Tổng Quan Lý Thuyết Về Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Tín Dụng


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU


1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu đó, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính

– NH. Quá trình hội nhập này giúp các NH thương mại Việt Nam có những cơ hội vô cùng to lớn, tuy nhiên song hành đó cũng kèm theo những thách thức, đòi hỏi các NH cần nổ lực tăng cường, hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro nhằm đáp ứng chiến lược phát triển của NH nhưng vẫn đảm bảo duy trì hoạt động được an toàn và lành mạnh. Ủy ban Basel về giám sát NH (1998) nhận định rằng những tổn thất đáng kể phát sinh trong hoạt động NH chủ yếu xuất phát từ việc các NH đã không duy trì được hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu để ngăn chặn hoặc phát hiện sớm những dấu hiệu rủi ro, từ đó hạn chế tối thiểu những thiệt hại có thể xảy ra cho NH. Theo ủy ban Basel (1998) hệ thống KSNB hữu hiệu là một thành phần quan trọng trong quản trị hoạt động của NH và là nền tảng cho hoạt động NH được an toàn và lành mạnh. Vì vậy, ngày 22/09/1998, ủy ban Basel đã phát hành khuôn mẫu KSNB được vận dụng riêng cho lĩnh vực NH để hướng dẫn các NH xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả (báo cáo Basel 1998).

Qua phân tích về nội dung của báo cáo Basel 1998 có thể thấy rằng, báo cáo Basel 1998 không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận cơ bản của khuôn mẫu KSNB được COSO ban hành năm 1992 - khuôn mẫu lý thuyết về KSNB được ban hành lần đầu tiên trên thế giới một cách đầy đủ, có hệ thống, được công nhận và sử dụng phổ biến, vào lĩnh vực NH.

Sau 21 năm kể từ khi ủy ban COSO ban hành báo cáo COSO 1992, môi trường kinh doanh đã có những thay đổi đáng kể, các kỳ vọng về ngăn ngừa và phát hiện gian lận ngày càng cao và đặc biệt là sự phát triển công nghệ thông tin trên toàn cầu. Việc toàn cầu hóa kinh tế thế giới, đã đưa đến các yêu cầu cao về tính minh


bạch thông tin. Do vậy, vào năm 2013, ủy ban COSO đã phát hành khuôn mẫu KSNB mới (báo cáo COSO 2013). Tuy nhiên, cho đến nay, ủy ban Basel vẫn chưa ban hành một khuôn mẫu KSNB mới được vận dụng riêng cho lĩnh vực NH. Vì vậy, việc nghiên cứu trên cơ sở nền tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013 là cần thiết nhằm tiếp cận các nguyên tắc thiết lập KSNB theo thông lệ quốc tế mới nhất vào lĩnh vực NH để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của NH, đảm bảo cho hoạt động NH được an toàn và lành mạnh.

Là khuôn mẫu KSNB nổi tiếng trên thế giới (Jokiipi, 2010), tuy nhiên theo tác giả, báo cáo Basel 1998 vẫn cần bổ sung các hình thức động viên khác đa dạng hơn ngoài hai hình thức khen thưởng và kỷ luật thuộc thành phần MTKS nhằm nâng cao KQLV của CBNV, từ đó nâng cao HQHĐTD của NH.

Trong hoạt động kinh doanh của NH, hoạt động tín dụng (TD) được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận cao cho NH. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của NH. Điều này được các chuyên gia tiếp tục tái khẳng định tại hội thảo chuyên đề về Quản trị rủi ro NH trong khuôn khổ Banking Vietnam 2013 (Đỗ Lê, 2013). Vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế RRTD là việc làm cần thiết đối với các NH. Điều này càng cấp thiết hơn khi vài năm gần đây, ngày càng nhiều cán bộ NH bị truy tố do vi phạm pháp luật, ĐĐNN…

Kết quả tổng quan các nghiên cứu liên quan cho thấy, có rất nhiều học giả tập trung nghiên cứu về quản trị RRTD. Tuy nhiên, hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về quản trị RRTD qua chức năng kiểm soát, cụ thể là nghiên cứu về KSNB hoạt động TD một cách đầy đủ, cả về lý thuyết và thực nghiệm, nhằm kiểm soát ngay từ đầu các RRTD có thể phát sinh, từ đó gia tăng tối đa HQHĐTD của NH.

Theo MB (2017) việc quản lý toàn diện các loại rủi ro trọng yếu trong hoạt động theo thông lệ quốc tế của Basel, COSO… sẽ giúp kiện toàn khung quản trị rủi ro của NH.


Xuất phát từ lý do trên, nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của các NHTMCPVN theo chuẩn mực quốc tế, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Đánh giá được thực trạng về KSNB hoạt động TD tại các NHTMCPVN, từ đó khuyến nghị giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Một là, đánh giá thực trạng sự hiện hữu của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và HQHĐTD tại một số NHTMCPVN.

Hai là, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD

Ba là, gợi ý chính sách hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất tại các NH này.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:

Một là, thực trạng sự hiện hữu của các bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD và HQHĐTD tại một số NHTMCPVN như thế nào?

Hai là, các nhân tố nào cấu thành KSNB hoạt động TD và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến HQHĐTD?

Ba là, giải pháp nào sẽ hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất tại các NH này?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và HQHĐTD.


Đối tượng khảo sát là các cán bộ, nhân viên tác nghiệp tín dụng (CBTD) làm việc tại 10 chi nhánh NHTMCPVN được NHNN lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp ước vốn Basel II (Basel II) tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả, không chuyên sâu phân tích đến mục tiêu tuân thủ và báo cáo.

Không gian nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu KSNB hoạt động TD tại 10 NHTMCP được NHNN lựa chọn thí điểm triển khai Basel II tại Việt Nam là: VietinBank, Vietcombank, BIDV, MB, Techcombank, Sacombank, ACB, VPBank, Maritime Bank và VIB, cụ thể:

Từ tháng 06 năm 2016 các NH VietinBank, Vietcombank, BIDV, MB, Techcombank, Sacombank, ACB, VPBank, Maritime Bank và VIB đã chính thức bước vào thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Đến năm 2018, các NH này hoàn thành việc thí điểm này, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác trong nước.

Ngày 14/12/2017, Vietcombank chính thức công bố đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu chính của chương trình quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Các NH còn lại đã và đang dần hoàn thiện mô hình quản trị điều hành, mô hình quản trị rủi ro, hệ thống khung chính sách quản trị rủi ro đến các công cụ đo lường, QLRR một cách hiệu quả. Việc áp dụng Basel II sẽ tạo động lực và định hướng trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NH theo các chuẩn mực quốc tế.

Vì vậy, việc nghiên cứu tại 10 NH trên giúp tác giả kế thừa được các kết quả tối ưu nhất về phương pháp quản trị rủi ro tại các NH này vào nghiên cứu về KSNB hoạt động TD, từ đó khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất.

Thời gian nghiên cứu:


Dữ liệu thứ cấp: từ năm 2013 đến năm 2017

Dữ liệu sơ cấp: từ tháng 05 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018.

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp định tính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp và công cụ của nghiên cứu định tính là phỏng vấn sâu các chuyên gia, cụ thể thực hiện cuộc phỏng vấn tiếp cận theo chủ đề và phỏng vấn đồng xây dựng, với mong muốn cả người tiến hành phỏng vấn và đối tượng được phỏng vấn cùng tạo ra những ý tưởng mới cùng với nhau. Kết quả từ cuộc phỏng vấn, tác giả tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện thang đo phù hợp với thực tế tại các NH.

Phương pháp định lượng được thực hiện qua phương pháp định lượng sơ bộ và định lượng chính thức, qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy tuyến tính bội.

1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đóng góp về mặt lý luận

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về KSNB nói chung và KSNB hoạt động TD nói riêng

Hai là, khám phá các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD tại các NHTMCPVN.

Ba là, bổ sung vào lý luận của báo cáo Basel 1998 qua đề xuất bổ sung nhân tố ĐLLV thuộc thành phần MTKS nhằm nâng cao KQKV của CBTD, từ đó nâng cao HQHĐTD của NH.

Đóng góp về mặt thực tiễn

Nghiên cứu khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất. Nhà lãnh đạo tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa lợi ích, chi phí của việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại NH, sẽ linh động vận dụng nhằm


hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD được tối ưu nhất giúp đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất theo chiến lược của mỗi NH.

1.7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

Kết cấu của đề tài bao gồm: Phần mở đầu

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chương 5: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG‌


2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2.1.1. Kiểm soát nội bộ

2.1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ

Trước năm 1905 KSNB vẫn chưa được đặt tên, đến năm 1905, thuật ngữ “hệ thống kiểm tra nội bộ” được Montgomery lần đầu tiên sử dụng với định nghĩa là một hệ thống bao gồm các ghi nhận về kế toán, phương pháp, hệ thống được thiết lập theo cách thức không để bất kỳ phần nghiệp vụ kế toán sẽ chịu phụ thuộc và kiểm soát hoàn toàn bởi một cá nhân nào mà công việc của nhân viên sau sẽ kiểm soát lại phần việc được thực hiện bởi nhân viên trước nhằm đảm bảo sự an toàn cho tất cả các loại tiền của đơn vị (Montgomery, 1912).

Năm 1949, AICPA sử dụng thuật ngữ “kiểm soát nội bộ” thay thuật ngữ “kiểm tra nội bộ” trong báo cáo “Báo cáo đặc biệt về kiểm soát nội bộ” . Theo đó KSNB được định nghĩa là bao gồm các kế hoạch và sự phối hợp của tổng hòa các phương pháp và đo lường được thực hiện trong đơn vị nhằm bảo vệ tài sản, kiểm tra sự tin cậy và chính xác của dữ liệu kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khuyến khích sự tuân thủ các chính sách quản lý được thiết lập (Heier, Dugan và Sayers, 2005).

Qua quá trình hình thành và phát triển, khái niệm KSNB ngày càng được mở rộng và có nhiều quan điểm nhau về KSNB, tuy nhiên chưa có định nghĩa nào về KSNB được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Đến năm 1992, ủy ban COSO được thành lập nhằm thống nhất định nghĩa về KSNB qua việc phát hành báo cáo Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ hợp nhất (báo cáo COSO 1992). Báo cáo COSO 1992 đã định nghĩa về KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị (HĐQT), các nhà quản lý và các thành viên khác trong đơn vị, được thiết kế nhằm đảm bảo


hợp lý liên quan đến việc đạt được các loại mục tiêu: hiệu quả và hiệu lực của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính, tuân thủ pháp luật và luật lệ (COSO, 1992).

Nhằm vận dụng các lý luận cơ bản của khuôn mẫu KSNB được COSO ban hành năm 1992 vào lĩnh vực NH. Ngày 22/09/1998, ủy ban Basel đã phát hành khuôn mẫu KSNB. Theo đó, báo cáo Basle 1998 đã định nghĩa KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi HĐQT, các nhà quản lý cao cấp và tất cả nhân viên các cấp của đơn vị. Mục tiêu chính của quá trình KSNB nhằm có thể đạt được các loại mục tiêu: hiệu quả, báo cáo và tuân thủ.

Tại Việt Nam, KSNB được định nghĩa “Kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực ĐĐNN, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật.” (Ngân hàng Nhà nước 2018, trang 2).

2.1.1.2. Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ được sử dụng phổ biến trên thế giới

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khuôn mẫu về KSNB được sử dụng phổ biến trên thế giới là: COSO, CoCo và Turnbull.

Bảng 2.1. Khuôn mẫu về KSNB được sử dụng bởi các nước trên thế giới


STT

Nước

Khuôn mẫu KSNB

Ghi chú

1

Pháp

AMF (theo khuôn mẫu COSO)

AMF (2008)

2

Úc (sau tháng

12/2004)

COSO

O’Leary, Iselin và

Sharma (2006)

3

Anh

Turnbull

Carey (2001)

4

Đức

Tiêu chuẩn IDW (theo khuôn mẫu COSO)


Brown, Pott và Wömpener (2014)

5

Mỹ

COSO, CoCo, Turnbull, khuôn mẫu khác

6

Canada

COSO, CoCo, Turnbull

7

Liên minh Châu Âu

COSO, Turnbull

8

Nhật

J-SOX (theo khuôn mẫu COSO)

9

Hong Kong

COSO, Turnbull

10

Trung Quốc

COSO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1681462250 - 3

Nguồn: Tác giả tổng hợp


2.1.1.2.1. Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ của báo cáo Coco

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023