Bức Tranh Chung Về Thu Hút Đầu Tư Vào Kcn - Kcx Ở Việt Nam


KCN Dung Quất nằm tại khu vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội hầu như chưa có gì ngoài những tiềm năng chiến lược: cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế, quốc lộ 1A và đường xuyên Á, có những đô thị mới sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn của thành phố văn minh, hiện đại… Nhưng tất cả mới chỉ là những tiềm năng. Một nguồn vốn khổng lồ chưa từng có sẽ phải được huy động để xây dựng nền móng của hệ thống cơ sở hạ tầng xứng đáng với tầm cỡ chiến lược như những nhà hoạch định chính sách mong đợi. Có những công trình hạ tầng lớn mang tầm cỡ không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới phải được đầu tư xây dựng sớm làm cơ sở để phát triển cho các hạng mục công trình tiếp theo. Ví dụ như công trình đê chắn sóng cảng Dung Quất là một công trình có quy mô rất lớn, khu vực xây dựng có cấu trúc địa chất phức tạp, nền đất yếu. Công trình này do các nhà thầu Việt Nam lần đầu tiên đảm nhận thi công, đứng trước thực tế địa chất phức tạp đã không tránh khỏi những lúng túng trong chỉ đạo thực hiện, thiếu khả năng xử lý các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, mô hình quản lý KCN Dung Quất và dự án Nhà máy lọc dầu số 1 là những vấn đề quá lớn về qui mô, và phức tạp về công nghệ chưa từng có tại Việt Nam. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý điều hành, năng lực và kinh nghiệm thi công của các nhà thầu trong nước còn hạn chế; chưa có mô hình quản lý phù hợp cho một KCN lớn như Dung Quất, nên chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai.

Với những khó khăn như vậy, Dung Quất là một công trình trọng điểm được Nhà nước tập trung chỉ đạo thực hiện và ưu tiên mọi mặt. Dung Quất đã được đầu tư từ ngân sách Nhà nước để phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội. Nhờ đó đến nay sau 6 năm, một nguồn vốn trị giá gần 1.000 tỷ đồng đã được sử dụng để hoàn thành cơ bản công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các phân khu công nghiệp và đô thị, quy hoạch cảng. Đã hoàn thiện giai đoạn 1 các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ


thuật và hạ tầng xã hội gồm 60 km đường giao thông theo tiêu chuẩn quốc tế, nhà máy nước, trạm và các đường dây điện cao thế, hệ thống thông tin hiện đại. Đây là bước khởi đầu vô cùng quan trọng, là cơ sở để Dung Quất nhanh chóng thu hút thêm được nhiều dự án FDI. Thêm vào đó, Ban Quản lý KCN Dung Quất luôn coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, đã trình Chính phủ kiến nghị cho phép áp dụng một số ưu đãi đầu tư, bao gồm ưu đãi về giá cho thuê đất, điều kiện hưởng ưu đãi như một doanh nghiệp KCX, việc xếp Dung Quất vào khu vực đặc biệt khuyến khích đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước, về hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ xúc tiến đầu tư. Mới đây nhất, ngày 19/2/2002 Chính phủ đã có văn bản 177/CP-CN cho KCN Dung Quất một số cơ chế, chính sách phát triển mới. Cụ thể là, các dự án đầu tư vào Dung Quất được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định tại danh mục C của Nghị định 51/1999/NĐ-CP; các doanh nghiệp trong khu nếu xuất khẩu từ 60% trở lên các sản phẩm được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp KCX. UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng ban hành thêm một số cơ chế khuyến khích đầu tư vào Dung Quất, như tất cả các dự án vào khu được miễn tiền thuê đất thô 16 năm, sau đó được thuê với giá ổn định 150 USD/năm với các dự án FDI hoặc 500.000 đ/ha /năm với các dự án trong nước; hỗ trợ 100% chi phí đền bù về đất và cây cối, hoa màu gắn với đất; được cung cấp về nhân lực có tay nghề 3/7 mà không yêu cầu đóng góp tài chính đào tạo… Những chính sách này nhìn chung chưa hoàn toàn vượt trội so với một số địa phương khác nhưng bước đầu đã mang lại nhiều kết quả rất đáng khích lệ, và thực sự là động lực thúc đẩy nhanh việc triển khai các dự án đã cấp phép và thu hút thêm nhiều dự án mới.

Một số chính sách ưu đãi nổi bật của Đồng Nai áp dụng trong các KCN:

Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển các KCN và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Là tỉnh dẫn đầu cả nước trong quá trình


công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đồng Nai hiện vẫn đang duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định với mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 12% (cả nước tăng 6,7%). Để đạt được thành tựu này, việc xây dựng và phát triển các KCN đã sớm được Đồng Nai coi trọng là động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Các chính sách thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN được Nhà nước ban hành trong thời gian gần đây đã được Đồng Nai cụ thể hoá và thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.

Trong một bài phát biểu được trích đăng tại tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam số tháng 4/2001, bà Đặng Thị Kim Nguyên, phó chủ tịch UBND kiêm trưởng Ban Quản lý các KCN Tỉnh Đồng Nai đã khẳng định "Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đồng Nai". Đứng về công tác quản lý nhà nước, chính sách chung của tỉnh Đồng Nai đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo các phương châm thống nhất sau:

- Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt và đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp FDI mỗi năm 1 – 2 lần để lắng nghe và kịp thời hỗ trợ giải quyết các khó khăn của các doanh nghiệp.

- Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất công nghiệp, công khai về quy trình, thủ tục của từng cấp, từng ngành; tiếp tục soát xét và loại bỏ các thủ tục, các loại phí không còn phù hợp, thực hiện nghiêm túc cơ chế "một cửa, một dấu".

-Thực hiện đầy đủ các ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp FDI theo quy định của pháp luật.

- Nghiêm cấm các cán bộ cơ quan quản lý nhà nước lợi dụng công vụ để ép buộc doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ hoặc mua thiết bị chuyên dụng của chính các cơ quan đó cung cấp hoặc môi giới.


- Tổ chức lại hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo hướng phối hợp kiểm tra, tránh chồng chéo; kế hoạch kiểm tra định kỳ phải có sự phê duyệt của UBND Tỉnh và một năm chỉ kiểm tra một lần. Tại hầu hết các KCN của Đồng Nai đều có vị trí địa lý rất thuận lợi và đã phát triển cơ sở hạ tầng tương đối tốt, rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong khi nhiều KCN của một số địa phương khác phải thực hiện chính sách kinh doanh cơ sơ ûhạ tầng theo phương thức quấn chiếu, lấy ngắn nuôi dài thì Đồng Nai đã tập trung các nguồn lực tài chính phát triển cơ sở hạ tầng trước khi các nhà đầu tư đến thuê đất. Tại Đồng Nai có những doanh nghiệp phát triển hạ tầng hoạt động rất thành công như Công ty Phát triển KCN Biên Hoà (Sonadezi), công ty Loteco… Giữa các KCN của Đồng Nai cũng có những chính sách riêng để thu hút đầu tư, tuỳ thuộc vào lợi thế của mình. Một số khu lấy chất lượng cơ sở hạ tầng làm mục tiêu quan trọng nhất như Loteco, Amata… Ôâng Lê Xuân Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty Loteco khẳng định "Chúng tôi luôn đặt ra phương châm: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chất lượng ở mức cao nhất, đó là cách tốt nhất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN". Với phương châm này đến nay KCN Loteco hiện đã có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có chất lượng nhất nhì của các KCN trong cả nước. Các dự án đầu vào Loteco sẽ được lựa chọn đầu tư theo hai hình thức: hoặc được hưởng chế độ ưu đãi theo quy chế KCN hoặc được hưởng ưu đãi theo quy chế KCX nếu xuất khẩu toàn bộ sản phẩm. Hiện nay có 3 dự án đầu tư đang hoạt động theo quy chế KCN và 4 dự án theo quy chế KCX tại Loteco. Một số khu khác của Đồng Nai như KCN Hố Nai, Sông Mây lại lấy giá thuê đất rẻ làm động lực thu hút đầu tư.

Tóm lại, dưới nhiều hình thức khác nhau các KCN Đồng Nai đã xây dựng được những chính sách thu hút đầu tư cụ thể, thiết thực, kết hợp với sự quản lý nhà nước vừa chặt chẽ vừa thông thoáng của UBND Tỉnh và các cơ


quan chức năng khác cùng với những điều kiện địa lý thuận lợi đã tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Một số biện pháp thu hút FDI của tỉnh Lâm Đồng:

So với các địa phương khác trong cả nước Lâm Đồng có ít lợi thế vì nằm xa các trung tâm kinh tế lớn, không có cảng biển, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn ở mức thấp vì vậy Lâm Đồng đang tập trung nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư. Cho đến nay Lâm Đồng mới chỉ có hai KCN tại Phú Hội- Đức Trọng và Lộc Sơn – Bảo Lộc, mỗi khu rộng 400 ha. Đây thực chatá mới chỉ là những cụm công nghiệp, hiện Lâm Đồng đang xin chính phủ cho chuyển thành KCN tập trung để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nhiều hơn. Điểm khác biệt của Lâm Đồng so với các địa phương khác là không thành lập các công ty phát triển hạ tầng mà chỉ thành lập Ban quản lý dự án, vốn xây dựng từ vốn vay ngân sách và vốn của Quỹ hỗ trợ quốc gia. Với cách làm này Lâm Đồng sẽ tạo nhiều tin tưởng và điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư vì có thể chủ động giảm giá thuê đất, giải quyết ách tắc nhanh gọn thay vì qua công ty hạ tầng thì mất một khâu trung gian và có khoảng cách từ chính quyền địa phương với các nhà đầu tư. Lâm Đồng tập trung chính sách ưu đãi đầu tư vào các dự án cả trong và ngoài KCN. Những ưu đãi chủ yếu dành cho các nhà đầu tư sẽ tập trung về chính sách đất đai, thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp. Về chính sách thuế, UBND Tỉnh Lâm Đồng đang ban hành một số văn bản cụ thể để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư về thuê đất đai và giải phóng mặt bằng. Theo đó, tỉnh chịu trách nhiệm về đền bù giải toả và giải phóng mặt bằng trong KCN, xây dựng các hạng mục kết cấu hạ tầng thiết yếu, đưa giao thông và điện nước đến hàng rào dự án. Nếu nhà đầu tư ứng trước kinh phí để thực hiện thì sẽ được trừ dần vào các khoản nộp ngân sách nhà nước hàng năm do tỉnh quy định.

Bên cạnh đó, việc miễn giảm giá thuê đất cũng là một trong những biện pháp được áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư của


Lâm Đồng. Ngoài việc áp dụng giá thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở mức thấp nhất và miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ, Lâm Đồng còn áp dụng chính sách giảm tiền thuê đất 30-50% trong thời gian 7-10 năm đầu khi dự án đi vào hoạt động. Trường hợp nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành việc xây dựng cơ bản trước thời hạn để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời gian hoàn thành sớm sẽ được miễn toàn bộ tiền thuê đất. Đặc biệt, đối với các dự án xây dựng kết cầu hạ tầng nhằm phục vụ đời sống người lao động của doanh nghiệp như xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế, công trình phúc lợi công cộng …sẽ được miễn 100% tiền thuê đất.‌

Các doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi suất tín dụng. Các dự án đầu tư mới (trừ các dự án kinh doanh bất động sản) thuộc đối tượng ưu đãi sẽ được miến thuế thu nhập doanh nghiệp 3 – 5 năm. Trường hợp nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận để tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô hoặc đầu tư chiều sâu cũng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư như các dự án thuộc đối tượng ưu đãi, đồng thơiø được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2-3 năm đối vối phần lợi nhuận tăng thêm. Lâm Đồng cũng khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng kết cấu hạ tầng ở các khu đô thị, các khu, cụm, điểm công nghiệp, du lịch dịch vụ… đã được quy hoạch để đổi lấy quyền sử dụng đất.

Có nhận xét nói rằng cả tỉnh Lâm Đồng đang là một công trường xây dựng hạ tầng cơ sở lớn. Với nhận thức rò rằng muốn phát triển kinh tế thì ngành nào cũng cần có đường sá nên các hệ thống đường giao thông đang được thi công rất nhiều. Lâm Đồng đầu tư rất mạnh vào làm đường giao thông liên tỉnh và quốc lộ. Ngoài phát triển giao thông, các chương trình khác về thuỷ lợi, y tế, giáo dục, cải cách hành chính… cũng đang được Lâm Đồng rất chú trọng. Lâm Đồng đang đầu tư xây dựng một số trường trung cấp và dạy nghề trong đó lớn nhất là dự án xây dựng một trường dạy nghề


tại Đà Lạt với số vốn đầu tư lên đến 10 triệu USD để cung ứng nhân lực cho phát triển kinh tế khu vực.

Có thể nói, những thông tin cơ bản trên đã cho thấy một Lâm Đồng điển hình của vùng địa phương không có thuận lợi về vị trí địa lý nhưng đang cố gắng xây dựng con đường riêng để tăng cường sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

2.2. Tình hình thu hút FDI tại các KCN - KCX Việt Nam:

2.2.1. Bức tranh chung về thu hút đầu tư vào KCN - KCX ở Việt Nam

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, với những chính sách ưu đãi vượt trội và những cố gắng khai thác tối đa các lợi thế, KCN-KCX Việt Nam đã trở thành một địa chỉ khá hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và nhiều nhà đầu tư trong nước. Đến nay, khoảng 2/3 số các KCN của cả nước đã giải phóng xong mặt bằng và đang được triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Diện tích đất trong các KCN đã lấp đầy trên 1.750 ha, bằng 35% diện tích đất công nghiệp theo qui hoạch chi tiết của các KCN, 12 KCN đã lấy đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp. Đã có 24 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến và giá trị xuất khẩu lớn như Dự án sản xuất bản in mạch điện tử của Công ty Fujitsu, dự án sản xuất động cơ nhỏ của công ty Mabuchi, dự án sản xuất rô bốt của Công ty Rorze Robotech v.v... Các công ty của Đài Loan lại chú trọng thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực công nghiệp dệt, giầy da, chế biến nông sản, tạo nhiều việc làm. Các doanh nghiệp Châu Âu và Mỹ tập trung vào các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến khí và công nghiệp hoá chất. Các KCN ở phía Nam đã có bước tiến dài trong thực hiện đa dạng hoá các đối tác đầu tư.

Số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN-KCX ngày càng tăng, trong đó các dự án FDI đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Các lĩnh vực đầu tư bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng KCN-KCX, sản xuất công nghiệp và


dịch vụ sản xuất công nghiệp. Tính đến cuối năm 2001, có 1.347 dự án đầu tư còn hiệu lực trong các KCN-KCX với 9.207 triệu USD và 31.646 tỷ đồng vốn đăng ký (bao gồm dự án lớn nhất Nhà máy lọc dầu số I - khu Dung Quất vốn đầu tư 1.300 USD). Các dự án đầu tư bao gồm 68 dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX với 1.100 triệu USD và 10.956 tỷ đồng vốn đăng ký và 1.380 dự án sản xuất công nghiệp và dịch vụ với tổng số vốn đầu tư 8.105 triệu USD và 20.689 tỷ đồng.

Đầu tư trong nước tại các KCN-KCX: đến nay tại các KCN-KCX có 52 doanh nghiệp tham gia kinh doanh phátù triển hạ tầng với 10.957 tỷ đồng và 216 triệu USD vốn đăng ký. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và

Bảng 3: TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TẠI CÁC KCN -KCX VIỆT NAM



Tổng vốn FDI đăng ký (triệu USD)

Tổng vốn FDI đăng ký trong các KCN-KCX

(triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Cả nước

35.660,00

8.607,50

24,1

Vùng trọng điểm Nam bộ

17.304,84

5.685,60

31

Vùng trọng điểm Bắc bộ

10.888,60

990,60

9,1

Vùng trọng điểm Trung bộ

1.983,50

1.516,60

76,5

Vùng Tây nguyên

898,00

0

-

Vùng núi Bắc bộ

264,00

0

-

Vùng Đ.B sông Cửu long

1.005,83

214,25

21,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 7

Nguồn: Vụ Quản lý các dự án đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư

dịch vụ có 552 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 20.689 tỷ đồng. Điểm nổi bật trong thời điểm 3 năm gần đây là các nhà đầu tư trong nước đã quan tâm nhiều hơn đến đầu tư vào các KCN-KCX, nhiều dự án mới đầu tư vào các KCN. Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương là nơi dẫn đầu trong việc thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước vào các KCN. KCN trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư bởi vì được quy hoạch cho sự phát triển công nghiệp lâu dài, thủ tục thuê đất thuận lợi hơn nhiều so với thuê đất ngoài KCN do không phải làm công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng sẵn có, các

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí