Sơ Lược Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển:


gần 5.900 ha. KCN lớn nhất là Maptaphut diện tích 1.180 ha. Bên cạnh đó cũng có những khu diện tích nhỏ vài chục ha. Các ưu đãi dành cho các nhà đầu tư vào các KCN Thái Lan được xác định theo vùng ưu đãi đầu tư. Vùng III là vùng được nhiều ưu đãi nhất. Đồng thời Thái Lan cũng quy hoạch ngành theo vùng ưu đãi đầu tư. Nhiều ngành công nghiệp không được phép đầu tư vào vùng I mà chỉ được vào vùng II hoặc III. Ví dụ ngành sản xuất các sản phẩm cao su, ceramic, sứ, kính và chế tạo dụng cụ… không được vào vùng I. Ngành sản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật, nước uống coca, đường ăn, sản phẩm may mặc thông thường, lưới đánh cá… chỉ được đặt ở vùng III. Nhìn chung các ngành cần nhiều lao động giản đơn, dễ gây ô nhiễm, cần sử dụng nhiều nguyên liệu của ngành nông nghiệp được quy hoạch xa Bangkok và 5 tỉnh lân cận. Đây là những kinh nghiệm đáng quý đối với Việt Nam trong việc thu hút đầu tư theo quy hoạch và bố trí các cơ sở công nghiệp.

- Trung Quốc là nước láng giềng gần gũi có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về vị trí địa lý và kinh tế xã hội. Những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách quản lý đối với các KCN- KCX cần được Việt Nam nghiên cứu và vận dụng sáng tạo. Mục tiêu xây dựng các KCN-KCX của Trung Quốc không hoàn toàn giống với các nước khác trong khu vực. Đối với Trung Quốc, ngoài những mục tiêu tương tự các nước khác – các KCN-KCX được xây dựng là để mở cửa từng phần nền kinh tế trong nước cho hệ thống mậu dịch và tài chính quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại và trao đổi công nghệ, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN. Đây là một đòi hỏi khách quan của quá trình thực hiện bốn hiện đại hoá, và được coi là một bước phát triển thí điểm về tiến hành hiện đại hoá XHCN bằng cách nới lỏng một phần sự quản lý nhà nước, sự kiểm soát của chính phủ và chấp nhận đầu tư một cách thận trọng.


Tóm lại, để thu hút đầu tư trong nước và đặc biệt là đầu tư nước ngoài theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đảm bảo kiểm soát được môi trường, tiết kiệm đất đai, phân bố lực lượng sản xuất hợp lý, đa số các nước đều đã cố gắng lựa chọn những địa điểm thuận lợi, thích hợp, để xây dựng các KCN-KCX. Bên cạnh đó, tại các nước này nhiều chính sách khuyến khích đã được áp dụng rộng rãi trong các KCN-KCX như các ưu đãi về tài chính, thuế, giá thuê đất... nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư và có những biện pháp cụ thể để thực thi các chính sách đó. Nhìn chung, kinh nghiệm xây dựng và phát triển các KCN-KCX hay đặc khu kinh tế cho thấy đây thực sự là những công cụ thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tếâ rất hiệu quả. Những kinh nghiệm này nói chung đã đem lại cho Việt Nam nhiều bài học bổ ích như việc xây dựng chiến lược phát triển các KCN-KCX phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của nước mình, phải có những bước đi thích hợp trong từng thời kỳ; các ưu đãi đối với các KCN-KCX phải đảm bảo tính cạnh tranh cao, xây dựng môi trường đầu tư phải hấp dẫn; bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, có hiệu quả với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt; hệ thống pháp luật phải ổn định, dễ hiểu và thông thoáng… Chúng ta cần, không chỉ nhìn vào những thành công mà đặc biệt phải nghiên cứu những bài học thất bại. Tại một số nước những khoản tiền khổng lồ đã được sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các KCN-KCX và cũng không biết bao giờ những khoản chi tiêu khổng lồ này mới thu về được. Tại Việt Nam trong khi tiềm năng to lớn của nhiều KCN-KCX chưa được khai thác hết, liệu chúng ta có nên tiếp tục ồ ạt thành lập các KCN-KCX nữa hay không? Chưa kể đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các KCN-KCX trong khu vực, ngay giữa các địa phương trong nước cũng đã bắt đầu diễn ra sự cạnh tranh khá gay gắt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.


Trong những phần tiếp sau đây luận văn xin trình bày cụ thể bứùc tranh toàn cảnh về các KCN-KCX Việt Nam.‌‌


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2001

2.1. Tổng quan về các KCN -KCX Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển:

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 5


Thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, tình hình kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế giữa các nước, các khu vực đang có những biến chuyển nhanh chóng và sâu sắc do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cũng như tình hình chính trị thế giới. Để nhanh chóng thích ứng với những biến đổi ấy, ở nhiều nước đã diễn ra quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tận dụng tốt nhất những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với tất cả các nước. Phù hợp với trào lưu chung đó, ở nước ta cải cách kinh tế theo hướng "mở cửa" đã đạt được những thành tựu quan trọng. Vào thời điểm khi nền kinh tế đang đi dần vào thế ổn định, vấn đề tăng nhanh vốn đầu tư để duy trì và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, khắc phục nguy cơ tụt hậu về phát triển giữa nước ta và các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực được đặt ra hết sức cấp bách. Khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài là giải pháp chính để giải quyết vấn đề trên. Nhưng trong khi nguồn đầu tư trong nước còn hạn chế, thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn hơn và đáp ứng ngay được yêu cầu xây dựng các công trình quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chính sách "mở cửa" tại Việt Nam. Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội Việt Nam chính thức ban hành ngày 29/12/1987 và đã được sửa đổi nhiều lần qua từng thời kỳ, đã tạo ra môi trường pháp lý cần thiết cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo Luật Đầu tư, nhà nước Việt Nam cam kết bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư vốn,


bảo đảm cho tiền vốn và tài sản của họ không bị quốc hữu hoá hoặc bị tịch thu trong quá trình hoạt động; khuyến khích đầu tư thông qua các điều kiện ưu đãi về thuế, bao gồm miễn, giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và các điều kiện thuận lợi khác về cư trú, đi lại ở Việt Nam… Luật Đầu tư nước ngoài bảo đảm đối xử công bằng đối với tất cả các đối tác nước ngoài, khuyến khích họ đầu tư vào tất cả các hình thức, từ hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao để xây dựng, khai thác các công trình hạ tầng… Cũng theo Luật Đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự quản lý của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư – nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài. Nội dung quản lý bao gồm: xúc tiến đầu tư, hình thành dự án, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư, quản lý doanh nghiệp sau khi cấp giấy phép đầu tư.

Với nền tảng pháp lý nói trên, cuối thập kỷ 80, Việt Nam đã tích cực tìm kiếm các giải pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài như thu hút vốn, kỹ thuật, tạo việc làm, mở rộng thị trường để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Năm 1991 chúng ta bắt đầu triển khai xây dựng mô hình KCN-KCX. Việc thành lập KCN-KCX để tăng năng lực xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của nước ta trong nền kinh tế thế giới và khu vực, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế Việt Nam, là bước phát triển mang tính logic của các chính sách phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và hợp tác đầu tư nước ngoài nói riêng.

Quá trình hình thành và phát triển các KCN Việt Nam có thể chia làm hai giai đoạn chính. Giai đoạn đầu, từ năm 1991 – 1994. Đây là giai đoạn thử


nghiệm mô hình KCN và từng bước xây dựng khuôn pháp lý cho việc quản lý và hoạt động của KCN. KCN đầu tiên được thành lập là KCX Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh; kế đó là KCN Tân Trung – năm 1992, cũng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 4 năm từ 1991 đến 1995, trên cả nước chỉ thành 12 KCN – KCX.

Giai đoạn hai bắt đầu từ 1996 đến nay. Trong giai đoạn này, đặc biệt là trong các năm 1996,1997,1998, các KCN được thành lập với một tốc độ rất nhanh chóng. Trên phạm vi cả nước, giai đoạn này có tới gần 60 KCN - KCX được thành lập. Trong đó có tới 51 KCN - KCX thành lập trong các năm 1996 - 1998. Sau hơn 10 năm phát triển mô hình KCN – KCX, đến hết năm 2002, cả nước đã có 72 KCN – KCX với quy mô và trình độ khác nhau.

Tại các KCN - KCX của Việt Nam, cũng hình thành các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh gồm các công ty phát triển hạ tầng, các DN-KCN và để thực hiện quản lý các KCN – KCX, Nhà nước Việt Nam đã lập ra Ban quản lý KCN – KCX.

* Công ty phát triển hạ tầng KCN:


Theo Nghị định 36/CP của Chính phủ, các công ty phát triển hạ tầng KCN có quyền và nghĩa vụ sau:

- Các quyền của công ty phát triển hạ tầng KCN: Vậân động đầu tư vào KCN trên cơ sở quy hoạch phát triển đã được duyệt; Cho các doanh nghiệp thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng; Cho các doanh nghiệp KCN thuê hoặc bán nhà xưởng do công ty phát triển hạ tầng xây dựng trong KCN; Kinh doanh các dịch vụ trong KCN phù hợp với quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh; Aán định giá cho thuê lại đấtâ đã xây dựng kết cấu hạ tầng, giá bán/ cho


thuê nhà xưởng, phí dịch vụ … với sự thoả thuận của Ban quản lý KCN cấp tỉnh.

- Nghĩa vụ của các công ty phát triển hạ tầng KCN: Lập và trình đề án tổng thể về phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong KCN và nêu nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngoài KCN liên quan để các cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ lập kế hoạch phát triển; Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo đúng quy hoạch, thiết kế và tiến độ được duyệt; Duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng KCN trong suốt thời gian hoạt động của công ty; Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi sinh, môi trường; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho Bản quản lý KCN.

Doanh nghiệp KCN:

Theo Nghị định 36/CP của Chính phủ, các DN-KCN có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Các quyền của DN-KCN: Thuê lại đất trong KCN; Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng, các dịch vụ KCN; Tổ chức sản xuất kinh doanh theo theo giấy phép; Xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định của pháp luật; Thuê các tiện ích công cộng, các phương tiện sản xuất kinh doanh ngoài KCN; Trong thời hạn được phép kinh doanh, DN-KCN có chuyển nhượng phần vốn của mình theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Các nghĩa vụ của DN-KCN: Tuân thủ pháp luật, Quy chế KCN-KCX KCNC, Điều lệ quản lý KCN…; Đăng ký với Ban quản lý KCN cấp tỉnh về số lượng, khối lượng sản phẩm xuất khẩu tại thị trường trong nước; Thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước; Tuân thủ các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi sinh môi trường và phòng chống cháy nổ; Báo cáo định kỳ với Ban quản lý KCN cấp tỉnh.


Các DN-KCN có thể là các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về quan hệ kinh tế, các DN-KCN là khách hàng của các KCN.

Ban quản lý KCN:

Nhằm hỗ trợ các DN-KCN hoạt động thuận tiện và hiệu quả, Chính phủ Việt Nam chủ trương chính sách “quản lý một cửa” tại các KCN bằng cách thành lập các Ban quản lý KCN tại các tỉnh hoặc các Ban quản lý riêng cho một KCN đặc biệt (ví dụ KCN Việt Nam – Singapore). Ban quản lý KCN là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tại các KCN trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Ban quản lý KCN/ Khu công nghệ cao do Chính phủ quyết định thành lập.

Mục tiêu của chính sách “quản lý một cửa” là đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cần thiết để hoàn tất các thủ tục thành lập và hoạt động trong KCN, tránh phiền hà cho các nhà đầu tư.

Theo Nghị định 36/CP của Chính phủ, nhiệm vụ của Ban quản lý KCN được quy định như sau:

- Xây dựng Điều lệ quản lý KCN trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phê duyệt. Trường hợp là Khu công nghệ cao, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê duyệt;

- Tổ chức xây dựng và quản lý việc thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển KCN, bao gồm: quy hoạch phát triển công trhình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân - lao động tại KCN;

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí