Truyện Cổ Tích Sinh Hoạt Tày- Nùng Xứ Lạng.


đi lấy vàng nhưng do lòng tham cả hai vợ chồng cùng đi lấy vàng mải lấy vàng mà quên mất lời chim dặn. Cả hai vợ chồng đã bị thần Mặt Trời nổi cơn thịnh nộ, phun lửa đốt cháy thành than.

Truyện Hai anh em và ba con yêu tinh thì kể rằng có hai anh em mồ côi rất thương yêu, nhường nhịn nhau. Nhưng khi người anh lấy vợ người em bị đuổi ra khỏi nhà. Chàng đi vào rừng dựng lều rồi phát rẫy để trồng ngô. Một lần ngủ lại trên một ngọn cây cao, chàng đã nghe được câu chuyện bí mật của ba con yêu tinh. Người em đã lẳng lặng thực hiện từng công việc như lời ba con yêu tinh nói. Từ đó chàng trở nên giàu có ngang với những nhà giàu có vào bậc nhất vùng ấy. Nghe tin người em giàu có, người anh đến hỏi em và cũng làm như người em ngủ lại trên cành cây cổ thụ để chờ gặp yêu tinh nhưng bản tính nhút nhát, tham lam đã khiến hắn bị yêu tinh phát hiện và chỉ một loáng, hắn bị ba con yêu tinh ăn thịt.

Có thể thấy, nhân vật điển hình, tiêu biểu là những người em út trong mối quan hệ xung đột với người anh cả. Theo khuynh hướng lý tưởng hoá với tính chất dân chủ và nhân đạo, người em đã được hưởng hạnh phúc còn người anh bị trừng phạt bằng cái chết. Ở những típ truyện này của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng có thể thấy yếu tố thần kỳ đã giúp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, phê phán lòng tham của con người nói chung.

Tóm lại, với những típ truyện tiêu biểu như trên thì truyện cổ tích thần kỳ Tày- Nùng xứ Lạng đã đưa đến niềm tin yêu cuộc sống và tràn đầy tình yêu thương. Bằng những yếu tố tưởng tượng có chủ tâm rất đậm đà bản sắc văn hoá tộc người Tày- Nùng đã lý giải thiện- ác, chính – tà theo quan niệm của truyền thống. Họ đi tìm giấc mơ cho nhân vật của mình bằng cách cho thấy người thiện sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc còn người ác sẽ bị trừng trị đích đáng. Tuy sự phản ánh còn có tính chất duy tâm, chất phác, nguyên sơ nhưng đó là tư tưởng, tình cảm khao khát cuộc sống công bằng, dân chủ, no ấm, yên vui của đồng bào Tày- Nùng xứ Lạng. Và “người nghe tin hay không


tin, điều đó không quan trọng bằng cái nghĩa lý tràn đầy tính nhân bản trong câu chuyện bịa đặt mà thật hơn cả sự thật” [55, 16]

2.4.3.3. Truyện cổ tích sinh hoạt Tày- Nùng xứ Lạng.

Khác với truyện cổ tích thần kỳ thường có kết thúc có hậu, truyện cổ tích sinh hoạt nhìn chung là không có lời kết thúc có hậu. Nét phân biệt truyện cổ tích sinh hoạt với truyện cổ tích thần kỳ là sự tăng dần của nội dung xã hội, ít dần đi yếu tố thần kỳ. Truyện cổ tích sinh hoạt phản ánh cái nhìn thực tế hơn của nhân dân về cuộc sống. Nội dung phản ánh là những xung đột trong quan hệ gia đình và xã hội thời kỳ xã hội có giai cấp. Diễn biến số phận của nhân vật được lái theo diễn biến của cuộc sống hiện thực. Trong hệ thống những truyện cổ tích sinh hoạt nói chung, các nhà khoa học đã phân ra làm ba nhóm chính, đó là truyện về những sinh hoạt trong gia đình, truyện về quan hệ xã hội, truyện về người thông minh và kẻ ngốc

Truyện cổ tích sinh hoạt trong thể loại cổ tích dân gian Tày- Nùng xứ Lạng chiếm một số lượng lớn các mẫu kể (18/36). Truyện cổ tích sinh hoạt Tày- Nùng xứ Lạng là những truyện kể mang cảm hứng thế sự, hướng tới những vấn đề nhân sinh, những vấn đề của cuộc sống đời thường nên đề tài, nội dung phản ánh phong phú và sâu sắc cũng giống truyện cổ tích sinh hoạt của các dân tộc thiểu số khác. Lồng vào trong những câu truyện cổ tích đó là “cái cớ” để tác giả dân gian triển khai vốn sống, tâm sự của mình, gửi vào đó những bài học đạo đức, nhân sinh, những ước mơ về cuộc sống công bằng, tốt đẹp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nội dung nổi bật trước hết phải kể đến trong cổ tích sinh hoạt Tày- Nùng xứ Lạng là việc phản ánh hiện thực xã hội và cuộc đấu tranh xã hội được hình tượng hoá qua nhiều mẫu truyện kể. Mảnh đất xứ Lạng trong thời kỳ phong kiến, chịu sự cai quản trực tiếp của bọn thổ ty nên đời sống xã hội có sự phân hoá sâu sắc. Sự chênh lệch về địa vị, quyền lực, miền xuôi và miền ngược, giàu nghèo là nguyên nhân dẫn đến vô vàn bi kịch trong cuộc sống được đồng


Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 9

bào quan tâm, phản ánh. Cảm hứng thế sự vì thế trở thành đặc trưng nổi bật ở phương diện nội dung thể loại của cổ tích nói chung và cổ tích sinh hoạt của đồng bào Tày, Nùng nói riêng. Thấm đẫm trong từng câu chuyện kể là tình cảm nhân đạo sâu sắc của đồng bào dành cho những kiếp người gặp nhiều đau khổ, bất hạnh. Nhiều người vẫn cho xứ Lạng là xứ hoa đào. Điều đó thật không sai. Bởi khi mùa xuân đến, đến với xứ Lạng ta sẽ được bắt gặp một suối hoa bích đào đẹp và quyến rũ, đặc biệt là ở Mẫu Sơn. Mầu đỏ tươi của cánh hoa đào Mẫu Sơn xứ Lạng trong Sự tích hoa bích đào được đồng bào hình dung qua câu chuyện tình bi thương đẫm nước mắt của chàng trai vùng cao người dân tộc thiểu số thông minh, chăm chỉ và hát hay với nàng tiểu thư con quan lại giàu sang. Màu đỏ của loài hoa đó mỗi độ xuân về lại nở tô đẹp rực rỡ cho thiên nhiên và lòng người xứ Lạng là minh chứng thêm cho mối tình đẹp, bi thương không thành của trai gái trong xã hội xưa khi mà tiền bạc, giàu sang, sự phân biệt dân tộc đã trở thành một tiêu chuẩn chi phối quan hệ xã hội và đạo đức con người. Hình dung của tác giả dân gian về sự hoá thân quyết liệt để bảo vệ tình yêu trong sáng, chung thuỷ của chàng trai, cô gái đó chính là những biểu hiện cao nhất của tình cảm yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ mà đồng bào dành cho họ.

Sự ích kỷ, tham giàu sang, hôn nhân theo sự sắp đặt của cha mẹ...là nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh trong cuộc sống lứa đôi. Cổ tích, với tư cách là một loại hình văn học dân gian phản ánh đời sống xã hội, bênh vực người nghèo khổ đã bám sát chủ đề này. Sự tích Chim khẳm khang, khẳm khắc kể về sự hoá kiếp của cô gái (chim khẳm khang) và chàng trai (chim khẳm khắc) yêu nhau thắm thiết nhưng không lấy được nhau. Tiếng chim khẳm khang, khẳm khắc khẳm khang, khẳm khắc, Sam răng bố chắc (hỏi gì không biết) rất quen thuộc với đồng bào các dân tộc Lạng Sơn. Nó nhắc nhở mọi người luôn nhớ về hậu quả của câu chuyện ép duyên ngang trái.


Đó còn là những bất công, ngang trái, những cảnh ngộ, số phận đáng thương cần được chia sẻ bênh vực qua sự tích Tiếng chim gọi vịt là tiếng gọi thiết tha đau thương của một cô bé chịu nhiều bất hạnh.

Bên cạnh việc phản ánh hiện thực xã hội ngột ngạt, đầy rẫy những bất công qua những bi kịch tình yêu như kể trên, truyện cổ tích sinh hoạt Tày- Nùng xứ Lạng còn hướng vào sự ca ngợi những biểu hiện tình cảm, đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của con người. Mỏm núi đá nhô lên một hình khối như một phụ nữ bồng con đứng nhìn về phương Bắc là câu chuyện nên thơ và đẫm nước mắt về người vợ bồng con ngóng chồng đi xa lâu không về đã hoá đá qua mẫu kể Đá trông chồng. Đây là một biểu tượng về lòng thuỷ chung của người phụ nữ của đồng bào Tày- Nùng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, một đức tính cao đẹp được truyền lại cho đời đời. Câu chuyện cũng phản ánh tàn dư của chế độ hôn nhân cùng huyết thống, giải pháp cuối mà nhân dân lựa chọn là để cho nhân vật ra đi hoặc hoá thân vĩnh viễn, những kết thúc ấy không mang tính bi kịch mà ngược lại bằng sự giải thích đầy nhân hậu của nhân dân. Truyện làm sáng tỏ những tình cảm đạo đức, những phẩm chất cao quý của con người, nêu cao lý tưởng về một xã hội nhân hậu, trong sạch ấm áp tình nghĩa anh em, vợ chồng và rộng hơn là tình nghĩa giữa con người với con người. Đá trông chồng còn là dấu ấn thiêng liêng cho bài học của sự chờ đợi ngóng trông chìm trong thương nhớ, gió, sương hóa đá thành hòn Vọng Phu bất diệt muôn đời.

Đó còn là sự phản ánh tình anh em sâu sắc qua truyện Tiếng chim tu hú. Trong truyện, tác giả dân gian đã hình dung về câu chuyện có hai anh em, yêu thương, đùm bọc nhau. Một lần, người anh trèo lên cây, để hái quả, người em ở dưới chốc chốc lại gọi anh. Người anh ở trên cây thấy người em gọi, vội vàng hái chẳng may trượt chân ngã xuống chết ngay tại chỗ. Người em đau đớn xót thương khóc than mãi cho đến khi hoá thành con chim tu hú. Từ đó trở đi cứ vào mùa vải chín chúng ta lại thấy tiếng kêu của con chim tu hú khóc thương người anh đã mất.


Những câu chuyện cổ tích sinh hoạt nói trên cũng đồng thời là tiếng nói chống bất công, áp bức cất lên từ chính cuộc sống đầy những khổ đau, ngang trái của đồng bào. Để những con người khổ đau, bất hạnh ấy hoá thân vĩnh viễn vào thiên nhiên, vạn vật, đồng bào Tày- Nùng đã lưu lại đến muôn đời bi kịch của chính mình với ước mong cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

Cổ tích sinh hoạt ra đời đáp ứng hàng loạt nhu cầu, do sự bộn bề phức tạp mới của cuộc sống. Sự tác động của cuộc sống mới, của hoạt động mua bán. Xứ Lạng là cửa ngõ giao thương quan trọng của đất nước nên nơi đây cũng diễn ra những hoạt động trao đổi, mua bán, giao thương nền kinh tế thị trường tương đối phát triển và cùng với nó là sự xuất hiện của tần lớp thị dân. “Bên cạnh một số nhân tố tích cực của cơ cấu kinh tế xã hội mới, những mặt trái của lối sống kẻ chợ đã ít nhiều làm xáo động cuộc sống nơi mường bản tự ngàn năm thanh bình, phẳng lặng, cân đối, hiền hoà”[55,18]. Truyện Tiểu bợm- đại bợm, Hai tên ăn trộm đã phản ánh, làm rõ phần nào quan niệm của nhân dân về cái ác, cái xấu. Cái ác cái xấu trong truyện cố tích sinh hoạt được biểu hiện hết sức đa dạng (lừa dối, lật lọng, tham lam, tàn ác...). Có lúc cái ác núp danh cái thiện nhưng cuối cùng đều bị vạch mặt và bị trừng phạt thích đáng. Kẻ ác bị trả giá về những hành động gian ác, tàn bạo, vô luân do chúng gây ra. Ở đây cái ác, cái xấu không chỉ thuộc về giai cấp thống trị phong kiến mà còn có cả trong một bộ phận nhân dân. Tuy nhiên mọi kẻ làm việc dở, việc ác, trái đạo lý luôn luôn bị lên án, bị trừng phạt.

Truyện cổ tích sinh hoạt Tày- Nùng xứ Lạng còn có những truyện kể về mối quan hệ anh –em; vợ- chồng; cha-con như các truyện Người đàn bà đoan chính, Chàng ngốc đi học, Chuyện bố con, Chàng rể lười. Nhân vật trong các truyện này tiêu biểu như người phụ nữ Tày, Nùng xinh đẹp, nết na, đoan chính dám lấy cái chết để chứng minh lòng chung thuỷ của mình với chồng qua câu chuyện Người vợ đoan chính. Đó còn là người cha với tình cha con


cảm động trong truyện Hai bố con kể về người cha đã tìm mọi cách giết thuồng luồng để trả thù cho con gái.

Người con nuôi cũng là một nhân vật phổ biến trong truyện cổ của các dân tộc thiểu số nói chung và của hai dân tộc Tày, Nùng nói riêng. Thường xuất thân từ tầng lớp nghèo bất hạnh, hoặc là trẻ mồ côi, hoặc là con riêng chồng bị dì ghẻ hành hạ, những em bé bỏ nhà ra đi đã được những người giàu lòng từ thiện đem về làm con nuôi. Theo phong tục của các dân tộc thiểu số, đã từ lâu đời, con nuôi cũng được xem như con đẻ, nhất là trong những gia đình hiếm con. Bởi vậy tình cảm giữa cha mẹ nuôi và con nuôi nhiều khi rất thân thiết, không khác gì giữa cha sinh, mẹ đẻ và con đẻ trong gia đình. Hò Kính Thán trong truyện cùng tên là một trường hợp. Khi giả nghĩa cha mẹ nuôi một cách hào hiệp Hò Kính Thán giấu cha mẹ đến phút cuối cùng làm cho các cụ rất cảm động và tình cảm cha con, mẹ con càng thêm gắn bó.

Trong gia đình Tày, Nùng vai trò của người phụ nữ, người mẹ, người vợ trong truyện cổ miền núi nói chung(cũng như truyện kể xứ Lạng của đồng bào Tày, Nùng) luôn được đề cao tiêu biểu như trong truyện Chàng ngốc đi học kể về một anh mồ côi cha, rất hiền lành, nhưng vì ngốc nghếch nên gọi là thằng Ngốc. Dưới sự chăm sóc, yêu thương, chỉ bảo của vợ và mẹ dần dần chàng trở thành con người tốt, đỗ đạt cao.

Truyện cổ tích sinh hoạt xứ Lạng, còn có truyện kể về chàng rể: Rể lười biếng, láu cá, lừa đảo, chơi khăm cả bố vợ qua câu chuyện Chàng rể lười. Chàng rể hay ghen tuông, nghi ngờ, cả tin trong truyện Người đàn bà đoan chính. Bên cạnh đó còn có truyện kể về chàng rể xuất thân là chàng mồ côi khoẻ mạnh, chăm làm, thông minh đã lấy được con gái vua làm vợ trong truyện Người nghèo lấy được con gái vua.

Những câu chuyện cổ tích sinh hoạt Tày- Nùng xứ Lạng đậm tính chất hiện thực được nảy sinh từ cuộc sống gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống lao động và đấu tranh của nhân dân nơi đây với hy vọng và một cuộc sống tốt đẹp


hơn. Vì vậy, nó giầu chất nhân sinh và là những bài học mang ý nghĩa răn dạy người đời.

Tiểu kết chương 2

Truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng phản ánh tâm lý cộng đồng qua hàng nghìn năm lịch sử, nó đã được địa phương hoá qua những hình thức cụ thể gắn với địa danh, gắn với tên gọi làng xóm, tên vùng đất và còn mang theo trong nó cả tâm tư, tình cảm của đồng bào nơi đây. Việc tìm hiểu và khám phá các thể loại truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng đã cho thấy nội dung phản ánh phong phú được chứa đựng ở mỗi thể loại. Đối với thể loại thần thoại, tuy số lượng còn khiêm tốn nhưng phần nào cũng cho chúng ta thấy cảm quan và cách lý giải của người dân nơi đây về thiên nhiên, vũ trụ, về những gì xẩy ra xung quanh mình. Còn ở thể loại truyền thuyết, qua những truyện khảo sát đã cho thấy cảm quan của đồng bào về những nhân vật lịch sử gắn với những địa danh cụ thể mà ở đó ghi dấu những đóng góp lớn lao của họ, những dấu tích tín ngưỡng qua các sinh hoạt lễ hội. So với hai thể loại trên thì truyện cổ tích phong phú hơn cả, nó có đầy đủ cả ba tiểu loại của truyện cổ tích. Cổ tích loài vật nói về các con con vật quen thuộc trong cuộc sống của đồng bào. Cổ tích thần kỳ đã phản ánh được nhiều vấn đề rộng lớn của xã hội, những ước mơ về một cuộc sống muôn nghìn lần tốt đẹp với mỗi con người. Phong phú, đa dạng nhất là truyện cổ tích sinh hoạt, chiếm một số lượng lớn các mẫu kể đã phác hoạ một cách đa dạng về cuộc sống, xã hội, tâm tư tình cảm, ước mơ suy nghĩ của người dân nơi đây. Với sự có mặt đầy đủ của ba thể loại trên đã làm phong phú, giàu có hơn cho kho tàng văn học dân gian Tày- Nùng xứ Lạng, đây được coi là những giá trị quý báu mà đồng bào luôn yêu quý và trân trọng.


Chương 3

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY - NÙNG XỨ LẠNG TRÊN MỘT SỐ BÌNH DIỆN

Trong chương hai, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những thể loại cơ bản của truyện kể dân gian Tày, Nùng xứ Lạng và nhận thấy đó là di sản phong phú, giàu có của đồng bào Tày, Nùng. Truyện kể dân gian được coi là một tài sản lớn, giàu có trong hợp thể tài sản văn học dân gian của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn.

Tầm vóc, chiều sâu, chiều rộng và cả những trầm tích văn hóa của xứ Lạng đều được chứa đựng trong truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng, mang vẻ đẹp lấp lánh của văn hóa dân tộc Tày –Nùng. Người Tày- Nùng từ bao đời nay luôn yêu, luôn quý và giữ gìn những của cải tinh thần vô giá của mình đã có. Là sản phẩm tinh thần của một vùng đất nên truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng mang mảng mầu riêng nhất của mình được thể hiện rõ ở một số phương diện: nhân vật và mô típ, sự đồng dạng và tính dị biệt, quan hệ giữ truyện kể dân gian với tín ngưỡng và lễ hội.

3.1. Về nhân vật, môtíp

3.1.1. Nhân vật

3.1.1.1. Nhân vật trong thần thoại Tày, Nùng xứ Lạng

Trong những mẫu kể của thần thoại Tày- Nùng xứ Lạng nói riêng và các dân tộc Việt nói chung, tác giả dân gian đã bằng trí tưởng tượng lãng mạn của mình xây dựng nên những hình tượng đẹp đẽ, kỳ vĩ, nhằm tìm cách trả lời cho các câu hỏi về vũ trụ, trời đất, về con người... thay cho câu trả lời “Tự nhiên mà có”

Nhân vật khổng lồ trong thần thoại Tày, Nùng xứ Lạng họ là những vị thần, để tạo ra được một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, họ cũng phải lao động như con người, cũng phải đào, đắp, gánh đá chuyển đất giữa các vùng...cũng phải cày bừa, bừa ruộng. Trong truyện Tày, Nùng, hành động của

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí