Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 2


tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Các công ty của các nước trong khu vực vốn là những nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam đã gặp phải khó khăn về tài chính và hậu quả trực tiếp là dòng đầu tư FDI đổ vào Việt Nam đã bị chững lại. Mặc dù trong năm 2000 - 2001 đã cho thấy những dấu hiệu khởi sắc chung của sự phục hồi nền kinh tế khu vực nhưng riêng đối với Việt Nam, chúng ta đã để mất nhiều lợi thế so với một số nước trong khu vực. Thêm vào đó, những thủ tục hành chính rườm rà và nhất là những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng đã cản trở rất nhiều dự án FDI. Một số dự án đã bị ngưng trệ nhiều năm. Cũng chính những khó khăn này đã khiến cho các nhà đầu tư có xu hướng tập trung vào các KCN- KCX là nơi đã có sẵn các cơ sở hạ tầng cần thiết như điện, nước, đường giao thông… Và do đó, FDI vốn là một nội dung hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của các khu, nay càng trở nên quan trọng hơn trong hoàn cảnh đầu tư trong nước còn hạn hẹp, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Việt Nam không còn sôi động như những năm trước. Để đóng góp vào công tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn này với đề tài “Khu Công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” sẽ phần nào giải đáp câu hỏi đang được nhiều người quan tâm: làm thế nào để thu hút ngày càng mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN-KCX đã được thành lập?


2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn:

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài về vấn đề tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Riêng nghiên cứu về KCN và KCX chưa có nhiều tài liệu được công bố. Đầu những năm 90 khi Việt Nam bắt đầu phát triển mô hình KCX đã rộ lên nhiều bài viết về các KCX, trong đó có nhiều


tài liệu dịch tham khảo của một số nhóm chuyên gia của các Viện nghiên cứu như Viện Kinh tế Đối ngoại, Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ KH-ĐT). Đây chủ yếu là những công trình dịch thuật mang tính chất thông tin, giới thiệu kinh nghiệm về các KCN-KCX nước ngoài. Đáng chú ý hiện nay có một tạp chí chuyên ngành do Bộ Kế hoạch Đầu tư xuất bản hàng tháng nhan đề “Khu công nghiệp Việt Nam”, chuyên cung cấp những thông tin thời sự cập nhật về hoạt động của các khu công nghiệp trong cả nước. Trong sốà các công trình nghiên cứu sự phát triển của các KCN, KCX Việt Nam, nổi bật là Luận án Tiến sỹ năm 1994 “Một số vấn đề về phát triển và quản lý nhà nước đối với KCX ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Trình. Trong thời gian qua, tình hình hoạt động và phát triển các KCN-KCX có rất nhiều biến đổi cả về chất và lượng đòi hỏi công tác nghiên cứu, đánh giá cũng phải được đổi mới kịp thời.


3. Mục đích nghiên cứu của luận văn:

- Luận giải sự cần thiết phải xây dựng và phát triển các KCN – KCX nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các KCN – KCX

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN – KCX, coi đây là một trong những biện pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 2


4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Luận văn không phân tích hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và cũng không đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một vài khu công nghiệp, khu chế xuất cụ thể, mà xem xét đánh giá hoạt động này một cách tổng thể trên toàn bộ hệ thống các KCN – KCX của Việt Nam.


Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn mười năm trở lại đây kể từ 1991 là năm khu chế xuất đầu tiên được thành lập đến thời điểm hiện tại.


5.Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu vấn đề. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: trừu tượng hoá khoa học, phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh, dự báo và phân tích thực chứng…


6.Những đóng góp khoa học của luận văn:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về KCN – KCX.

- Phân tích một vài kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển và quản lý nhà nước đối với các KCN - KCX

- Đánh giá khái quát toàn bộ các KCN – KCX tại Việt Nam, phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các KCN – KCX, chỉ ra những thành công, hạn chế vànhững vấn đề đặt ra cho việc thu hút FDI vào các KCN – KCX ở Việt Nam.

- Đề xuất ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN – KCX trong những năm tới.


7.Kết cấu của luận văn:

Tên luận văn: “Khu Công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục – luận văn được kết cấu thành ba chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển các khu công nghiệp – khu chế xuất nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài


- Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp – khu chế xuất ở Việt Nam giai đoạn 1991-2001‌‌

- Chương 3: Định hướng cơ bản và một số giải pháp phát triển khu công nghiệp – khu chế xuất nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1. Khái niệm về khu công nghiệp – khu chế xuất


1.1.1. Khu chế xuất:

Sự hình thành và phát triển các KCX trên thế giới xuất phát từ những thay đổi trong môi trường kinh tế kỹ thuật của nền kinh tế toàn cầu sau chiến tranh thế giới lần thứ II, mạnh nhất bắt đầu từ những năm của thập kỷ

60. Xu hướng toàn cầu hoá diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng lớn đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư tạo nên một nền kinh tế thị trường có tính toàn cầu. Các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn và đều có xu hướng mở cửa, theo quỹ đạo nền kinh tế thị trường. Tại các nước công nghiệp phát triển xuất hiện một loạt các yếu tố làm giảm nghiêm trọng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới, đó la:ø giá đất ngày càng cao, sự phát triển của các ngành tiêu thụ nhiều nguyên liệu, các ngành công nghiệp tiêu chuẩn hoá như cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện... không đòi hỏi trình độ công nghệ cao; chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng... Trong khi đó, các nước đang phát triển vừa mới thoát ra khỏi ách đô hộ thực dân của chủ nghĩa đế quốc lại đang ở tình trạng khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, thất nghiệp gia tăng, thiếu vốn đầu tư và ngoại tệ để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên xây dựng nền kinh tế độc lập. Mặt khác, do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật công nghệ tiên tiến, thiếu cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có trình độ cao nên các nước đang phát triển khó có khả năng xây dựng đầy đủ ngay một lúc trên phạm vi cả nước những điều kiện và yếu tố cần thiết để có được những sản phẩm công nghiệp chế tạo đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ở đây có điểm gặp nhau về nhu cầu phát triển kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Sự thôi thúc tìm kiếm


nguồn nhân công giá rẻ và nguyên liệâu đã thúc đẩy các nước phát triển di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp dùng nhiều lao động và tài nguyên ra nước ngoài, đến gần các nguồn lực đó. Thêm vào đó, bằng việc phát triển các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường – một thách thức đặt ra ngày càng trở nên nghiêm trọng tại các nước công nghiệp phát triển. Còn các nước đang phát triển thấy được những hạn chế và lợi thế của mình, đã cố gắng tạo ra một môi trường kinh tế thích hợp để thu hút đầu tư từ bên ngoài nhằm giải quyết những bế tắc kinh tế của mình, tạo đà tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế đất nước.

Các KCX chính là một hình thức tạo ra những điều kiện để có thể lợi dụng và phát huy nhanh chóng các lợi thế so sánh của một nước hay một vùng bằng cách tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Rò ràng, xét về mặt lợi ích và hiệu qủa theo lý thuyết về lợi thế so sánh, KCX là nơi hội tụ lợi ích của các nước đang phát triển và của các công ty xuyên quốc gia, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu trên thế giới hiện nay.

Các khu chế xuất được thành lập nhằm tạo ra một khu vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, đứng ngoài chế độ mậu dịch và thuế quan của nước sở tại. Với tính chất này, hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình khu chế xuất. Điển hình nhất là định nghĩa của hai tổ chức quốc tế Hiệp hội các Khu chế xuất thế giới (WEPZA) và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO).

Theo Điều lệ hoạt động của WEPZA, khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được chính phủ các nước cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được WEPZA công nhận. Theo định nghĩa này, khu chế xuất chính là những khu vực được miễn thuế.


Còn theo UNIDO, khu chế xuất là "khu vực được giới hạn về hành chính, có khi về địa lý, được hưởng một chế độ thuế quan cho phép tự do nhập khẩu trang bị và mọi sản phẩm nhằm mục đích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Chế độ thuế quan được ban hành cùng với những quy định luật pháp ưu đãi, chủ yếu về thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài..."; "Khái niệm khu chế xuất bao hàm việc thành lập các nhà máy hiện đại trong một khu công nghiệp và một loạt những ưu đãi nhằm khuyến khích việc đầu tư của các nhà kinh doanh nước ngoài vào nước sở tại...".

Như vậy khái niệm của UNIDO và WEPZA về khu chế xuất có sự khác nhau về bản chất hoạt động kinh tế. Các khu chế xuất của Việt Nam được định nghĩa theo quan điểm của UNIDO. Theo Quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 thì "Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập".

Khu chế xuất là mô hình kinh tế mà các nước đang phát triển, nhất là các nước châu Á đã và đang sử dụng như một công cụ tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Khu chế xuất đã có sức hấp dẫn đối với các nước đang phát triển từ cuối những năm thập niên 50, đầu những năm 60 và bùng nổ như một trào lưu phát triển kinh tế ở các nước này những năm 70, 80. Các nước này tìm thấy ở mô hình khu chế xuất một giải pháp trung gian phù hợp, cho phép các nước đang phát triển chuyển mạnh nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu. Nhìn chung, căn cứ theo những mục tiêu thành lập khu chế xuất nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, học tập kinh nghiệm quản lý cuả các công ty xuyên quốc gia thì mô hình khu chế xuất đã trở thành thực thể kinh tế năng động


nhất, phản ánh những biện pháp kinh tế, chính sách, luật pháp đặc biệt nhằm tăng trưởng kinh tế, từng bước đưa các nước đang phát triển hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong số những mục tiêu trên có thể nói, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là mục tiêu chủ yếu nhất, là động lực tạo tiền đề cho các mục tiêu còn lại của các nước chủ nhà.

Tuy nhiên, không phải tất cả các khu chế xuất đã được thành lập tại các nước đều hoạt động thành công, đạt được tỷ lệ thu hút đầu tư nước ngoài đặt ra ban đầu như những nhà hoạch định chính sách và các chủ đầu tư mong đợi. Chỉ một số nước điển hình của châu Á được đánh giá là thành công trong mục tiêu này như Đài loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Malaixia và Trung Quốc. Nguyên nhân chính bởi đây là khu vực có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp, lại nằm trên tuyến đường hàng hải nối liền các cảng và trung tâm thương mại sôi động vào bậc nhất thế giới. Các KCX châu Á chiếm gần 70% số lao động trong các KCX toàn thế giới và tuy chỉ chiếm một phần nhỏ lượng xuất khẩu của một nước nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của khu chế xuất Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia gộp lại chiếm 80% lượng xuất khẩu của toàn bộ các KCX thế giới. Song sự thành công này thực sự khó lặp lại ở các nước đang phát triển khác. Nhiều KCX thất bại và không thực hiện được mục tiêu dự kiến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thất bại này:

- Một là, có quá nhiều KCX được thành lập ở một số nước gần nhau, tạo nên thị trường dư thừøa KCX tập trung với mật độ cao trong một khu vực có những điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giống nhau. Tình trạng đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các khu chế xuất, buộc các nước này phải đưa ra nhiều nhân nhượng hơn về tài chính và trong một số các lĩnh vực khác, trong khi chưa kịp tạo ra được môi trường kinh doanh ưu đãi và cơ sở hạ tầng tốt thu hút hoạt động đầu tư.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí