DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Biểu diễn số vụ tràn dầu trên vùng biển và ven biển 4
Hình 1.2. Lượng dầu tràn đã xác định được ở một số tỉnh năm 2007. 4
Hình 1.3. Hệ thống sông trong tỉnh Thái Bình 10
Hình 3.1. Vị trí các nguồn thải chính đổ vào các hệ thống sông ngòi. 25
Hình 3.2. Khảo sát tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. 27
Hình 3.3. Biểu diễn nước thải công nghiệp Thái Bình theo huyện/thành phố 28
Hình 3.4. Chăn nuôi lợn qui mô trang trại. 29
Hình 3.5. Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển. 30
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp - 1
- Khí Tượng, Thủy Văn, Hải Văn Và Thủy Triều Vùng Ven Biển
- Đối Tượng, Mục Tiêu, Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Các Điểm Xả Thải Chính Vào Nguồn Nước Tại 02 Huyện Ven Biển
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
Hình 3.6. Khảo sát tàu thuyền hoạt động trên biển. 32
Hình 3.7. Lấy mẫu nước biển, trầm tích ven biển. 39
Hình 3.8. Biểu diễn độ PH tháng 6 hằng năm. 40
Hình 3.9. Biểu diễn độ PH tháng 11 hằng năm. 40
Hình 3.10. Biểu diễn nồng độ dầu tại vùng ven biển tỉnh Thái Bình. 42
Hình 3.11. Biểu diễn nồng độ Mn 43
Hình 3.12. Biểu diễn nồng độ Fe. 44
Hình 3.13. Diễn biến coliform trong nước biển ven bờ49
MỞ ĐẦU
Đới bờ là một dải lục địa và biển kế cận nhau có chiều rộng thay đổi. Về phía đất liền, đới bờ không có giới hạn cụ thể, nhưng về phía biển nó được mở rộng đến mép thềm lục địa (độ sâu khoảng 200m). Như vậy, đới bờ hay vùng bờ biển bao gồm vùng đất ven biển và vùng biển ven bờ liền kề nhau. Nước biển ven bờ là một hợp phần quan trọng của đới bờ; giới hạn của nó tính từ đường bờ ra ngoài biển có thể được qui định một cách linh hoạt.
Vùng bờ biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong trong phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng - an ninh. Môi trường vùng bờ biển đối diện với các áp lực tự nhiên và của con người vô cùng to lớn. Tại đây, việc sử dụng các hệ sinh thái trên đất liền có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái biển và ngược lại.
Tỉnh Thái Bình có 54km bờ biển, việc gia tăng nhu cầu khai thác và sử dụng đới bờ phục vụ phát triển kinh tế, như nuôi trồng khai thác thủy hải sản, phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch,... đang dẫn tới suy thoái tài nguyên và môi trường. Vùng bờ biển Thái Bình đang phải đối mặt với những vấn đề rất đáng quan ngại do ô nhiễm môi trường và tác động bất lợi tới hệ sinh thái; nhiều vùng có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ hoặc thay đổi nhiều hơn 01 chỉ tiêu môi trường ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nuôi trồng thủy hải sản và hệ sinh thái.
Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ là một trong các vấn đề cần được quan tâm đặc biệt trong trong quản lý môi trường vùng bờ biển của tỉnh Thái Bình. Cho đến nay, việc đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước biển ven bờ, làm rõ các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp bảo vệ nhằm kiểm soát môi trường nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Do vậy, là một cán bộ làm công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường Biển của Thái Bình, tác giả lựa chọn đề tài „„Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình: Thực trạng và giải pháp‟‟ làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng bờ biển Thái Bình.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Ô nhiễm và kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ
1.1.1. Ô nhiễm biển trên thế giới
Đại dương chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất với tổng thể tích khoảng 1,35 x 109 km3. Trên toàn thế giới, với chiều rộng 60km ven biển, gần 4 tỷ người sinh sống. Các hoạt động của con người trên vùng ven bờ biển đã và đang tác động rất lớn tới môi trường biển. Rất nhiều chất thải gây ô nhiễm do con người tạo ra được đổ thẳng vào các vùng biển ; tại nước Mỹ ước tính 75% chất thải được tạo ra từ các hoạt động của người dân sống ven biển. Có rất nhiều chất ảnh hưởng đến môi trường biển như các chất thuộc nhóm hydrocacbon, halogen, kim loại nặng, các
chất phóng xạ và nhiều dạng chất khác gây lên hiện tượng phì dưỡng biển, ô nhiễm dầu, nhiễm độc hóa chất (PAHs, DDTs, PCBs, CDDs), ô nhiễm do kim loại, kim loại nặng (Cu, Mg, Pb, Hg, Ca, Zn, As, Al..) [19].
Theo số liệu nghiên cứu của Viện Hải Dương Học Nha Trang, trong những năm của thập kỷ 1990, tổng lượng chất thải độc hại trên toàn thế giới vào đại dương khoảng 400 triệu tấn. Trong đó, chủ yếu các chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp trong đất liền như hóa chất, khai thác mỏ, chế biến, thuộc da, chiếm hơn 70%... và hoạt động hàng hải trên biển. Dựa vào nguồn gốc, các chất thải được phân loại như sau:
- Các chất thải có nguồn gốc từ lục địa như chất thải công nghiệp và chất thải trong sinh hoạt tại các đô thị: 37%
- Các chất xuất phát từ các hoạt động hàng hải: 33%
- Các chất thải do sự cố tràn dầu: 12%
- Ô nhiễm có nguồn gốc từ không khí: 9%
- Ô nhiễm có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên khác: 7%
- Ô nhiễm do hoạt động khai thác dầu khí: 2% [1].
1.1.2. Ô nhiễm biển tại Việt Nam
Kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, 70% - 80% ô nhiễm biển bắt nguồn từ lục địa. Trong số các nguồn thải từ lục địa đổ ra vùng biển ven bờ chủ yếu là nguồn thải sinh hoạt từ 28 tỉnh, thành phố ven biển, với dân số gần 44 triệu người, cộng thêm lượng khách du lịch khoảng 55 triệu lượt người/năm. Mặt khác rất nhiều bãi rác ven sông, ven biển nơi đây chưa có hệ thống thu gom xử lý, nước rỉ rác cũng đưa ra vùng biển ven bờ. Tiếp đó là nguồn thải khá lớn của 18 Khu kinh tế biển, 500 khu, cụm điểm công nghiệp và hàng nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp khác tập trung trên bờ biển.
Theo ước tính của Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam có gần hơn 20 nghìn tấn dầu mỡ; gần 16 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật và khoảng 45 nghìn tấn kim loại nặng các loại thải ra biển mỗi năm.
Các loại chất thải đổ ra biển chủ yếu là chất thải sinh hoạt từ các khu đô thị tập trung và các khu du lịch ven bờ, chất thải công nghiệp từ các khu kinh tế, các làng nghề, các cơ sở chế biến… và nguồn thải nông nghiệp do chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các hóa chất bảo vệ thực vật từ đồng ruộng [9].
Báo động hơn là chất thải do tràn dầu, rò rỉ dầu từ các giàn khoan và vận chuyển dầu, đặc biệt khu vực miền Trung, cứ 3- 4 tháng lại xuất hiện dầu tràn mà không rõ nguyên nhân. Hiện nay, hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn ASEAN. Đặc biệt, có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu ở mức 1,75 mg/lít, gấp 6 lần giới hạn cho phép; 1/3 diện tích mặt nước vịnh Hạ Long có hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến 1,73 mg/lít. Theo thống kê, giai đoạn 1992-2006 xảy ra 35 sự cố tràn dầu tại Việt Nam, trong đó, điển hình là vụ tàu Neptune Aries đâm vào cầu cảng Cát Lái-TP. Hồ Chí Minh làm tràn 1.864 tấn dầu DO, hay vụ tàu Kasco Monrovia tại Cát Lái-TP. Hồ Chí Minh làm tràn 518 tấn dầu DO ra biển. Do thời tiết xấu, tàu Ðức Trí chở 1.700 tấn dầu FO đã bị chìm tại vùng biển Bình Thuận trong khi vào khu vực Mũi Né (Phan Thiết) để tránh gió. Phần lớn các sự cố tràn dầu là do đâm va của tàu dầu [18].
Vùng biển Việt Nam nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, qua các eo biển rộng, là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn, trong đó 70% là tàu chở dầu.
Hình 1.1. Biểu diễn số vụ tràn dầu trên vùng biển và ven biển giai đoạn 2005-2009
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường biển năm 2010 [9].
Hình 1.2. Lượng dầu tràn đã xác định được ở một số tỉnh năm 2007
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường biển năm 2010 [9].
Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880km3 nước, 270 - 300
triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác.
Ô nhiễm một số vùng ven biển tại một số tỉnh ven biển Việt Nam:
Tại tỉnh Quảng Ninh: Ngành khai khoáng gây nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Nước thải ở các mỏ than có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất lượng nước. Lượng nước thải từ các khu vực khai thác than khoảng 25-30 triệu m3/năm với độ axít cao (độ pH của nước thải mỏ dao động từ 3,1-6,5). Lượng chất thải rắn trong quá trình khai thác than khoảng 150 triệu m3/năm. Những bãi thải tại Quảng Ninh, nhất là khu vực gần vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới môi trường biển tại các vùng này nghiêm trọng.
Tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà vinh nuôi trồng thủy theo hướng thâm canh đang gia tăng ô nhiễm môi trường vùng nước ven biển do thức ăn, khánh sinh dư thừa, gây suy thoái hoặc giảm diện tích các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều. Ngoài ra, việc sử dụng các hoá chất độc hại vào việc đánh bắt hải sản cũng làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm.
Tại cụm cảng Hải Phòng - Quảng Ninh: Nước thải thường phát sinh từ tàu biển và phương tiện hàng hải, nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển, cảng biển, bãi và kho chứa hàng. Trong đó, nước thải công nghiệp tàu biển thường chứa hàm lượng cao dầu khoáng, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng đe dọa nghiêm trọng chất lượng nước biển khu vực tiếp nhận nước thải. Những năm gần đây mỗi tháng có khoảng 400 tàu xuất ngoại, lượng nước ballast cần thanh thải ước tính khoảng
430.000 - 710.000m3. Riêng năm 2008, lượng nước thải lẫn dầu từ 394 tầu biển đến
cảng Hải Phòng là 4.578 tấn, trong đó có 2.561 tấn dầu cặn [9].
1.1.3. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam
Thông qua các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ nói riêng đang từng bước được quan tâm chỉ đạo, thực hiện.
Thể hiện cụ thể trong Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT; Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quốc hội thông qua luật biển Việt Nam năm 2012, Luật Tài nguyên, môi trường biển năm 2015; Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2012/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng khu vực biển nhất định.
Hình thành hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Chi cục Biển và Hải đảo đối với 28 tỉnh thành, trực thuộc trung ương có biển) thực hiện công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Huy động sự tham gia của nhiều ngành trong công tác bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước biển, phân công các bộ ngành làm đầu mối, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về môi trường, kiểm soát ô nhiễm của ngành, như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường đối với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nuôi trồng thủy sản,...; Bộ xây dựng có trách nhiệm đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn, khu sản xuất dịch vụ tập trung; Bộ y tế có trách nhiệm đối với chất thải y tế hoạt động của cơ sở y tế. Thông qua các hoạt động cụ thể, trực tiếp và gián tiếp để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống, mạng lưới quan trắc cửa sông, ven biển, nước biển gần bờ, xa bờ, quan trắc định kỳ, cấp giấy phép xả thải ra sông, ra biển; tăng cường công tác, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường
biển; ngăn chặn từ đầu nguồn, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; huy động các nguồn lực, xã hội hóa một phần công tác bảo vệ môi trường, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, môi trường biển.
1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Vùng ven biển tỉnh Thái Bình thuộc bờ tây của Vịnh Bắc Bộ có tọa độ địa lý từ 20013'27'' đến 20038'59'' vĩ độ Bắc và 106035'00'' đến 106040'10'' kinh độ Đông. Trên đoạn đường bờ biển dài 54km có 5 cửa sông lớn đổ ra biển là cửa Thái Bình, cửa Diêm Điền, cửa Trà Lý, cửa Lân và cửa Ba Lạt. Lượng bùn cát hàng năm được các dòng sông (chủ yếu là sông Hồng và sông Thái Bình) mang ra vịnh Bắc Bộ hình thành nên các cồn Vành, cồn Thủ, cồn Đen ở phía Thái Bình và hàng ngàn ha đất bãi bồi.
1.2.2. Địa chất, địa hình, địa mạo và mạng lưới thủy văn vùng ven biển tỉnh Thái Bình.
Về địa chất: Theo một số kết quả nghiên cứu về địa chất, cấu trúc địa chất của toàn vùng Bắc Bộ nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng, có thể được chia ra làm 3 nhóm: trầm tích aluvi; trầm tích vũng vịnh và trầm tích delta, trong đó nhóm trầm tích vũng vịnh và cửa sông rất phổ biến ở vùng nghiên cứu. Bề dày của nhóm thay đổi trong phạm vi khá lớn theo hướng tăng dần về phía biển. Thành phần chủ yếu của nhóm trầm tích này là sét màu xám xanh nhạt xen nhiều hạt hữu cơ. Tuổi tuyệt đối được xác định từ 7.000-11.000 năm, được xếp vào Holoxen sớm (Q21). Các nhóm trầm tích delta và aluvi chiếm diện tích nhỏ của vùng nghiên cứu.
Về địa hình, địa mạo: Vùng ven biển của tỉnh Thái Bình có địa hình thấp, dao động từ 0,5m đến 3,0m. Do có nhiều cửa sông và địa hình không dốc cho nên nước mặn có thể xâm nhập vào sâu trong đất liền tương đối lớn nếu như không được bảo vệ bởi hệ thống đê. Địa hình đáy biển nông ven bờ phần lớn là đồng bằng tích tụ delta ngầm, địa hình bằng phẳng, đô dốc không quá 30%, độ dốc cao chủ yếu ở khu vực cửa Ba Lạt, địa hình được phức tạp hóa bởi hệ thống luồng lạch và các