Môi Trường Pháp Lý Và Những Ưu Đãi Dành Cho Kcn - Kcx Việt Nam;


- Đôn đốc kiểm tra việc xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt;

- Hỗ trợ vận động đầu tư vào KCN;


- Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép cho dự án đầu tư nước ngoài theo uỷ quyền;

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấùp dịch vụ, hợp đòng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đương sự;

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thoả sước lao động tập thể, an toàn lao động;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ trong KCN;


- Thoả thuận với công ty phát triển hạ tầng KCN trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành;

- Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền; Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo uỷ quyền;

- Được mời đại diện tham dự các cuộc họp của các cơ quan chính phủ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi bàn về sự hình thành, phát triển và quản lý KCN;

- Báo cáo định kỳ về tình hình xây dựng, phát triển và quản ký KCN cho Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý các KCN Việt Nam, các cơ quan Chính phủ có liên quan.


2.1.2. Thực trạng các KCN - KCX Việt Nam.


2.1.2.1. Các loại hình KCN - KCX ở Việt Nam:


Tại Việt Nam, sau nhiều năm phát triển, đến nay đã hình thành 3 loại hình KCN là: Khu Công nghiệp. Khu Chế xuất, Khu Công nghệ cao thành lập theo Quy chế của Khu Công nghiệp. Khu Chế xuất, Khu Công nghệ cao do Chính phủ ban hành. Có thể phân chia các KCN Việt Nam theo các nhóm sau:

Nhóm 1: Bao gồm các KCN được thành lập trên những khuôn viên đã có sẵn một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động. Thuộc nhóm này có Cụm công nghiệp Hoà Khánh – Liên Chiểu (Đà Nẵng) KCN Việt Hương, Bình Đường (Bình Dương), KCN Tân Tạo, Bình Chiểu (Thành phố Hồ Chí Minh), KCN Sài Đồng B (Hà Nội), và một số KCN tại tỉnh Đồng Nai. Các KCN này được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KCN theo đúng quy hoạch mới, đồng thời tạo ra hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt việc phát triển KCN, có điều kiện xử lý chất thải công nghiệp.

Nhóm 2: Bao gồm các KCN được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường, môi sinh, phải di dời các nhà máy, xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thị lớn vào các KCN.

Nhóm 3: Bao gồm các KCN hiện đại và có quy mô lớn xây dựng mới. Thuộc loại hình KCN này hiện có 20 khu, trong đó có 13 khu (kể cả 3 khu chế xuất) do các công ty nước ngoài đầu tư và phát triển hạ tầng theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như KCN Đình Vũ, KCN Nomura - Hải Phòng (Hải Phòng), KCN Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Đài Tư (Hà Nội), KCN Việt Nam - Singapore (Bình Dương), KCN Amata, KCN Loteco (Đồng Nai) v.v... Nhìn chung các KCN này có tốc độ xây dựng hạ tầng tương đối nhanh và chất lượng hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có hệ thống xử lý chất thải công nghiệp tiên tiến, đồng bộ. Một số khu có nhà máy


phát điện riêng, tạo điều kiện hấp dẫn đầu tư đối với các công ty nước ngoài có công nghệ tiên tiến, có khả năng tài chính và làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Khả năng vận động xúc tiến đầu tư vào các KCN này có điều kiện thuận lợi hơn do bên nước ngoài tham gia liên doanh có mạng lưới kinh doanh rộng ở nhiều nước, có kinh nghiệm tiếp thị.

2.1.2.2. Tình hình phân bố và quy mô các KCN – KCX:

Nếu không kể các cụm công nghiệp hình thành từ những năm 60-70 của thế kỷ XX ở miền Bắc hay ở miền Nam trước năm 1975, Tân Thuận với diện tích 300 hecta là KCX đầu tiên được thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 9 năm 1991. Trong thời gian hơn một thập kỷ qua (tính đến 31/7/2002), không kể khu Dung Quất rộng 14.000 ha, trong cả nước đã có tất cả 72 KCN, 3 KCX và 1 khu công nghệ cao được thành lập theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích đất tự nhiên hơn

12.000 ha, trong đó có hơn 8.000 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. Để thấy được tình hình phân bố và quy mô các KCN-KCX, có thể xem Bảng 1.

* Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (bao gồm thành phố Hà Nội và các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Quảng Ninh) có 10 KCN-KCX với tổng diện tích 1.307 ha chiếm 12,5% tổng diện tích các KCN-KCX cả nước, trong đó có một khu công nghệ cao Hoà Lạc. Điều kiện phát triển của vùng này có nhiều thuận lợi hơn so với nhiều vùng khác trong cả nước. Hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cảng biển… tương đối phát triển; có tiềm năng lớn về thị trường, nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động và thuận lợi về cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài.

* Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) có 38 KCN-KCX với tổng diện tích 7.270 ha, chiếm 68% tổng diện tích các KCN-KCX. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn nhất, nhiều lợi thế so sánh, phát triển năng động nhất cả nước; là vùng đã phát triển, có hệ


thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển vào bậc nhất cả nước, gần các vùng nguyên liệu nông nghiệp tập trung quy mô lớn nhất cả nước, có nhiều tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là dầu khí nên đây là vùng có khả năng thu hút được nhiều vốn đầu tư trong nước và FDI.


Bảng 1: TÌNH HÌNH PHÂN BỐ CÁC KCN-KCX VIỆT NAM TÍNH ĐẾN 31/7/2002 VÀ KẾ HOẠCH QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2010



T.T


Vùng

KCN-KCX đã thành lập

KCN theo

quy hoạch đến 2010

Số lượng

Diện tích

(ha)

1

Vùng núi Bắc bộ

3

189

3

2

Vùng kinh tế trọng điểm

Bắc Bộ

10

1.242

16

3

Vùng KTTĐ Trung Bộ

(không tính khu Dung quất)

7

728,6

10

4

Vùng kinh tế trọng điểm

Nam Bộ

38

8.728

39

5

Vùng đồng bằng sông

Cửu Long

7

707

8

6

Vùng Tây nguyên

0

0

3

7

Các vùng khác

7

650

7


TỔNG CỘNG

72

12.244,6

96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 6

Nguồn: Vụ Quản lý các dự án đầu tư nước ngoài - Bộ KH – ĐT


* Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (bao gồm các tỉnh, thành phố Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi) có 7 KCN-KCX với


tổng diện tích 728,6 ha, chiếm 6% tổng diện tích các KCN-KCX. Ngoài ra, tại vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ này Chính phủ đã ra quyết định thành lập khu Dung Quất, thực chất là khu kinh tế tổng hợp rộng 14.000 ha và nghiên cứu để thành lập khu kinh tế mở Chu Lai. Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ có vị trí địa lý thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế và các nước khác. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên tuy không lớn nhưng đa dạng và mới được khai thác ở mức độ thấp. Có bờ biển dài thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản, nhiều vị trí thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển.

Về diện tích, đáng chú ý là hầu hết các KCN - KCX của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Có thể xem bảng sau:


BẢNG 2: QUY MÔ DIỆN TÍCH CÁC KCN - KCX VIỆT NAM


Loại KCN - KCX

Số KCN -

KCX

Tỷ lệ (%)

Quy mô nhỏ (dưới 100ha)

27

40,3

Quy mô vừa (100 – 250 ha)

29

43,3

Quy mô lớn (trên 250 ha)

11

16,4

Nguồn: Vụ Quản lý các dự án đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN–KCX, tính đến hết tháng 12/2001, các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong các KCN - KCX mới chỉ thực hiện được 478 triệu USD và 1.996 tỷ VND (trong tổng số vốn đăng ký là 11.250 triệu USD và 10.956 tỷ VND). Các KCN - KCX đã cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật có thể kể ra là Nội Bài, Thăng Long (Hà Nội), Nomura-Hải Phòng (Thành phố Hải Phòng), Đà Nẵng (Thành phố Đà Nẵng), Tân Thuận, Linh Trung (Thành phố Hồ Chí Minh), Amata, Loteco, Biên Hoà II (Đồng Nai), Việt Nam-Singapore, Việt Hương (Bình Dương)… Phần lớn đây là do các doanh nghiệp có vốn nước


ngoài đầu tư. Còn ở hầu hết các KCN - KCX do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vay tín dụng hoặc vốn ứng trước của doanh nghiệp đều có tiến độ hoàn thành rất chậm, chất lượng công trình còn yếu, khả năng hấp dẫn đầu tư sẽ không cao.

2.1.2.3. Môi trường pháp lý và những ưu đãi dành cho KCN - KCX ViệtNam;

Có thể khái quát những điểm nổi bật, là ưu thế của các KCN - KCX Việt Nam so với các khu vực bên ngoài trong việc thu hút vốn FDI ù như sau:

Môi trường pháp lý ổn định và cơ chế quản lý "một dấu, một cửa":

Định hướng xây dựng và phát triển các KCN-KCX Việt Nam lần đầu tiên đã được thể chế hoá bằng sự ra đời các văn bản pháp quy chính thức - Quy chế Khu chế xuất ngày 18/10/1991. Sau gần 3 năm thực hiện mô hình KCX, để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của KCN, một mô hình kinh tế mới có thể khắc phục được những nhược điểm của KCX, ngày 28/12/1994 Chính phủ đã ban hành Quy chế Khu Công nghiệp. Sau đó, căn cứ vào Luật Đầu tư sửa đổi 1996, ngày 24/4/1997 Chính phủ đã ban hành Quy chế KCN, KCX và KCN cao kèm theo Nghị định số 36/CP. Quy chế này là sự kế thừa có chọn lọc hai bản quy chế cũ về KCX và KCN và có những bổ sung sửa đổi để có thể phù hợp với những bước thay đổi trong tình hình hoạt động thực tế. Đặc biệt cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ" đã được ra đời và triển khai thực hiện đi đầu tại KCX Tân Thuận và Ban Quản lý các KCN-KCX thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được triển khai tại tất cả các KCN-KCX trong cả nước. Sự ra đời của hệ thống các cơ sở pháp lý này là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho hoạt động của các KCN- KCX theo đúng định hướng phát triển Nhà nước. Với hệ thống các văn bản pháp quy như trên các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN-KCX chịu sự quản lý bởi một hành lang pháp lý riêng, thông thoáng hơn so với các doanh


nghiệp nằm ở khu vực bên ngoài. Hiện nay hoạt động đầu tư nước ngoài tại các KCN - KCX có các văn bản pháp luật chính là Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 và bản Quy chế ngày 24/4/1997 nói trên, ngoài ra còn một loạt các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan về quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp tại các KCN, KCX và Khu công nghệ cao. Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, Luật Đầu tư nước ngoài nói chung và Quy chế 24/7/1997 nói riêng được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là thông thoáng và ưu đãi hơn nhiều so với một số nước trong khu vực. Ví dụ như các KCN-KCX trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã được các nhà quản lý tuyên bố “trải thảm đỏ cho đầu tư nước ngoài” bằng chính sách 4 sẵn sàng: sẵn sàng về thông tin, sẵn sàng về mặt bằng, sẵn sàng về nhân lực, sẵn sàng về viễn thông. Sự cố gắng của chính quyền lãnh đạo các địa phương, từ khu vực phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đến phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên trong việc quyết tâm khắc phục những nhược điểm về các mặt từ thủ tục tới các thể chế luật pháp, tính hiệu quả của bộ máy hành chính, tổ chức đều đặn các buổi đối thoại với cấp lãnh đạo chính quyền cao nhất giúp các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc... đã tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài những ấn tượng rất mạnh và thuyết phục về một đất nước năng động, không bảo thủ, hứa hẹn một địa chỉ đầu tư hấp dẫn.

Những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các KCN-KCX nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Chính sách phát triển KCN-KCX được hiểu là các quyết định về thu hút vốn đầu tư theo quy hoạch xác định phù hợp với phát triển kinh tế của đất nước, đảm bảo sự phân bố hợp lý về lực lượng sản xuất, sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực như vốn, đất đai, nguồn tài nguyên, lao động…; về tài chính, thương mại, ngân hàng, ngoại hối, giá cả, cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nhằm thực hiện chủ trương phát


triển công nghiệp, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Điều quan trọng nhất là chính sách phát triển KCN-KCX phải đảm bảo mục tiêu đề ra của đất nước nhưng cũng phải đảm bảo tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư thì mới có thể thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài.

Tại Việt Nam, những chính sách ưu đãi do Nhà nước ban hành, được áp dụng chung cho tất cả các KCN-KCX trong cả nước. Mặt khác, tại mỗi địa phương, tùy từng điều kiện cụ thể và tuỳ thuộc vào những lý do khác nhau đã có những chính sách riêng để thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN- KCX của mình. Những chính sách này là sự cụ thể hoá những chính sách của Nhà nước được áp dụng một cách thông thoáng hơn và phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của mỗi KCN-KCX. Những chính sách này đã đem lại những hiệu quả rò rệt, chứng tỏ sự năng động sáng tạo của các nhà quản lý địa phương trong công tác vận động, thu hút đầu tư nước ngoài. Sau đây là một số ví dụ điển hình.

Một số chính sách ưu đãi áp dụng trong KCN Dung Quất:

Đến nay đã gần 6 năm trôi qua kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cho phép thành lập KCN Dung quất – KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích 14.000 ha nằm trên lãnh thổ hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đây sẽ là một KCN lọc hoá dầu đầu tiên của cả nước, khu tập trung các ngành công nghiệp quy mô lớn, gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai và đô thị mới Vạn Tường; là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong chiến lược phát triển cân đối vùng lãnh thổ. Chủ trương xây dựng KCN Dung Quất của Chính phủ đã gây nên sự hoài nghi tranh cãi của một số nhà đầu tư nước ngoài đang dự định đầu tư vào lĩnh vực khai thác và chế biến dầu mỏ của Việt Nam - trong đó có một số tập đoàn công nghiệp khổng lồ của thế giới đã rút lui. Không phải là không có căn cứ cho những lập luận nghi ngờ này. Nói về quy hoạch,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí