Quy Định Về Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Biển.

động lực, môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển.

- Các điểm xả nước thải ra khu bảo tồn biển, khu vực bãi tắm, danh lam, thắng cảnh ven biển phải được đánh giá, xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải được bố trí, xem xét trên cơ sở của: điều kiện tự nhiên của khu vực xả nước thải; các điều kiện động lực, môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển. Các điểm xả nước thải ra khu bảo tồn biển, khu vực bãi tắm, danh lam, thắng cảnh ven biển phải được đánh giá, xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên vùng đất ven biển và trên hải đảo phải có đầy đủ phương tiện, thiết bị xử lý chất thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phải định kỳ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hiện trạng xử lý và xả chất thải ra biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Nguồn ô nhiễm từ các lưu vực sông ra biển phải được điều tra, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ.”

Đối với trường hợp kiểm soát ô nhiễm biển xuyên biên giới, Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, thông báo tình trạng ô nhiễm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan này để xác định ô nhiễm có nguồn gốc từ đâu; xử lý và khắc phục theo phương án nào và hợp tác với các nước liên quan để giải quyết tình trạng ô nhiễm. (Điều 47 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).

2.2.3. Quy định về đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.

Hoạt động đánh giá kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là rất quan trọng và cần thiết, tạo cơ sở điều chỉnh các chính sách, pháp luật hiện hành và xây dựng

các quy định pháp luật mới phục vụ việc bảo vệ môi trường biển. Đồng thời, qua việc đánh giá, sẽ giúp nhìn nhận lại kết quả đã đạt được trong toàn bộ quá trình, xác định những mục tiêu đã đạt được, những thiếu sót, khó khăn còn tồn tại để tìm ra giải pháp cải thiện. Đồng thời, việc đánh giá cũng sẽ giúp tìm ra những giải pháp phù hợp cho từng vùng biển để ô nhiễm kiểm soát tốt hơn.

Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành ngày 29 tháng 09 năm 2016 quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (sau đây gọi tắt là Thông tư 27/2016/TT-BTNMT) là cơ sở pháp lý để thực hiện đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Theo đó, việc đánh giá được thực hiện bởi các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển. Đồng thời, hoạt động đánh giá sẽ được dựa trên bộ chỉ số. Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là “con số tỷ lệ giúp đo lường và chỉ ra mức độ chất lượng đạt được của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển” (Khoản 3 Điều 3 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT). Hơn nữa, bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển còn là “công cụ để phản ánh khách quan, toàn diện hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển” (Khoản 4 Điều 3 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT). Bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển gồm “chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển” (Khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT).

Đánh giá ngoài những nội dung về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển quy định tại Điều 43 Luật Tài nguyên môi trường biển, hải đảo năm 2015, còn dựa trên những nội dung sau đây:

Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 5

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của cơ quan nhà nước;

- Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển;

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Bên cạnh đó, đánh giá sẽ được tổng hợp trong bộ hồ sơ đánh giá. Hồ sơ đánh giá được quy định cụ thể tại Điều 11 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT, bao gồm:

- Bảng tổng hợp kết quả tự chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần, chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển theo mẫu tại Phụ lục 01 và Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 27/2016/TT-BTNMT;

- Các tài liệu chứng minh kết quả đạt được đối với các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, tiêu chí, tiêu chí thành phần;

- Báo cáo diễn giải đầy đủ, cụ thể cách đánh giá, tính điểm đối với các nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần.

Hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được lưu tại cơ quan thực hiện việc đánh giá và gửi một bộ về Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi công bố kết quả.

Sau khi đánh giá, kết quả đánh giá sẽ được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển phê duyệt. Cuối cùng, kết quả sẽ được công bố rộng rãi để mọi người dân đều biết.

2.2.4. Ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu trên biển.

Số lượng dầu tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là sự cố tràn dầu. Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa

không khí và nước, giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.

Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái. Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể gây ảnh hưởng trong một thời gian rất dài. Điều đáng báo động đó là dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt. Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Chính vì tác hại gây ra bởi các sự cố tràn dầu, cho nên, bên cạnh việc tích cực tham gia các điều ước quốc tế về phòng, chống ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra, Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong nước điều chỉnh về vấn đề ứng phó, khắc phục với sự cố tràn dầu trên biển.

Đến nay, ngoài Hiến pháp năm 2013, hệ thống các văn bản pháp luật chung quy định về phòng chống ô nhiễm môi trường biển dầu từ tàu gây ra bao gồm 32 văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản pháp luật riêng biệt về phòng chống ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra bao gồm 12 văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh cũng đã ban hành các văn bản hành chính riêng biệt về phòng chống ô nhiễm môi trường biển do dầu nói chung và phòng chống ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra nói riêng.

Pháp luật hình sự cũng đã có quy định một số tội liên quan đến môi trường trong đó có Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường ở Điều 182b Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Theo đó, “người nào vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm” có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tù tùy theo mức độ nghiêm trọng của hậu quả do hành vi gây ra. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi, thay vì

chỉ quy định về tội đối với hành vi vi phạm phòng ngừa sự cố môi trường, còn có hành vi liên quan đến không tuân thủ quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 237).

Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 (sau đây gọi là Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005) đã ghi nhận vấn đề bảo vệ môi trường là một nguyên tắc quan trọng: phòng ngừa ô nhiễm biển là một trong những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật (Điều 1) và hành vi gây ô nhiễm môi trường biển là hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10). Quan trọng hơn, có hai điều luật trực tiếp điều chỉnh việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm biển do dầu đó là Điều 28 và Điều 223. Bộ Luật đã cụ thể hoá những quy định của Công ước MARPOL 73/78 về đăng kiểm, về giấy chứng nhận phòng ngừa ô nhiễm môi trường, lưu giữ các tàu không đủ điều kiện bảo vệ môi trường; kiểm tra, kiểm soát và cấm vào cảng các tàu không đủ điều kiện về phòng ngừa ô nhiễm môi trường;…

Bên cạnh đó, Luật Thuỷ sản năm 2003 tại Khoản 1 Điều 7 cũng chỉ ra rằng: các chủ thể khi tham gia khai thác nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm phải bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản. Đây là cơ sở bảo vệ các nguồn thuỷ sản khi bị ô nhiễm do dầu tác động. [13, tr.60]

Luật Dầu khí năm 1993 sửa đổi, bổ sung năm 2008, Điều 5 có quy định: các chủ thể tham gia hoạt động dầu khí phải có đề án bảo vệ môi trường và các biện pháp ngăn ngừa bảo vệ môi trường. Điều 46 Nghị định số 95/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí quy định chi tiết về các công việc có liên quan đến bảo vệ môi trường mà mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện.

Có thể thấy, trước đây, những quy định về sự cố tràn dầu cần được ứng phó, khắc phục như thế nào còn rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau. Cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 02/2013/QĐ-TT cùng với Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-

TT ngày 14 tháng 01 năm 2013 (sau đây gọi là Quy chế), việc ứng phó, khắc phục các sự cố tràn dầu được cụ thể, thống nhất và hiệu quả hơn.

Quy chế đã quy định rõ về định nghĩa sự cố tràn dầu, ứng phó và khắc phục hậu quả của sự cố tràn dầu. Theo Khoản 2 Điều 3 Quy chế thì: “Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra”. Còn, hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu là “các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường” (Khoản 4 Điều 3 Quy chế). Và khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu là “các hoạt động nhằm làm sạch đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu” (Khoản 5 Điều 3 Quy chế).

Có thể thấy: ứng phó sự cố tràn dầu bao gồm nhiều hoạt động từ việc chuẩn bị, ứng phó, khắc phục đến giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.

Đầu tiên, để việc ứng phó sự cố tràn dầu được tiến hành hiệu quả thì cần tuân theo các nguyên tắc ứng phó được cụ thể trong Điều 4 của Quy chế. Đó là:

- Chủ động, tích cực trong công tác phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu. Nguyên tắc này được xây dụng dựa trên những tác động trực tiếp, ảnh hưởng xấu đến môi trường biển của sự cố tràn dầu.

- Tiếp nhận, xử lý thông tin về sự cố tràn dầu kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó. Khi đó, cơ quan chức năng sẽ áp dụng biện pháp hữu hiệu hơn đề khắc phục sự cố tràn dầu.

- Các cá nhân, tổ chức cần phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.

- Có những biện pháp để chủ động ứng phó gần nguồn dầu tràn để ngăn chặn, hạn chế dầu tràn ra môi trường. Cơ quan nhà nứớc cần tiến hành giám sát

chặt chẽ nguy cơ lan tỏa dầu tràn vào đường bờ để xác định thứ tự ưu tiên và tiến hành các biện pháp bảo vệ các khu vực ưu tiên bảo vệ.

- Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong ứng phó khi sự cố tràn dầu đã xảy ra do dầu là chất dễ bắt lửa, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho những người trực tiếp tham gia ứng phó sự cố tràn dầu.

- Có sự chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó, nhằm khắc phục được sự cố tràn dầu trong thời gian sớm nhất có thể.

- Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền trong pháp luật bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, sự cố tràn dầu sẽ được phân cấp (có ba cấp, tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự cố: cấp cơ sở; cấp khu vực; cấp Quốc gia), phân loại mức độ (phụ thuộc vào lượng dầu tràn dưới 20 tấn; từ 20 tấn đến 500 tấn và trên 500 tấn) để có thể áp dụng biện pháp hữu hiệu nhất.

Ngoài ra, các quy trình thực hiện để ứng phó với sự cố tràn dầu cũng được Quy chế đã quy định rất chi tiết. Để ứng phó tốt nhất với sự cố tràn dầu, trước hết đó là cần có kế hoạch chuẩn bị tốt nhất để có thể ứng phó kịp thời khi sự cố thực sự xảy ra (Chương II Quy chế). Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu và chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu và chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch. Tùy theo mức độ của nguy cơ có thể xảy ra mà kế hoạch được xây dựng, phê duyệt bởi những chủ thể khác nhau (Điều 7 Quy chế). Cụ thể như sau:

- Sự cố tràn dầu từ mức trung bình trở lên thì sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện xây dựng, trình Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn thẩm định và phê duyệt.

- Các cảng, cơ sở, dự án tại địa phương trình Kế hoạch lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Những cơ sở kinh doanh xăng, dầu mà nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền thì Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) sẽ xem xét, phê duyệt kế hoạch.

- Đối với các cơ sở, dự án dầu khí ngoài khơi thì dự án được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thẩm định và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phê duyệt.

- Ngoài ra, những Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực cũng cần lập dự án để Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phê duyệt.

- Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất do các tàu chở dầu có tổng dung tích từ 150 tấn trở lên, các tàu loại khác có tổng dung tích từ 400 tấn trở lên xây dựng được Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt theo quy định.

- Tàu chở dầu Việt Nam có tổng dung tích từ 150 tấn đăng ký trở lên tham gia vào việc chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển Việt Nam phải có Kế hoạch hoạt động chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển được Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt theo quy định.

Ngoài ra, chính chủ tàu cũng phải có trách nhiệm xây dựng dự án để hỗ trợ những tàu khác trong trường hợp sự cố xảy ra.

Để ứng phó kịp thời với những sự cố tràn dầu thì không chỉ cần có bản Kế hoạch tốt mà còn cần cơ chế giám sát để được thông tin kịp thời và có nguồn nhân lực tốt. Những người này sẽ được tham gia chương trình và tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập để nâng cao hiệu quả phối hợp ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn sự cố tràn dầu xảy ra một cách tuyệt đối. Một khi sự cố đã xảy ra thì điều quan trọng nhất là giảm thiểu hậu quả một cách tối đa. Khi đó, sự phối hợp thông tin trong ứng phó sự cố là vô cùng cần thiết để có thể huy động được nguồn nhân lực giúp ngăn chặn sự lây lan của việc tràn dầu trên biển. Tiếp theo đó là công tác ứng phó sự cố tràn dầu; thông báo về khu vực hạn chế hoạt động; tiến hành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023