Những Yếu Tố Hình Thành Liên Kết Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tỉnh Trà Vinh.


Ở các nước đang phát triển vai trò nhà nước quan trọng hơn các nước phát triển. Ở Nhật bản, pháp luật về hợp đồng hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do, tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng. Nhà nước không có bất kỳ chính sách nào khuyến khích hoặc hỗ trợ để trang trại hoặc doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Đạo luật nông nghiệp của Nhật Bản chỉ quy định

hợp đồng với chính phủ

nhằm bảo hộ

cho người sản xuất nông nghiệp. Tuy

nhiên, hình thức sản xuất theo hợp đồng cũng được phát triển ở Nhật Bản và việc sản xuất theo hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện giữa nông dân và doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì các trang trại sản xuất hàng hóa lớn cần phải có người tiêu thụ ổn định và doanh nghiệp chế biến cần có nguồn nguyên liệu ổn định. Do đó vì lợi ích hai bên mà sản xuất theo hợp đồng phát triển, từ đó tạo ra sự liên kết bền vững giữa người nông dân với các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với Trung Quốc và Đài Loan, vai trò nhà nước rất quan trọng trong việc sản xuất theo hợp đồng. Ở Đài Loan, nhà nước hỗ trợ cho nông dân về tín dụng và khuyến nông thông qua tổ chức Nông hội; hỗ trợ, thúc đẩy cho doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp còn chưa thực sự phát triển, nông dân sản xuất hàng hóa chưa nhiều nên họ dễ dàng bán trên thị trường, còn doanh nghiệp nếu ký kết từng hộ nông dân sản xuất nhỏ thì sẽ làm chi phí giao dịch gia tăng nên không hấp dẫn họ thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Trường hợp ở Trung Quốc, chính chủ trương "kinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp" do chính phủ khởi xướng đã thúc đẩy mô hình sản xuất theo hợp đồng.

Ở Việt Nam, nền sản xuất nông nghiệp phân tán lạc hậu hơn cả Đài Loan và Trung Quốc thì đây là bài học mà chúng ta cần vận dụng để thực hiện sản xuất theo hợp đồng và liên kết “bốn nhà”.

Bài học thứ

hai, doanh nghiệp chế

biến, tiêu thụ

đóng vai trò hạt nhân

quyết định sự thành công của hình thức sản xuất theo hợp đồng và liên kết nhà.

bốn

Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp nên dù trang trại lớn hay nhỏ thì nông

sản cũng do rất nhiều chủ thể sản xuất để cung ứng cho một chủ thể chế biến, tiêu thụ. Kinh nghiệm các nước cho chúng ta thấy sản xuất theo hợp đồng và liên kết “bốn nhà” chỉ có thể thành công khi các doanh nghiệp đủ khả năng tiêu thụ hết nông sản cho nông dân. Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản đóng vai trò hạt nhân trong mối quan hệ với nhà nước, các tổ chức tín dụng, nhà khoa học và


nhà sản xuất. Họ đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ nông sản nên họ định

hướng cho người sản xuất quyết định sản xuất nông sản nào, chất lượng ra sao và sản xuất như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Không những thế, doanh nghiệp còn hướng dẫn, giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thoả thuận bảo đảm lợi ích của cả hai bên.

Ở Việt Nam hiện nay, đa số các doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp nhỏ, ít

vốn, không đủ

điều kiện để

xây kho, trữ

hàng, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa,

quảng bá thương hiệu, hậu mãi.. ở thị trường nước ngoài. Do vậy, giá trị của hàng nông sản không cao, sức cạnh tranh yếu. Qua kinh nghiệm của một số quốc gia, nhà nước cần thiết phải có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích nhằm xây dựng các doanh nghiệp chế biến đủ mạnh để có thể đảm đương vao trò “hạt nhân” của mình.


Bài học thứ ba, xây dựng các tổ chức của nông dân nhằm tạo cầu nối giữa nông dân với nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học.

Ở Đài Loan, trung bình mỗi hộ nông dân có 0,8 ha, họ là thành viên của Nông hội, tự canh tác trên mảnh đất của mình theo công nghệ giống, chăm sóc, nuôi dưỡng theo hướng dẫn của Nông hội. Nông hội thu gom sản phẩm nông nghiệp từ hộ nông dân, chế biến và đưa ra thị trường theo một thương hiệu với hàng hóa đồng nhất, quy mô lớn nhờ sự liên kết của hàng trăm hộ nông dân nhỏ bé nêu trên. Nông hội có vốn, công nghệ, quy mô sản xuất cho nên khoa học tiên tiến được áp dụng, tiếp cận thị trường được xúc tiến quy mô lớn cho nên khoa học, nông dân và doanh nghiệp là một khối liên kết không thể tách biệt. Nói cách khác, kinh nghiệm phát triển Nông hội ở Đài Loan là bài học của sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà nước và nông dân, giao cho nông dân tự quản lý, tự tổ chức các hoạt động gắn bó sống còn với sản xuất nông nghiệp như tín dụng, khuyến nông, kinh doanh nông sản..., tạo thành một cầu nối và đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học với đông đảo nông dân; nhờ đó, tuy đất hẹp người đông song Đài Loan vẫn thực hiện thành công công nghiệp hóa nông nghiệp, thực hiện việc chuyển lao động và tiền vốn từ nông thôn ra thành thị trong suốt quá trình công nghiệp hóa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Ở Nhật Bản, hầu hết nông dân đều là xã viên của các HTX nông nghiệp. Tính đến năm 2006, tổng số HTX nông nghiệp của nước này là 1.183 đơn vị với


9,083 triệu xã viên, bình quân 7.684 xã viên/HTX. Một trong những hoạt động quan trọng của các HTX là tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giúp nông dân nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất. Theo đó, HTX nông nghiệp có vai trò xác định mức giá để đảm bảo tái sản xuất và bình ổn giá đối với 2 đối tượng là người sản xuất và người tiêu dùng, được thực hiện thông qua việc điều tiết cung - cầu; kiểm soát và cắt giảm chi phí dành cho lưu thông hàng hóa dựa trên việc hợp lý hóa lưu thông, phần chi phí tiết kiệm sẽ được hoàn trả lại cho chính các xã viên tham gia tiêu thụ. Không chỉ giúp bà con thu gom, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhiều HTX còn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nông dân như giống, phân bón, hóa chất, thức ăn chăn nuôi, trang thiết bị sản xuất... nhằm có được những sản phẩm hàng hóa tốt nhất, đồng thời hình thành vùng sản xuất tập trung để hạn chế chi phí vận chuyển. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, hợp tác xã nông nghiệp chỉ phát triển và phát huy tác dụng tốt cho hộ nông dân khi hợp tác xã thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực, tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao; việc lựa chọn khâu dịch vụ nào để hợp tác xã làm là hết sức quan trọng. Bốn khâu: cung ứng vật tư, hàng hoá tiêu dùng, tín dụng tương hỗ, tiêu thụ sản phẩm và khuyến nông là rất phù hợp với hợp tác xã. Nhưng để chiến thắng tư nhân thì hợp tác xã nên tổ chức theo kiểu đa năng và tuyển chọn người giỏi làm giám đốc để quản lý, điều hành. Ngoài ra để hợp tác xã nông nghiệp phát triển cũng cần sự hỗ trợ của Nhà nước về các mặt: tạo khuôn khổ luật pháp; hỗ trợ xây

dựng cơ

sở hạ

tầng

ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên

truyền, khuyến khích, quảng bá cho các hợp tác xã.

Hiện nay, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, nông dân sản xuất theo tập quán lạc hậu nên nông sản làm ra có số lượng không lớn, không đồng đều về giống, mẫu mã, chất lượng, dẫn đến giá thành sản xuất và chi phí cao, giảm khả năng cạnh tranh. Vì thế, nông dân cần thay đổi tư duy, liên kết với nhau tạo thành tổ sản xuất, HTX để tự cứu mình. Theo đó, HTX sẽ là đầu mối trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích hài hòa của hai phía.

Bài học thứ tư, sự thành công của các mô hình sản xuất theo hợp đồng tùy thuộc vào những điều kiện vật chất nhất định và đặc điểm của chủng loại hàng hóa.

Không có mô hình sản xuất theo hợp đồng nào phù hợp cho tất cả. Sản

xuất theo hợp đồng – mô hình trung gian, kết hợp quan hệ hợp đồng chính thức và phi chính thức như ở Đài Loan và Trung Quốc là mô hình phù hợp trong điều kiện


sản xuất nông nghiệp phân tán, lạc hậu. Những người trung gian như HTX, người

mua gom, ngay cả

doanh nghiệp thương mại

ở địa phương chính là lực lượng

quan trọng làm cầu nối trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Mối quan hệ hợp đồng giữa người trung gian và nông dân chỉ là hợp đồng miệng vì trình độ của nông dân thấp và sản xuất ở quy mô nhỏ. Người trung gian làm đại lý cho doanh nghiệp trong việc mua gom nông sản từ nông dân và hưởng hoa hồng cho công việc do doanh nghiệp ủy thác. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay thì mô hình này là bài học kinh nghiệm tốt để vận dụng.

Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng không phải là mô hình phù hợp cho tất cả các loại sản phẩm mà tập trung thành công vào một số sản phẩm có tính chất: 1) Sản phẩm có tính đặc thù, ít tiêu dùng phổ thông trên thị trường, người sản xuất khó tiêu thụ nơi khác nên việc tuân thủ hợp đồng cao; và 2) Sản phẩm đòi hỏi đạt được những tiêu chuẩn, quy cách nhất định, thậm chí phải tuân thủ yêu cầu quy trình sản xuất bắt buộc. Do vậy, để có thể đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ thông qua hợp đồng và liên kết 4 nhà thì cần phải xây dựng các mặt hàng chủ lực có thương hiệu đủ mạnh, có lợi thế tương đối so với hàng hóa của vùng khác hoặc quốc gia khác. Trên cơ sở đó, Nhà nước, địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp để tạo điều kiện tốt cho người nông dân sản xuất mặt hàng đó.

Trên đây là những kinh nghiệm chủ yếu của Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan về liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệp và một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam hiện nay. Tất nhiên, không có mô hình chung cho các quốc gia, mà mỗi nước sẽ có những cách làm riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia mình. Mặc dù vậy, từ những bài học thành công cũng như không thành công của các quốc gia đi trước, chúng ta sẽ có cơ sở khoa học hơn cho việc hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và liên kết bốn nhà nói riêng.

Từ các mô hình liên kết trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Trà Vinh như sau:

-Trước hết, các mô hình liên kết thành công đều xuất phát từ nhu cầu liên kết thực tế trong quá trình phát triển sản xuất. Nhà nông cần liên kết với nhau và với nhà kinh doanh hàng nông sản để có thể tạo ra vùng chuyên canh hàng hóa lớn với chất lượng đồng đều và đảm bảo theo đúng các yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp cho thị trường quốc tế, có thể hỗ trợ và kiểm soát


việc thực hiện sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế để

cung cấp cho các thị trường cao cấp (tiêu chuẩn Global GAP). Mặt khác, một số nông sản có sản lượng lớn và phải thông qua chế biến để xuất khẩu như thủy sản (cá ba sa, tôm…), nông dân cần phải bán cho doanh nghiệp, khó tiêu thụ được bằng con đường bán lẻ. Nếu sự liên kết chỉ là hình thức thì các điều khoản của hợp đồng rất khó được thực hiện nghiêm túc.

- Hai là, để thực hiện thành công mối liên kết “bốn nhà”, phải xác định chức năng, vai trò, trách nhiệm và quyền lợi được hưởng thụ cho thật phân minh. Trong thành phần liên kết “bốn nhà” thì nhà nông và nhà doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo, liên kết chính. Một phía là người sản xuất ra sản phẩm bảo đảm đủ chất lượng, số lượng một cách ổn định. Còn phía doanh nghiệp bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm theo đúng hợp đồng, cung cấp các thông tin về chất lượng sản phẩm cần phải có cho người sản xuất. Hợp đồng kinh tế phải được ký bằng văn bản, có sự giám sát của cơ quan pháp luật. Người sản xuất và nhà doanh nghiệp sẽ nắm giữ nguồn lợi liên kết chính của “bốn nhà”, quyền lợi của mỗi bên đều phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Vừa kết hợp tính pháp lý, vừa nâng cao chữ “tín” ở thị trường trong và ngoài nước. Mối liên kết sẽ bền chặt nếu quyền lợi của nông dân và doanh nghiệp gắn kết với nhau, phụ thuộc vào nhau.

-Ba là, Nhà nước là người cầm cân nẩy mực thông qua việc xây dựng các chính sách thích hợp nhằm khuyến khích và thúc đẩy liên kết “bốn nhà” phát triển bền vững. Quyền lợi của Nhà nước có cả hữu hình và vô hình. Nhà nước sẽ thu được thuế nhiều, khi hàng hóa được sản xuất và buôn bán nhiều hơn, đời sống của nông dân và lợi ích của doanh nghiệp cũng được phát triển, làm cho vị thế của Nhà nước ngày một nâng cao.

-Bốn là, để có những sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao, doanh

nghiệp và cả nông dân cần gắn kết với các nhà khoa học với những cơ chế chính sách về lợi ích kinh tế thích hợp, rõ ràng. Để làm ra được một tiến bộ kỹ thuật đáp ứng với yêu cầu cho xuất khẩu như hạt lúa chẳng hạn, không chỉ các nhà khoa học về cây lúa mà cả các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác như đất, phân, thủy lợi, bảo vệ thực vật, khuyến nông đã có công rất lớn. Nếu quyền lợi vật chất và tinh thần không phù hợp thì khó có thể động viên hết khả năng của các nhà khoa học trong chuỗi liên kết “bốn nhà”. Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, sau khi nhà doanh nghiệp đưa ra yêu cầu về chất lượng của hàng nông sản thì rất cần đến


công sức đóng góp của các nhà khoa học với nông dân để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.

- Năm là, Chủ thể sản xuất (nông dân) của các mô hình liên kết thành công chủ yếu là các hợp tác xã, nhóm hộ nông dân, trang trại.., là nơi có qui mô sản xuất tương đối lớn hoặc là nơi sản xuất những loại hàng hóa đặc thù, ít tiêu dùng phổ thông trên thị trường, sản phẩm đòi hỏi phải đạt được những tiêu chuẩn qui cách nhất định, người sản xuất khó tiêu thụ nơi khác nên việc tuân thủ hợp đồng tương đối cao.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH‌


3.1. Những yếu tố hình thành liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.

Trà Vinh là một tỉnh ĐBSCL có địa hình giống như một “ngón tay” hướng

ra biển, ngón tay này bị kẹp giữa hai con song Cổ Chiên và sông Hậu. Trà Vinh nối với tỉnh Vĩnh Long bằng Quốc lộ 53. Là tuyến quốc lộ “đối ngoại” duy nhất. tỉnh có hai cửa song quan trọng của khu vực nối với biển Đông là cửa Định An và Cung Hầu.

Trà Vinh có địa hình tự nhiên là 221.515 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 180.559ha.

Đất lâm nghiệp: 6.000ha. Đất chuyên: 9.401ha

Đất ở: 3.226ha

Đất chưa sử dụng: 22.328 ha.

Trà Vinh có địa thế quan trọng về kinh tế và quốc phòng do hai cửa biển thông thương ra biển Đông, tuy nhiên, do không có quốc lộ I chạy qua và song Cổ Chiên ít tàu bè lưu thông nên hạn chế một phần lợi thế để phát triển kinh tế của tỉnh. Dân số trung bình toàn tỉnh là hơn 1 triệu người (mật độ 450người/km2 ) và có tới 80% dân số tỉnh sản xuất và sinh sống trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trà Vinh từ khi tái lập tỉnh (năm 1992) đến nay, nhìn chung kinh tế xã hội đã có bước thay đổi và phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, do mặt bằng kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh còn thấp nên năng lực sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn yếu, sức cạnh tranh của hàng hóa còn hạn chế, một số đơn vị hoạt động chưa đảm bảo tính bền vững.

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn qua nhiều năm, cụ thể:


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tỷ trọng (%)

83,78

77,96

74,65

73,60

72,71

67,43

61,93

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Nghiên cứu - ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh - 8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2012


Trình độ sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh còn thấp, song gần đây, các hộ sản xuất nông nghiệp đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, khả năng canh tác, nuôi trồng để tạo ra các sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, giá thành sản xuất còn cao, sản lượng, chất lượng sản phẩm chưa ổn định và nhất là chưa có cơ chế “hỗ trợ, liên kết”, chưa có doanh nghiệp, các “bà đỡ” giúp nông nhân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nảy sinh nhu cầu về một mô hình liên kết để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tốt hơn, góp phần xây dựng và phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Trà Vinh.

Về xã hội, Trà Vinh là một tỉnh đa dân tộc, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30% dân số. do trình độ kinh tế hàng hóa thấp nên trà Vinh vẫn là một tỉnh nghèo và tỷ lệ và số hộ nghèo còn rất lớn.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo ở Trà Vinh là các hộ sản xuất nông nghiệp chưa biết cách tổ chức sản xuất và chưa có sự liên kết chặt chẽ. Từ đây đã xuất hiện nhu cầu các hộ nghèo cần liên kết với nhau trong tổ chức kinh tế hợp tác để nâng cao trình độ, năng lực sản xuất hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp.

3.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt của khu vực kinh tế nông thôn và

hoạt động sản xuất nông nghiệp Trà Vinh được thực hiện theo mô hình kinh tế nông hộ là chủ yếu. Do vậy, nông nghiệp cũng là ngành phát sinh, phát triển các hoạt động liên kết sớm nhất, có nhu cầu, nội dung, hình thức liên kết phong phú, đa dạng nhất so với sự phát triển các ngành khác trong hệ thống kinh tế Trà Vinh.

Từ nghiên cứu thực tế có thể thấy rằng, nhu cầu liên kết trong sản xuất

nông nghiệp tỉnh Trà Vinh xuất phát từ: i. Lợi ích kinh tế của các tác nhân tham gia trong quy trình sản xuất; ii. Do gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, cần có sự hỗ trợ của các “nhà khác”. Cơ sở để thực hiện liên kết thông qua các cam kết, hợp đồng song phương, đa phương và trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của các bên tham gia.

Việc đánh giá hiện trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh được thực hiện theo các nội dung cơ bản:

- Đánh giá hiện trạng nhu cầu liên kết phát sinh trong hoạt động của ngành nông nghiệp.

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí