Kinh Nghiệm Phát Triển Khu Kinh Tế Ven Biển Ở Vùng Ven Biển Duyên Hải Trung Bộ


lần nữa xác định: “Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh trở thành trung tâm KTB, là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gắn với Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện” [18, tr. 254 ]. Về phía địa phương các tỉnh vùng ven biển phía Bắc, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã chủ động phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình ký kết và triển khai thực hiện chương trình hợp tác phát triển KT­XH, nhất là liên kết vùng phục vụ phát triển KTB. Phối hợp tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư vào KKTVB; các lĩnh vực du lịch và dịch vụ biển của các địa phương. Phối hợp nâng cấp Quốc lộ 10; Dự án cao tốc Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh, nâng cấp tuyến đường ven biển Duyên hải Bắc Bộ. Hợp tác chặt chẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng KKT Đình Vũ ­ Cát Hải (Hải Phòng), KKTVB Quảng Yên (Quảng Ninh), KKT Tiền Hải (Thái Bình).

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế ven biển ở vùng ven biển duyên hải Trung Bộ

Vùng ven biển DHTB với chiều dài bờ biển khoảng 1.200km, có diện

tích đất tự

nhiên 44.361 km2 bao gồm 1 thành phố

trực thuộc trung

ương

(Thành phố Đà Nẵng) và 7 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), dân số khoảng 9.5 triệu người. Vùng ven biển DHTB có 05 KKTVB đang hoạt động, với tổng diện tích

255.170 ha bao gồm: KKT Chu Lai (tỉnh Quảng Nam); KKT Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); KKT Nhơn Hội (tỉnh Bình Định); KKT Vân Phong (tỉnh Khánh Hoà); KKT Nam Phú Yên (tỉnh Phú Yên).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Theo số liệu của Vụ quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, năm 2020 KKTVB vùng DHTB thu hút được 170 dự

Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 11

án đầu tư

nước

ngoài với số vốn là 7.472,52 triệu USD chiếm 28,7% tổng số dự án đầu tư

và 13,4% tổng số

vốn đầu tư

trong KKTVB của cả

nước; thu hút được

84.824 lao động bằng 31,7% tổng số lao động trong KKTVB của cả nước;


giá trị sản xuất công nghiệp 4.829,35 triệu USD, doanh thu 4.944,22 triệu USD và 2.308,00 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước 37.298,70 tỷ

đồng [90]. Để phát triển KKTVB

cả về số lượng, chất lượng và cơ

cấu

hiện đại thời gian qua, vùng ven biển DHTB đã có một số kinh nghiệm sau:

Thứ

nhất,

phát triển những ngành có lợi thế

của các địa phương

trong các khu kinh tế ven biển.

Để KKTVB vùng ven biển DHTB phát huy được thế mạnh, lợi thế của từng địa phương, ngoài việc định hướng chung của Chính phủ khi quy hoạch đầu tư xây dựng; UBND các tỉnh DHTB chú trọng, đầu tư phát triển vào những ngành kinh tế có lợi thế, mũi nhọn dựa trên lợi thế. Từ đó, đem lại hiệu quả trong phát triển KKTVB ở vùng ven biển DHTB trong những năm qua.

KKT Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) tập trung phát triển nhóm dự án

công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí ô tô; nhóm dự án công nghiệp dệt may và các sản phẩm hỗ trợ ngành dệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ; nhóm dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ gắn với sân bay Chu Lai; nhóm dự án hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão; nhóm nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch cộng

đồng. Với những ngành nghề tập trung phát triển trong những năm qua,

KKT Chu Lai trở thành KKT biển đa ngành, đa lĩnh vực; là một trong những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.

KKT Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) tập trung vào các nhóm ngành phát triển công nghiệp nặng bao gồm công nghiệp lọc ­ hoá dầu, công nghiệp luyện cán thép, đóng tàu, sản xuất xi măng, chế tạo cơ khí, sản xuất lắp ráp ô tô; phát triển công nghiệp nhẹ, chủ yếu là các ngành điện­

điện tử, vật liệu công nghệ

cao, dệt may, giày da, chế

biến hàng tiêu

dùng, hàng xuất khẩu; phát triển dịch vụ công nghiệp; dịch vụ tài chính,

ngân hàng; bảo hiểm; giáo dục đào tạo; nhà ở, vui chơi ­ giải trí, du


lịch,...(gắn liền với thành phố Vạn Tường hiện đại với tính chất là đô thị công nghiệp ­ dịch vụ).

KKT Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) tập trung phát triển hai ngành là công nghiệp và du lịch, trong đó tập trung: phát triển các KCN: KCN Nhơn Hội (Khu A, B, C). Khu phong điện; các dự án du lịch: Khu du lịch Hải Giang (Khu

du lịch Vinpearl Quy Nhơn), Khu Trung tâm thương mại ­ dịch vụ du lịch

Nhơn Hội, Khu du lịch biển Nhơn Lý Cát Tiến; Khu du lịch Trung Lương;

Khu du lịch khách sạn nghỉ dưỡng Vĩnh Hội; Khu đô thị: Khu đô thị mới Nhơn Hội.

KKT Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) đây là một trong ba KKTVB đủ

điều kiện để thành lập KKTĐB (ĐKKT). Tập trung phát triển: cảng trung

chuyển Container quốc tế; công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; du lịch, dịch vụ biển; công nghiệp nuôi trồng, chế biến hải sản. Mục tiêu lâu dài là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và làm động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.

KKT Nam Phú Yên (tỉnh Phú Yên) tập trung nguồn lực phát triển các dự án trọng điểm về công nghệ cao, hóa lọc dầu, hàng không, cảng biển, du lịch… Trước mắt, đẩy mạnh nâng cấp và đầu tư khai thác cảng Vũng Rô; đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng tổ hợp nghỉ dưỡng vịnh Vũng Rô của Tập đoàn

Rose Rock Group; Khu đô thị Vườn Phượng Hoàng (Phoenix Garden) thuộc

Tập đoàn IRB Holdings; Dự án Khu tri thức ­ Đô thị Nam Phú Yên của tập đoàn Sovico; Dự án Khu đô thị ven biển Tuy Hòa thuộc Công ty Cổ phần Vùng Đất Sáng… đây là các dự án có tính triển vọng cao nằm trong phát triển các khu du lịch sinh thái thuộc KKTVB Nam Phú Yên.

Với việc tập trung các nguồn lực về

vốn, khoa học công nghệ

cùng

những ưu đãi để tập trung vào những ngành mà các KKTVB ở vùng DHTB có


thế mạnh đã làm cho quy mô, chất lượng những ngành nghề được đầu tư ngày càng mở rộng, chất lượng và hiệu quả kinh tế đem lại ngày càng cao.

Thhai, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng cho phát triển khu

kinh tế ven biển.

Đây là một trong những điểm nhấn tạo nên sự phát triển nhanh về số lượng, quy mô của KKTVB vùng ven biển DHTB; giải phóng mặt bằng nhanh tạo tiền đề quan trong đẩy nhanh quá trình triển khai xây dựng các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội

trong các KKTVB vùng ven biển DHTB. Để tiến hành nhanh, hiệu quả

công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển đổi nghề và ổn định đời sống cho nhân dân, sau khi quy hoạch các KKT được Thủ tướng phê duyệt, Uỷ ban nhân dân của các tỉnh chỉ đạo các huyện, cùng các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức gặp mặt thông báo quy hoạch, quyết định thành lập của Chính phủ và triển khai công tác đo đạc, kiểm đếm tài sản nhân dân trên đất phải thu hồi.

Quá trình thu hồi đất luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho

cán bộ, đảng viên và nhân dân trong vùng dự án nhận thức đúng đắn chủ

trương xây dựng, phát triển KKTVB; chính sách công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển đổi nghề và ổn định đời sống cho nhân dân đúng với thực tế thiệt hại của người dân, bảo đảm cho người dân khi đi đến nơi ở mới có cơ sở hạ tầng tốt hơn nơi ở cũ. Chính sách đền bù thực hiện công khai dân chủ theo chủ trương: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; xây dựng và thực hiện quy trình bồi thường vừa tuân thủ các nguyên tắc trên, vừa dễ thực hiện trên thực tế để người dân ủng hộ chủ trương một cách tự giác; thực hiên quy trình công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển đổi nghề và ổn định đời sống cho nhân dân theo cách phù hợp; chính quyền các địa phương chủ động xây dựng trước các khu tái định cư bảo đảm các hạ tầng và tiện ích cơ bản cho người dân trước khi thực hiện


việc đền bù thiệt hại; ban hành các chính sách về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm và ổn định đời sống nhân dân nằm trong vùng giải toả (đặc biệt lưu ý đến các đối tượng là người già, người trên tuổi lao động) để đảm cho sự phát triển bền vững KKTVB ở các tỉnh DHTB.

Như vy, với kinh nghiệm tập trung phát triển những ngành có lợi thế của các địa phương và làm công tác giải phóng mặt bằng cho phát triển khu kinh tế ven biển đã làm cho quy mô, chất lượng và hiệu quả phát triển các KKTVB vùng DHTB ngày càng tăng; đóng đóng góp tích cực và khẳng định được vai nòng cốt, đầu tàu trong phát triển KKTVB ở Việt Nam trong thời gian qua.

2.3.3. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế biển Tây Nam Bộ

ven biển

ở vùng ven

Vùng ven biển TNB là vùng biển cực Nam của đất nước, có vị trí địa kinh

tế, chính trị quan trọng bao gồm 7 tỉnh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc

Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Hiện nay

vùng ven biển

TNB có 03

KKTVB bao gồm: KKT Định An (tỉnh Trà Vinh); KKT Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); KKT Năm Căn (tỉnh Cà Mau).

Theo số

liệu

của Vụ

Quản lý các KKT, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

tính luỹ kế

đến

năm 2020 KKTVB vùng ven biển

TNB thu hút được 59

dự án đầu

tư nước ngoài

và 384 dự

án đầu tư

trong nước

với

tổng số

vốn 3.134,87 triệu USD và 598.404,30 tỷ đồng chiếm 5,6% tổng số vốn đầu tư nước ngoài và 49,5% vốn đầu tư trong nước; giá trị sản xuất công

nghiệp đạt 1.743,15 triệu USD chiếm 6,2% tổng giá trị sản xuất công

nghiệp trong KKTVB của cả nước, doanh thu đạt 1.442,00 triệu USD và

2.838,00 tỷ

đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước 4.165,54 tỷ

đồng

chiếm 6,3% tổng giá trị

nộp ngân sách KKTVB cả

nước; thu hút được

10.692 lao động chiếm 4,5% tổng số lao động trong KKTVB của cả

nước [90]. Mặc dù những kết quả phát triển KKTVB còn chưa cao, song


từ kết quả

phát triển

về số

lượng, chất lượng và cơ

cấu

KKTVB thời

gian qua các tỉnh vùng ven biển TNB đã có một số kinh nghiệm sau:

Thnht, tổ chức tốt hoạt động xúc tiến đầu tư vào các dự án trong khu kinh tế ven biển.

Những năm qua, ngoài nguồn vốn đầu tư của Chính phủ, UBND các tỉnh đã chủ động tổ chức tốt hoạt động xúc tiến, đầu tư vào các dự án đầu

tư hạ

tầng kỹ

thuật, xã hội và các dự

án sản xuất, kinh doanh trong

KKTVB. Trong quá trình xây dựng, phát triển KKTVB vùng ven biển TNB, UBND các tỉnh vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của các địa phương, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường giới thiệu, cung cấp thông tin

cần thiết về cơ

sở hạ

tầng, chính sách, dự

án kêu gọi đầu tư

vào các

KKTVB. Đồng thời, BQL KKT các tỉnh vùng ven biển TNB thường xuyên phối hợp các sở, ngành cũng như các đơn vị liên quan rà soát, bổ sung và đề xuất ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào KKTVB, tạo

mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp tục phát triển sản xuất; tổ

chức đối thoại với các nhà đầu tư để phát hiện, xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn, bảo đảm các dự án hoạt động đạt hiệu quả, đúng tiến độ. Từ đó, củng cố tạo niềm tin nhà đầu tư tại các KKTVB, tạo hiệu ứng lan tỏa trong thu hút các nhà đầu tư mới.

Chủ

động gặp gỡ các nhà đầu tư

có nguyện vọng đầu tư

tại các

tỉnh để

trao đổi thông tin thông qua các tổ

chức quốc tế; các cơ

quan

ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài; các cơ quan thương mại, đầu tư

tại Việt Nam; các hội thảo; hội nghị; phương tiện thông tin… để tiếp

cận và mời gọi các doanh nghiệp về đầu tư vào các KKTVB ở các tỉnh TNB. Tiêu biểu cho hoạt động trên có UBND tỉnh Kiên Giang hàng năm làm tốt công tác đối thoại với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và trong KKT Phú Quốc nói riêng: “Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ tổ chức hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trên


địa bàn tỉnh (ít nhất 02 lần/năm) nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tạo sự gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nghiệp” [86, tr.4].

Thực hiện quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông đúng quy trình, nhanh gọn, kịp thời, hiệu quả góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, bảo đảm sự hài lòng của doanh nghiệp; từ đó, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KKTVB, hàng năm BQL KKT các tỉnh vùng ven biển TNB chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức quảng bá xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; tổ chức tiếp và làm việc với các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế lớn đến tìm hiểu, khảo sát môi trường đầu tư hoặc thông qua các cuộc xúc tiến đầu tư, kêu gọi nhà đầu tư ở các thị trường tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore, Australia... đến tìm hiểu đầu tư vào các KKTVB các tỉnh vùng ven biển TNB.

Thhai, kết hợp chặt chẽ phát triển khu kinh tế ven biển với củng cố quốc phòng, an ninh.

Vùng ven biển TNB có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh tiếp giáp với Campuchia, Thái Lan và Malaysia, nằm sát với các tuyến hàng hải quốc tế. Những năm qua trên cơ sở đường

lối, quan điểm của Đảng về phát triển KTB, đảo gắn với củng cố quốc

phòng, an ninh các tỉnh vùng ven biển TNB trong quá trình phát triển

KKTVB đã thực hiện tốt đường lối, quan điểm phát triển KKTVB gắn

với củng cố

quốc phòng, an ninh.

Điển hình

trong quy hoạch phát triển

KKT Năm Căn (tỉnh Cà Mau), được thành lập theo Quyết định số

2456/QĐ­TTg Ngày 17 tháng 12 năm 2013, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 với diện tích 10.801,95ha trong đó phần đất dành cho quốc

phòng, an ninh là 20 ha nằm trong quy hoạch

phát triển tổng thể

của

KKTVB, nhằm bảo đảm khai thác tiếp cận với các cửa sông lớn, thuận lợi tác chiến, bảo vệ an ninh chủ quyền tại vùng biển phía Nam và Vịnh


Thái Lan, hỗ

trợ

công tác cứu hộ

cứu nạn trong vùng biển và khu vực.

Mặt khác, quá trình tổ chức quy hoạch các dự án trong KKTVB đều được tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các địa

phương có KKTVB làm tốt công tác

rà soát, bổ

sung, điều chỉnh quy

hoạch phát triển KT­XH, bảo đảm gắn kết chặt chẽ

với củng cố

quốc

phòng, an ninh đáp

ứng yêu cầu phát triển, phục vụ

dân sinh đi đôi với

tăng cường xây dựng khu vực phòng thủ.

Quá trình xây dựng, đầu tư

kết cấu hạ tầng

KKTVB gắn với tăng

cường hệ thống phòng thủ, nâng cao khả năng bảo đảm hậu cần trên vùng

biển, đảo; quy hoạch, xây dựng đô thị, phát triển sản xuất, kể cả kinh

doanh, dịch vụ đều gắn chặt với xây dựng, củng cố, và không ngừng nâng cao tiềm lực quốc phòng. Hệ thống giao thông, bến cảng, sân bay và những KCN nằm trong KKTVB được coi trọng từ khâu quy hoạch, tổ chức sản xuất đều phải gắn với quốc phòng, an ninh, bảo đảm có thể chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến và sẵn sàng động viên phục vụ nhiệm vụ chiến đấu theo yêu cầu đặt ra. Các khu chức năng trong KKTVB được quy hoạch tổng thể và có kế hoạch phát triển nhằm mục tiêu kinh tế và quốc phòng, là cơ sở trực tiếp, tăng cường tiềm lực công nghiệp quốc phòng của địa phương để khi có tình huống chiến tranh. Mặt khác, các tỉnh vùng ven biển TNB chỉ đạo các nhà đầu tư, cơ sở sản xuất, công ty, xí nghiệp, cơ quan thực hiện nghiêm Luật Dân quân, Tự vệ năm 2019 nhằm phát triển lực lượng dân quân, tự vệ góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội; bảo vệ tài sản, tính mạng của các nhà đầu tư trong KKTVB.

và người lao động

2.3.4. Bài học rút ra đối với phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

2.3.4.1. Tập trung phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục

vụ phát triển khu kinh tế ven biển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022