06 hải lý”. Xác định ô biển phải căn cứ vào “đặc điểm, tính chất về chế độ hải văn, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn 12 hải lý”. (Điều 4 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT).
Thứ hai, phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển phải “căn cứ vào các thông tin, số liệu đo đạc, quan trắc các thành phần môi trường và sử dụng các công cụ tính toán, mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển”.
Cuối cùng, phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển phải căn cứ vào “kết quả tính toán, xác định giá trị của các chỉ số tương ứng với các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển đối với từng ô và được thể hiện trên bản đồ theo quy định của pháp luật về thành lập bản đồ chuyên đề”.
Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; sau đó Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp cùng các Bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh và thành phố để lập bản đồ phân vùng cho khu vực; cuối cùng trình lên Thủ tướng Chính phủ. Cấp rủi ro được xác định trên cơ sở giá trị chỉ số phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của mỗi ô đó.
Các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro bao gồm:
Thứ nhất, mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển.
Chỉ số mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển được chia thành bốn mức cụ thể: thấp, trung bình, cao và rất cao. Chỉ số này căn cứ vào chỉ số rủi ro môi trường trung bình của các ô (Điều 6 Thông tư 26/2016/TT- BTNMT). “Giá trị chỉ số rủi ro môi trường trung bình (RQtb) của từng ô tính toán được tính bằng giá trị trung bình của giá trị các chỉ số rủi ro môi trường (RQi) tại các điểm thuộc ô đó theo công thức sau đây:
Trong đó:
RQi: giá trị chỉ số rủi ro môi trường tại điểm i thuộc ô;
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 1
- Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 2
- Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Biển Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới.
- Quy Định Về Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Biển.
- Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Biển Tại Việt Nam.
- Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Biển Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
n: số điểm đánh giá chất lượng môi trường của ô. Số lượng điểm và phân bố các điểm trong ô tính toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về đo đạc, quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường (từ 20 đến 25 điểm/1dm2 bản đồ).” (Điều 11 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT)
Thứ hai, về phạm vi ảnh hưởng. Chỉ số của phạm vi ảnh hưởng “căn cứ vào mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường của ô tính toán đối với các ô liền kề trên cơ sở áp dụng mô hình mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển”. Phạm vi ảnh hưởng cũng được chia thành bốn mức độ là: thấp, trung bình, cao và rất cao. (Điều 7 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT).
Thứ ba, đó là tiêu chí về chỉ số mức độ nhạy cảm môi trường và khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Các chỉ số này đều được căn cứ vào các chỉ số của các tiêu chí thành phần đối với ô tính toán (ô bờ, ô ven bờ và ô biển). (Điều 8 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT).
Trong đó, mức độ nhạy cảm với môi trường sẽ căn cứ vào loại hình, tính chất đường bờ của các ô bờ; mức độ phát tán, trao đổi vật chất gây ô nhiễm của ô tính toán đối với môi trường xung quanh của những ô ven bờ và các ô biển. (Khoản 2 Điều 8 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT).
Khả năng gây thiệt hại tới sức khỏe con người được căn cứ tùy theo khu vực, loại hình hoạt động có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường như: Khu vực có hoạt động du lịch, thể thao, giải trí; Khu vực có các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc; khu vực có hoạt động nhận chìm các chất thải từ thủy sản hoặc các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản.
Xác định khả năng gây thiệt hại đến các hệ sinh thái biển, hải đảo dựa vào đặc điểm các hệ sinh thái, chức năng dịch vụ hệ sinh thái như: Khu vực có hệ
sinh thái vùng triều, hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái thảm cỏ biển; khu bảo tồn biển, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia; vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia; khu vực có rừng đặc dụng; khu vực có giá trị đặc biệt cho nghiên cứu khoa học.
Khả năng gây thiệt hại đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo được xác định tùy theo mức độ của khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
2.2.1.2. Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển.
Bên cạnh những quy định về phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, Thông tư 26/2016/TT-BTNMT cũng quy định việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển.
Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển cho phép xác định khả năng xảy ra ô nhiễm môi trường biển, mức độ thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển gây ra để làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật và chuẩn bị nguồn lực ứng phó, ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại môi trường do ô nhiễm biển gây ra, tức là giảm rủi ro ô nhiễm môi trường biển tới mức thấp nhất.
Vùng rủi ro được chia thành bốn cấp lần lượt là: vùng rủi ro ô nhiễm thấp, ô nhiễm trung bình, ô nhiễm cao và ô nhiễm rất cao. Việc phân cấp rõ ràng như vậy sẽ giúp cho cơ quan nhà nước, người dân có những biện pháp ứng phó thích hợp khi sự cố môi trường xảy ra. Tùy từng cấp sẽ áp dụng phương thức khác nhau cho thích hợp.
Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển được thực hiện theo các bước quy định ở Điều 9 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT, bao gồm: “Tính toán, xác định giá trị chỉ số phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; đánh giá, xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo”.
Sau khi đã tính toán, xác định giá trị chỉ số phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển cũng như chỉ số về mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô
nhiễm môi trường biển, cần phải áp dụng mô hình mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo. Trình tự áp dụng mô hình từ quy định của Khoản 2 Điều 12 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT như sau:
- “Chuẩn bị thông tin, dữ liệu phục vụ tính toán;
- Xử lý tài liệu địa hình để thiết lập mô hình;
- Xây dựng miền tính, lưới tính;
- Thiết lập các điều kiện biên;
- Thiết lập các điều kiện ban đầu;
- Thiết lập các thông số mô hình cơ bản;
- Kết nối các mô hình động thủy lực với mô hình mô phỏng quá trình lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo;
- Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình;
- Kiểm định và đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả mô hình;
- Tính toán, mô phỏng các kịch bản;
- Lập báo cáo kết quả tính toán.”
Việc đánh giá mức độ chính xác, phù hợp của mô hình phải được tiến hành khi hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình; việc kiểm định và đánh giá độ tin cậy của các kết quả mô hình được thực hiện theo trình tự sau đây: đầu tiên, “đánh giá trực quan thông qua việc so sánh chuỗi số liệu thực đo và chuỗi số liệu tính toán, mô phỏng theo mô hình; so sánh sự đồng bộ giữa hai chuỗi số liệu”, sau đó “tính toán, xác định mức độ tương quan giữa chuỗi số liệu thực đo và chuỗi số liệu tính toán, mô phỏng theo mô hình” và cuối cùng là “tính toán hệ số hiệu quả mô hình theo công thức”. (Khoản 3 Điều 12 Thông tư 26/2016/TT- BTNMT).
Sau khi tính toán, áp dụng mô hình phù hợp thì bước cuối cùng trong phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển đó là lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2.2.2. Quy định về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.
Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là hoạt động quan trọng trong bảo vệ môi trường biển.
Ô nhiễm môi trường biển là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hàng loạt hậu quả xấu cho hệ sinh thái biển. Trong hoạt động hàng ngày của con người cũng như của các doanh nghiệp, khu chế xuất, một lượng lớn rác thải, nước thải chưa qua xử lý bị thải ra biển, gây nguy cơ ô nhiễm cho môi trường biển. Bởi vậy, các quy định về kiểm soát ô nhiễm được ban hành, từ đó những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ được áp dụng để có thể hạn chế các tác động đến môi trường. Chỉ khi môi trường nằm trong tầm kiểm soát thì con người mới có thể áp dụng những biện pháp phù hợp để bảo vệ hiệu quả.
Pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa chính thức, cụ thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Tuy nhiên, từ quy định về khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, có thể hiểu kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là một quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm trên biển. Đó là một quá trình gồm nhiều bước khác nhau, mỗi khâu lại có sự ảnh hưởng nhất định đến khâu khác. Phòng ngừa là cách tốt nhất sự cố môi trường được hạn chế xảy ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng có thể đảm bảo việc phòng ngừa là tuyệt đối an toàn, trong nhiều trường hợp, có những sự cố vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Khi trường hợp đó xảy ra, việc cần thiết là có những biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn tối đa hậu quả có thể xảy ra, xử lý ô nhiễm. Như vậy, khi tiến hành kiểm soát ô nhiễm môi trường thì không phải chỉ cần có lựa chọn các phương thức để tránh xảy ra ô nhiễm mà còn cần phải xử lý, ngăn chặn ô nhiễm đó trong thời gian ngắn nhất. Để có thể thực hiện tốt việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thì không chỉ cần có sự quản lý tốt từ phía Nhà nước mà còn ở chính người dân.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển cần được tuân theo nguyên tắc nhất định. Từ Điều 42 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, năm nguyên tắc về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đó là:
Nguyên tắc đầu tiên chính là việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển.
Thứ hai, các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển đạt được hiệu quả. Biển có đặc trưng là không nằm trong một giới hạn hay một phạm vi hẹp mà thường là diện tích lớn, có các dòng hải lưu lưu thông trên quãng đường dài hàng ngàn kilomet cho nên, khi một sự cố môi trường xảy ra ở một vùng biển có thể nhanh chóng lan ra nhiều khu vực khác. Chính vì vậy, để việc kiểm soát có hiệu quả thì thay vì quản lý chung một vùng rộng lớn, nên phân chia thành nhiều vùng và giao cho từng địa phương quản lý để ngăn ngừa rủi ro tốt hơn.
Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc bị ô nhiễm đó chính là chất thải, rác thải từ đất liền, theo dòng chảy của các con sông hướng ra biển; từ hoạt động của người dân sống trên đảo…, do vậy, các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển, chất thải không rõ nguồn gốc cần phải được kiểm soát. Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịu tải môi trường của khu vực biển như thế nào để có cách thức phù hợp. Không chỉ vậy, Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch và được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới, mỗi ngày có khoảng 150- 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông. Chính vì thế, nguy cơ ô nhiễm đến từ các tàu chở chất thải từ các nước cũng cao hơn nhiều so với những quốc gia khác. Do đó, việc cần thiết là phải kiểm soát tốt những nguồn chất thải đó.
Tiếp theo, đó là cần ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịp thời
ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển. Khi không thể ngăn chặn được các nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường biển xảy ra thì cần nhanh chóng khắc phục, ngăn chặn lan truyền ô nhiễm, tránh việc ảnh hưởng đến nhiều vùng biển rộng lớn khác trong khu vực.
Một điểm quan trọng đó là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. Bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của một cá nhân hay chỉ của cơ quan nhà nước mà cần có sự chung tay, đóng góp của cả cộng đồng. Điều 43 Hiến pháp năm 2013 đã chỉ ra rằng: “Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Khoản 3 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng ghi nhận nguyên tắc này. Nếu chỉ có cơ quan nhà nước bảo vệ môi trường biển trong khi cộng đồng dân cư vẫn tiếp tục xả thải gây ô nhiễm một cách vô ý thức thì khó có thể đảm bảo môi trường trong sạch vì cơ quan nhà nước không phải lúc nào cũng có thể giám sát toàn bộ hoạt động. Ngược lại, chỉ có cá nhân, tổ chức tham gia bảo vệ thì khó có thể thực hiện tốt được do không có định hướng, chỉ đạo tốt. Do vậy, bảo vệ môi trường biển chỉ có thể được thực hiện tốt nếu như cả cơ quan nhà nước và người dân cùng nỗ lực chung tay hành động.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển bao gồm những nội dung (chi tiết tại Điều 43 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015) sau:
- Hoạt động điều tra, thống kê, phân loại và đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường biển.
- Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước biển, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển.
- Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
- Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển bị ô nhiễm và suy thoái.
- Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển.
- Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.
- Cấp phép, kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển.
- Phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới theo quy định của pháp luật.
- Công khai các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, thông tin về môi trường nước, môi trường trầm tích của các khu vực biển.
Môi trường biển được kiểm soát trên ba phương diện: từ các hoạt động trên biển, từ đất liền và xuyên biên giới.
Hàng ngày, trên biển có rất nhiều tàu thuyền qua lại; có các công trình, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí;…, do vậy nên chất thải, nước thải cũng như những hóa chất, chất phóng xạ, dầu từ tàu; các công trình không còn được sử dụng; nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu sau quá trình vệ sinh con tàu có thể bị thải ra biển bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, việc thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý phải được tuân thủ theo đúng pháp luật bảo vê môi trường. Điều này yêu cầu những cảng biển phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải sinh hoạt, dầu cặn từ các phương tiện trên biển. (Điều 45 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).
Trên đất liền, phần lớn nước thải đều thải ra sông suối, sau đó đi ra biển, cho nên, các hoạt động trên đất liền cũng chính là một phần gây ô nhiễm biển, cần phải được kiểm soát. Kiểm soát bao gồm các nội dung quy định tại Điều 46 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015:
- “Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trên đất liền trước khi thải xuống biển phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải được xem xét trên cơ sở điều kiện tự nhiên của khu vực xả nước thải; các điều kiện