễ hội đó phải là của cộng đồng và cộng đồng phải tự quản. Nhằm khẳng định thêm cho quan điểm này, NCS sẽ đưa ra một số minh chứng và đối sánh với việc tổ chức hội Gióng, Hà Nội với hai xu hướng chính: 1/ trao trả lễ hội cho cộng đồng và 2/ có sự can thiệp sâu của các nhà quản lý và công tác dàn dựng của các nhà chuyên môn để qua đó đưa ra một cách thức phù hợp để phát huy sức mạnh cộng đồng trong tổ chức và quản lý lễ hội hiện nay.

Hội Gióng là một biểu hiện văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Sở dĩ được vinh danh như vậy vì có một điều kỳ lạ là, không như phần lớn giá trị văn hóa phi vật thể khác hoặc là thay đổi, hoặc là mai một trước những thách thức của xã hội đương đại, hội Gióng là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn v n qua rất nhiều thế hệ. Mặc dù đời sống cộng đồng đã từng trải qua nhiều biến động bởi sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội, bởi chiến tranh, bởi sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa thì hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững. Có thể nói rằng, hội Gióng đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể, là bản sắc, được cộng đồng ở hai huyện Gia Lâm và Sóc Sơn, Hà Nội ghi nhận là một phần văn hóa của họ và tự nguyện bảo vệ.

Theo nhiều chuyên gia văn hóa, cái cốt lòi nhất của hội Gióng đó là tính cộng đồng trong việc sáng tạo ra di sản, không ngừng tái sáng tạo và tạo thành một biểu hiện văn hóa


độc đáo, bản sắc và duy trì nó đến ngày nay. Theo sử sách, việc phụng thờ Thánh Gióng có từ thời Hùng Vương thứ VI, đến đầu đời Lý, thế kỷ XI trở thành một lễ hội lớn thông qua việc vua Lý Công Uẩn cho xây đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Đời Lê, hội Gióng trở nên rất nổi tiếng và hàng năm được triều đình cử quan đại thần về làm chủ tế. Bên cạnh đó, cùng với 25 sắc phong thời vua Lê Thần Tông và 13 sắc phong thời vua Lê Huy Tông đã cho thấy lễ hội này được các vương triều phong kiến cực kỳ quan tâm và tổ chức như một quốc lễ. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cũng giống như nhiều lễ hội khác, hội Gióng cũng chỉ được tiến hành thu gọn và nhỏ trong phạm vi đền, miếu. Phải đến năm 1990 (giống như lễ hội Đền Và), hội Gióng đã được khôi phục lại gần như xưa và theo tục lệ cổ truyền thì cứ 4 năm mở hội chính một lần, các năm còn lại mở hội nhỏ. Tuy có những sự thay đổi về mặt hình thức nhưng điều quan trọng nhất là lễ hội vẫn duy trì được diễn trình cổ xưa với những nghi lễ, diễn xướng gần như mang tính nguyên gốc, đó chính là “cái bất biến” của lễ hội. Tác giả Lê Thị Minh Lý cho rằng “cái bất biến là phần hồn cốt, phần tinh túy của hội Gióng thể hiện ở sự bảo lưu ý nghĩa chính của nó, được trưng cất trong các biểu tượng bất di bất dịch của lễ hội, trong tính linh thiêng và tính cộng đồng không suy suyển của nó. Những yếu tố cốt lòi này hầu như được lưu giữ nguyên v n bất chấp thời gian và những biến động thể chế chính trị” [71; tr.466].

Ở hội Gióng tồn tại hai lớp tín ngưỡng, một bên là tín ngưỡng cổ xưa của một nghi lễ nông nghiệp, sau đó là lớp văn hóa muộn hơn về sự cầu mong một cuộc sống an lành, ấm no và hạnh phúc từ vị thần bảo hộ, một bên là sự tái hiện chặng đường lịch sử hào hùng của người Việt với sự tưởng nhớ công ơn người anh hùng cứu nước, thể hiện ý chí mãnh liệt chống ngoại xâm. Hội Gióng đầy ắp các biểu tượng [chi tiết xem tại phụ lục 11].

Nét tương đồng của hai lễ hội là hệ thống biểu tượng rất phong phú và tạo nên cái bất biến của nghi lễ. Những biểu tượng này đều được người dân thực hành và chia sẻ. Người dân thành tâm tin vào những nghi lễ, nghi thức họ đang tiến hành và vì vậy ban cho chúng tính linh thiêng rất cao. Việc người hành lễ tranh nhau cướp, thậm chí đến sứt đầu mẻ trán chỉ một chiếc cuống chiếu để cầu may đã thể hiện niềm tin thực sự của họ vào một phép mầu của những nghi lễ, nghi thức ấy. Việc hơn chục chiếc tàu ở giữa sông Hồng chỉ chờ cờ lệnh đổi gió về hướng Bắc để đưa Thánh sang đền Ngự Dội rồi lại chờ cờ lệnh đổi gió về hướng Nam, thậm chí đến 7, giờ tối để đưa Thánh về lại Đền Và là biểu hiện sinh động của niềm tin tín ngưỡng bất biến của cộng đồng. Tính nguyên gốc và bất biến còn thể hiện ở diễn trình gần như là chuẩn hóa của hội Gióng với đầy đủ các bước như lễ rước nước rửa binh khí, rước khâm đường, rước cờ, diễn xướng hội trận, hát múa Ải Lao, lễ khao tướng sĩ, lễ rửa binh khí sau trận đánh… Ở lễ hội Đền Và, dù điểm qua thời gian có thể khác nhau


nhưng lễ rước kiệu, lễ Độ Hà vẫn là một điểm nhấn tái hiện lại chặng đường cứu nhân độ thế của vị Nhiên thần, Nhân thần và Bách nghệ tổ sư Đức Thánh Tản năm xưa.

Lễ hội Đền Và cũng như hội Gióng đang “sống”. Tuy nhiên, có một vấn đề là những người thực hành di sản hôm nay hiểu biết chưa đầy đủ về di sản của họ, dù là họ tham gia thực hành di sản thường niên. Sự sống của di sản sẽ trở nên thiếu bền vững bởi lớp trẻ dần xa rời di sản vì họ không hiểu và không cảm nhận được giá trị của di sản đối với chính họ. Cần tạo ra một ý thức, một thói quen cho người dân Sơn Tây, Gia Lâm hay Sóc Sơn hiểu rằng di sản mình đang có quý giá như vậy nên phải ra sức giữ gìn. Tức là việc giữ gìn những tập quán, truyền thống, ký ức mà ngày nay đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể được bắt đầu từ chính ý thức tự thân của họ. Cần phải giúp cho cộng đồng nhận diện giá trị di sản mà họ đang nắm giữ. Họ phải hiểu về lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa của di sản để bảo vệ những giá trị của di sản, để không sáng tạo theo kiểu vay mượn, làm sai lệch di sản của chính họ. Theo như tác giả Lê Thị Minh Lý “Họ phải có sức đề kháng để bảo vệ di sản trước các nguy cơ can thiệp và xâm hại, để không bị can thiệp vào thực hành tập quán xã hội” [71, tr.501].

Hội Gióng hay lễ hội Đền Và đều có từ hàng trăm năm nay và trong thời gian sắp tới vẫn được nhiều người biết đến, khách thập phương sẽ vẫn đổ xô đi hội vì tín ngưỡng, vì tâm linh, vì nhu cầu giải trí và cả sự hiếu kỳ. Chính vì vậy, phải cung cấp thông tin cho họ, phải “giáo dục” họ, phải làm cho họ đến lễ hội với sự hiểu biết giá trị di sản, những điều cần biết để trải nghiệm một cách tích cực khi tiếp cận di sản. Cảnh xông vào cướp hoa tre, cảnh trăm người đuổi theo kiệu rước tướng (hội Gióng) hay cảnh xô lấn chui kiệu (lễ hội Đền Và)… nếu không được quản lý, điều tiết tốt sẽ làm cho những giá trị của lễ hội bị biến dạng và méo mó, đi ngược với những “cái bất biến” làm nên hồn cốt, tinh hoa của lễ hội cổ truyền.

Như chúng ta đã biết, đối với bất cứ một lễ hội nào thì nhóm cộng đồng cư dân địa phương vừa là chủ thể duy trì, thể hiện và sáng tạo các giá trị tín ngưỡng tâm linh của lễ hội đồng thời cũng là khách thể hưởng thụ những giá trị tâm linh tín ngưỡng của lễ hội. Xét về phương diện kinh tế, lễ hội đem lại nguồn thu nhập cho những nhóm lợi ích liên quan, đặc biệt là nhóm buôn bán xung quanh đền. Xét về phương diện đời sống văn hóa tinh thần, lễ hội mang đến cho cộng đồng niềm tự hào, hãnh diện sâu sắc. Họ tự hào, vinh dự khi vị thánh của làng mình được tôn vinh, được tưởng nhớ và có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Dù hiện nay Sơn Tây đã lên thị xã và đang được quy hoạch trở thành trung tâm chính trị kinh tế ở ngoại vi Hà Nội, đô thị hóa, hiện đại hóa có thể làm thay đổi cuộc sống, diện mạo vật chất của các cộng đồng “từ làng lên phố” nhưng về cơ bản, văn hóa Việt Nam vẫn mang đặc trưng của văn hóa nông nghiệp với yếu tố văn hóa làng, dấu ấn


nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn rất đậm nét, ảnh hưởng/bao trùm lên tâm lý, tình cảm của cộng đồng. Mỗi làng không chỉ có địa vực riêng mà còn có những nét tín ngưỡng riêng, luật lệ riêng và những nét văn hóa riêng.

4.2. Những xu hướng biến đổi của vốn xã hội trong lễ hội Đền Và hiện nay

4.2.1. Quyền lực hóa vốn xã hội

Qua lễ hội Đền Và tại Sơn Tây, luận án muốn tìm hiểu về quyền lực hoá trong văn hóa Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu đặt ra ba vấn đề liên quan đến ba từ khóa: nhà nước, cộng đồng và quyền lực hoá truyền thống. Theo NCS, đây là mối quan hệ thỏa hiệp giữa Nhà nước và cộng đồng. Ở Việt Nam chúng ta thấy có hiện tượng văn hóa là tập thể/cộng đồng cùng thực hiện những hành vi nhất định và tạo thành kiểu mẫu văn hóa. Tuy nhiên, sự can thiệp của chính phủ hay chính quyền thông qua các chính sách có thể tác động đến hành vi của cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng có thể nhận được những quyền hạn và nhu cầu nhất định miễn là nhu cầu đó không xung đột với nhu cầu của nhà nước. Chính vì vậy, truyền thống được tạo ra ở Việt Nam là sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa nhà nước và xã hội địa phương mà bản thân cộng đồng là chủ thể của địa phương đó. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản chính là một cách quyền lực hoá truyền thống thông qua hình tượng một vị Nhiên thần, Nhân thần và “Bách nghệ tổ sư” của triều đình về với làng xã mà nhận được sự đồng thuận to lớn từ cả phía triều đình phong kiến và làng xã nông thôn.

Trong bối cảnh chính trị này, về phía cộng đồng, NCS nhấn mạnh đến vai trò của hệ tư tưởng người gốc rễ. Đó cũng là một dạng của quyền lực hoá, thông qua trường hợp chủ tế Đền Và cũng như những người trực tiếp tổ chức lễ hội mà luận án đã phân tích ở trên. Niềm tin tưởng vào văn hóa và đạo đức của vị thánh thần, của người lãnh đạo là những người gốc làng được tận dụng triệt để và vẫn mang lại những hiệu quả to lớn. Ví dụ như trong một cuộc điền dã gần đây nhất là lễ hội Đả Ngư 2019, những người viết chữ trong đền, công an, bảo vệ, cụ từ hay chủ lễ đều từ thôn Vân Gia và Phù Sa - những thôn gốc Đền Và, liên quan mật thiết đến cuộc đời và sự nghiệp cứu dân độ thế của Đức Thánh Tản. Trên phương diện này, NCS cho rằng bản sắc “người làng gốc” là nguồn văn hóa quan trọng đối với việc duy trì và phát huy những giá trị của lễ hội cổ truyền.

4.2.2. Kinh tế hóa vốn xã hội

Ngày nay các lễ hội đang nở rộ ở Việt Nam. Tác giả Choi Horim cho rằng “số lượng lễ hội ngày càng tăng, và dự kiến hàng năm sẽ có ít nhất 200 lễ hội làng được tổ chức ở thủ đô mới vì tỉnh Hà Tây cũ đã được sát nhập vào Hà Nội” [19; tr.109]. Xét trên phương diện kinh tế, tổ chức lễ hội là một quá trình có quan hệ mật thiết với sự sôi động của thị trường. Một số người cho rằng nền kinh tế phát triển sẽ khuyến khích sự gia tăng VXH trong lễ hội thông qua sự đóng góp kinh tế và “làm kinh tế” của cộng đồng.

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí