Nhóm Kĩ Năng Xác Định Các Phương Án Ứng Phó Với Stress Trong Học Tập Theo Tín Chỉ Của Sv Đhsp


Đối với kiểm tra, thi vấn đáp: Khi nhận câu hỏi, chủ đề, không biết cách lập dàn ý trả lời gồm các ý cho việc nhập đề, các ý chính mà câu hỏi, chủ đề yêu cầu và kết luận; Thiếu bình tình, thiếu tự tin; Kĩ năng trình bày không tốt.

* KN nhận diện biểu hiện của stress trong hoạt động học tập theo tín

chỉ:


Nhận diện


được stress trong học tập theo tín chỉ chính là nhận ra các

biểu hiện của stress, cũng như mức độ của stress trong học tập mà bản thân đang gặp phải. Những biểu hiện của stress rất đa dạng, bao gồm cả những biểu hiện về mặt cơ thể cũng như những biểu hiện tâm lý cụ thể đang diễn ra trong hoạt động học tập của SV. Đó có thể là những dấu hiệu đôi khi tưởng rất bình thường như: mệt mỏi, bỗng dưng ngủ nhiều hơn hoặc mất ngủ, ăn ít đi hoặc rất thèm ăn… cho đến những dấu hiệu có vẻ nguy cấp như cảm thấy khó thở, chán nản và tuyệt vọng, thường xuyên gặp ác mộng mê sảng… Tuy nhiên, đề tài luận án chỉ tập trung vào những biểu hiện tâm lý của stress. Từ việc nhận diện những dấu hiệu này, SV cũng nhận diện được những biểu hiện trong việc học tập của mình như: thường hay quên, hay nhầm lẫn, kém minh mẫn, không thể tập trung vào học, cảm thấy sợ thầy cô giáo, không muốn đến trường…

Những biểu hiện cụ thể của stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

là:

+ Biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm: Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 7

nhanh; Cảm thấy bồi hồi, lo lắng, sợ hãi; Có mặc cảm tội lỗi; Hân hoan cao độ; Nổi giận; Cảm thấy khó chịu; Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân; Cảm thấy sợ điều gì đó; Thấy mình thật bất hạnh; Cảm thấy buồn bã; Cảm thấy vô vọng; Cảm thấy bị dồn nén; Cảm thấy xa lạ; Mất phương hướng; Dễ nổi nóng, nổi cáu; Tự đổ lỗi cho bản thân; Cảm thấy mất lòng tin; Cảm thấy dễ bị tổn thương [29, tr118], [25, tr139].

+ Biểu hiện về mặt nhận thức: Khó tập trung; Không muốn suy nghĩ gì nữa; Ý nghĩ quanh quẩn; Suy nghĩ chậm, không nghĩ ra được; Không nhớ; Bị


lẫn lộn; Suy nghĩ tiêu cực; Nghi ngờ; Hoang tưởng; Không biết quyết định thế nào; Hồi tưởng lại những sự buồn phiền gần đây nhất [20, tr37], [29, tr28].

+ Biểu hiện về

hành vi:

Khó ngủ, ăn không ngon; Nói năng không rõ

ràng, khó hiểu; Nói liên tục về một sự việc; Hay tranh luận; Rút lui; Phóng đại; Không muốn tiếp xúc với người khác; Uống rượu bia; Uống thuốc an thần; Không làm chủ được mình; Không muốn năng động như bình thường [29, tr423-424].

+ Biểu hiện trong học tập: Nhìn thấy sách vở là đau đầu; Hay nhầm lẫn, kém minh mẫn; Hay vụng về, hấp tấp, hay quên; Không thể tập trung vào học; Sợ các kì thi; Không còn hứng thú với bất kì một môn học nào; Trí nhớ giảm sút; Sợ thầy cô giáo; Chán học và muốn bỏ học; Không muốn đến trường [22], [50], [54].

Việc nhận diện đầy đủ về stress (tác nhân gây stress và biểu hiện của stress) trong hoạt động học tập theo tín chỉ của mình giúp SV có cơ sở để vạch ra các chiến lược ứng phó và lựa chọn những chiến lược phù hợp với bản thân.

1.3.2. Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

1.3.2.1. Khái niệm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ

Xác định các điều kiện khả thi hay các phương án ứng phó để ứng phó với stress trong hoạt động học tập là cần thiết và xuất phát từ cơ sở của việc nhận diện những vấn đề gây stress cũng như những biểu hiện của stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ.

Phương án ứng phó là sự ứng phó một cách chủ động, có dự định trước một tình huống xảy ra [70, tr56-59]. Cách ứng phó là những phương thức ứng phó cụ thể hơn trước một tình huống, một hoàn cảnh nhất định. Trong một phương án ứng phó có thể có nhiều cách ứng phó khác nhau.

Từ khái niệm kĩ năng và phương án ứng phó, chúng tôi xác định:

Kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào việc huy động các nguồn thông tin,

tài liệu về

các phương án

ứng phó, phân tích, ra quyết định lựa chọn các


phương án ứng phó nhằm giảm bớt stress và giải quyết vấn đề.

1.3.2.2. Biểu hiện của kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ

Căn cứ vào khái niệm đã nêu, kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ có ba kĩ năng bộ phận là: KN huy động các nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó; KN phân tích các phương án ứng phó; KN ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó. Những thao tác của nhóm kĩ năng này được thực hiện sau khi SV đã nhận diện được các yếu tố gây ra stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ và các biểu hiện của stress (mục 1.3.2.1).

* KN huy động các nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó:

KN huy động các nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó có các biểu hiện sau đây:

- Tìm kiếm, kiểm tra, xem xét các tài liệu có liên quan đến phương án

ứng phó với stress:

Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu, tài liệu về phương án ứng phó với stress. Những tài liệu được công bố phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng tác giả. Dưới đây là 4 loại tài liệu nổi tiếng về các phương án ứng phó. Đây là cơ sở khoa học để xác định các phương án ứng phó với stress và cũng là cơ sở để khẳng định SV ĐHSP có biểu hiện này của kĩ năng hay không.

+ Tài liệu 1:

Lazarus và Folkman cho rằng có hai phương án ứng phó với hoàn cảnh.

Đó là tập trung trọng tâm vào vấn đề (hành vi hướng tới vấn đề cần giải

quyết, giải quyết vấn đề) và tập trung trọng tâm vào cảm xúc (thay đổi thái độ,

tâm thế của cá nhân trong mối quan hệ với hoàn cảnh). Phương án ứng phó

trọng tâm vào vấn đề, hay là những cố gắng để giải quyết vấn đề là sự cố gắng để làm một cái gì đó có tính xây dựng trước tình huống khó khăn, trong điều kiện stress. Phương án ứng phó trọng tâm vào cảm xúc bao gồm vào những nỗ lực của con người nhằm điều chỉnh các hệ quả của phản ứng cảm xúc trong các biến cố xảy ra [80].


+ Tài liệu 2:

Một cách phân loại khác lại chia các loại phương án ứng phó của con

người làm ba mảng:

phương án

ứng phó bằng nhận thức

(cognitive coping

strategies), phương án ứng phó bằng hành động (behavioral coping strategies),

và phương án ứng phó bằng con đường sinh lý (physiological coping strategies). Phương án ứng phó bằng nhận diện gồm việc thay đổi cách diễn giải những hoàn cảnh khó khăn của con người và vì thế có thể thay đổi được cách họ đáp lại hoàn cảnh. Phương án ứng phó bằng hành động bao gồm việc lên kế hoạch, sắp xếp lại các công việc phải làm trước hoàn cảnh xảy ra nhằm làm giảm đến mức tối thiều những khó khăn gây ra cho bản thân. Phương án ứng phó bằng con đường sinh lý là việc phản ứng trực tiếp hướng về thể chất của bản thân trước hoàn cảnh khó khăn, stress xảy ra, ví dụ như sử dụng thuốc lá, ma tuý, v.v...Cách ứng phó này chỉ có tác dụng tạm thời vì nó không nhằm trực

tiếp đến những vấn đề xảy ra [23].

+ Tài liệu 3:

Olson phân tích phương án ứng phó thành ba loại: phương án ứng phó hướng đến tác nhân kích thích; phương án ứng phó hướng đến làm giảm nhẹ stress; phương án ứng phó nhận thức.

Phương án

ứng phó hướng đến tác nhân kích thích,

phương án này

hướng đến tác nhân kích thích nhằm cố gắng thu hẹp, hạn chế tiêu cực của nguồn gây ra stress, có thể hạn chế được nguyên nhân của vấn đề, tiềm năng của sự đe doạ cũng như giảm được khả năng kéo dài của stress; đây cách thức ứng phó xoay quanh vấn đề xảy ra: tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề, các nguyên nhân phát sinh, những bước hành động để khắc phục nó, làm thay đổi hoặc phát triển theo hướng thuận lợi, gây tác hại ít hơn. Phương án ứng phó hướng

đến làm giảm nhẹ

phản

ứng stress,

ứng phó

hướng đến phản

ứng đáp lại

nhằm giảm biên độ của phản ứng đáp lại stress, là một trong những cách làm quên đi tình huống khó khăn hiện tại (có thể bằng luyện tập thể dục thể thao, sử dụng hoá chất,...). Phương án ứng phó nhận thức là việc thay đổi cách nghĩ


về tác nhân gây stress cũng như phản ứng stress; đa số các phản ứng stress là kết quả của phản ứng cảm xúc đối với sự kiện, về vấn đề xảy ra sẽ giúp con người suy nghĩ về biến cố theo hướng tích cực.

+ Tài liệu 4:

Erica Frydenberg và Ramon Lewis lại đưa ra 18 phương án ứng phó mà

trẻ vị thành niên hay sử dụng (có thể áp dụng cho độ tuổi lớn lơn): 1) Tìm

kiếm chỗ dựa xã hội, 2) Tập trung giải quyết vấn đề, 3) Làm việc chăm chỉ và đạt được thành công 4) Lo lắng, 5) Tập trung vào những người bạn thân, 6) Tìm kiếm sự gắn bó, 7) Mơ tưởng 8) Buông xuôi, 9) Giảm thiểu căng thẳng,

10) Hành động xã hội, 11) Phớt lờ vấn đề, 12) Tự trách bản thân, 13) Không nói vấn đề của mình với ai, 14) Tìm kiếm sự hỗ trợ về tâm linh, 15) Tập trung vào

những mặt tích cực, 16) Tìm kiếm sự

hỗ trợ

chuyên nghiệp, 17) Tìm kiếm

những trò giải trí, 18) Luyện tập thể chất [64].

Mỗi phương án ứng phó đều được xác định bởi ý nghĩa chủ quan của hoàn cảnh trải nghiệm và đều đáp lại các nhiệm vụ đặt ra theo các cách khác nhau - giải quyết vấn đề thực tế hoặc trải nghiệm các cảm xúc, thay đổi tự đánh giá hoặc điều chỉnh mối quan hệ qua lại với mọi người. Không có một bảng phân loại chung cho các phương án ứng phó mà chúng được xác định bởi các nhà nghiên cứu khác nhau tùy theo hướng nghiên cứu của họ.

Ở đề tài luận án, chúng tôi dựa vào cách phân loại của Lazarus và

Folkman (tài liệu 1) để xác định các phương án ứng phó cụ thể phù hợp với đặc điểm stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Bởi vì, các phương án được nêu ra trong tài liệu 1 phù hợp với phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài. Các phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ được xác định thành các nhóm sau đây: Nhóm phương án tự nỗ lực giải quyết vấn đề (Tập trung giải quyết vấn đề; Tự rèn luyện; Tích cực học tập để

tích lũy kiến thức và kĩ năng); Nhóm phương án tìm kiếm sự trợ giúp (Tìm

kiếm sự trợ giúp từ bạn bè; Tranh thủ ý kiến của GV, cố vấn học tập và những

người có chuyên môn khác); Nhóm phương án phản ứng tiêu cực (Lo lắng;


Buông xuôi).

Kĩ năng huy động các nguồn thông tin, tài liệu liên quan đến phương án

ứng phó còn được biểu hiện ở việc:

- Tham khảo thông tin hỗ

trợ:

Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên

môn, huy động kinh nghiệm bản thân, …

Kĩ năng huy động các nguồn thông tin, tài liệu ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ sẽ giúp SV kiểm tra được tính chính xác, khách quan của thông tin, tạo ra các căn cứ, cơ sở để giải quyết stress hiệu quả.

* KN phân tích các phương án ứng phó:

Sau khi có đầy đủ các tư liệu về phương án ứng phó, SV cần phân tích cái lợi và cái hại, giá trị của từng phương án lựa chọn. Kĩ năng phân tích các phương án ứng phó bao gồm các biểu hiện cụ thể sau:

- Mô tả các phương án ứng phó cụ thể đối với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ;

- Nêu được cơ sở của việc xác định các phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ;

- Phân tích các phương án ứng phó: Phân tích ưu, nhược điểm, giá trị của mỗi phương án ứng phó; Đánh giá các phương án ứng phó trên nhiều phương diện như: thời gian, tính hiệu quả, cảm xúc,…; Chỉ rõ mỗi phương án đáp ứng ở mức độ nào sự hài lòng đối với hoạt động học tập theo tín chỉ; Đưa ra các phương án thay thế nếu cần với mục tiêu đạt hiệu quả tốt nhất.

Việc phân tích thông tin thu được sẽ giúp SV hình dung được lại toàn bộ sự việc dưới góc độ kĩ năng của Tâm lí học, đồng thời thể hiện rằng, những phương án được xác định là khách quan, dựa trên cơ sở khoa học. Việc phân tích sẽ giúp SV có điều kiện so sánh, đánh giá để thực hiện kĩ năng tiếp theo dưới đây.

* KN ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó:


Ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó là 1 khâu quan trọng của quá trình ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ. Đó là kĩ năng lựa chọn một giải pháp tối ưu tại thời điểm cần giải quyết vấn đề trên cơ sở của việc đưa ra các phương án và phân tích chúng.

Với mỗi quyết định đúng đắn, hợp lý, SV có thể mang lại thành công cho cá nhân trong việc kiểm soát và giảm bớt stress. Tuy nhiên, đôi khi cá nhân có những quyết định không phù hợp. Hậu quả của những quyết định không phù hợp là những hành vi sai trái, càng gây phiền muộn, căng thẳng cho bản thân.

Ra quyết định là việc làm quan trọng và không đơn giản. Do đó, để có quyết định đúng, mỗi SV cần tìm hiểu kĩ vấn đề, biết xác định các phương án giải quyết, đánh giá đầy đủ kết quả của mỗi phương án và so sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng (các kĩ năng đã chỉ ra ở trên). Việc quyết định lựa chọn các phương án ứng phó với stress cần thiết phải dựa trên những điều kiện khách quan và chủ quan mà mỗi SV có thể đảm bảo tính khả thi của các phương án lựa chọn.

Như

vậy, biểu hiện cụ

thể

của kĩ năng ra quyết định lựa chọn các

phương án ứng phó là:

- Xác định một phương án phù hợp nhất trong số các phương án được đưa ra để giải quyết stress (được dùng khi chắc chắn đã có phương án tốt nhất);

- Biết sắp xếp các phương án ứng phó theo thứ tự ưu tiên (được dùng khi có nhiều phương án cùng có khả năng giải quyết stress);

- Mô tả trình tự, cách thức thực hiện các phương án ứng phó được chọn lựa. Nếu những phương án ứng phó có những hạn chế hoặc khó khăn trong việc triển khai thực hiện thì đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn đó.

Việc quyết định lựa chọn phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ sẽ giúp SV hình dung cụ thể cách giải quyết vấn đề stress. Những kĩ năng trong nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ sẽ giúp SV có được cái nhìn toàn diện, đầy


đủ và cụ thể về các phương án ứng phó vấn đề stress, từ đó có được khả năng tự quyết định hành động một cách độc lập.

1.3.3. Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề của SV ĐHSP

1.3.3.1. Khái niệm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề

Kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải

quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào các thao tác thể hiện sự kiên định với các phương án ứng phó đã xác lập, sự thực hiện các phương án ứng phó và biết cách quản lý thời gian khi thực hiện ứng phó với stress trong quá trình học tập theo tín chỉ.

Khi đã xác định được các phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ, SV cần vận dụng kiến thức, tận dụng các điều kiện để ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề. Nội hàm của khái niệm tập trung vào ba kĩ năng thành phần là: Kĩ năng kiên định với các phương án ứng phó, kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó và kĩ năng quản lý thời gian.

1.3.3.2. Biểu hiện của kĩ năng thực hiện các phương án giảm stress và giải quyết vấn đề

* Kĩ năng kiên định thực hiện các phương án ứng phó:

ứng phó nhằm

Kiên định là giữ vững ý định, ý chí, không dao động mặc dù gặp khó khăn, trở ngại. [50]

Kiên định là nhận ra những gì và tại sao con người muốn và có khả năng để từng bước đạt được những gì họ muốn trong một tình huống cụ thể. Kĩ năng kiên định là kĩ năng giúp con người có thái độ vừng vàng trước những thách thức và đòi hỏi trong cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta có thể từ chối điều mình không muốn làm và tự tin với những lựa chọn của bản thân.

Kĩ năng kiên định là khả năng thể hiện thái độ quyết tâm bảo vệ và thực hiện những điều mình muốn, từ chối những điều mình không muốn dựa trên sự tôn trọng và kết hợp hài hòa lợi ích. [50, tr166]

Dựa vào những phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022