Đối Tượng, Mục Tiêu, Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu‌

dưỡng tâm linh, cũng sẽ có tác động không nhỏ tới môi trường nước biển ven bờ, hệ sinh thái, rừng ngập mặn ven biển.

Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất đai tại 2 huyện ven biển


STT

Huyện

Thái Thụy

Tiền Hải


Loại đất

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

1

Diện tích tự nhiên

26.584,50

100

22.604,47

100

1.1

Đất nông nghiệp

19.029,70

71,58

14.889,03

71,58

1.2

Đất trồng lúa

14.141,56

53,19

10.697,70

53,19

1.3

Đất trồng cây lâu năm

910,42

3,42

601,79

3,42

1.4

Đất trồng rừng phòng hộ

417.58

1.57

981.96

1.57

1.5

Đất trồng rừng đặc dụng

0.00

0

0.00

0

1.6

Đất trồng rừng sản xuất

2.44

0.01

3.03

0.01

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

2.689,83

9,93

2.212,22

9,93

1.8

Đất làm muối

50,45

0,19

0,00

0,19

2

Đất phi nông nghiệp

7.444,90

28,00

6.783,85

28,00

3

Các loại đất khác

109,90

0,42

931,59

0,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp - 4

Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Thái Bình.

Dân số của các huyện Tiền Hải và Thái Thụy năm 2010 là 446,3 nghìn người, chiếm hơn 25,5% dân số của tỉnh. Dân số đô thị của 02 huyện là 18.200 người, chiếm 4,0% dân số của vùng, nông thôn là 438,1 nghìn người, chiếm tỷ lệ 94%. Mật độ dân số trung bình của hai huyện là 944 người/km2.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh được tăng cường, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Việc thực hiện chuẩn quốc gia về y tế cơ sở có nhiều tiến bộ. Tính đến năm 2011, bệnh viện đa khoa của huyện Tiền Hải có 250 giường bệnh; bệnh viện đa khoa của huyện Thái Thụy có khoảng 250 giường bệnh. Bệnh viện đa khoa Thái Ninh có khoảng 100 giường bệnh. Ngoài ra, còn 29 trạm y tế và hàng chục cơ sở khám chữa bệnh đông

y, trong đó có 13 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tổng số giường bệnh của các trạm y tế khoảng 145 giường bệnh. Các bệnh viện đa khoa cơ bản có đủ các phòng chức năng phục vụ công tác khám chữa bệnh. Chất lượng y bác sỹ, trang thiết bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám và chữa bệnh.

Về giáo dục-đào tạo, tại hai huyện ven biển có 78/78 xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Ngành mầm non đã hoàn thành việc sát nhập nhà trẻ và mẫu giáo thành trường mầm non ở 78/78 xã, thị trấn. Ngành học phổ thông có cơ sở vật chất đường tăng cường xây dựng thư viện, phòng thí nghiệm nhằm phổ biến chính sách, kiến thức khoa học, kỹ thuật đồng thời phát huy hiệu quả học tập.

Về vực văn hóa, thể thao và thông tin của các xã vùng ven biển đã đạt được những thành tựu khá tốt. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng, xã cơ quan, đơn vị văn hóa, thể dục, thể thao… phát triển ở hầu hết các xã vùng ven biển. Hiện nay, 100% các xã có bưu điện, văn hóa, trên 60% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 70% xã có nhà văn hóa, 50% thôn, làng có nhà văn hóa hoặc câu lạc bộ thể thao. Một số nhà hoạt động tích cực ở huyện Tiền Hải như: xã Nam Cường, Nam Hải, Tây Lương, Đông Quý, Đông Lâm,…Thiết chế văn hóa của các xã ven biển tương đối đồng đều nhưng cơ sở vật chất còn sơ sài và hoạt động còn hạn chế. 100% xã trong vùng có sân vận động đơn giản và có đài truyền thanh cơ sở bảo đảm thời lượng phát sóng theo quy định của ngành.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

Không gian:

Căn cứ Khoản 4, Điều 3 Nghị định 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo: “Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển được xác định theo ranh giới hành chính để quản lý”.

Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 10 Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 quy định Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển quyết định giao khu vực biển trong phạm vi vùng biển 03 hải lý, trừ các khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại điểm a, b khoản 1 điều 10 Nghị định này.

Như vậy phạm vi không gian khu vực nghiên cứu là vùng bờ biển tỉnh Thái Bình, được xác định gồm toàn bộ diện tích của huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy và vùng biển ven bờ tính từ cốt 0 lục địa kéo dài ra phía ngoài khơi 3 hải lý.

Thời gian: Căn cứ các số liệu về tài nguyên và môi trường biển của tỉnh Thái Bình tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới ô nhiễm nước biển ven bờ biển trong khoảng thời gian 05 năm (2011 - 2015).

Vấn đề cần tập trung:

- Nghiên cứu các nguồn chất thải chủ yếu có thể gây ô nhiễm môi trường nước biển trong phạm vi vùng ven biển và biển ven bờ.

- Xác định nồng độ các chất gây ô nhiễm nước biển ven bờ.

- Tìm hiểu nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng.

- Tìm hiểu cơ chế chính sách quản lý nhà nước về môi trường, môi trường biển. Xác định các vấn đề còn tồn tại, hạn chế đề ra các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Hiện trạng công tác kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình và giải pháp nâng cao.

Để kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình, tác giả xem xét đánh giá các đối tượng tác động vào vùng môi trường nước biển ven bờ; tập trung chủ yếu vào các hoạt động diễn ra trực tiếp trên vùng nước biển ven bờ và các hoạt động xả thải của các cơ sở hoạt động trên vùng bờ ven biển tỉnh Thái Bình.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần bảo vệ môi trường biển ven bờ tỉnh Thái Bình.

Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu các hoạt động và các nguồn thải chính trong khu vực nghiên cứu, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình;

- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan về ô nhiễm nước biển và kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ trên thế giới, Việt Nam.

- Đặc điểm vùng ven bờ biển tỉnh Thái Bình.

- Hiện trạng và diễn biến xu hướng biến đổi chất lượng nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình.

- Xác định các hoạt động chính gồm nguồn thải, thải lượng, phân bố, vị trí tác động đến chất lượng nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tại Thái

Bình.

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

Tiếp cận đa ngành để nghiên cứu các áp lực (Pressures), hoạt động đổ thải, hiện trạng (Status), chất lượng nước biển ven bờ, công tác quản lý môi trường biển,…) từ đó phân tích các tác động (Impacts) tới môi trường, sinh thái biển, tới phát triển kinh tế - xã hội để đưa ra biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ven biển hiệu quả hơn(Responses).

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa các thông tin, từ các nguồn tài liệu sẵn có:

Kết hợp với quá trình thu thập thông tin từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết.

Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, đã phối hợp với Trung tâm quan trắc của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Cảng vụ Thái Bình, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy, Tiền Hải thực hiện [6].

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:

Triển khai điều tra, khảo sát, lấy mẫu xác định chất lượng môi trường trầm tích tại các điểm TB2, TB4, TB7, TB10, TB11, TB14 tháng 9/2015 và nước biển ven bờ tại các điểm: NB2, NB4, NB7, NB8, NB10, NB11, NB13, NB14. Các phương pháp điều tra khảo sát, đo đạc và lấy mẫu tuân thủ các quy định hiện hành. Phương pháp này giúp kiểm tra, đánh giá hiện trạng và các tác động của nó tới môi trường.

Kết quả của đề tài phụ thuộc phần nhiều vào kết quả khảo sát thực địa, thu thập thông tin, cập nhật các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều tra hiện trạng và diễn biến phát sinh, các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường nước biển ven bờ như : Hoạt động xả thải, các hoạt động nuôi trồng thủy sản,...

Về điều tra hiện trạng chất lượng nước: Xác định không gian (vị trí lấy mẫu), thời gian (ngày 15, 16 tháng 8 năm 2015 và ngày 12, 13 tháng 9 năm 2015), tần suất (2 lần trong năm) và đảm bảo quy định về lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và phân tích phòng thí nghiệm: Trên cơ sở kết quả quan trắc 08 điểm nước biển tại cửa sông ven biển vào thời gian là tháng 6, 11 hằng năm, với 20 thông số cơ bản nước biển ven bờ, tác giả chủ động thực hiện quan trắc thêm 08 điểm về môi trường nước biển, trầm tích tại thời điểm tháng 9/2015 và 01 điểm cách bờ khoảng 20km.

Về phương pháp lấy mẫu: Áp dụng TCVN 6663-1:2011 ISO 5667-1:2006; TCVN 5998-1995 Iso 5667/9:1992 Chất lượng nước, lấy mẫu hướng dẫn lấy mẫu nước biển.

Về phương pháp phân tích:


Phương pháp phân tích chất lượng môi trường nước biển ven bờ:

TCVN 6492:1999

TCVN 5499:1995

TCVN 6625 : 2000

TCVN 6491: 1999

TCVN 6179-1:1996

TCVN 6216:1996

TCVN 4567:1998

TCVN 6002:1995

TCVN 6177:1996

TCVN 6626:2000

TCVN 6187-1:2009

TCVN 6658:2000

TCVN 5070:1995

Method H1900.QNT Method H 1710.QNT Method H3850.QNT Method H1750.QNT SMEWW 3113:2005 DETA - P.Pes

Phương pháp phân tích chất lượng môi trường đất và trầm tích:


SMEWW 3125:2005

EPA 8081

Việc điều tra các hoạt động ảnh hưởng (loại hoạt động, các nguồn thải và công tác kiểm soát) được thực hiện bẳng sử dụng phiếu điều tra, cần các thông tin như: loại chất thải, lượng chất thải, tình hình phân loại chất thải, lưu giữ, xử lý chất thải, ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động xunh quanh đối tượng được điều tra. Tác giả khảo sát 30 cơ sở sản xuất ven biển; 28 người dân ven biển; 20 chủ tàu vận tải, khai thác nguồn lợi thủy sản; 14 cán bộ cấp xã, thị trấn ven biển; 05 cán bộ cấp sở, cấp huyện (do điều kiện thời gian có hạn, tác giả đã lựa chọn

các đối tượng khảo sát điển hình, mức độ tin cậy cao và có liên quan đặc biệt tới môi trường nước biển ven bờ). (Phụ lục 3 và Phụ lục 4).

Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin số liệu:

Sử dụng một số phầm mềm để tính toán, biểu diễn các kết quả nghiên cứu của khu vực có liên quan đến đề tài như excel, mapinfo [3].

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



Bình

3.1. Các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái


Để có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách có hiểu quả, việc điều tra,

thống kê các nguồn thải từ các hoạt động phát triển có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Đối với vùng nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình, các loại hình hoạt động tại chỗ cũng như các hoạt động trên vùng bờ ven biển tại khu vực nghiên cứu, thậm chí cả ở ngoài phạm vi khu vực nghiên cứu đều có khả năng gây tác động xấu đến chất lượng nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình. Các hoạt động như hoạt động sinh sống của các khu dân cư, hoạt động y tế, sản xuất công nghiệp, làng nghề, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, hoạt động giao thông thủy là những hoạt động chính. Do giới hạn của luận văn, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu các hoạt động trên vùng biển ven bờ (cách bờ 3 hải lý) và các hoạt động tại 02 huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022