Kết Quả Thực Hiện Các Chỉ Tiêu Kế Hoạch Về Hoạt Động Tín Dụng


tuân thủ trong việc cấp TD, phát hiện các thiếu sót hoặc sai phạm để có biện pháp khắc phục kịp thời. Các NH đều có bộ phận KSNB tập trung ở Hội sở.

Khối/bộ phận kiểm toán nội bộ

Khối/bộ phận KTNB được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát. Khối/ bộ phận KTNB thực hiện các cuộc kiểm toán định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất theo chỉ đạo của Ban kiểm soát. Riêng Maritime Bank có bộ phận KTNB trực thuộc HĐQT. KTNB đóng vai trò là vòng kiểm soát thứ ba, đánh giá độc lập, khách quan về các vấn đề về hoạt động TD có tính trọng yếu. Kế hoạch KTNB hàng năm được xây dựng và triển khai trên cơ sở định hướng theo RRTD có thể phát sinh. Tùy theo đặc thù của mỗi NH mà bộ phận KTNB hiện hữu ở chi nhánh hay tập trung tại Hội sở. Hầu hết các NH đều có bộ phận KTNB ở tại Hội sở, riêng Vietcombank có kiểm toán viên nội bộ làm việc tại chi nhánh. Cán bộ kiểm toán này sẽ chịu trách nhiệm kiểm toán theo nhiệm vụ được phân công và là đầu mối thực hiện kiểm tra sơ bộ, thu thập hồ sơ trước khi đoàn kiểm toán Hội sở chính thức làm việc tại chi nhánh.

Kết luận:

Kết quả nghiên cứu về thực trạng thiết lập KSNB hoạt động TD tại các NHTMCP cho thấy rằng các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD được xây dựng đều hiện hữu trong thực tế tại các NH. Tuy nhiên, việc thiết lập KSNB hoạt động TD qua các nhân tố này có cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả không? Để trả lời câu hỏi này, cần thực hiện đánh giá và phân tích kết quả của quá trình thiết lập này - HQHĐTD tại các NHTMCP.

4.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

4.3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động tín dụng

Qua khảo lược kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hoạt động TD của các NHTMCP cho thấy:

Về chỉ tiêu nợ xấu:

Các NH đều hoàn thành chỉ tiêu về nợ xấu, ngoại trừ Sacombank không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nợ xấu trong 3 năm liên tiếp từ năm 2015 đến năm 2017.


Bảng 4.8. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về nợ xấu

Đvt: %


STT


2013

2014

2015

2016

2017

Kế

hoạch

Thực

hiện

Kế

hoạch

Thực

hiện

Kế

hoạch

Thực

hiện

Kế

hoạch

Thực

hiện

Kế

hoạch

Thực

hiện

1

Vietinbank

<3

0,82

<3

0,9

<3

0,73

<3

0,93

<3

1,07

2

Vietcombank

<3

2,73

<3

2,31

<2,5

1,84

<2,5

1,46

<2

1,11

3

BIDV

<3

2,37

<3

2,03

≤2,5

1,68

<3

1,95

<3

1,46

4

Sacombank

<3

1,44

<2,5

1,18

<2,5

5,85

<3

6,68

<3

4,59

5

MB

<2,5

2,45

<3,5

2,73

<3

1,62

<2

1,32

<1,5

1,2

6

VPBank

<3

2,81

<3

2,54

<3

2,69

<3

2,79

<3

2,9

7

Techcombank

<3

3,65

<3

2,38

<3

1,67

<3

1,57

<2

1,61

8

ACB

<3

3

<3

2,17

<3

1,3

<3

0,87

<2

0,07

9

VIB

<3

2,82

<3

2,51

<3

2,07

<3

2,58

<3

2,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1681462250 - 14

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên và biên bản họp ĐHĐCĐ của các NH

Về chỉ tiêu dư nợ và lợi nhuận trước thuế:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các NHTMCP đều đạt chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ và lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017. Tuy nhiên vẫn có những NH chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Bảng 4.9. Các ngân hàng chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ và lợi

nhuận trước thuế


m


Ngân hàng

2013

2014

2015

2016

2017

Dư nợ

Lợi nhuận

Dư nợ

Lợi nhuận

Dư nợ

Lợi nhuận

Dư nợ

Lợi nhuận

Dư nợ

Lợi nhuận

Vietinbank











Vietcombank


x









BIDV








x



Sacombank




x


x


x



MB


x









VPBank




x



x




Techcombank


x

x




x


x


ACB

x

x

x








VIB

x

x









Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên và biên bản họp ĐHĐCĐ của các NH Ghi chú:

x: chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch


Nhìn chung, giai đoạn 2013 – 2017, hầu hết các NHTMCP đạt được các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD về dư nợ, nợ xấu và lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, vẫn có một số NH chưa đạt được các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD trong từng năm cụ thể. Với các NH đạt được chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD, kết quả này là minh chứng rõ ràng nhất về sự tác động tích cực của việc thiết lập KSNB hoạt động TD. Vì vậy, trong nghiên cứu tiếp theo, tác giả chỉ tiến hành đánh giá, phân tích về các NH không đạt được chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD nhằm tìm hiểu nguyên nhân vấn đề nhằm có giải pháp khuyến nghị phù hợp. Vì các NH có sự khác biệt về vốn điều lệ, tổng tài sản, cơ cấu sở hữu…cho nên để bức tranh về HQHĐTD được hài hòa, các NHTMCP sẽ được phân thành hai nhóm:

Nhóm các NHTMCP nhà nước (NHTMCPNN): là các NHTMCP có vốn của Nhà nước chi phối trên 50%, cụ thể là các NH Vietinbank, Vietcombank và BIDV

Nhóm các NHTMCP tư nhân (NHTMCPTN): là các NH còn lại, bao gồm: Techcombank, Sacombank, MB, Maritime Bank, ACB, VPBank và VIB.

4.3.2. Phân tích kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch

Dư nợ tín dụng/dư nợ cho vay:

Kể từ năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục sau những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kể từ năm 2008. Trong năm 2013, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý, NHNN đã giảm 2% các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu; giảm 3% mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, hoạt động NH bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. So với đầu năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 3-5%. Một số NH đã có dư nợ

TD/dư nợ cho vay bắt đầu tăng trưởng dần qua các năm.

1000000.0


500000.0


.0

Vietinbank Vietcombank BIDV

2013 2014 2015 2016 2017

Hình 4.8. Sự tăng trưởng tín dụng/dư nợ cho vay của các NHTMCPNN

300000.0


200000.0


100000 0 Hình 4 9 Sự tăng trưởng dư nợ tín dụng dư nợ cho vay của các NHTMCPTN 1

100000 0 Hình 4 9 Sự tăng trưởng dư nợ tín dụng dư nợ cho vay của các NHTMCPTN 3

100000.0


Hình 4.9. Sự tăng trưởng dư nợ tín dụng/dư nợ cho vay của các NHTMCPTN

Tuy dư nợ TD/ cho vay của các NH tăng dần theo thời gian, năm sau cao hơn năm trước, nhưng một số NH vẫn chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch được giao.

150%


100%


50%


0%

Thực hiện so với kế hoạch năm 2013 Thực hiện so với kế hoạch năm 2014 Thực 7Thực hiện so với kế hoạch năm 2013 Thực hiện so với kế hoạch năm 2014 Thực 9

Thực hiện so với kế hoạch năm 2013 Thực hiện so với kế hoạch năm 2014 Thực hiện so với kế hoạch năm 2015


Thực hiện so với kế hoạch năm 2016 Thực hiện so với kế hoạch năm 2017


Hình 4.10. Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ TD/dư nợ cho vay

Theo hình 4.10 cho thấy, hầu hết các NH đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ được đặt ra. Đặc biệt trong năm 2015, một số NH có mức hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch vượt trội hơn hẳn so với các năm khác như BIDV, Techcombank, VPBank, Sacombank. Tuy nhiên, vẫn có NH không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, cụ thể:

ACB:

ACB không đạt được chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ cho vay vào năm 2013 và 2014.

Bảng 4.10. Dư nợ cho vay của ACB qua các năm

Đvt: Tỷ đồng


2012

2013

2014

Tăng/giảm 2013/2012

Tăng/giảm 2014/2013

Nợ đủ tiêu chuẩn

94.823

100.980

110.797

6.157

9.817

Nợ cần chú ý

5.421

2.967

2.994

-2.454

27

Nợ dưới tiêu chuẩn

747

657

293

-90

-364

Nợ nghi ngờ

673

463

444

-210

-19


Nợ có khả năng mất vốn

1.150

2.123

1.796

973

-327

Tổng dư nợ cho vay

102.815

107.190

116.324

4.375

9.134

Kế hoạch về dư nợ cho vay


115.153

121.125



Chênh lệch thực hiện

dư nợ cho vay so với kế hoạch


-7.963

-4.801



Tỷ lệ thực hiện dư nợ cho vay

so với kế hoạch


93%

96%



Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 và 2014 của ACB và tính toán của tác giả

Bảng 4.10 cho thấy, dư nợ cho vay trong năm 2013 của ACB thấp hơn kế hoạch là 7.963 tỷ đồng, tương ứng đạt 93% chỉ tiêu kế hoạch. Trong năm 2014, dư nợ cho vay thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch là 4.801 tỷ đồng, tương ứng đạt 96% chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tuy tổng dư nợ cho vay của ACB không đạt được chỉ tiêu kế hoạch nhưng xét về cơ cấu dư nợ cho thấy, các khoản nợ có sự dịch chuyển tích cực, nợ đủ tiêu chuẩn tăng dần theo thời gian và hầu hết các khoản nợ quá hạn giảm qua các năm, đặc biệt là khoản nợ cần chú ý trong năm 2013 đã giảm 2.454 tỷ đồng so với năm 2012 và nợ có khả năng mất vốn trong năm 2014 giảm 327 tỷ đồng so với năm trước.

Một trong những nguyên nhân tổng dư nợ ACB không đạt được kế hoạch vì trong năm 2013 và 2014, ACB đã thực hiện bán lần lượt là 421 tỷ đồng và 1.036 tỷ đồng nợ xấu cho công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC). Với sự chủ động xử lý nợ xấu cùng với kết quả thay đổi rõ rệt về cơ cấu dư nợ của ACB cho thấy rằng, HĐQT nhiệm kỳ mới, được ĐHĐCĐ bầu vào ngày 26/04/2013, với nhiệm kỳ 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 và chủ nhiệm ủy ban QLRR mới, ông Andrew Colin Vallis, được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch HĐQT và là chủ nhiệm ủy ban QLRR, chủ nhiệm ủy ban Chiến lược, phó chủ nhiệm ủy ban Đầu tư và phó Chủ tịch Hội đồng Giải quyết các sự vụ đặc biệt (ACB, 2013), đã chủ động điều chỉnh cơ cấu dư nợ của NH theo hướng phát triển an toàn và bền vững.

VIB:

VIB không đạt được chỉ tiêu dư nợ kế hoạch trong năm 2013. Vì báo cáo thường niên năm 2013 của VIB không đính kèm bảng thuyết minh báo cáo tài chính nên tác giả không thể phân tích chi tiết cơ cấu dư nợ của VIB. Tuy nhiên, qua kết quả tổng


quan nghiên cứu về tình hình phát triển của VIB cho thấy, bên cạnh các nguyên nhân khách quan như mặc dù nền kinh tế đang trên đà hồi phục, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh trong nước khiến nguồn vốn của NH bị ứ đọng, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự sụt giảm dư nợ cho vay của VIB là chủ động về việc thực hiện chiến lược của HĐQT mới. Trong năm 2013, ĐHĐCĐ của VIB đã tiến hành bầu HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới (2013-2018). Qua phân tích tình hình hoạt động của VIB cho thấy rằng VIB không đạt được chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ TD vì kết quả này là sự chủ động của HĐQT mới trong việc thực hiện những chiến lược phát triển nhằm tạo lập sự phát triển an toàn và bền vững trong dài hạn như kế hoạch tái cơ cấu VIB giai đoạn 2013-2015 đã được phê duyệt. Các giải pháp được triển khai thực hiện theo kế hoạch tái cơ cấu NH như tăng cường vai trò của hai ủy ban là ủy ban Nhân sự và ủy ban QLRR, tăng cường sự đóng góp thường xuyên của các thành viên HĐQT trong hoạt động của HĐQT và hoạt động của NH; thực hiện những hoạt động góp phần quan trọng thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp theo mục tiêu chuyển đổi của VIB, đề cao tính tuân thủ nhất quán với các giá trị cốt lõi và chuẩn mực đạo đức của NH (VIB, 2013). Những định hướng chiến lược này đã có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của NH. Minh chứng cho sự tác động tích cực của định hướng chiến lược đúng đắn của HĐQT nhiệm kỳ mới là kể từ năm 2014 đến năm 2017 VIB đều hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được ĐHĐCĐ đã đặt ra.

Techcombank

Trong năm 2014, Techcombank không đạt mức chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ cho vay, dư nợ cho vay thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 7.980 tỷ đồng, chỉ đạt 91% kế hoạch được giao, mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khá tốt. Cơ cấu dư nợ cho vay của Techcombank trong năm 2014 như sau:

Bảng 4.11. Cơ cấu dư nợ cho vay của Techcombank trong năm 2014

Đvt: Tỷ đồng


2013

2014

Tăng/giảm 2014/2013

Tốc độ tăng/giảm 2014/2013

Nợ đủ tiêu chuẩn

63.736

76.479

12.743

19,99%

Nợ cần chú ý

3.972

1.915

-2.057

-51,79%


Nợ dưới tiêu chuẩn

448

532

84

18,75%

Nợ nghi ngờ

1.129

326

-803

-71,12%

Nợ có khả năng mất vốn

989

1.055

66

6,67%

Tổng dư nợ cho vay

70.274

80.307

10.033

14,28%

Kế hoạch về dư nợ cho vay

69.458

88.287



Chênh lệch thực hiện

dư nợ cho vay so với kế hoạch


-7.980



Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của Techcombank và tính toán của tác giả

Bảng 4.11 cho thấy, cơ cấu dư nợ cho vay của Techcombank trong năm 2014 có xu hướng dịch chuyển theo hướng tích cực. Nợ đủ tiêu chuẩn tăng 12.743 tỷ đồng so với năm 2013, ngược lại tỷ lệ nợ cần chú ý giảm mạnh 2.057 tỷ đồng và nợ nghi ngờ giảm 803 tỷ đồng so với năm trước. Kết quả sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu dư nợ như trên vì năm 2014 là năm Techcombank trong giai đoạn tái cơ cấu NH. NH đã chủ động thực hiện hàng loạt các biện pháp để tăng cường QLRR qua việc duy trì chính sách cho vay thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng TD theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong năm 2014, Techcombank đã bán 1.738 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC.

VPBank

VPBank không đạt được chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ trong năm 2016. Tuy nhiên, vì VPBank không đăng tải báo cáo thường niên năm 2016 nên tác giả không phân tích được nguyên nhân.

Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động TD, do đó điều quan trọng là NH cần duy trì ở mức thấp nhất hay ở mức có thể chấp nhận được. Theo quy định của NHNN, các NH cần kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

8


6


4


2



2016 2017

0

2013 2014 2015 Hình 4 11 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Tuy tỷ lệ nợ xấu 17

2013 2014 2015


Hình 4.11. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng

Tuy tỷ lệ nợ xấu của các NH có nhiều biến động qua các năm, nhưng hầu hết các NH đều có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn mức quy định của NHNN. Thực tế tỷ lệ nợ xấu của các NH sẽ cao hơn mức tỷ lệ nợ xấu được các NH công bố qua báo cáo thường niên nếu tính thêm khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Tuy nhiên, cho đến năm 2017, Quốc hội thông qua Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD được ban hành vào ngày 21/06/2017, theo đó công tác xử lý nợ xấu đã được hỗ trợ tích cực về mặt pháp lý, các NH đã hạn chế chuyển nợ sang VAMC, tích cực tự xử lý nợ xấu qua các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản, sử dụng dự phòng rủi ro TD và các hình thức khác. Các NH như Vietcombank, MB, Techcombank và ACB trong năm 2017 đã mua lại toàn bộ nợ xấu của NH từ VAMC để tự xử lý bằng nguồn lực của mình.

Hình 4.11 cho thấy, chỉ có Sacombank và Techcombank vi phạm quy định của NHNN về tỷ lệ nợ xấu, cụ thể:

Trong năm 2015, Sacombank có tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến từ 1,18% lên 5,85%, tương ứng mức tăng từ 1.523 tỷ đồng lên 10.778 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân trên do sau khi tiến hành sáp nhập với NHTMCP Phương Nam, Sacombank đã phải gánh chịu khoản nợ xấu từ NH này, vì vậy Sacombank đã tiến hành đánh giá lại danh mục nợ tồn đọng ngay sau sáp nhập để có giải pháp xử lý triệt để theo lộ trình đề án tái cơ cấu, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu toàn NH ở mức 5,85%

Trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank là 3,65%, cao hơn mức quy định của NHNN. Lý giải với về việc tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, Techcombank cho rằng phần lớn nguyên nhân đến từ việc suy thoái kinh tế khiến các KH của họ gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Lợi nhuận trước thuế


15000.0


10000.0


5000.0


.0


2013 2014 2015 2016 2017 25

2013 2014 2015 2016 2017 26

,

2013 2014 2015 2016 2017

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023