Quan Niệm, Tiêu Chí Đánh Giá Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Thành Và Hoạt Động Của Khu Kinh Tế Ven Biển Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ


Phương thc phát trin KKTVB là vận dụng các quy luật kinh tế khách quan và thông qua cơ chế, chính sách của Nhà nước, Chính phủ và hợp tác khu vực, quốc tế để kết hợp cải tạo, nâng cấp KKTVB hiện có với xây dựng mới; kết hợp phát triển giữa chiều rộng với chiều sâu theo hướng bền vững (coi trọng phát triển ngành, lĩnh vực thế mạnh của KKTVB như: lọc hóa dầu; cảng biển; xuất, nhập khẩu; chế biến thủy hải sản; du lịch biển; dịch vụ hậu cần KTB; xây dựng các khu đô thị; KCN tập trung…). Đồng thời, phát triển các ngành, lĩnh vực trong KKTVB trên cơ sở tăng năng suất lao động và sự cân bằng giữa ưu tiên phát triển KT­XH gắn với bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh. Giải quyết hài hòa các mục tiêu khi xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển KKTVB với quy hoạch bảo vệ nguồn tài nguyên biển và bảo vệ môi trường. Đa dạng hoá việc ứng dụng các loại hình công nghệ sử dụng và bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên và KT­XH ở các địa phương có KKTVB hoạt động.

2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và hoạt động của khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

2.2.1. Quan niệm khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Trên cơ sở kế thừa, phát triển quan niệm của các tác giả về KKT,

KKTVB; luận giải vai trò của KKTVB đối với sự phát triển KT­XH của cả

nước nói chung và đối với các tỉnh, thành phố riêng, nghiên cứu sinh cho rằng:

có KKTVB hoạt động nói

KKTVB ở các tỉnh BTB là một loại hình KKT nằm trên khu vực biên

giới trên biển, được thành lập ở khu vực có vị trí địa lý thuận lợi ven biển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

thuộc các tỉnh BTB; được hưởng những chính sách ưu đãi đặc thù và tổ

chức thành các khu chức năng nhằm thu hút vốn đầu tư, phát triển KT­XH và củng cố quốc phòng, an ninh; đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng và liên kết vùng ở các tỉnh BTB.

Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 8


Nội hàm quan niệm chỉ ra những vấn đề sau đây.

Thnht, KKTVB là một loại hình KKT nằm trên khu vực biên giới trên biển, được thành lập ở khu vực có vị trí địa lý thuận lợi ven biển thuộc các tỉnh BTB.

Theo nội dung tại Khoản 3 Điều 5 Luật Biên giới Quốc gia 2020 và

Điều 11 Luật Biển Việt Nam năm 2012: Lãnh hải là vùng biển có chiều

rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh

hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Biên giới quốc gia trên

biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo của Việt Nam. Về mặt không gian địa lý theo sự phân định của Luật pháp Việt Nam hiện nay, 06 KKTVB ở các tỉnh BTB đều nằm trên khu vực biên giới trên biển, có giá trị chiến lược về mặt kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của các tỉnh BTB và cả nước.

Mặt khác, KKTVB ở các tỉnh BTB được thành lập tại các xã, huyện ven biển và một phần tiếp giáp ven biển của các địa phương kéo dài từ Thanh Hoá

đến Thừa Thiên Huế

với diện tích đất tự

nhiên rộng, diện tích bình quân

KKTVB ở các tỉnh BTB vào khoảng 35.106 ha; thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý có cảng biển nước sâu như: Cảng Nghi Sơn, Cảng Cửa Lò; Cảng Vũng Áng, Cảng Chân Mây và gần các sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới, sân bay

Phú Bài; KKTVB ở các

tỉnh BTB

được thành lập với ranh giới địa lý riêng

biệt, có tính kết nối thuận lợi với hệ thống giao thông huyết mạch của quốc gia và các vùng kinh tế.

Thhai, KKTVB ở các tỉnh BTB được hưởng các chính sách ưu đãi

đặc thù nhằm thu hút vốn đầu tư, phát triển KT­XH và củng cố quốc phòng, an ninh.


Với không gian địa lý được xác định là khu vực riêng biệt theo quy định của Chính phủ, các KKTVB được hưởng các chính sách mang tính chất đặc thù riêng so với các khu vực còn lại trong lãnh thổ của một quốc

gia hoặc một địa phương. Các tỉnh BTB có điều kiện tự nhiên, KT­XH

khó khăn hơn các vùng khác, do đó, để tạo động lực cho các KKTVB phát huy được tiềm năng, thế mạnh thì ngoài những ưu đãi chung, các KKTVB

ở các tỉnh BTB còn được hưởng các

ưu đãi về

đầu

tư cơ sở hạ tầng từ

nguồn ngân sách trung ương và địa phương; cắt giảm đối với thuế xuất nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế thuê đất (áp dụng riêng cho từng KKTVB). Đây được coi là các ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất, kinh doanh; phát triển thương mại; phát triển cơ sở hạ tầng; giải quyết việc làm và phát triển kỹ năng cho người lao động; tăng thu ngân sách cho địa phương. Qua đó, góp phần quan trọng vào phát triển KT­XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ở các tỉnh BTB. Khi KT­XH phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đây chính là, điều kiện quan trọng góp phần củng cố quốc phòng, an ninh ở các địa phương nơi có KKTVB hoạt động.

Thứ ba, KKTVB

ở các tỉnh BTB được tổ

chức thành các khu chức

năng phù hợp với đặc điểm từng địa phương.

Theo quy hoạch tổng thể của KKTVB ở các tỉnh BTB được chia thành các khu chức năng khác nhau. Tuy nhiên, phân theo tính chất quy hoạch, mức độ ưu đãi về thuế quan chia ra làm hai khu vực: khu phi thuế quan và khu thuế quan.

Khu phi thuế quan

Khu phi thuế quan là khu vực khác với các khu chức năng khác trong KKT và nội địa bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra vào, bảo đảm sự kiểm soát của các cơ quan chức năng có liên quan. Trong khu phi thuế quan có cơ quan hải quan để giám sát, kiểm tra, làm thủ tục hải quan hàng hóa ra, vào. Trong khu phi thuế quan không có dân cư, việc quan hệ trao đổi


hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nhau được xem như việc quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài và không phải làm thủ tục hải quan. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với các

khu chức năng khác (trừ

Khu chế

xuất) được xem như

quan hệ

trao đổi

giữa nước ngoài với trong nước và phải tuân theo các quy định về hải quan, xuất, nhập khẩu.

Khu thuế quan

Là khu vực còn lại của KKTVB nằm ngoài khu phi thuế quan, trong khu thuế quan bao gồm: KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính. Hàng hóa ra vào khu thuế quan thuộc KKTVB phải tuân

thủ

quy định của pháp luật về

mặt hàng, thuế

xuất nhập khẩu, nhưng

được áp dụng các chính sách hải quan thuận lợi, tự do lưu thông, trao đổi thương mại giữa khu thuế quan với khu vực nội địa.

Thtư, KKTVB ở các tỉnh BTB là thực thể quan trọng trong phát triển vùng và gắn liên kết vùng kinh tế.

KKTVB là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ

kinh tế

đặc

biệt, có không gian địa lý và chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thu hút các

nguồn lực; phát triển đồng bộ

hệ thống kết cấu hạ

tầng; chuyển giao

công nghệ hiện đại; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung phát triển một số ngành mũi nhọn ít sử dụng tài nguyên, nguồn lao động, chứa đựng hàm lượng công nghệ cao tại KKTVB; thúc đẩy ngành công nghiệp nhất là công nghiệp hỗ trợ phát triển phục vụ cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các dự án đầu tư trong KKTVB. Từ đó, các KKTVB ở các

tỉnh BTB

tạo thành chuỗi các khu kinh tế

có mối liên kết chặt chẽ

với

nhau và từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm lọc

hoá dầu; công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế

biến; dịch vụ

cảng

biển; du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở đó, tạo sự liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất giữa các doanh nghiệp ở các tỉnh với các dự án đầu tư trong KKTVB tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ, tạo động lực


quan trong phát triển KKT nói riêng và KT­XH của các địa phương nói

chung cũng như là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở

rộng thị trường khu vực Bắc Trung Bộ, trở thành cầu nối với thị trường Lào và Đông Bắc Thái Lan.

2.2.2. Tiêu chí đánh giá khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

2.2.2.1. Số lượng, quy mô khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung

Bộ

Số lượng, quy mô là tiêu chí đầu tiên phản ánh hiện trạng của

KKTVB

ở các tỉnh BTB. Số lượng KKTVB được thể

hiện thông qua số

lượng KKTVB ở các tỉnh BTB đã triển khai so với quy hoạch ban đầu.

Mặt khác, số lượng KKTVB còn thể hiện số lượng các dự án đầu tư sản

xuất kinh doanh, dự

án đầu tư

hạ tầng kỹ

thuật, xã hội. Quy mô của

KKTVB ở các tỉnh BTB được thể hiện thông qua: diện tích; vốn đầu tư ở các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB; tỷ lệ diện tích lấp đầy KKTVB so với quy hoạch ban đầu.

Tiêu chí đánh giá số

lượng, quy mô

KKTVB

ở các tỉnh BTB

được

đánh giá thông qua các chỉ số sau:

Mt là, số lượng, quy mô KKTVB ở các tỉnh BTB được thành lập;

Hai là, số lượng các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB;

Ba là, số lượng vốn đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB ở các tỉnh BTB;

Bn là, tỷ lệ diện tích lấp đầy KKTVB ở các tỉnh BTB.

2.2.2.2. Chất lượng khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Chất lượng KKTVB được thể hiện ở việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các nguồn lực bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực vốn,

nguồn lực khoa học và công nghệ. Trong đó, nguồn nhân lực đóng vai

trò quan trọng mang tính quyết định đối với tăng trưởng vàphát triển


KKTVB ở các tỉnh BTB. Bởi vì, nguồn nhân lực luôn là nguồn lực phát

hiện,cải tạo và sáng tạo ra các nguồn lực khác. Nguồn lực về vốn

không thể

thiếu và

ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các KKTVB ở

các tỉnh BTB, vốn có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; góp phần tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

nghề

theo hướng hiện đại một cách có hiệu quả,

tham gia giải quyết

việc làm và các vấn đề

an sinh

xã hội trong KKTVB

ở các tỉnh BTB.

Khoa học và công nghệ là một trong những nguồn lực không thể thiếu và

có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng hiện đại trong các KKTVB; góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp trong KKTVB; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động và góp phần cải thiện môi trường sinh thái trong và xung quang

các KKTVB

ở các tỉnh BTB.

Việc thu hút, sử

dụng và giải quyết mối

quan hệ giữa các nguồn lực một cách có hiệu quả đã và đang ảnh hưởng, ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định đến chất lượng KKTVB ở các tỉnh BTB. Chất lượng KKTVB ở các tỉnh BTB trước hết tập trung ở:

chất lượng cán bộ

làm công quản lý, quy hoạch; công nghệ

và trình độ

năng lực sản xuất; số vốn thực hiện trong tổng số vốn đăng ký.

Tiêu chí đánh giá chất lượng KKTVB ở các tỉnh BTB được đánh giá thông qua các chỉ số sau:

Mt là, trình độ cán bộ làm công tác quản lý, quy hoạch; trình độ đào tạo, tay nghề chuyên môn kỹ thuật người lao động trong KKTVB ở các tỉnh BTB;

Hai là, trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các dự án đầu tư trong KKTVB ở các tỉnh BTB;

Ba là, số vốn thực hiện trên tổng số vốn đăng ký trong KKTVB ở các tỉnh

BTB;


2.2.2.3. Cơ cấu khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Cơ cấu KKTVB được biểu hiện trước hết ở cơ cấu ngành nghề; cơ

cấu thành phần kinh tế và cơ

cấu địa bàn của KKTVB. Cơ

cấu KKTVB

luôn chịu sự ảnh hưởng chi phối của sự phát triển khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế. Cơ cấu kinh tế trong KKTVB ở các tỉnh BTB trước hết được thể hiện thông qua cơ cấu ngành nghề trong các dự án đầu tư, theo hướng ngày càng hiện đại; giá trị sản xuất công nghiệp và các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học và công nghệ cao chiếm tỷ trọng

lớn, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương; việc huy động

được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư; sự phân bổ hợp lý KKTVB

ở các tỉnh BTB, nhằm khai thác hiệu quả

lợi thế về

điều kiện tự

nhiên,

KT­XH ở mỗi địa phương, đó còn là cơ cấu liên kết giữa các địa phương, các doanh nghiệp trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB hiện nay.

Tiêu chí đánh giá cơ cấu KKTVB ở các tỉnh BTB được đánh giá thông qua các chỉ số sau:

Một là,

sự phân bố

các ngành nghề

(khu chức năng) và giá trị

sản

xuất công nghiệp trong KKTVB ở các tỉnh BTB;

Hai là, sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế trong KKTVB ở các tỉnh BTB;


BTB.

Ba là, sự phân bố KKTVB phù hợp với điều kiện tự nhiên

ở các tỉnh

2.2.2.4. Đóng góp của các khu kinh tế ven biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường và củng cố quốc phòng an ninh ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Để đánh giá chính xác hiện trạng KKTVB ở các tỉnh BTB, thì việc xây dựng và xác định các tiêu chí để đánh giá những đóng góp của các KKTVB đối với sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường và củng cố quốc phòng an

ninh ở các BTB. Có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những đóng góp của các

KKTVB đối với sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường và củng cố quốc phòng an ninh ở các tỉnh BTB được thể hiện thông qua: thu hút và giải quyết


việc làm cho người lao động; hoạt động xuất nhập khẩu; đóng góp vào ngân sách các địa phương và góp phần củng cố quốc phòng, an ninh.

Tiêu chí đánh giá đóng góp của các KKTVB đối với sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường và củng cố quốc phòng an ninh ở các tỉnh BTB thông qua các chỉ số sau:

Mt là, số lao động được thu hút vào KKTVB ở các tỉnh BTB;

Hai là, giá trị xuất, nhập khẩu trong KKTVB ở các tỉnh BTB;

Ba là, đóng góp vào ngân sách nhà nước của KKTVB ở các tỉnh BTB so với các KKTVB của cả nước;

Bn là, vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng và phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường trong KKTVB ở các tỉnh BTB.

Tóm lại tiêu chí đánh giá KKTVB

ở các tỉnh BTB được thể

hiện

thông qua các chỉ tiêu về số lượng, quy mô, chất lượng, cơ cấu và đóng góp của KKTVB đối với sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường và củng cố quốc phòng an ninh ở các tỉnh BTB. Những tiêu chí trên được đánh giá, so sánh trên các tiêu chí đã xây dựng với KKTVB các vùng khác của cả nước.

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và hoạt động của khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

2.2.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài

Mt là, điều kiện tự nhiên ­ kinh tế xã hội ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Điều kiện tự nhiên ở các tỉnh BTB bao gồm vị trí địa lý, thời tiết khí hậu. Điều kiện tự nhiên ở các tỉnh BTB có vai trò hết sức quan trọng là cơ sở để các tỉnh BTB điều chỉnh quy hoạch, mở rộng quy mô, cơ cấu lại các ngành KTB nói chung và KKTVB nói riêng. Đồng thời, cũng là yếu tố cung cấp các nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ các ngành trong KKTVB, nhất

là những ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên biển như: công

nghiệp chế biến hải sản; công nghiệp lọc hóa dầu; phát triển du lịch. Vì

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022