Khí Tượng, Thủy Văn, Hải Văn Và Thủy Triều Vùng Ven Biển

bãi tích tụ ngầm ở cửa sông, rất thích hợp đối với nuôi ngao, tôm, cua… Vùng biển ven bờ của tỉnh Thái Bình là phần biển hiện tại của delta sông Hồng và sông Thái Bình. Vì vậy, mặt nguồn gốc địa hình có sự tham gia của các con sông, sông biển kết hợp và nguồn gốc biển, bao gồm 3 nguồn gốc chính như sau: nhóm địa hình có nguồn gốc sông, nhóm địa hình có nguồn gôc sông biển hỗn hợp, nhóm địa hình nguồn gốc biển [12].

1.2.3. Khí tượng, thủy văn, hải văn và thủy triều vùng ven biển

Khí hậu dải ven biển của tỉnh Thái Bình mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm của vùng ven biển tỉnh Thái Bình giao động trong khoảng 23- 23,50C. Trong mùa Đông, nhiệt độ trung bình trong các tháng đều dưới 200C; về mùa Hè nhiệt độ trung bình giao động trong khoảng 26-280C. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trên 290C, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất dưới 17,50C. Số giờ nắng trung bình của vùng đạt 1.650 - 1.700 giờ/năm. Nắng thường tập trung vào mùa hè, tháng 7 là tháng có số giờ nắng cực đại từ 190 - 230 giờ/tháng, tháng 2 có số giờ nắng thấp nhất, chỉ khoảng 40 - 45 giờ/tháng. Độ ẩm trung bình vùng ven biển giao động trong khoảng 80 - 85%, thời kỳ ẩm nhất trong năm là tháng 3 tháng cuối mùa đông, độ ẩm đạt tới 90% [13].

Chế độ bão: Vùng ven biển tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng rất lớn của các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, bão và áp thấp nhiệt đới. Bão thường xuất hiện trong khoảng các tháng từ tháng 6 đến tháng 10, trung bình hàng năm có từ 2 - 3 cơn bão, kèm theo lượng mưa lớn từ 200 - 300 mm, chiếm 30% lượng mưa cả năm.

Chế độ thủy triều: Vùng cửa sông ven biển của tỉnh Thái Bình có chế độ nhật triều khá thuần nhất, tính nhật triều thuần nhất giảm dần từ Bắc xuống Nam. Biên độ dao động 0,3m đến 3,5m. Số ngày triều cường từ 3 m trở lên có từ 152 đến 176 ngày.

Chế độ dòng chảy: Chế độ dòng chảy vùng ven biển Thái Bình có sự kết hợp giữa dòng chảy trôi, dòng triều và dòng gió, dòng chảy mật độ trong đó dòng triều vẫn chiếm ưu thế chủ đạo. Chế độ dòng chảy tại vùng ven biển Thái Bình được

phân theo 4 mùa xuân, hạ, thu, đông với vận tốc tương ứng như sau: 0,3 - 0,5 hải lý/giờ; 0,4 - 0,8 hải lý/giờ; 0,4 - 0,6 hải lý/giờ; 0,4 - 0,6 hải lý/giờ.

Theo số liệu quan trắc của Viện Tài nguyên và Môi trường biển Hải Phòng tại trạm khảo sát cửa Ba Lạt Thái Bình (thời gian khảo sát ngày 7 - 8/3/ 2013) tại khu vực cửa Ba Lạt Thái Bình có tốc độ dòng chảy khá lớn. Vận tốc dòng chảy cực đại là 1,5m/s. Thời gian xuất hiện dòng chảy cực đại trùng với thời gian thủy triều dâng hoặc rút mạnh.

Chế độ Gió: Vùng ven biển nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió mùa đông bắc, từ tháng 5 đến tháng 8 năm sau có gió mùa tây nam, các tháng 4 và 9 là các tháng chuyển tiếp. Do ảnh hưởng của biển đã tạo nên sự khác biệt so với khí hậu của vùng nội địa. Mùa hè, biển đã dịu bớt nóng và tăng độ ẩm, tạo ra hướng gió Nam và Đông Nam mát mẻ mang nhiều hơi nước.

Chế độ Sóng: Vùng ven biển Thái Bình có chế độ sóng thay đổi theo mùa và có sự khác biệt về độ cao và cấp sóng. Mùa đông độ cao sóng phổ biến ở ngoài khơi từ 1,2m - 1,4m, gần bờ khoảng 0,6m - 0,8m. Mùa hè khi chịu tác động của bão độ cao của sóng có thể đạt 8,0m.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Chế độ Thuỷ văn: Vùng ven biển của tỉnh Thái Bình là vùng hạ lưu của đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, là nơi tiếp giáp giữa biển và lục địa. Các sông Hồng và sông Thái Bình chảy qua Thái Bình đều là hạ lưu cuối cùng của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đặc điểm chế độ thủy văn của Thái Bình được đặc trưng bởi chế độ thủy văn của vùng ven biển và hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sông Hồng. Hàng năm hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đưa ra biển

khoảng 122 x 109m3 nước và khoảng 120 triệu tấn phù sa.

Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp - 3

Mạng lưới sông ngòi: Tỉnh Thái Bình có các con sông lớn chảy qua trong đó phía Bắc và Đông Bắc có sông Hóa dài 38km, phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc chảy qua địa phận ranh giới dài 53km, phía Nam và Tây Nam có sông Hồng chảy qua dài 77km, giữa tỉnh có sông Trà Lý dài, là một phân nhánh của sông Hồng, dài 67km. Ngoài ra, khu vực ven biển còn có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Đặc điểm chung

của các sông ở vùng dự án là đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển với độ dốc mặt nước nhỏ, thoát nước chậm. Do đó về mùa mưa lũ mực nước các sông lớn gây úng và xói lở cục bộ vào đất canh tác ngoài đê. Các con sông vùng ven biển Thái Bình chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thủy triều trong thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mỗi chu kỳ thủy triều từ 13 - 14 ngày [13].

Sông Hóa

Cửa Thái Bình

Cửa Diêm Điền

Sông Diêm Hộ

Sông Trà Lý

Cửa Trà Lý

Sông Hồng

Sông

Kiến Giang

Cửa Lân

Cửa Ba Lạt

Chú dẫn

Sông Cửa sông

Hình 1.3. Hệ thống sông trong tỉnh Thái Bình

1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên

Dầu Mỏ: Tiền Hải có mỏ khí đốt được mỗi năm khai thác hàng chục triệu m3 khí. Qua thăm dò đã phát hiện có dầu và khí tại các lô 102 và 106 thuộc vùng ven biển Thái Bình với trữ lượng tương đối lớn, đủ để khai thác thương mại. Hiện Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGAS) đang triển khai dự án khai thác khi mỏ Lô 102 và 106 để đưa vào bờ khu vực Tiền Hải.

Nước khoáng: Mỏ nước khoáng huyện Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, được khai thác từ năm 1992, sản lượng khai thác đạt 9,5 triệu lít/năm.

Muối ăn: Tỉnh Thái Bình có khoảng 306 hộ làm muối (tập trung ở làng Tam Đồng, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy) với diện tích khoảng 50,5ha tổng sản lượng muối khoảng 3.000 tấn/năm.

Sa khoáng ven biển Titan(ilmenit): Có trữ lượng nhỏ, tại khu vực cửa sông Trà Lý, cửa sông Hồng: tại độ sâu lớp đất từ 1-1,5m có lớp sa khoáng cát màu xá, hạt nhỏ, phần trên có các titan sa khoáng hàm lượng nghèo (từ 600-3580g/cm3). Vùng bờ biển và đồng bằng ven biển từ cửa sông Thái Bình đến sông Hồng thành phần sa khoáng là các hạt nhỏ, hạt vừa, sa khoáng màu xám nâu, xám vàng. Titan sa khoáng hàm lượng nghèo từ (vài trăm g/m3 đến 5.000g/cm3) [12].

Đất đai:Vùng ven biển Thái Bình là vùng đồng bằng hạ lưu của hệ thống sông Hồng tiếp giáp với biển Đông, là nơi tiếp giáp của các con sông đổ ra biển. Các con sông này trong quá trình hoạt động đã bồi lấp các vùng vịnh biển, chôn vùi các rừng ngập mặn và trầm tích biển. Do vậy, các loại đất tại khu vực ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của biển chủ yếu là đất cát biển, đất mặn sú vẹt và đất mặn nhiều.

Nước mưa: Vùng ven biển của tỉnh Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng nước mưa bình quân hằng năm dao động từ 1.800 đến 2.000 mm. Nước mưa là nguồn nước sạch để phục vụ cho việc sinh hoạt và phục vụ cho phát triển nông nghiệp phục vụ tốt cho sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

Nước mặt: Là nguồn nước rất quan trọng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân vùng ven biển. Tổng lượng nước chảy ra biển trung bình của toàn hệ thống sông Hồng - Thái Bình vào khoảng 127.109 m3/năm, trong đó lượng nước sông Hồng là 118,5.109 m3/năm, còn sông Thái Bình là 8,5.109 m3/năm. Ngoài ra, các con sông này còn mang theo khoảng 120 triệu tấn phù sa/năm. Tổng lượng nước của 3 tháng mùa lũ, từ tháng 6 đến tháng 8 trên các sông Hồng, Trà Lý và Thái Bình lần lượt là 7,5 tỷ m3, 3,7 tỷ m3 và 2,6 tỷ m3, chiếm tỷ lệ tổng lượng nước của toàn năm tương ứng là 46,3%, 45,5% và 45,5%. Sự tập trung phần lớn tổng

lượng nước hằng năm vào mùa lũ làm cho độ mặn của nước biển vùng cửa sông giảm đi ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ở vùng ven bờ [13].

Động, thực vật biển

Thảm thực vật ngập mặn: Đây là khu vực nằm trong vùng bồi tụ của hệ thống sông Hồng, Sông Lân, sông Trà Lý, sông Thái Bình, sông Diêm Hộ. Lượng phù sa nhiều và giàu chất dinh dưỡng, bãi bồi rộng nhưng do địa hình trống trải, gió, sóng tác động mạnh nên dọc ven biển rừng mọc tự nhiên không nhiều, chủ yếu do trồng.

Các quần xã chủ yếu trong thảm thực vật ngập mặn của khu vực là:

- Quần xã tiên phong: Mắm biển Avicennia marina (Forsk) dọc các bãi lầy gần cửa sông Bần (Sonneratia caseolaris), Trang Kandelia candel, Sú Aegiceras corniculatum.

- Quần xã hỗn hợp đứng: Đước vòi Rhizophora stylosa - Trang Kandelia obovata và các loài khác như Vẹt Bruguiera gymnorhiza, Sú Aegiceras corniculatum.

- Quần xã cây bụi thấp: Sú Aegiceras corniculatum chiếm ưu thế. Các loài phụ là Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza, mắm biển Avicennia marina

- Quần xã cây nước lợ: Bần chua Sonneratia caseolaris chiếm ưu thế, dưới tán là Ô rô Acanthus ilicifolius, cói, có khi phân bố sâu vào đất liền xã biển đến 30 đến 40km.

Thảm thực vật trên cát ven biển:

- Trảng cỏ tiên phong trên cát mới hình thành ven biển ưu thế Cỏ chông

Spinifex littereus, Rau muống biển Ipomoea pes-caprea.

- Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh nhiệt đới trên đụn cát và dải cát ven biển với quần xã cây lá rộng ưu thế Dứa dại Pandanus tectorius, Hếp Scaevola taccata, Tra Hibiscus tiliaceus...

Ngoài ra, khu vực ven biển của sông còn xác định được 34 loài TVN nằm trong 3 ngành tảo là tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo Lam (Cyanophyta) và tảo Giáp (Pryophyta).

Động vật ven biển cửa sông: Thành phần động vật nổi xác định được 24 loài và nhóm loài thuộc nhóm Chân mái chèo (Copepoda), nhóm Râu ngành (Cladocera) và các nhóm khác như ấu trùng Giáp xác (Crustacea), ấu trùng Thân mềm (Mollusca), Vỏ Bao (Ostracoda), Giun nhiều tơ (Polychaeta) và Bơi nghiêng (Amphipoda). Trong thành phần động vật nổi, nhóm Chân mái chèo có số lượng loài cao nhất (17 loài, chiếm 71%), sau đến các nhóm khác (5 loài, chiếm 21%) cuối cùng là nhóm Râu ngành (2 loài, chiếm 8%)..

Động vật đáy cửa sông ven biển: Khu vực ven biển cửa sông xác định được 78 loài động vật đáy thuộc các nhóm Giun Annelida, nhóm Thân Mềm (Mollusca - Bivalvia và Mollusca - Gastropoda) và nhóm giáp xác Crustacea. Mật độ ĐVĐ khu vực cửa sông ven biển dao động từ 56 Con/m2 đến 128 Con/m2, trung bình là 87,6 Con/m2. Sinh khối ĐVĐ dao động từ 4,32 g/m2 đến 11,92 g/m2, trung bình là 7,1 g/m2.

Cá Biển: Thành phần các loài cá ven biển cửa sông tỉnh Thái bình qua thống kê, điều tra xác định được 107 loài của 44 họ trong 12 bộ gồm các bộ: Bộ cá nhám răng chếch - Orectolobiformes; Bộ cá trích - Clupeiformes; Bộ cá mối - Myctophiformes; Bộ cá dưa (cá chình) - Anguilliformes; Bộ cá nheo - Siluriformes; Bộ Cá Nhái - Belonoformes; Bộ cá chìa vôi - Syngnathiformes; Bộ cá đối - Mugiliormes; Bộ cá Vược - Perciformes; Bộ cá Mù làn - Scorpaeniformes; Bộ cá Bơn - Pleuronectiformes và Bộ cá nóc - Tetraodontiformes. Trong đó chỉ có duy nhất 1 loài cá sụn, còn lại là cá xương. Bộ cá vược (Perciformes) là thành phần cơ bản trong cấu trúc khu hệ cá, gồm 21 họ (chiếm 47%) với 60 loài (chiếm 55%). Ngoài ra còn phải kể đến các bộ khác như Siluriformes (5 họ, 9 loài), Beloniformes (3 họ, 5 loài), Mugiliformes (3 họ, 6 loài). Các bộ còn lại có từ 2 họ trở xuống. Những họ có số lượng loài lớn là Gobiidae (12 loài), Engraulidae (8 loài), Sciaenidae (5 loài), Clupeidae (4 loài), Mugilidae (4 loài), Theraponidae (4 loài), Carangidae (4 loài), Ophichthydae (4 loài), các họ còn lại chỉ có từ 3 loài trở xuống. Không thấy có loài nào quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007[14].

Tài nguyên vị thế vùng ven biển: Vùng biển ven bờ của tỉnh Thái Bình có tiềm năng để phát triển du lịch. Một số điểm du lịch điển hình của vùng biển ven bờ của tỉnh Thái Bình gồm: Khu du lịch phố biển Đồng Châu; Khu Du lịch sinh thái Cồn Vành; Khu du lịch sinh thái Cồn Đen.

Về cảng biển: Khu vực ven biển có Cảng Diêm Điền sở hữu cả một đội tàu vận tải biển hùng mạnh trong cả nước. Cảng có 100 m cầu tầu đảm bảo cho tàu thuyền vận chuyển được cho lượng hành hóa khoảng 150 - 200 tấn ra vào bốc dỡ. Lượng hàng hóa ra vào cảng hàng năm khoáng 100.000 tấn.

Ngoài ra, khu vực ven biển Thái Bình có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước ven biển huyện Tiền Hải và Thái Thụy nằm trong khu dự trữ sinh quyển đồng bắng châu thổ sông Hồng chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu, dự trữ này có 12 kiểu sinh cảnh chủ yếu, gồm: bãi bùn, bãi cát ngập triều, trảng cỏ, sậy, rừng ngập mặn cùng các cồn cát phi lao… Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, đồng quê và tắm biển [14].

1.2.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Giá trị sản xuất trên địa bàn khu vực ven biển tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2015 đạt 11,3%/năm và 15,1%/năm giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu đến năm 2016 khu vực ven biển đóng góp khoảng 25-26% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh (trong đó các ngành kinh tế biển đóng góp khoảng 15-18%) và đến năm 2020 đóng góp khoảng 27-29% (trong đó các ngành kinh tế biển 22-25%); giá trị sản xuất bình quân đầu người (tính theo giá giá hiện hành) năm 2015 đạt 72,1 triệu đồng, bằng 99,3 % bình quân của tỉnh, đến năm 2020 đạt 144,5 triệu đồng, bằng 108,9 % bình quân toàn tỉnh.

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn khu vực ven biển tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2015 đạt 5,6%/năm và 5,2%/năm giai đoạn 2016- 2020.

Năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy hải sản mặn lợ đạt 6.992 ha (trong đó nuôi ngao 3.000 ha), bình quân giai đoạn 2014-2015 tăng 3,5%/năm; sản lượng thủy hải sản mặn lợ đạt 115.929 tấn, bình quân giai đoạn 2014-2015 tăng 21,9%/năm.

Đến năm 2020, diện tích nuôi thủy hải sản mặn lợ đạt 8.218 ha, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 3,3%/năm; sản lượng thủy hải sản mặn lợ đạt 168.410 tấn, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 7,8%/năm.

Đến năm 2015, cơ bản giữ nguyên số phương tiện khai thác, thay đổi cơ cấu đội tàu theo công suất, trong đó tàu có công suất trên 90CV đánh bắt xa bờ chiếm 30%. Đến năm 2020, giữ vững số lượng tàu hiện có, trong đó tàu có công suất trên 90 CV đánh bắt xa bờ chiếm 40%.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn khu vực ven biển tăng trưởng bình quân 13,9 %/năm giai đoạn 2014-2015 và 21,6 %/năm giai đoạn 2016-2020. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng bình quân 11%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 40 triệu USD năm 2015 và 65 triệu USD năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 có 300 tàu biển với tổng tải trọng đạt trên 900.000 tấn; khối lượng vận tải biển tăng bình quân 10%/năm.

Đặc biệt, ven biển huyện Thái Thụy đang triển khai các dự án lớn là Nhà máy nhiệt điện Thái Bình; công suất 1.200 MW (điện năng sản xuất 7,2 tỷ kWh/năm, điện năng thương phẩm 6,739 tỷ kWh/năm); thời gian hoạt động Dự án 49 năm, tiến độ thực hiện Dự án; Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Amon Nitrat tại 02 xã ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; công suất 200.000 tấn/năm (Axit Nitric 160.000 tấn/năm; Amon Nitrat 200.000 tấn/năm); tiến độ thực hiện Dự án: từ ngày 05/11/2011 khởi công xây dựng, dự kiến tháng 5/2016 đi vào vận hành

chính thức, sẽ phát sinh lượng lớn nước thải (khoảng 200m3/ngày đêm) chứa hàm

lượng NH4+ rất lớn, nếu không được kiểm soát, xử lý triệt để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước cửa sông Trà Lý, ven biển Thái Thụy, Tiền Hải.

Dự kiến đến năm 2020 xây dựng thêm 9 Khu công nghiệp và 16 cụm công nghiệp, trong đó có 04 Khu công nghiệp tại 04 xã ven biển (Thụy Trường, Thụy Hải, Thái Thượng - huyện Thái Thụy; Đông Hoàng - huyện Tiền Hải); và có chủ trương phát triển Cồn Vành thuộc xã Nam Phú - huyện Tiền Hải thành khu nghỉ

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí