giác về thời gian hiện tại” [110; 92]. Vì vậy mà những biến cố không được trình bày trong một sự kế tiếp nhau đơn điệu với những sự trượt đi bất thường trong phối cảnh về thời gian.
2.2.2. Cái nhìn trải nghiệm
Sự trải nghiệm của con người có được sau khi anh ta đã bỏ ra phần lớn thời gian của đời mình, quãng thời gian của mình mà ngồi chiêm nghiệm đánh giá lại những sự việc đã qua, giữa cái được và cái mất. Khi đó, những triết lí sẽ được rút ra trong cuộc sống. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy nhiều nhân vật gặp có được sự trải nghiệm sau khi vấp phải những nghịch lí về cái thiện - ác, giữa chân - giả, đẹp - xấu, từ đó, họ rút ra những câu châm ngôn giống như những nhà hiền triết. Có khi, con sông cũng hiện lên như một triết nhân, một người từng trải và am hiểu lẽ đời, có đủ tĩnh tâm trước những thăng trầm của cuộc đời: “Con sông giống như một người hiểu biết tất cả như đang mải mê suy nghĩ” [110; 05]. Hoặc những câu nói chính xác, từng trải nhuốm buồn đau mà không oán giận của người thiếu phụ cũng đủ làm tê tái lòng người: “Thôi đi, đàn ông các anh ai mà chả thế? Anh giúp tôi mấy bao ngô rồi đòi trả ơn. Đàn ông các anh thế hết!” [110; 284].
Đôi khi, đó còn là hình thức diễn đạt khắc nghiệt của kiểu nói nhịu dân gian: “Bà Lâm bảo: Ăn đi con ạ. Đàn ông nó chẳng thương mình đâu. Rượu thì nó ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên mình. Bố Lâm gắt: Bà lão hay nhỉ? Bà Lâm lẩm bẩm: Hay cái con mẹ mày! Tao tám mươi tuổi đi nói sai à? ” [110; 121]. Câu “Tao tám mươi tuổi”, chứng tỏ ở người bà này đã có một khoảng thời gian trải nghiệm, không phải vô lí khi bà thốt ra những câu đó. Có những lúc, sự trải nghiệm khiến con người bình thản, có chiều sâu và độ lắng: “Bà Lâm thở dài: Các cụ toàn chim to…Mọi người cười lăn, chỉ có bố Lâm không cười. Khuôn mặt ông sạm đen, vất vả, nhưng không buồn tí nào” [110; 121]. Ngay đến Tổng Cóc một người “trải đời ghê gớm”, “cuộc đời ông
vất vả nhiều, buôn một bán mười, đã thu tô cấy rẽ, đã toan tính từng nước cờ đời”, vậy mà đôi lúc ngẫm lại, ông cũng vẫn “cứ tê tái cảm giác thua cuộc thế nào” [110; 274]. Đặt triết lí trong ý thức nhân vật – những chủ thể ngang quyền về mặt tư tưởng, nhà văn đã tạo ra giọng điệu trải nghiệm, chiêm nghiệm, đa sắc thái. Những triết lí của họ nhiều khi hàm hồ, cực đoan, tù mù về hình thức, nhưng luôn chừa chỗ trống để người đọc góp thêm tiếng nói. Nhiều câu nói trải nghiệm của nhân vật cứ tưng tửng trêu ngươi: “Phong bảo: "Ðàn bà không có thơ đâu. Thơ là những tâm sự lớn. Ðàn bà thì tâm sự gì. Thơ phải cao cả. Mỗi tháng các bà hành kinh một lần thì cao cả gì” [110; 263]. Nhiều câu triết lí rất du côn giống giọng một thằng Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng: “Mẹ khỉ, đời chán lắm” (Những người thợ xẻ); “Đời cũng chó nhỉ” (Chuyện ông Móng); “Lẽ đời là thế” (Trương Chi). Những chủ thể triết lí uyên bác không phải là dạng ưa thích của Nguyễn Huy Thiệp, nhiều khi ông tỏ ra căm ghét chủ nghĩa kinh viện đề cao kinh nghiệm cá nhân: “Vợ người thì đẹp, vợ mình lại tử tế. Khốn thế” [110; 133].
Thời gian được cảm nhận qua cái nhìn trải nghiệm của nhân vật là một thời gian đầy ám ảnh, nó chẳng còn bình lặng, nó vận hành theo điểm nhìn của nhân vật. Bản thân nó chịu sự qui định của điểm nhìn, cách tường thuật của người kể chuyện. Với kiểu truyện lấy việc miêu tả tâm trạng thay cho hành động cốt truyện, thời gian trở nên giữ vai trò quan trọng. Trong Những bài học nông thôn, nhân vật tôi hồi ức về không gian làng quê, nơi đã diễn ra cái chết của thầy giáo Triệu với biết bao kỉ niệm ám ảnh về cái chết, sự sống và cả về lẽ vô thường: “Đêm xuống. Trên trời sao giăng chi chít. Tôi bỗng hoảng hốt y hệt buổi chiều khi ráng mỡ gà đột nhiên phản chiếu. Tôi nhận ra thế giới bao la vô cùng vô tận, bản thân tôi sự sống và ngay cả cái chết đều là bé nhỏ và không có ý nghĩa gì” [110; 135]. Thu hẹp thời gian, dịch chuyển không gian trong tác phẩm làm cho biện pháp độc thoại nội tâm hoá trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trở nên hiệu quả: “Lâm và mấy thanh niên trong xóm mang hương án lập bàn thờ. Trên bàn thờ có ảnh, bát hương, ngũ quả, cau trầu” [110; 135]. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có thể chứng minh mối ám ảnh thời gian hiện tại qua nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi, một không khí phi thời gian toát ra từ câu chuyện dài đến vài trang giấy: “Không ai biết dưới đất có con người đang nằm, cứ thế tự tiêu đi, vừa nằm vừa hồi tưởng. Chỉ được hồi tưởng thôi” [110; 475].
Mặt khác, nếu đứng về góc độ thời gian mà xét, thì cái nhìn trải nghiệm trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vẫn quay trở lại những hiệu quả nghệ thuật của kỹ thuật dòng tâm tư: “Một buổi trăng rất sáng, tôi nhớ đận ấy vào dịp tháng Bẩy, tôi đi gác quanh bãi mía” [110; 70]; “Tôi nhớ đến bố tôi bố tôi để râu con kiến…Tôi nhớ có lần diễn Tần Hương Liên xử án, tôi rang một túi châu chấu mang đi” [110; 138].
Như vậy, cái nhìn trải nghiệm luôn trở về nguyên vẹn trong kí ức kéo theo dòng hồi ức miên man, bất tận với những mốc thời gian trập trùng, kiểu như: những ngày ấy…mười năm, mười hai năm…hoặc biến thể: mười hai tuổi, hai mươi tuổi…Cái nhìn trải nghiệm là thời điểm chủ chốt khi người kể chuyện đã trưởng thành nhớ về quá khứ, trong khi hồi tưởng, tái tạo lại quá khứ thì tác giả không ngừng làm tiêu biến hiện tại vào quá khứ để nói tới tương lai, nhiều khi đó là sự trải nghiệm của nhân vật đã kinh qua: “Trong đời mình, tôi từng chôn ba nghìn người chưa có ai như thế này” [110; 25].
Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy, về cái nhìn trải nghiệm, nhà văn đã chú ý đến việc miêu tả tâm lí nhân vật, khám phá những ẩn chìm bên trong thế giới tâm hồn của con người: Những cụm từ như cảm thấy, có cảm tưởng như, sung sướng nhận thấy, nhận ra rằng… xuất hiện rất nhiều lần. Truyện ngắn Cún, cụm từ cảm giác như lặp 04 lần, trong Con gái thuỷ thần, từ cảm giác lặp 09 lần. Ngay đến Không có vua, tất cả
nhân vật vội vã hết mình, thế nhưng trong họ: “Ai cũng có cảm giác ngày Tết trôi nhanh!” [110; 55]. Trong Sống dễ lắm, người lính già “cảm thấy lòng mình tan nát”. Ông đành thôi việc về quê. Sống dễ lắm, chẳng phải là một câu nói đùa cửa miệng cho vui sao? Vùng cao xa xôi trong ông chỉ còn mơ hồ là những đám mây trắng trong dãy núi xa xôi, tiếng cười vô tư lự của đám giáo sinh trẻ tuổi, hình ảnh cô bé Mạ năm nào.
Cún, một hình nhân tật nguyền, dị dạng cũng “cứ miên man suy nghĩ”. Cún hình dung đến cảnh “cô Diệu đi lại, nói cười, Cún chẳng để ý gì đến những tiếng kêu ú ớ nghẹn ngào của lão Hạ nằm bên cạnh”. Mãi sau, lão Hạ hộc lên, những ngón tay sần sùi của lão bấu vào mặt Cún rất đau Cún mới bừng tỉnh. Còn Bà Thiều trong Huyền thoại phố phường gợi lại kỉ niệm của thuở hàn vi. Đây là cách làm sang quen thuộc của người thành đạt. Bài học rút ra ở trường hợp ấy bao giờ cũng là ý chí muôn năm: “Khách khứa đều hiểu việc biến đổi một bà bán bún ốc thành nhà triệu phú buôn vàng đâu chỉ đơn thuần là sự vận động ý chí?”. Nhưng họ đã chấp nhận để có được bữa ăn ngon, còn “tất cả những lời chối tai đều nuốt trôi được”.
Tương tự như vậy, nhân vật Hạnh, đã từng trải nghiệm bị vùi lên dập xuống, vậy mà y vẫn “cười khe khẽ, y đang suy nghĩ rất lung”, “Thần kinh y căng như sợi giây đàn, những sợi gân xanh hai bên thái dương giần giật”. Chiều nay mở số, Hạnh không thể nào chần chừ được nữa. Hạnh đoán chắc chiếc vé ấy trúng. Đây là cơ hội giúp mình thoát khỏi cảnh nghèo: "Dứt khoát... Hạnh nghĩ: Ta phải lập tức trở thành tình nhân của mụ dù bằng mọi giá. Thời giờ thật chật chội quá. Cần đổi bằng được chiếc vé lập tức bây giờ". Hạnh đã thấy rõ cả hai mẹ con biểu hiện của thứ căn bệnh của bọn người giàu: “bệnh buồn chán”, tình trạng no đủ ngồi rồi, đẻ ra bệnh ấy. Đó là dấu hiệu của thứ tì vết hư hỏng đạo lý, có thể cảm thấy mà khó diễn đạt thành lời. Nó ở ánh mắt, nụ cười, ở ngay trong cách trang phục của họ. Chuyện Ông Móng, một
mặt phục hồi lại quá khứ - quay ngược về với những trải nghiệm: “Bốn chục năm trước Móng là một thanh niên nông thôn chất phác. Anh sống ở làng quê ven thành...Một dạo, đóng quân ở một vùng xa, Móng có làm quen và yêu một cô gái Chăm” [110; 472]. Tác phẩm thông báo sự khép lại thời trai trẻ của ông Móng sau những thất vọng yêu, giao du…và giờ đây trở lại hiện tại với công việc hót phân của mình. Điều đó chứng tỏ nhân vật trong truyện ngắn của ông luôn bị ám ảnh bởi thời gian và ám ảnh bởi sự kiện.
Hiện tại hoá câu chuyện, cái nhìn trải nghiệm chính là những hình ảnh của quá khứ xuất hiện trong tâm tưởng, trong liên tưởng nhân vật. Thậm chí, nhiều lúc Nguyễn Huy Thiệp đã bất chấp qui ước kể chuyện, sử dụng thì hiện tại trong khi kể lại quá khứ bằng dòng tâm tư. Điều này sẽ kéo theo kết quả là thời gian đồng hiện, cái đầu nhân vật lúc này giống như một màn ảnh trên đó có cả hiện tại quá khứ và tương lai.
2.3. Nhịp điệu thời gian
Nhịp điệu chính là một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian. Trần Đình Sử nhận định: “Tương quan sự kiện trong thời gian trần thuật sẽ tạo ra nhịp điệu, tốc độ trần thuật” [88; 57]. Bên cạnh đó, Phương Lựu cho rằng: “Thời gian thuần tuý luôn trôi chảy theo nhịp độ đồng đều đẳng tốc của từng năm, từng tháng, từng ngày như đã ghi rõ trên lịch. Nhưng những việc xảy ra đâu có đồng đều đẳng tốc theo năm tháng, thời gian ngắn nhưng sự việc nhiều, thời gian dài nhưng lại ít việc thậm chí không có việc” [Thời gian trong văn học sử, TCNC Văn học 09/2005, tr. 29].
2.3.1. Nhịp điệu thời gian nhanh gấp
Nhịp điệu khẩn trương nhanh gấp cũng là đặc điểm thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nó bao gồm nhịp điệu thời gian nhân vật và nhịp điệu thời gian sự kiện.
Về nhịp điệu thời gian nhân vật, có thể thấy, nhiều nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có tốc độ hoạt động cao, hành động nhanh nhẹn, vội vàng, có khi, họ vừa nghĩ vừa nói, vừa nghĩ vừa làm. Trong Không có vua, Đoài là người tỏ ra sốt ruột nhất, luôn nôn nóng chờ 42 phút ca mổ khối u não của lão Kiền: “Đoài bảo: “Mất thời giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé!”, khi cắt tóc, Khiêm bảo: “Không phải người ngoài, anh không nhận thì thôi, tôi đi hàng khác, tôi bắt thằng khác ngoáy tai cho tôi…Kìa cẩn thận con dao! Đừng cạo của tôi bộ ria mép đấy” [110; 43]. Còn lão Kiền nhìn trộm con dâu tắm xong, “vội tụt ngay xuống ghế”, với Tốn “thấy nhà bẩn, nó xách ngay xô nước với chiếc giẻ lau” [110; 50].
Hầu hết, nhân vật trong gia đình lão Kiền người nào cũng vội, họ bắt đầu một ngày mới rất sớm: “Khiêm để đồng hồ một giờ sáng. Khi chuông reo, Khiêm dậy ngay, đánh răng súc miệng rồi dắt xe đi…Ba giờ sáng lão Kiền dậy đun nước pha chè” [110; 43]. “Khảm bảo: “Ăn nhanh thế, em mới được hai và”. Đoài bảo: “Tao ăn cơm tập thể từ hồi mười bốn tuổi. Hồi học đại học có thằng bạn ăn sáu bát cơm trong một phút rưỡi” [110; 45]. Mặt khác, đặc điểm nổi bật của các hình thức thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cho thấy sự phong phú đa dạng của các kiểu loại, sự xâm nhập giao thoa giữa chúng. Nhân tố thời gian đã làm thay đổi tương quan và rạn vỡ cấu trúc bên trong của các loại cốt truyện truyền thống. Do đó, tác giả đã làm lạ hoá và đa dạng nó để chuyển tải một quan niệm nghệ thuật gắn liền với cuộc sống và những chuyển biến của văn học giai đoạn.
Bảng 3. Xác định thời gian sự kiện và thời gian nhân vật trong Không có vua
Không-thời gian | Thời gian văn bản | Thời gi7a3n của sự kiện | Thời gian nhân vật |
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- Tự Sự Dòng Ý Thức Và Đồng Hiện Thời Gian
- Xác Định Những Truyện Có Xuất Hiện Chi Tiết Giấc Mơ
- Mối Quan Hệ Giữa Không Gian Và Thời Gian Nghệ Thuật
- Sự Luân Chuyển Không Gian, Thời Gian Nghệ Thuật
- Thống Kê Các Từ Ngữ Xác Định Không - Thời Gian
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Gia cảnh | 3 trang 09 dòng | Sinh về làm dâu nhà lão Kiền đã mấy năm nay…[110; 41] | Nhà lão Kiền sáu người, vợ lão Kiền, mất đã mười một năm... [110; 41] | |
2 | Buổi sáng | 2 trang rưỡi | Căn nhà lặng im được độ một tiếng đồng hồ thì lại nhộn nhịp. Đấy là lúc bốn rưỡi sáng [110; 46]. | Khiêm để đồng hồ một giờ sáng…Ba giờ sáng lão Kiền dậy đun nước pha trà…Sinh dọn cơm [110; 45]. |
3 | Ngày giỗ | 3 trang rưỡi | Khoảng mười giờ, khách đến đông đủ, Cấn bưng một mâm cơm đặt trước bàn thờ… [110; 46] | Giỗ bà Nhớn, lão Kiền làm năm mâm. Bên ngoại có ông Vỹ, em ruột bà Nhớn ở Phúc Yên về dự [110; 46] |
4 | Buổi chiều | 02 trang | Sinh rửa mâm bát xong thì ba giờ chiều…lão Kiền nín thở ngó sang buồng tắm[110; 41] | Sinh bị mất cái nhẫn, lão Kiền sai Cấn với Khảm đi tìm [110; 46] |
5 | Ngày Tết | 03 trang rưỡi | Thấm thoắt đến Tết. Rằm tháng Chạp, lão Kiền đi ngân hàng rút lãi tiết kiệm được tám nghìn đồng [110; 51] | Lão Kiền đi chúc Tết. Một lúc sau Đoài với Khảm cũng về. Cả nhà ăn uống đến ba giờ, chợp mắt được nửa tiếng…[110; 51] |
6 | Buổi tối | 03 trang | Cuối tháng Ba, Sinh tắt kinh, thèm ăn chua thỉnh thoảng lại nôn oẹ... [110; 55] | Tháng Ba Sinh có thai, tháng Năm lão Kiền ốm, ít lâu sau lão Kiền mê sảng [110; 55] |
7 | Ngày thường | 01 trang | Sau hôm giỗ lão Kiền một trăm ngày, Sinh đẻ con gái [110; 58] | Cấn nhận điện, bảo: “Cậu Vỹ ở Phúc Yên mất lúc tám giờ sáng” [110; 58] |
Nhận xét: Trong Không có vua nhịp điệu thời gian sự kiện bị đẩy lên cao nhất ở không gian gia đình trong ngày giỗ, lúc “Đoài tán tỉnh Sinh”; “Cấn đánh Sinh”; “Khiêm cầm gạt tàn ném vào mặt Cấn”. Đồng thời, các hoạt cảnh
giảm xuống, lúc “Đoài rót rượu mời bố”, hai bố con ngồi đối thoại; “Tốn lau nhà thấy nhẫn rơi xuống dưới gầm tủ”, đây là tốc độ ở phần cuối của truyện. Nhịp điệu kể chuyện nhanh dần, dồn dập, khẩn trương đã phản ánh rõ nét cấu trúc và tính chất của các sự kiện trong truyện. Các sự kiện dần được tích đầy, dồn nén, giãn nở đến căng thẳng và bật tung vào thời điểm chót. Đó là nhịp điệu của sự căng bức, phản ánh những mâu thuẫn sục sôi trong cuộc sống gia đình lão Kiền. Điều này, thể hiện cách nhìn cuộc sống của Nguyễn Huy Thiệp trong sự xung đột căng thẳng đầy kịch tính với những mâu thuẫn chồng chéo, đan xen, giẫm đạp lên nhau, huých đạp vào nhau, tạo thành những cơn lốc của cuộc đời. Đây chính là mô hình về một thế giới thực tại đã bị “dốc ngược”, bị “lộn trái”, “bóc trần và vạch trần” không thương tiếc.
Đôi khi, trong văn chương có thể có sự tương đồng, có những truyện về tầng lớp thị dân của Nguyễn Huy Thiệp rất giống với Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Sự giống nhau ở giọng điệu văn chương, ở ngôn ngữ nhân vật, thậm chí ngay cả không gian cũng giống y không gian trong Số đỏ. Chẳng hạn: Cảnh biểu quyết bố chết trong Không có vua giống cảnh thuê bác sĩ về chữa cho bố chết của cụ cố Hồng. Cảnh Hạnh cưỡng hiếp bà Thiều trong Huyền thoại phố phường rất giống cảnh Xuân tóc đỏ cưỡng hiếp bà Phó Đoan.
Có một điều chúng ta đều thấy rằng, rất nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhịp điệu thời gian hối hả không phải thưa thoáng xuất hiện mà được phản ánh một cách trực diện, đậm nét. Tại sao có hiện tượng như vậy? Có lẽ, do bức tranh xã hội hiện đại quá tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, đã đẩy lên đến mức cực đoan, con người đề cao công ăn việc làm, kiếm tiền, thực dụng và cuối cùng...hưởng thụ: “không biết bao nhiêu là tiền, chết cũng cần!” [110, 16]. Ngay đến xã hội nông thôn, cũng đầy những hình ảnh âu lo, vội vã: “Bữa cơm qua nhanh, cái Khanh vét nồi quèn quẹt, Chị Hiên hỏi tôi: “Hiếu ăn có no không?” [110; 121].