Các Điểm Xả Thải Chính Vào Nguồn Nước Tại 02 Huyện Ven Biển


Bảng 3.1. Các điểm xả thải chính vào nguồn nước tại 02 huyện ven biển


Đơn vị hành chính

Đối tượng điều tra

Số lượng

Huyện Tiền Hải



1

Khu/cụm công nghiệp

5

2

Cơ sở sản xuất kinh doanh

14

3

Làng nghề

3

4

Bệnh viện

2

5

Trang trại chăn nuôi tập trung

4

6

Cơ sở xả trực tiếp xả nước thải xuống biển

(dịch vụ ăn uống)

2

Huyện Thái Thụy



1

Khu/cụm công nghiệp

3

2

Cơ sở sản xuất kinh doanh

7

3

Làng nghề

4

4

Bệnh viện

2

5

Trang trại chăn nuôi tập trung

5

6

Cơ sở trực tiếp xả nước thải xuống biển

(03 cơ sở chế biến cá và 01 cơ sở đóng tàu)

4

Tổng

55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.


Nguồn: Dữ liệu khảo sát năm 2015


Nguồn tiếp nhận: Nước thải, một phần rác thải trên địa bàn 02 huyện nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng, chủ yếu là chảy vào hệ thống sông ngòi sau đó tập trung tại các sông lớn trước khi chảy ra biển, như Sông Hóa; Diêm Hóa; Trà Lý; hệ thống sông nội đồng; Sông Hồng.


Hình 3 1 Vị trí các nguồn thải chính đổ vào các hệ thống sông ngòi Nguồn 1


Hình 3.1. Vị trí các nguồn thải chính đổ vào các hệ thống sông ngòi

Nguồn: Tác giả thực hiện tháng 9/2015 Hiện trạng các nguồn nước thải có nguy cơ ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh

Thái Bình:

3.1.1. Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư

Là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm: nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh; nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh họat: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40 - 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 -10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khoảng 150 -

450%mg/l trọng lượng khô. Có khoảng 20 - 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.

Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp (WHO, 1985) [9].

Căn cứ dân số, lượng nước sinh hoạt ta có tổng tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của tỉnh Thái Bình như sau:

Bảng 3.2. Tải lượng trong nước thải sinh hoạt


TT

Đơn vị hành chính

Tải lượng ô nhiễm (tấn/năm)

TSS

BOD5

COD

Tổng N

Tổng P

Dầu mỡ

1

Huyện Thái Thụy

452

211

397

38

10

63

2

Huyện Tiền Hải

248

116

218

21

6

35

Tổng

700

327

615

59

16

98

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2015

3.1.2. Hoạt động y tế

Trên địa bàn 02 huyện có 07 bệnh viện và phòng khám y tế đều có hệ thống thu gom, xử lý nước mặt, nước thải từ các khoa, phòng đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

Bảng 3.3. Chất thải y tế trên địa bàn nghiên cứu


TT

Đơn vị hành chính

Tổng số gường

bệnh

Nước thải (m3/ngày)

Chất thải rắn

(kg/ngày)

1

Huyện Thái Thụy

350

161,5

20

2

Huyện Tiền Hải

250

50,7

30,83

Tổng

600

212,2

50,83

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2015

3.1.3. Sản xuất công nghiệp

Hiện nay trên địa bàn 02 huyện ven biển có tổng số 8 KCN, CCN. Theo điều tra, tính toán của Trung tâm Quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình thì tổng lượng nước cấp cho các KCN, CCN trong năm 2011 khoảng 696

triệu m3/năm, tổng lượng nước thải thường chiếm khoảng 65% lượng nước cấp tức khoảng 452 triệu m3/năm.


Hình 3.2. Khảo sát tại các cơ sở sản xuất kinh doanh

Bảng 3.3. Tổng lượng nước thải công nghiệp tại khu vực nghiên cứu


TT

Đơn vị hành chính

Nhu cầu nước (m3/năm)

Lượng nước thải (m3/năm)

So với toàn tỉnh (%)

1

Huyện Thái Thụy

45.025.810

29.266.777

6,47

2

Huyện Tiền Hải

73.427.095

47.727.612

10,55

Tổng

118.452.905

76.994.389

17,02


Hình 3 3 Biểu diễn nước thải công nghiệp Thái Bình theo huyện thành phố 2

Hình 3.3. Biểu diễn nước thải công nghiệp Thái Bình theo huyện/thành phố Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2015

3.1.4. Các làng nghề

Trên địa bàn 02 huyện giáp biển có 53, trong đó huyện Thái Thụy có 26 làng nghề, huyện Tiền Hải 27. Ngành nghề sản xuất chủ yếu tại các làng nghề gồm sản

xuất Chiếu cói, Mây tre, Thêu, Chế biến LTTP, Dệt may, Chế biến hải sản, đa nghề và nghề khác.

Các làng nghề nói trên đang được khôi phục, phát triển, mở rộng với các quy mô và cấp độ khác nhau nhưng công nghệ sản xuất ít được thay đổi, chủ yếu vẫn dùng các công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu đầu vào, sản phẩm phế thải còn nhiều, quy trình sản xuất không khép kín, hệ thống xử lý chất thải chưa được quan tâm đầu tư, hệ thống tổ chức và quy chế quản lý môi trường các làng nghề chưa hoàn chỉnh, nước thải không nhiều được các hộ sản xuất đổ trực tiếp vào các sông, chất thải rắn phát sinh chưa được thu gom, lưu giữ, xử lý đảm bảo môi trường.

3.1.5. Sản xuất nông nghiệp

Tỉnh Thái Bình có hai hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp là hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình và hệ thống thủy nông Nam Thái Bình. Nước thải từ sản xuất nông nghiệp gồm nước thải từ các ruộng trồng lúa có các hoá chất của phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật, nước thải từ chăn nuôi…đều tiêu ra hệ thống sông trục nội đồng vào sông Trà Lý, Hồng, Hóa sau đó đổ ra biển.

Theo số liệu thống kê hàng năm trung bình toàn tỉnh sử dụng gần 550.000 tấn phân bón hữn cơ, 210.000 tấn phân bón vô cơ và trên 620 tấn hoá chất thuốc bảo vệ thực vật các loại. Các loại phân bón và hoá chất BVTV một phần ngấm vào đất còn lại hoà tan trong nước ruộng tiêu thoát vào các kênh, sông trục tiêu của 2 hệ thống thuỷ lợi Bắc và Nam, gây ô nhiễm môi trường nước [9].

3.1.6. Hoạt động chăn nuôi

Kết quả điều tra do tác giả thực hiện trong tháng 8, 9, 10 năm 2015, thì huyện Tiền Hải có 17 trang trại chăn nuôi (11 trang trại nuôi lợn với 20.690 con, 06 trang trại nuôi gà với 82.000 con), huyện Thái Thụy có 12 trang trại chăn nuôi (09 trang trại nuôi lợn với 20.310 con, 03 trang trại nuôi gà 24.000 con). Ngoài ra còn rất nhiều hộ, gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Với lượng phân thải của con lợn là 2,5 - 3,5 kg/ngày, gia cầm là 90 g/ngày thì tổng số lượng chất thải chăn nuôi là rất

lớn (chưa tính lượng nước thải ra hàng ngày). Qua điều tra xác định tất cả các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đề có thủ tục môi trường, có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, như ủ sinh học phân, thu gom, hệ thống bể biogas.

Tuy nhiên, ước thải chăn nuôi là một nguồn nước thải đặc trưng, có chứa nhiều hợp chất gây ô nhiễm môi trường (hàm lượng hữu cơ, vô cơ, N, P cao), nhiều virus, vi trùng, trứng giun sán…

Hình 3 4 C hăn nuôi lợn qui mô trang trại Bảng 3 4 Tải lượng chất thải phát 3

Hình 3.4. Chăn nuôi lợn qui mô trang trại

Bảng 3.4. Tải lượng chất thải phát sinh từ chăn nuôi


TT

Đơn vị hành chính

Nước thải (m3/ngày)

Chất thải rắn

(kg/ngày)

1

Huyện Thái Thụy

422

1.831

2

Huyện Tiền Hải

10.504

5.784

Tổng

10.926

7.615

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2015

3.1.7. Nuôi trồng thủy hải sản

Tính đến hết 2014, hai huyện ven biển tỉnh Thái Bình có 6.992ha nuôi trồng thủy hải sản, trong đó diện tích nuôi ngao (quảng canh) là 3.000ha, diện tích nuôi tôm, cua, cá thâm canh, bán thâm canh là 3.992ha [15], phần lớn là hộ gia đình cá nhân thực hiện nuôi trồng thủy sản nên phần lớn chất thải, nước thải, thức ăn và kháng sinh dư thừa được đổ thẳng ra biển, không qua xử lý làm gia tăng làm ô nhiễm nước vùng ven biển gây suy thoái hoặc giảm diện tích các hệ sinh thái như rừng ngập mặn ven biển .


Hình 3.5. Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển


Bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+ , SO42- . Lớp bùn này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nước yếm khí tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, Mecaptan… thải ra trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng. Thành phần bùn thải nuôi tôm công nghiệp có chứa khoảng 29,5%, Si 27,842mg/kg, Ca 13,256 mg/kg, K 5,642 mg/kg, Fe 11,210 mg/kg, H2S 8,3mg/kg, N-NH3 36,1mg/kg, N- NO3 0,3mg/kg, N-NO2 0,1mg/kg, PO4 1,8mg/kg… là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để nhằm phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, nước thải nuôi trồng thủy sản cũng chứa các thành phần độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý. Theo Phạm Đình Đôn - Tạp chí Môi trường số tháng 6/2014, xác định [18] nước thải nuôi tôm công nghiệp có hàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD5 12 - 35mg/l, COD 20 - 50mg/l), các chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12 - 70mg/l), ammoniac (0,5 - 1mg/l), coliforms (2,5.102 -3.104 MNP/100ml). Nước thải trong ngành chế biến thủy sản là nguồn nước thải từ nước rửa nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, các nguồn nước vệ sinh nhà xưởng sản xuất, nước rửa máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất trong các phân xưởng nhà máy chế biến thủy sản với thành phần như sau: BOD5 khoảng 800 - 2.000 mg/l, có lúc đạt đến 4.500 mg/l. COD khoảng 1.000 -

2.500 mg/l, có lúc đạt đến 5.000 mg/l, chất rắn lơ lửng (SS) khoảng 300 - 600 mg/l, nitơ tổng số (Nt) khoảng 100 - 150mg/l, photpho tổng số (Pt) khoảng 20-50mg/l, đặc biệt vi sinh Coliforms thường lớn hơn 1.105 MPN/100ml, với lưu lượng khoảng 20 - 35 m3/tấn sản phẩm, đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng cần phải được xử lý đáp ứng quy chuẩn môi trường quy định.

3.1.8. Hoạt động giao thông

Khả năng gây ô nhiễm từ hoạt động hàng hải là rất lớn, đặc biệt là ô nhiễm nước thải từ các phương tiện vận tải.

Theo kết quả điều tra do tác giả thực hiện, ven biển tỉnh Thái Bình có 01 cảng biển có khoảng 20-30 tàu thuyền với trọng tải từ 60.000 - 70.000 tấn ra vào cảng biển và có 1250 tàu cá thường xuyên hoạt động trong vùng biển tỉnh Thái Bình (với tổng công suất 8000 CV). Nước thải thường phát sinh từ tàu biển và phương tiện hàng hải chứa hàm lượng cao dầu khoáng, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng đe dọa nghiêm trọng chất lượng nước biển khu vực tiếp nhận nước thải nhưng hoàn toàn không được thu gom, lưu giữ, xử lý đảm bảo quy định về môi trường. Ngoài ra, các vụ va chạm tàu thuyền trên biển làm tràn vỡ hóa chất, dầu, các chất độc hại... cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường nước biển tỉnh Thái Bình.

Hình 3.6. Khảo sát tàu thuyền hoạt động trên biển


Để có thể có bức tranh tốt hơn về nhận thức, ý thức cũng như hoạt động BVMT biển, tác giả đã tiến hành điều tra đối với người dân, nhân viên và chủ tàu

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí