Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Các Khu Công Nghiệp – Khu Chế Xuất.


- Hai là, khi thành lập các khu chế xuất, ngoài mục tiêu xuất khẩu các nước đều hy vọng sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, lợi dụng được kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm nước ngoài. Trên thực tế các mục tiêu này của các khu chế xuất rất khó đạt được. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, khả năng tạo việc làm, chuyển giao công nghệ và tạo mối liên kết với các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nước của các khu chế xuất là rất hạn chế, trong khi đó, đóng góp của các khu chế xuất trong tổng kim ngạch xuất khẩu các nước cũng rất khiêm tốn, mới chỉ chiếm 4-5 % (Nguồn: Behind East Asian Growth – Henry S.Rowen – published by Routledge 1998)

- Ba là, do yêu cầu tăng xuất khẩu hàng hoá và nguồn thu ngoại tệ đồng thời phải bảo hộ nền sản xuất trong nước, các nước đều buộc xí nghiệp trong khu chế xuất phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Hàng hoá sản xuất tại khu chế xuất chủ yếu là công nghiệp nhẹ và công nghiệp điện tử. Các nhà sản xuất tại các khu chế xuất buộc phải cạnh tranh khốc liệt trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nước ngoài. Trong khi đó họ lại bị khép kín theo quy chế khu chế xuất đối với thị trường nội địa, nhìn chung là nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn. Điều này tạo nên một bất lợi cho các nhà sản xuất nội địa do không có được môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao giữa các loại sản phẩm mặc dù đây chính là nhân tố chủ yếu để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hàng sản xuất trong nước. Và đây cũng chính là một yếu tố làm hạn chế khả năng xuất khẩu của đất nước nói chung.

Để khắc phục những hạn chế trên đây của mô hình kinh tế khu chế xuất, nhiều nước đã chuyển sang xây dựng một loại hình kinh tế uyển chuyển, năng động hơn, đó là khu công nghiệp tập trung.

1.1.2 Khu Công nghiệp:

Như trên đã trình bày, sau một thời gian phát triển, mô hình khu chế xuất đã bộc lộ một số hạn chế và do đó sự ra đời của các khu công nghiệp chính


là một bước cải biến mới. Sự thay đổi này là phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thích hợp hơn với những hình thức quan hệ hợp tác kinh tế hiện đại. Với mô hình khu công nghiệp, thị trường trong nước được tính đến như là một yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Khu công nghiệp là mô hình kinh tế linh hoạt hơn do thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài – đối tượng đầu tư chủ yếu vào các khu công nghiệp bằng việc nới lỏng cho họ nhiều quy chế. Thị trường nội địa đang trở thành động cơ chủ yếu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là những thị trường mới, tập trung đông dân cư, hứa hẹn tiềm năng tiêu thụ rất lớn trong khi thị trường thế giới ngày càng trở nên bão hoà với những sản phẩm của các doanh nghiệp trong khu chế xuất vốn tương đối giống nhau cả về chủng loại và chất lượng. Ngoài ra, việc mở rộng thị trường nội địa là phù hợp với xu hướng tự do hoá mậu dịch khu vực và thế giới. Việc hàng hoá của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được tiêu thụ trong nước góp phần tích cực đẩy lùi và ngăn chặn hàng nhập lậu từ bên ngoài tràn vào. Đây cũng là yếu tố kích thích cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng sản xuất trong nước, từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Một yếu tố quan trọng khác cần được tính đến là do không bị sức ép phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra nước ngoài và có những điều kiện kinh doanh dễ dàng hơn so với khu chế xuất nên các khu công nghiệp cũng được nhiều các nhà đầu tư trong nước quan tâm.

Định nghĩa về khu công nghiệp: Nhìn chung hiện nay trên thế giới có hai mô hình khu công nghiệp khác nhau, tuỳ điều kiện cụ thể của từng nước. Loại thứ nhất: khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở… Khu công nghiệp kiểu này về thực chất là những khu hành chính – kinh tế đặc biệt như một số khu ở Indonesia, Đài Loan, Thái Lan và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

một số nước Tây Aâu. Loại thứ hai: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Đảo quốc Singapore là nơi có nhiều khu công nghiệp theo kiểu này, ngoài ra ở Đài Loan và một số nước khác cũng có một số khu theo mô hình tương tự và hoạt động khá thành công.

Tại Việt Nam, định nghĩa về khu công nghiệp được nêu trong Quy chế KCN-KCX và KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997: "Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có khu chế xuất”.

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 3

Những trình bày trên cho thấy khu chế xuất và khu công nghiệp là hai mô hình kinh tế khác nhau nhưng có thể nói khu công nghiệp là sự phát triển đa dạng, năng động hơn – là khái niệm rộng hơn của khu chế xuất. Xét về mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu chế xuất và khu công nghiệp thì tại tất cả các nước, nói một cách tổng quát là đều giống nhau. Vì vậy trong tất cả những trình bày sau đây đều gộp chung cho cả khu chế xuất và khu công nghiệp.

1.2. Những đặc trưng cơ bản của các khu công nghiệp – khu chế xuất.

Xem xét các KCN - KCX với tính cách là những mô hình kinh tế được tổ chức nhằm hấp dẫn đầu tư trong nước và FDI, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tại các KCN - KCX tập trung hai loại hình doanh nghiệp chủ yếu, thực hiện các chức năng khác nhau là các công ty phát triển (và khai thác) cơ sở hạ tầng KCN và các doanh nghiệp KCN.

* Công ty phát triển hạ tầng KCN:


Công ty phát triển cơ sở hạ tầng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù. Đây là những doanh nghiệp đầu tư xây dựïng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt đông kinh doanh, quản lý và sinh hoạt tại KCN – KCX. Sau khi xây dựng xong các công trình kết cấu hạ tầng trong KCN, các công ty phát triển hạ tầng KCN sẽ tiến hành kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng KCN bằng cách cho thuê các lô đất/ nhà xưởng đã được xây dựng và gắn với các công trình cơ sở hạ tầng để các nhà đầu tư thành lập nhà máy trong KCN, đồng thời cung cấp các tiện ích chung như điện, nước, xử lý chất thải, vv… và các dịch vụ kho bãi, giao nhận hàng hoá, tài chính, bảo dưỡng thiết bị, giới thiệu lao động … nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, thuận tiện và hiệu quả cho nhà đầu tư trong KCN.

* Doanh nghiệp KCN:


Sau khi thuê đất/ nhà xưởng từ các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN, các nhà đầu tư sẽ tiến hành thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà máy trong KCN. Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN được gọi chung là các doanh nghiệp KCN (DN-KCN). DN –KCN có thể là doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, có thể là doanh nghiệp trong nước, liên doanh hay 100% vốn nước ngoài.

Thứ hai, KCN - KCX cũng là một chủ thể kinh doanh với sản phẩm và khách hàng đặc thù.

* Sản phẩm của KCN - KCX:


Khác với các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ thông thướng, sản phẩm của các KCN - KCX gồm hai phần: phần cứng và phần mềm.

- “Phần cứng của sản phẩm” bao gồm:


+ Các lô đất đã được phát triển cơ sở hạ tầng và được kết nối với các tiện ích công cộng như đường xá, nguồn cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin


liên lạc, hệ thống thoát và xử lý nước thải. Sau khi thuê các lô đất, các nhà đầu tư sẽ tiến hành xây dựng nhà máy để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;

+ Các khu nhà xưởng, kho tàng xây sẵn đã được kết nối với các tiện ích công cộng …, để bán hoặc cho thuê – các nhà đầu tư là người thuê hoặc mua, lắp đặt thiết bị, máy móc để sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

- “Phần mềm của sản phẩm” bao gồm:


+ Các dịch vụ cho sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư như: cung cấp điện nước, xử lý nước thải và chất thải, dịch vụ bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị, dịch vụ an ninh, y tế, dịch vụ vận tải, hậu cần, đào tạo và cung cấp nhân lực, vv…

+ Hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư: hỗ trợ nhà đầu tư xin giấy phép đầu tư, đăng ký thành lập DN-KCN, xin ưu đãi đầu tư, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư trong thủ tục hành chính hoặc với các ban ngành tại địa phương và trung ương v.v …

- Khách hàng của KCN - KCX:


Khách hàng của KCN - KCX chính là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có nhu cầu thành lập cơ sở mới trong KCN - KCX để sản xuất kinh doanh. Kế hoạch và nhu cầu thành lập nhà máy hay cơ sở mới của nhà đầu tư lại phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của nền kinh tế trong hiện tại cũng như tương lai, chính sách của Chính phủ về đầu tư và phát triển kinh tế.

Thứ ba, các KCN - KCX hội tụ những điều kiện thuận lợi, những ưu đãi khác biệt nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư.

1/ Điều kiện về giao thông vận tải và tiếp cận thị trường:


Vị trí của nhà máy và điều kiện giao thông vận tải là yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm xem xét. Khoảng cách giữa nhà máy


và thị trường tiêu thụ hàng hoá, nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất quyết định thời gian và chi phí vận chuyển, giao dịch, do đó, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vị trí của nhà máy và điều kiện giao thông vận tải đặc biệt quan trọng đối với các nhà máy sản xuất linh kiện và bán thành phẩm cung cấp cho các nhà máy lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Hiện nay, để tăng sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm, hầu hết các sản xuất và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh đều áp dụng phương pháp tồn kho JIT (Just In Time). Theo phương pháp này, các nhà sản xuất chỉ duy trì một lượng tồn trữ các linh kiện và bán thành phẩm ở mức thấp nhất để giảm chi phí lưu kho và vốn lưu động, đồng thời đòi hỏi các công ty cung cấp linh kiện và bán thành phâmt phải đảm bảo cung cấp một cách chính xác nhất. Nếu các nhà máy sản xuất linh kiện và bán thành phẩm không được đặt tại các vị trí thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải thì khó có thể nhận được những đơn đặt hành lớn và hiệu quả.

Tuy nhiên, yêu cầu về địa lý và điều kiện giao thông vận tải cũng khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp. Điều này tuỳ thuộc vào loại hình sản phẩm và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp sản xuất nhằm vào thị trường nội địa, các nhà đầu tư có xu hướng chọn địa điẻm ở các trung tâm kinh tế - thương mại, các khu vực đông dân cư là nơi có sức mua lớn và sẽlà thị trường tiềm năng của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu, địa điểm được ưu tiên chọn là những vị trí gần các công trình giao thông thuận tiện cho việc xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất – gần cảng biển đối với nhà sản xuất công nghiệp cơ khí, khai khoáng, may mặc, giày dép…; gần sân bay quốc tế đối với doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn, vật liệu quý hiếm, chế tác vàng bạc đá quý, may mặc thời trang cao cấp, vv,…

Ngoài ra, các điều kiện khác về vận tải cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của nhà đầu tư như: giá cước, tần suất các chuyến bay hoặc tàu biển từ nơi


sản xuất đến nơi tiêu thụ hoặc từ nơi cung cấp nguyên vật liệu đến nhà máy. Những trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại lớn thường là nơi có ưu thế về vấn đề này.

Xuất phát từ yêu cầu trên, các KCN-KCX đều được hình thành trên cơ sở quy hoạch phát triển tổng thể về KT-XH của các vùng, địa phương, đồng thời Nhà nước và chính quyền các địa phương đều có những đầu tư thích đáng để phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào KCN- KCX, là những công trình đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà chỉ nhà nước mới có thể thực hiện được. Điều này rất phù hợp với ý đồ của các nhà đầu tư khi tiến hành nghiên cứu khả thi, quyết định địa điểm đểò đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh.

2/ Cơ sở hạ tầng và các tiện ích công cộng:


Cơ sở hạ tầng và các tiện ích công cộng của một KCN - KCX bao gồm hệ thống đường xá trong và ngoài KCN, các công trình cung cấp điện nước, xử lý chất thải và nước thải, hệ thống liên lạc viễn thông, vv… Đối với các KCN - KCX hoàn chỉnh và hiện đại, các cơ sở hạ tầng và các tiện ích công cộng cần thiết cho hoạt động của các nhà máy được kết nối tới từng lô đất và nhà xưởng xây sẵn cho thuê. Hệ thống này giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí xây dựng nhà mãy tại KCN - KCX. Vấn đề quan trọng là chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng và tính ổn định của các tiện ích công cộng đạt mức độ nào, có đảm bảo cho sản xuất liên tục và hiệu quả hay không.

Hình thức xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp

– khu chế xuất như thế nào là tuỳ từng điều kiện từng nước, từng địa phương. Có nơi nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng, có nơi nhà nước lập quy hoạch cho KCN-KCX rồi kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.


3/ Giá cả thuê đất và các tiện ích:


Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào, giá thành và khả năng cạnh tranh về giá cả sản phẩm dịch vụ của DN-KCN. Đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả dự án của nhà đầu tư. Giá thuê đất và các tiện ích của một KCN thường gồm: giá thuê đất/nhà xưởng, phí duy tu bảo dưỡng và phí dịch vụ, phí xử lý nước thải và chất thải, giá điện, giá nước sạch, giá dịch vụ bưu chính viễn thông.

4/ Khả năng cung cấp lực lượng lao động:


Khi lựa chọn KCN, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến khả năng cung cấp lực lượng lao động tại KCN. Đánh giá khả năng này của KCN, các nhà đầu tư thường xem xét những khía cạnh như: Khả năng cung cấp về số lượng chất lượng lao động, trình độ học vấn của lao động,Giá cả lao động,Quy định của nhà nước về lao động …

5/ Cơ chế quản lý của nhà nước, thủ tục hành chính và những ưu đãi đầu tư:


Cơ chế quản lý của nhà nước, thủ tục hành chính: Các KCN - KCX được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Để thực hiện mục tiêu này, tại các KCN - KCX các chính phủ đều tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các thủ tục hành chính đơn giản giúp các nhà đầu tư giảm chi phí tiền bạc và thời gian trong việc thành lập doanh nghiệp cũng như trong sản xuất kinh doanh. Nhìn chung KCN-KCX là nơi có môi trường pháp lý quy định riêng. Vẫn chịu sự quản lý chung của nhà nước nhưng đây là khu vực có chính sách luật pháp rò ràng, hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Xét về mặt kinh tế, nó bao gồm tất cả các quy định về cơ chế hoạt động, các nghĩa vụ đóng góp thuế, mức giá tiền thuê đất và những chính sách ưu đãi được hưởng … Những ưu đãi này chỉ dành riêng cho các DN-KCN (không áp dụng cho các doanh nghiệp ngoài KCN) và được điều chỉnh thích hợp cho từng thời kỳ…

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí