Các Đề Xuất Chính Sách Liên Quan Tới Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài


Mặc dù chưa thấy có bằng chứng ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của khả năng tiếp cận tài chính tới tình hình liên kết của DNNVV, song kết quả mô hình hồi quy logit đa thức (bảng 4.7) lại cho thấy, khả năng tiếp cận tài chính là một trong những yếu tố quyết định tới hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Bên cạnh đó, phân tích tổng quan ở chương 3 cũng chỉ ra, tiếp cận tài chính luôn là một trong những trở ngại lớn đối với DNNVV không riêng ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, khiến các DN khó có đủ tiềm lực để đầu tư vào nhân lực, công nghệ, điều này lại ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu khắt khe của các đối tác có yếu tố ngoại như DN FDI. Đồng thời, thống kê cho thấy đến hơn 60% DNNVV chưa tiếp cận được với các nguồn tín dụng ngân hàng (Chu Thanh Hải, 2020). Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các DNNVV, cần tăng cường các hỗ trợ tài chính cho khối DN này.

Một trong những chương trình hỗ trợ tài chính cho DNNVV đang thực hiện là Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ năm 2019, Quỹ đã chuyển mô hình hoạt động từ cơ quan hành chính sự nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của Nhà nước. Đối tượng nhận hỗ trợ của Quỹ hiện nay tập trung ở hai nhóm: các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và các DNNVV tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi cung ứng. Quỹ có thể thực hiện cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp cũng như tài trợ vốn cho các DNNVV. Mức lãi suất của Quỹ hiện nay ở mức khá ưu đãi, chỉ 4,16%/năm với các khoản vay ngắn hạn, và 6%/năm với các khoản vay trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và xây dựng chương trình công tác năm 2020 của Quỹ, tính đến hết năm 2019, Quỹ mới chỉ thực hiện hỗ trợ tài chính cho 14 DNNVV với tổng số vốn là 106,4 tỷ đồng, và mới chỉ thu về được hơn 20 tỷ nợ gốc và gần 4 tỷ tiền lãi.

Kết quả khiêm tốn của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phần nào phản ánh tình trạng chung của các chương trình hỗ trợ DNNVV nói chung, và hỗ trợ tiếp cận tài chính nói riêng. Một trong những nguyên nhân chính là hiện nay chưa có khung pháp lý riêng cho các hoạt động cho DNNVV vay vốn, vì thế rất khó để DNNVV có thể đạt được tiêu chuẩn mà nguyên tắc Basel II đang được áp dụng. Vì vậy, thực tế hiện nay các DNNVV Việt Nam mới chỉ tiếp cận được 22% tổng nguồn vốn cho vay của các ngân hàng (OECD, 2021).

Do vậy, để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các DNNVV, cần phải có một có chế chính sách tổng thể từ Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nhà nước có


thể có các biện pháp hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng như các chương trình bảo lãnh sử dụng hệ thống xét duyệt vay vốn ứng dụng CNTT nhằm giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng thương mại, từ đó khuyến khích các ngân hàng này tham gia hoạt động cho DNNVV vay vốn.

Một biện pháp nữa có thể áp dụng là khuyến khích sự liên kết giữa các ngân hàng thương mại và các đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển doanh nghiệp. Các nhà cung cấp dịch vụ phát triển doanh nghiệp có thể đảm nhận khâu kiểm tra hồ sơ, đảm bảo chất lượng của khách hàng vay vốn cho các ngân hàng thương mại. Các nhà cung cấp dịch vụ phát triển doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ cần thiết như kế toán và lập kế hoạch kinh doanh, từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh và mức độ tín nhiệm tín dụng của DNNVV, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho bên cho vay.

c. Khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp

Cơ sở lý thuyết cũng như nghiên cứu thực trạng tại Việt Nam cho thấy, việc ít đầu tư vào các hoạt động đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố cản trở DNNVV tham gia liên kết và chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, kết quả phân tích định lượng đã chỉ ra, với các DN có hoạt động đổi mới sản phẩm, họ có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cao hơn. Vì vậy, cần có các biện pháp khuyến khích DN đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm bắt kịp với thị hiếu, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của đối tác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Theo đánh giá, các DN Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng thường ít thực hiện các hoạt động đổi mới về sản phẩm và công nghệ. Không chỉ vậy, bản thân các chương trình hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo của DN cũng được đánh giá là kém hiệu quả do chưa nắm bắt được kiến thức và xu hướng thị trường thế giới (WB 2017). Đồng thời, các chương trình đổi mới sáng tạo thường hướng tới ưu tiên cho các DN khoa học công nghệ, do đó rất ít DNNVV có thể thỏa mãn tiêu chí này để có thể nhận được hỗ trợ (OECD, 2021).

Một trong những chương trình tiêu biểu về đổi mới sáng tạo là Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia được thực hiện từ năm 2011. Tuy nhiên, tính đến nay, mới chỉ có 300 hồ sơ đề xuất và 58 đơn vị nhận được hỗ trợ. Các dự án đổi mới theo chương trình này chủ yếu ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, và gần đây mới mở rộng sang các lĩnh vực khác như cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng (Tạ Việt Dũng, 2020). Ngoài ra, một số chương trình khác cũng được triển khai như Chương trình

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 23


quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020. Các chương trình cũng đã đề ra mục tiêu hỗ trợ các DNNVV, đặc biệt trong việc xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu về công nghệ và nguồn nhân lực, thử nghiệm và ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên trong báo cáo của TS Tạ Việt Dũng- Phó chủ nghiệm Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia, chưa có đề cập tới các kết quả đạt được cụ thể với các DNNVV, và các mục tiêu hỗ trợ DNNVV tiếp tục được định hướng triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

Nghị định 94/2020/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ 5/10/2020 đã đưa ra nhiều ưu đãi cho các DN, cá nhân hoạt động tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. Theo đó, các cá nhân, DN thực hiện khởi nghiệp sáng tạo sẽ được ưu đãi về tiếp cận tín dụng, về hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề suất, cũng như nhận được sự hỗ trợ về các thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư, được sử dụng tiện ích của Trung tâm, và đặc biệt là được hưởng các ưu đãi cao nhất về thuế. Tuy nhiên, Trung tâm cũng chưa đề cập rò tiêu chuẩn lựa chọn các cá nhân, DN được tham gia hoạt động tại Trung tâm. Vì vậy, việc cần làm trước tiên là xây dựng cơ chế tuyển chọn công khai, minh bạch, để các cá nhân, DN được lựa chọn là những đối tượng xứng đáng để nhận sự hỗ trợ và ưu đãi của Chính phủ, từ đó có đóng góp cho sự đổi mới khoa học công nghệ của quốc gia.

Bên cạnh đó, chương trình phát triển kỹ năng cho doanh nghiệp cần đưa ra mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra và các báo cáo đánh giá kết quả đạt được. Kinh nghiệm của Brazil cho thấy, các dự án hỗ trợ đào tạo cần phải hướng tới giúp DNNVV đạt tiêu chuẩn toàn cầu như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, OSHA 1800, để thông qua đó các doanh nghiệp được tăng cường các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, quản lý dự án cũng như thường xuyên được cung cấp các thông tin về cơ hội thị trường và các chính sách kinh tế. Chính phủ cũng cần tìm hiểu mong muốn của các doanh nghiệp, từ đó cung cấp các chương trình đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Những nỗ lực này đảm bảo rằng các doanh nghiệp địa phương có khả năng hấp thụ cần thiết để tạo ra và hưởng lợi từ các mối liên kết giữa các nhà cung cấp với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Xây dựng Chương trình nâng cấp năng lực ngành cũng là một biện pháp hữu hiệu để phát triển năng lực DN. Chương trình này nên thực hiện thí điểm ở một ngành cụ thể, ví dụ công nghiệp điện tử, và sau đó mới nên mở rộng sang các lĩnh vực khác. Sáng kiến nay đã được Singapore thực hiện khá thành công. Theo đó, Chính phủ cần


hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tiếp thị và các kiến thức về quá trình kinh doanh từ các DN FDI cho các DNNVV trong nước. Các chương trình này ban đầu cần tập trung nâng cao hiệu quả trong các chức năng chung của DNNVV trong nước chẳng hạn như lập kế hoạch sản xuất và kiểm kê hàng tồn kho, xây dựng nhà máy, kỹ thuật kiểm soát tài chính và quản lý, từ đó DN có khả năng hấp thụ được các công nghệ được chuyển giao từ DN FDI. Đồng thời, việc xây dựng các chương trình nâng cấp năng lực ngành công nghiệp cũng nên có sự tham gia của các DN FDI nhằm định hướng các DNNVV phát triển phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn của các đối tác FDI.

d. Tăng cường chất lượng và khuyến khích sử dụng hạ tầng tại các khucông nghiệp

Trong luận án này, tác giả đã tìm thấy bằng chứng của việc đặt cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp giúp tăng cường khả năng liên kết và tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu của DN (bảng 4.12, 4.13). Báo cáo của Vụ quản lý khu kinh tế (2020) cũng cho thấy, các khu công nghiệp đã có tác động tích cực tới việc hình thành các liên kết ngành và liên kết vùng, tạo tiền đề cho các DN tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, phát triển khu công nghiệp có thể được xem là một yếu tố quan trọng giúp tăng cường khả năng hình thành liên kết và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho các DNNVV Việt Nam.

Theo thống kê của Vụ quản lý khu kinh tế (2020), tính đến nay, Việt Nam có 369 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 114 nghìn hecta, thu hút được hơn 10 nghìn dự án FDI với tổng số vốn đăng ký gần 200 tỷ đô la Mỹ. Giá thuê đất trung bình ở các khu công nghiệp Việt Nam hiện dao động trong khoảng 100-149 đô la Mỹ

/m2, tương đối thấp so với mức 180 đô la Mỹ/m2 ở một số thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải. Chỉ số giá đất công nghiệp của tại TP Hồ Chí Minh cũng ở thấp hơn so với các thành phố khác như Jakarta, Thượng Hải, Kuala Lumpur và Bangkok (Trang Lê, Hưng Nguyễn, 2018). Có thể thấy Việt Nam đang có lợi thế trong việc thu hút dòng vốn FDI khi các công ty đa quốc gia đang nỗ lực cắt giảm chi phí hoạt động, từ đó tăng cơ hội hình thành liên kết giữa DN trong nước và các DN FDI.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Xây dựng (2020), cơ sở vật chất và nhà xưởng tại các khu công nghiệp còn bộc lộ nhiều yếu kém, hệ thống hạ tầng kết nối còn thiếu đồng bộ. Vì vậy, vấn đề đề cần ưu tiên không chỉ là nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp mà còn phải xem xét đến cả các cơ sở hạ tầng giao thông


vận tải để có thể DN nhận thấy lợi ích từ các khu công nghiệp không chỉ là những ưu đãi về thuế hay đầu tư trong ngắn hạn, mà còn mang tính chất dài hạn khi giúp DN tối ưu hóa hoạt động. Quy hoạch các dự án đầu tư khu công nghiệp cần được tích hợp trong tổng thể quy hoạch về cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục để có thể vừa tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, trao đổi của các DN, vừa tạo điều kiện cho người lao động làm việc cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

Các khu công nghiệp cần được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn quốc tế để có thể thu hút được các DN trong và ngoài nước. Đồng thời, bên cạnh việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng của các khu công nghiệp, cần nâng cao chất lượng quản lý, cắt giảm các thủ tục hành chính để cắt giảm chi phí và tăng cường hiệu quả hoạt động cho các DN, từ đó khuyến khích DN nói chung và DNNVV đặt cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp.

e. Cải thiện chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh

Đánh giá ở phần 3.2.3 cho thấy sự thiếu hiệu quả của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp các thông tin, chương trình hỗ trợ cho DNNVV là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng yếu kém trong liên kết và tham gia chuỗi của các DNNVV này. Đồng thời, mô hình định lượng (bảng 4.12, 4.13) đã cho thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của chất lượng môi trường thể chế (đại diện bởi chỉ số PCI) và mức độ cạnh tranh của ngành kinh doanh (đại diện bởi chỉ số HHI) tới khả năng liên kết của DN. Không chỉ vậy, những nhóm biến này cũng đã được chứng mình cũng góp phần đẩy mạnh hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam (bảng 4.9).

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thể chế, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng có thể tạo đà vững chắc cho các DNNVV tham gia vào liên kết với DN FDI cũng như các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có sự ổn định về mặt chính trị tương đối tốt với chế độ một Đảng lãnh đạo. Theo đánh giá của WB (2020b), chỉ số về mức độ thuận lợi kinh doanh Ease of Doing Business của Việt Nam đang đứng thứ 68 trên tổng số 190 quốc gia và vùng lãnh thổ được nghiên cứu với điểm số cao hơn mặt bằng chung của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cũng như các nước láng giềng như Indonesia, Philipines và Lào. Việc đăng ký tài sản cũng tương đối dễ dàng và nhanh gọn, chi phí thấp, đứng thứ 63/190. Thậm chí, việc xin cấp phép xây dựng được diễn ra nhanh chóng, hạng 20/190. Trong thời gian qua, mặc


dù Việt Nam đã có nhiều cải tiến trong quy trình khai và nộp thuế khi sử dụng hệ thống điện tử, giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, theo ước tính DN vẫn phải mất khoảng 384 giờ để hoàn thành các thủ tục nộp thuế, một mức tương đối cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới (WB 2020b)

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo này, chi phí và thời gian mà DN phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam còn tương đối cao. Ngoài ra, một thực tế là tính thực thi pháp luật của Việt Nam còn tương đối yếu, đặc biệt là về quyền sở hữu trí tuệ, khiến các DN FDI có tâm lý e ngại khi liên kết và chuyển giao công nghệ cho đối tác trong nước.

Do đó, để khuyến khích hình thành các liên kết và tạo điều kiện cho DNNVV tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần phải đẩy mạnh và thực hiện nghiêm các biện pháp thực thi quy định của pháp luật để doanh nghiệp có vốn nước ngoài thật sự yên tâm về quyền sở hữu trí tuệ khi chuyển giao công nghệ và quy trình sản xuất cho các đối tác trong nước.

Đồng thời, chính phủ cần tăng cường sự nhất quán trong thực thi các quy định luật pháp để tránh những tranh tụng xảy ra và phần thua thiệt là phía doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần hoàn thiện các quy định, thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và với mức chi phí thấp.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh nền tảng Chính phủ “một cửa” để tránh việc DN phải nhiều lần khai các thông tin giống nhau vào các biểu mẫu của các cơ quan khác nhau, từ đó tiết kiệm thời gian chi phí cho DN. Chính phủ cũng cần tiếp tục cải cách về quy trình hoàn thuế VAT, cũng như vấn đề miễn thuế đối với các nguyên liệu được gia công bên ngoài để sản xuất hàng hóa xuất khẩu- một vấn đề mà doanh nghiệp khá quan tâm hiện nay. Bởi theo ý kiến của Kocham tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2019, việc miễn thuế này sẽ tạo điều kiện cho các DNNVV trong ngành công nghiệp hò trợ phát triển, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế.

f. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong nghiên cứu này, chất lượng nguồn nhân lực đã được khẳng định là có tác động tích cực tới hoạt động liên kết và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Đánh giá thực trạng trong chương 3 (mục 3.2.3 và 3.3.4) cho thấy, sự thiếu đầu tư vào nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng liên kết và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Kết quả hồi quy tại bảng 4.12,


4.13 chỉ ra rằng, chênh lệch chất lượng nguồn nhân lực của DNNVV so với DN FDI càng nhỏ thì càng giúp DNNVV dễ dàng liên kết với các DN FDI. Kết quả phân tích hồi quy (bảng 4.9) cũng khẳng định tỷ nguồn nhân lực qua đào tạo là một nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy các hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Vì vậy, nâng cao chất lượng lao động cũng là một vấn đề cần được ưu tiên.

Theo báo cáo của WB (2020a), Việt Nam đang thiếu lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học, lao động có kỹ năng, dẫn tới năng suất của các DN Việt Nam đang ở mức khá thấp so với khu vực và quốc tế. Hệ thống giáo dục đào tạo còn chưa theo kịp xu hướng của thị trường lao động, còn tương đối lạc hậu và nặng lý thuyết, thiếu thực hành.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết cần tập trung cải cách hệ thống giáo dục. Song song với nỗ lực của hệ thống công lập, cần tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân cũng như lấy ý kiến của người học và các đơn vị tuyển dụng để có thể xây dựng được các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ bậc phổ thông và mở rộng nhiều hình thức đào tạo để người học có nhiều sự lựa chọn, từ đó tăng khả năng tiếp cận giáo dục và phát triển được kỹ năng người lao động.

Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua đào tạo, đồng thời khuyến khích giáo viên học hỏi các kỹ năng nghề nghiệp như xây dựng bài giảng trực tuyến để phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay với những bất ổn do bệnh dịch (như Covid 19) đem lại.

Không chỉ vậy, cần tăng cường hoạt động kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục theo các tổ chức kiểm định trong và ngoài nước nhằm đưa chất lượng giáo dục của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, từ đó nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tích cực vào hiệu quả của nền kinh tế và sự phát triển của các doanh nghiệp.

5.3.1.2 Các đề xuất chính sách liên quan tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong nghiên cứu này, mặc dù NCS tiến hành phân tích từ góc độ của các DNNVV về ảnh hưởng của liên kết cũng như khả năng hình thành liên kết, song qua


kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới được đề cập ở phần 5.2, NCS nhận thấy một số vấn đề cần lưu ý trong xây dựng các chính sách liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo tiền đề cho sự hình thành mối liên kết giữa hai khu vực doanh nghiệp.

a. Lựa chọn các dự án đầu tư có tiềm năng liên kết

Lý thuyết và thực tiễn nhiều quốc gia cho thấy, liên doanh là hình thức mang lại nhiều lợi ích cho cả đôi bên, cả nhà đầu tư nước ngoài và đối tác trong nước. Đồng thời các DN liên doanh cũng có tiềm năng liên kết với các DN trong nước cao hơn so với các DN 100% vốn nước ngoài (Nguyễn Thị Thùy Vinh và cộng sự, 2017). Mặc dù liên doanh không hoàn toàn chỉ mang lại lợi ích mà cũng có nguy cơ xung đột giữa các đối tác nội và ngoại, đặc biệt là trong trường hợp đối tác trong nước có tầm vóc không tương xứng với các đối tác ngoại, dẫn tới sự mâu thuẫn, xung đột lợi ích.

Vì vậy, để có thể giúp các DN liên doanh thật sự phát huy hiệu quả trong việc tạo kết nối với nền kinh tế trong nước, trước hết cần phải tạo nền tảng vững chắc cho các liên doanh này. Cụ thể, cần có một cơ quan chuyên trách trong việc chọn lọc và đề cử các doanh nghiệp có thực lực với các đối tác nước ngoài. Điều này giúp tăng tỷ lệ thành công và lâu bền của liên doanh khi đối tác nội không bị áp đảo cũng như có đủ năng lực để tạo niềm tin cho đối tác ngoại. Bên cạnh đó, cũng cần có sự giám sát từ phía Chính phủ nhằm giảm thiểu những rủi ro của liên doanh như khai khống vốn, rút lãi về thông qua chuyển giá, trả lương cao cho nhân viên nước ngoài, hay thao túng sổ sách, báo lỗ để cuối cùng có thể khiến đối tác Việt Nam phải bán lại cổ phần. b. Cân nhắc các ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài tham gia liên kết với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có thể nói trong những năm gần đây, ưu đãi cho các dự án đầu tư nói chung và dự án FDI nói ngày càng trở nên cởi mở, có thể kể đến như đãi cho các dự án đầu tư mở rộng và ưu đãi cho các dự án FDI quy mô lớn sử dụng nhiều nhân công. Luật Đầu tư 2020 đã cho thấy chủ trương tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện, khuyến khích các hoạt động đầu tư, đặc biệt là các dự án có thể mang lại những ảnh hưởng tích cực trên quy mô lớn tới kinh tế xã hội. Cụ thể, điều 16 của Luật Đầu tư 2020 đã chỉ rò, các hoạt động đầu tư được ưu đãi bao gồm cả các hoạt động sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành. Các hỗ trợ mà DN có thể nhận được bào gồm các hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, hỗ trợ đào tạo, tín dụng, tiếp cận cơ sở hạ tầng, khoa học, kỹ thuật,

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí