Xác Định Những Truyện Có Xuất Hiện Chi Tiết Giấc Mơ


trong Con gái thủy thần: “Tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Có lần mơ thấy đi cày, cày hết chân ruộng Gò mả ngụy thì đến xã, cứ cày mãi, dân thị xã phải dắt nhau chạy. Có lần mơ thấy đào đá ong, xắn phải ngón chân cái, một lúc sau ngón chân lại tự mọc ra, lại xắn lần nữa, cứ thế vài chục lần, lần nào cũng đau lắm... Ðại để giấc mơ của tôi là thế, toàn những việc làm hàng ngày, chẳng ra gì cả” [110; 70]. Tất nhiên, sự lặp lại của những kí ức đời thường này không nguyên vẹn mà đôi khi đứt đoạn hoặc méo mó lắp ghép. Giấc mơ của con người có khi cũng là kết quả của niềm khao khát, mong mỏi chảy bỏng đến tận cùng của nhân vật. Có những điều nó ám ảnh nhân vật hàng ngày rồi nó đi cả vào trong giấc mơ. Nó không chỉ tồn tại trong ý thức của con người mà còn xuất hiện cả trong vô thức. Trong Phẩm tiết, vua Gia Long: “mơ màng gục đầu xuống bàn ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy, nhà vua không thấy Vinh Hoa đâu nữa…Ít lâu sau người ta vớt được xác phụ nữ quí tộc…Vua Gia Long cho người lên xem xét, nhận ra người chết giống hệt Ngô Thị Vinh Hoa” [110; 165]. Thời gian thông thường bị phá vỡ, do vậy, kết cấu dòng ý thức ở nhiều truyện ngắn là hệ quả của việc tạo ra một thời gian trần thuật chỉ phụ thuộc vào thời gian tâm trạng, vào dòng tâm tư của nhân vật. Ở đây, người kể chuyện đã xáo tung thời gian để tạo ra những mảnh vỡ đời sống.

Trong Giọt máu, Phong mơ một giấc mơ hãi hùng: “thấy mình lạc vào địa ngục. Một cái vạc to lửa cháy bùng bùng, những con quỷ dạ xoa mặt đen tóc dài đang chụm củi đun. Trong vạc, những người bị xích xiềng rên la thảm thiết. Phong thấy một người bảo: "Ta là Phạm Ngọc Liên đây" [110; 269]. Cả cuộc đời Phong đã làm biết bao nhiêu việc ác, biết bao nhiêu việc thất đức lại sống phong tình gió trăng. Phải chăng giấc mơ hãi hùng kia, là quả báo mà Phong sẽ nhận được sau này, nó mang đậm dấu ấn của thuyết “nhân quả” của Phật giáo: “Những kẻ gieo gió ắt sẽ gặp bão!”.


Hình ảnh “trái tìm mềm mại, ướt át, phập phồng rơi trên đất lạnh và ngôi nhà có cửa sổ rộng” chập chờn hiện về trong giấc mơ của nhân vật “tôi” trong Chuyện tình kể trong đêm mưa đúng như nhân vật nhận định: “là nỗi ám ảnh thân phận tình yêu đôi lứa của hai người”. Mối tình ấy đẹp đẽ biết bao nhưng cuối cùng vẫn tan vỡ.

Để xác định thời gian đồng hiện, chúng tôi tiến hành khảo sát những truyện có xuất hiện chi tiết giấc mơ:

Bảng 1. Xác định những truyện có xuất hiện chi tiết giấc mơ


Tác phẩm

Nội dung hoặc câu trích


1. Chảy

đi sông ơi

“Tôi mê lịm đi, thấp thoáng nghe có tiếng ai như đang tâm sự với mình: “Năm nay

Hà Bá chưa bắt người nào! Tiếng phụ nữ thất thanh. Tôi ngất lịm đi, thấy cả bầu trời sập xuống” [110; 10].


2. Cún

“Gần đây, Cún tự dưng lo sợ, lo sợ một cái gì đấy vô hình. Cũng chẳng hiểu sao

Cún hay nhớ, hay mơ đến cô Diệu: cô chủ nhà, bán hàng ở chợ, người lúc nào cũng thơm nức nước hoa, băng phiến…” [110; 35].


3. Không có vua

Giấc mơ của Khảm: đi giết lợn, giết mãi không chết, con lợn cứ nhe răng cười, thế là bị đuổi đi dọn cả một bể cứt. Bể cứt xây xi măng, kích thước 10 x 6 x 1,5 mét,

dung tích 90 khối” [110; 53].


5.Những người thợ xẻ

Giấc mơ về cầu vòng bảy sắc: “Giấc ngủ đến ngay với mơ, tôi thấy năm anh em thợ xẻ chúng tôi đi trên một cái cẩu vồng bảy sắc. Những thiên sứ chạy ra đón chúng

tôi, áo xanh, áo đỏ tung bay phấp phới” [110; 119].


6. Những ngọn gió Hua Tát

Con thú lớn nhất: “Lão đã nhìn thấy nó. Cái con công ấy đang múa. Kìa, đôi chân con công di chuyển nhẹ nhàng về phía bên phải, cái đuôi xòe thành đường tròn lại

dịch về phía bên trái” [110; 292].


7.Tâm hồn mẹ

Trong giấc mơ, Đăng thấy Thu với nó đứng ở trên cao. Ở đấy nhìn xuống thấy

người bé xíu, những chiếc ô tô cũng bé xíu. Gió lồng lộng, Thu cười nắc nẻ, hàm răng trắng bóng. Thu bảo: Này Đăng, tao sẽ đi trên khoảng không ” [110; 230].


8. Huyền thoại phố phường

Hạnh ngủ thiếp đi, tay nắm chặt chiếc vé bất hạnh. Trong giấc ngủ, cứ chập chờn hình ảnh pho tượng đồng đen cao lớn.…Hạnh nghe rõ cả âm thanh loạt soạt những

tờ giấy bạc” [110; 238].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 9




9. Giọt máu

“Thiều Hoa bảo: "Ðêm qua tôi nằm mơ thấy lão Tân Dân về gọi thằng Hạnh, thấy

lão Tân Dân đưa cho thằng Hạnh một thùng sắt tây qua phía hàng rào” [110; 266].

10. Chuyện tình kể trong đêm mưa

Trong giấc mơ, tôi cứ chập chờn về hình ảnh trái tim mềm mại, ướt át, phập phồng

rơi trên đất lạnh và ngôi nhà nhỏ có cửa sổ rộng. Những hình ảnh ấy phải chăng là nỗi ám ảnh thân phận tình yêu đôi lứa của hai người?” [110; 403].


Nhận xét: Thời gian giấc mơ đa phần là thời gian ảo, khó xác định điểm nhìn. Trong đồng hiện thời gian, vai trò của những giấc mơ với độ nhoè của ảo giác tỏ ra quan trọng. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng phổ biến chi tiết giấc mơ. Có 10 truyện/tổng số 50 truyện (chiếm 20%), trong đó tác giả có sử dụng chi tiết giấc mơ. Giấc mơ trở thành phương thức tự sự hiệu quả để đi vào thế giới tâm linh của con người, để mở rộng biên độ thời gian. Sống trong một cuộc sống tù túng, bị bóp nghẹt những khao khát, những đam mê hoài vọng, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không còn cách nào khác, họ tìm đến giấc mơ như một sự nới rộng không gian sống cho chính mình. Nhiều truyện chỉ là những mảnh vỡ rời rạc được ghép nối bên nhau theo kiểu dòng ý thức hỗn độn, vô thức; những mẩu suy nghĩ, hồi ức của các nhân vật được lắp ghép theo kiểu đánh số thứ tự, nhưng không theo một trật tự bên trong nào. Cách thiết kế văn bản tác phẩm vì vậy cũng mang đậm dấu ấn hậu hiện đại. Những trích đoạn về cuộc sống của nhân vật, về tuổi thơ, những mẩu đối thoại, hồi ức, những ám ảnh, giấc mơ giữa ban ngày…do đó đều là sản phẩm của trí tưởng tượng. Hiện thực trong tác phẩm là một hiện thực không đáng tin cậy. Không gian nghệ thuật của tác phẩm là một thế giới hỗn độn, ảo giác.

2.2. Thời gian tâm trạng


Phan Ngọc nhận định: “Cái hay của văn học Việt Nam cũng như của nghệ thuật Việt Nam là nó thiên về tâm trạng, nó chú ý đến tâm trạng từng người, trong từng hoàn cảnh” [74; 217]. Chú ý đến lịch sử tâm hồn hơn là lịch sử sự kiện, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra thời gian tâm trạng để có thể khám phá thế giới bí ẩn bên trong con người. Thời gian lần về qua cái nhìn hồi cố, hay cái nhìn trải nghiệm của nhân vật, để nhân vật được sống với bản thể của chính mình có khi để chiêm nghiệm thực tại, chối từ hiện tại. Có thể nói, nhà văn đã quan tâm đến cái chủ quan, cái bí ẩn sâu xa nhất trong tâm lí con người đến độ sắc nhạy. Bên cạnh đó, sự phá vỡ cấu trúc trần thuật truyền thống, hay sự xáo trộn các bình diện thời gian trong truyện ngắn của ông, còn mang tính chất của sự thể nghiệm hình thức. Ở đây, chúng tôi sẽ khảo sát thời gian tâm trạng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên hai nét lớn: cái nhìn hồi cố; và cái nhìn trải nghiệm.

2.2.1. Cái nhìn hồi cố

Có thể xem Tướng về hưu là truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp, ngay ở truyện ngắn này, tác giả đã dành khá nhiều đoạn để miêu tả cái nặng nề của thời gian tâm trạng qua cái nhìn hồi cố: “Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhoà, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi” [110; 14]; “Tôi quay lại đoạn kể cha con tôi bàn việc gia đình”… “Tôi cũng không hiểu sao hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội” [110; 14]. Chính vì vậy, tác phẩm là chuỗi hồi ức, những kỉ niệm buồn đau về hình ảnh một người cha mang áo người lính: Tính chất hồi ức đã chi phối giọng điệu, tạo ra một kiểu thời gian chồng chéo đan cài vào nhau trong dòng chảy gần như dòng ý thức triền miên trong suốt 15 trang sách [110; 14-30]. Sở dĩ chúng tôi chọn tác phẩm này để nghiên cứu thời gian tâm trạng bởi mấy lí do sau đây:


Thứ nhất, do tính chất hồi ức nên vấn đề nghệ thuật thời gian ở đây được thể hiện rất đậm đặc.

Thứ hai, qua cái nhìn hồi cố của nhân vật ở thì hiện tại đã cho ta thấy hiện thực xã hội những năm 80, về cuộc sống cũng như về con người khi vừa bước ra khỏi cuộc chiến, ở đấy, “nó đã lòi ra cái tâm lí vụ lợi nhố nhăng sắng sít một cách khinh bạc” [77; 10].

Thứ ba, tác phẩm cũng đánh dấu một bước đổi mới về nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam đặc biệt trên phương diện tổ chức thời gian nghệ thuật.

Tướng về hưu thời gian cốt truyện hơn một năm, theo văn bản truyện ta có thể xác định cụ thể qua dòng trần thuật: “Trên đây là những sự việc lộn xộn của hơn một năm cha tôi nghỉ hưu mà tôi chép lại” [110; 30]. Như vậy, cột mốc đánh dấu thời gian bắt đầu từ khi tướng Thuấn về hưu và kết thúc bằng bức điện của ông Chưởng báo tin: “Thiếu tướng Nguyễn Thuấn, hy sinh khi làm nhiệm vụ hồi…giờ…ngày…mai táng tại nghĩa tảng liệt sĩ hồi…giờ…ngày…[110; 29]. Trên trục thời gian chỉ hơn một năm đó, nhưng “những sự việc lộn xộn” của gia đình tướng Thuấn đã được ghi chép lại tỉ mỉ. Niên biểu đã trình bày những biến cố lớn trong cuộc đời tướng Thuấn từ lúc sinh ra là “con trưởng dòng họ Nguyễn” đến lúc ông đi lính, về hưu, và chết. Tác phẩm không kể về quá khứ của tướng Thuấn nhiều, mà chủ yếu để quá khứ hiện về qua cái nhìn trải nghiệm của ông trong cuộc chiến còn ám ảnh đến thì hiện tại, ví như: “Tôi viết thư này cho cậu... Hơn năm mươi năm, đây là lần đầu tôi ăn tết mồng Ba tháng Ba dưới mái nhà mình. Hồi ở chiến trường, hai đứa chúng mình đã từng mơ ước v. v... Cậu nhớ cái xóm ven đường... [110; 18]. Trong truyện, có rất nhiều những chỉ dẫn bất chợt về thời gian mang tính chất ngẫu nhiên của kí ức: khoảng năm; năm bảy mươi tuổi; một buổi tối; đúng một tháng sau; hơn năm mươi năm; sau ba tháng; tháng Bảy năm ấy; tháng Mười hai; trước Tết Nguyên đán; trước hăm ba Tết;…vừa hiện


tại vừa trong quá khứ, vừa chỉ sự hồi cố qua dòng trần thuật lạnh lùng của tác giả. Đặc biệt hơn, ta cũng có thể thấy rõ niên biểu của người kể chuyện, qua dòng trần thuật trích ngang: “Tôi ba mươi bẩy tuổi, là kĩ sư, làm việc ở Viện Vật lí…” [110; 16]. Có thể thấy, thời gian đan xen tựa như những “giấc mơ mở mắt” tạo nên những sai trật cục bộ trong mỗi trường đoạn.


Bảng 2. Thống kê chỉ dẫn thời gian trong Tướng về hưu


TT

Trang

Nội dung hoặc câu trích

I

14

Năm hai mươi tuổi cha tôi trốn nhà ra đi…

II

15

Khoảng năm… cha tôi về nhà lấy vợ.

III

15

Năm bẩy mươi tuổi, cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng

IV

15

Đúng một tháng sau, tôi mới có dịp ngồi với cha tôi bàn chuyện gia đình.

V

18

Tháng Bẩy năm ấy, tức ba tháng sau ngày cha tôi về nghỉ.

VI

20

Tháng Mười hai, vợ tôi gọi người bán sạch đàn chó béc giê.


VII


20

Trước Tết Nguyên đán, ông Cơ nói với hai vợ chồng tôi: “Cháu xin cậu

mợ một việc”.


VIII


22

Mẹ tôi lẫn bốn năm nay, cho ăn biết ăn, cho uống biết uống…Hôm thứ

Bẩy, mẹ tôi bỗng ngồi được. Đi lững thững một mình ra vườn.

IX

22

Cha tôi về đến nhà, thì sáu tiếng sau mẹ tôi mất.

X

23

Đêm ấy, tôi thức canh quan tài mẹ tôi.

XI

25

Tết năm đó, nhà tôi không mua đào.

XII

25

Sáng mùng Ba, Kim Chi xích lô bế con về thăm.

XIII

27

Tháng Năm, đơn vị cũ cho xe về đón cha tôi.


XIV


29

Cha tôi đi được vài ngày thì ở nhà xảy ra chuyện cười nôn ruột. Số là ông

Cơ với ông Bổng vớt bùn dưới ao, bỗng thấy một cái đít chum nổi lên.


XV


29

Điện của ông Chưởng báo tin: “Thiếu tướng Nguyễn Thuấn, hy sinh khi

làm nhiệm vụ hồi…giờ…ngày…mai táng tại nghĩa tảng liệt sĩ hồi…giờ…ngày…


Nhận xét tổng thể: Tướng về hưu được phân đoạn làm XV mốc lớn theo cách đánh số của tác giả. Nhà văn gom XV chương lại, bắt đầu mỗi phần bao giờ cũng có chỉ dẫn về thời gian để lược thảo các biến cố. Tuy vậy, có thể thấy tất cả đều là dãy hồi ức của người trần thuật xưng “tôi” hiện về, quá khứ xa nhất nằm ở nửa đầu của tác phẩm, cũng có thể coi đấy là quá khứ sâu kín nhất trong tâm thức của người kể chuyện giữa muôn vàn câu chuyện cũ - mới. Mặt khác, về phương thức tự sự, người trần thuật không bao giờ mách nước cho ai, lên lớp cho ai, thậm chí còn đứng thấp hơn bạn đọc: “Nếu có ai đã có lòng để mắt điều tôi viết, xin lượng thứ cho tôi” [110; 30]. Thực tế cho thấy, đối với người kể chuyện xưng “tôi” cuộc đời vẫn tiếp tục nhưng không có người cha, ở thì hiện tại đã không còn người cha nữa, người cha đó giờ chỉ hiện về trong dòng hồi ức như một nỗi buồn khắc khoải: “Lúc rỗi tôi giở những điều cha tôi ghi chép. Tôi hiểu cha tôi hơn” [110; 30]; “Bây giờ tôi mới hiểu khóc như cha chết là khóc như thế nào” [110; 29].

Theo Trần Văn Toàn: “Việc hướng đến miêu tả nội tâm, những mối éo le trong lòng người và vì thế những miêu tả chi tiết về thời gian gắn liền với việc đi sâu nắm bắt những suy nghĩ của nhân vật” [103; 88]. Bằng cách kể chuyện theo lối tự nghiệm, nặng về phân tích tâm trạng nhẹ về tả, kể, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là những dòng chảy của số phận, phiêu bạt của những kiếp người. Tướng về hưu được kể lại bằng lối trần thuật theo kiểu hồi ức, thời gian tâm trạng; phương thức tự sự này đã tạo nên hai mặt trần thuật chạy song song trong truyện kể: Một, hướng đến những sự kiện đang diễn ra: “Vợ tôi tiếp tục công việc bình thường. Tôi hoàn thành công trình nghiên cứu điện phân” [110; 30]; và một, hướng đến những tâm trạng những dằn vặt với ẩn ức nội tâm, chẳng hạn: “Ông Cơ trở nên ít nói, một phần vì bệnh cô Nhài nặng hơn” [110; 30], hay tướng Thuấn với tâm trạng bị chơ vơ, chối bỏ: “Sao tôi cứ như người lạc loài”. Như vậy, nếu mạch trần thuật sự kiện được đẩy lùi


về thời quá khứ càng xa, thì mạch biểu hiện cảm xúc càng trôi dạt về thì hiện tại, tạo hiệu ứng lan toả. Những chuyện của hôm qua như không hề khép lại mà vẫn tiếp tục sống trong dòng trôi của hiện tại. Chuyện “nuôi chó, nuôi vẹt”, ý định “viết hồi ký”, chuyện “đào 2 cái chum sứt dưới ao cùng những đồng tiền Bảo Đại han rỉ”.... đều là những chuyện nhỏ nhặt, nhưng đó lại là những tín hiệu thời gian quá khứ lần về chú ý sự thức tỉnh ở người đọc. Có thể nói, đoàn viên và tử biệt, đám cưới lẫn đám ma... một truyện ngắn mà đã dựng lại cả sơ đồ của tiểu thuyết được trần thuật theo dòng thời gian từ khi nhân vật chính ra đời.

Khi nghiên cứu thời gian tâm trạng qua cái nhìn hồi cố trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy, thời gian ở đây do con người cảm nhận. Nó có thể nhanh hay chậm, dài hay ngắn là tùy thuộc vào cảm giác của nhân vật chứ không phụ thuộc vào cốt truyện, hay thời gian khách quan mà nhà văn hư cấu. Trong truyện, ngay cả đối thoại của nhân vật thường có “cha tôi nói” hoặc “vợ tôi bảo”, thì nói bảo cũng là một câu thoại cụ thể, chúng mang giá trị nhắc lại, hồi cố lại, mặc dù đó là tính chất đặc thù của việc trích dẫn lời thoại.

Theo thống kê của chúng tôi, riêng truyện Tướng về hưu, từ bảo được lặp lại 126 lần / tổng số 185 lời thoại / 591 câu văn bản (trong khi đó, Không có vua, từ bảo lặp 153 lần). Ngay cả trạng từ như “sáng hôm sau” cũng gợi lên sự đều đặn của một điểm trong thời gian, kiểu như: “Sáng hôm sau, ngủ dậy thì tôi nghe thấy tiếng gọi cổng. Tôi ra thấy Khổng đứng ngoài” [110; 29]. Việc nhà văn sử dụng phương thức thời gian tự sự như vậy sẽ có nguy cơ tạo ra một ấn tượng khô khan và ý nghĩa của thời gian không còn giữ lại được sự phong phú, những sự đan cài và những do dự của kí ức. Tuy nhiên, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng phương thức này một cách tinh tế và thành công để bẻ gãy thời gian tuyến tính “xoáy vào dòng chảy của thời gian và tăng thêm cảm

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí