Sự mà ra thú ta thời không ra Cho nên nó đánh đến ta
Bà Ba, hai Cả định ra thế nào? [42, tr.278] có lúc là lời độc thoại của ông:
Ta nay từ lúc khởi binh
Đánh Tây trăm trận chưa từng thua lui.
Tiếng ta nức bốn phương trời
Một phương hùng cứ mấy mười lăm năm, Đâu đâu cũng có tiếng đồn
An Nam làm giặc chỉ còn ta đây.
Bây giờ ra thú thằng Tây
Mặt nào còn đứng ở trong cõi đời [42, tr.278]
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn Tư Liệu Dân Gian Về Hoàng Hoa Thám
- Phiên Bản Lịch Sử Về Hoàng Hoa Thám Và Khởi Nghĩa Yên Thế
- Hoàng Hoa Thám Trong Thơ Ca Dân Gian Và Các Hình Thức Văn Vần
- Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 8
- Hoàng Hoa Thám Trong Lễ Hội Dân Gian
- Hoàng Hoa Thám Trong Phiên Bản Văn Học Viết Trước 1945
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Dựa vào sự kiện thực dân Pháp đưa quân lính vào đánh đồn Phồn Xương và chi tiết Đề Thám cho mời các tướng lĩnh, Bà Ba và các con vào hỏi ý kiến, dân gian đã khắc họa tâm tư của vị thủ lĩnh trước tình thế đại bản doanh lâm nguy. Trong con mắt của dân gian, Đề Thám là một vị thủ lĩnh có tiếng tăm lừng lẫy, hùng cứ một phương mười mấy năm trời, kiên trì đánh Tây để khôi phục nước Nam, là người nhân nghĩa, thương dân, có ý chí quyết tâm đánh giặc và không chịu khuất phục.
Lòng ta cũng muốn cho an
Cũng mong khôi phục Nam bang nước nhà.
(…) Bây giờ ra thú thằng Tây
Láo lơ lơ láo mặt dày khó coi [42, tr.277]
Đề Thám hiện lên qua các bài vè lịch sử còn là một thủ lĩnh có tài quân sự, kiên định lối đánh du kích dựa vào địa hình địa vật, bản lĩnh mưu trí hơn người:
Đánh nhau từ sáng đến trưa Trông xuống chân núi những lừa với Tây
Truyền cho cố đánh tối ngày
Nội đêm sẽ rút về ngay Thác Thần [99, tr.152]
Trong chiến trận, Đề Thám còn được nể trọng bởi sự gan dạ, dũng cảm.
Nhiều lần quân địch bao vây, truy đuổi:
Quan binh vây khắp bốn phương Súng như rang bỏng lá rừng sạch không
nhưng Đề Thám không chịu khuất phục mà chiến đấu tới cùng với địch:
Xá gì mấy trận được thua
Xá gì súng nhỏ súng to trận tiền [88, tr.721] Bảo nhau sống mái tranh hùng một phen Làm trai trong buổi đua chen
Xông vào lửa đạn mũi tên xá gì, Được thua thua được cũng đành
Cầm bằng vỡ nát tan tành cũng chơi [42, tr.278].
Đề Thám khiến cho quân địch cũng phải khiếp sợ khi nghe danh, phải lo lắng mưu toan dẹp trừ bằng mọi giá:
Làm cho Tây lính quan quân
Thiên hạ sợ hãi gian truân nhiều điều [99, tr.152]
An Nam diệt hết đâu đâu yên rồi Chỉ còn có đấy mà thôi
Cho nên nhà nước ngậm ngùi chưa yên Đã nhiều tổn hại binh quyền
Mong sao dẹp được cho yên mới đành [42, tr.276]
Nhân vật Cụ Đề (hay ông Đề, Quan Hoàng,…) trong các bài vè còn được dân gian phác họa qua những hành động, việc làm bình dị thể hiện tình cảm gắn bó giữa thủ lĩnh với nhân dân, đem lại lợi ích cho dân. Việc Đề Thám mở hội đầu năm làm lễ cầu an cho dân chúng và nghĩa quân là sự kiện được nhân dân ghi nhận và ca ngợi nhiều nhất:
Tháng Giêng Kỷ Dậu-Duy Tân
Lại toan mở hội ân cần phô trương [99, tr.143]
Tháng Giêng sắp sửa hội hè
Quan Hoàng rang đỗ nấu chè làm chay [42, tr.279]
Đề Thám còn gắn bó tình nghĩa với dân làng Trũng, nơi ông trải qua tuổi ấu thơ:
Đất đây là đất quan Đề
Đánh đồn làng Trũng gốc tre chẳng còn.
Trũng trong gần giếng ao làng Quan chẳng cho ở bắt vào rừng sâu, Rừng sâu cuốc đất ao sâu
Trũng trong thì để làm vườn với nhau Anh em ta sẽ bảo nhau,
Xin quan mỗi bếp con trâu mà cày, Tiền thì mỗi bếp năm đồng,
Dân người làng Trũng chẳng không người nào [42, tr.280]
Bài vè phản ánh việc dân làng Trũng phải dời làng vào rừng xây dựng căn cứ nghĩa quân theo cách mà Đề Thám muốn.
Có thể nói, 10 bài vè được sưu tầm tạo ấn tượng rằng các tác giả dân gian đã theo sát phản ánh chi tiết những sự kiện xoay quanh Đề Thám và nghĩa quân. Đề Thám hiện lên trong các bài vè cũng có những phẩm chất, chiến công, những việc làm, hành động như trong các ghi chép sử Việt. Điều đáng chú ý là các tác giả dân gian đã hư cấu, tưởng tượng để vị thủ lĩnh này thêm sinh động, gần gũi bằng cách sáng tạo thêm ngôn ngữ nhân vật (lời đối thoại, chất vấn với các con và tướng lĩnh, lời độc thoại thể hiện tâm tư cá nhân); qua lời nói để nhân vật tự thể hiện những trăn trở, suy tư về thời cuộc, những băn khoăn, mưu tính trước sau trận chiến đấu. Việc xây dựng nhân vật có ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại) như trên đã làm cho nhân vật folklore khác biệt với nhân vật do sử liệu kiến tạo.
Nhìn chung, cách biểu đạt sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử của dân gian trong những bài vè lịch sử về Hoàng Hoa Thám là khá đa dạng: Các sự kiện và nhân vật lịch sử luôn được phản ánh đi kèm thái độ, bình luận, tình cảm của dân gian. Trong khi kể chuyện, dân gian không giấu cảm xúc mà trực tiếp đưa ý kiến bình luận về trận đánh, về tài quân sự của Đề Thám, bày tỏ sự ca tụng, cổ vũ cho nghĩa quân và vị thủ lĩnh này:
Súng bên kia bắn như rang Đạn ra như thể một đàn chim bay
Trận này cụ Thám đánh hay
Quan quân của Pháp đắng cay nhiều nhiều [99, tr.153]
Có lúc dân gian còn tỏ ra băn khoăn, lo lắng cho nhân vật trong câu chuyện của mình:
Ở trong súng bắn ì ì
Ông Hoàng khi ấy biết thì làm sao? [99, tr.138]
Còn trong sử liệu, thái độ tình cảm của người ghi chép là chỗ không được gia công và được trình bày rất tiết chế. Lý do giải thích cho điều này là quy ước của sử liệu về tính khách quan, phi chủ thể. Hơn nữa, ở trường hợp Đề Thám - lãnh tụ chống Pháp, những ngợi ca, thương xót, hay lo lắng của người đương thời chỉ có thể nằm ở những sáng tác dân gian như những lời vè trên.
Bên cạnh phản ánh lịch sử kèm thái độ và bình luận, các tác giả dân gian còn sử dụng một loạt các biện pháp tu từ đắc dụng của thể loại vè đó là liệt kê, so sánh, ẩn dụ, nhấn mạnh/tô đậm đối tượng, v.v… Nhờ sự đậm đặc thông tin, các bài vè giống như những bản tin nóng về chiến sự:
Dinh, Huỳnh nghĩa tử chí thân
Cai Sơn,Ba Nhái ở gần nội đao Cả Can, Hai Cán, Ba Biều
Kể ra cho hết cũng nhiều phân minh [99, tr.142]
Cao Thượng,Bố Hạ kéo quân đồn TiềnNhã Nam sắp sửa binh quyền,
Đi qua Luộc Giới đánh đồn Cả Dinh.
(…)Sơn Tây, Hà Nội Bắc Ninh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên,
Hải Phòng, Phú Thọ,Hải Dương
Còn như các tổng ngoài thường kể chi [99, tr.153]
Phép so sánh, nhấn mạnh, tô đậm đối tượng thể hiện cái nhìn sáng tạo, trí tưởng tượng và thái độ mến phục của dân gian trong khi miêu tả nhân vật lịch sử, khi phản ánh các sự kiện lịch sử. Câu vè:Đạn ranhư thể cát bay / Lòng nào chẳng sợ, gan nào chẳng kinh [3], đã không chỉ phản ánh mà còn nhấn mạnh sức mạnh của nghĩa quân dưới sự chỉ huy của tướng Cả Dinh trong lần đối đầu với địch. Miêu tả tính chất ác liệt của trận đánh của Đề Thám với địch, dân gian cũng so sánh:
Súng bên kia bắnnhư rang
Đạn ranhư thể một đàn chim bay[99, tr.153] Đặc biệt ở những câu:
Giống như một đóa hoa vàng trên cây Đêm ngày mưa gió trên cây
Hoa vàng lại rụng gốc cây trên rừng [88, tr.722]
đã xuất hiện một ẩn dụ đầy ý nghĩa về cái chết của Đề Thám. Các tác giả dân gian đã dùng chữ "vàng" có âm Hán là "hoàng", trùng với họ của Đề Thám như một ẩn ý, ví von sự ra đi của Đề Thám tựa đóa hoa rụng nơi nguồn cội sinh thành. Đề Thám
- con người gắn bó với núi rừng thì chết cũng trở về với rừng núi. Câu vè với hình ảnh so sánh ẩn dụ đẹp như vậy đã khiến cho cái chết của Đề Thám trở thành một hình ảnh mang tính thẩm mỹ, một sự ra đi nhẹ nhàng, thanh thản, trong khi sử liệu ghi chép rất nhiều về cái chết của ông trong đó đa phần nghiêng về giả thuyết ông bị giặc Pháp giết hại. Như vậy, tình cảm riêng là yếu tố chi phối lớn đến việc miêu tả, xây dựng nhân vật lịch sử của các tác giả dân gian, nó không chỉ làm cho lịch sử bớt khô khan khi lưu truyền trong nhân dân, mà chính điều này đã làm mờ đi những sự thật lịch sử tàn khốc mà có lẽ dân gian không muốn chấp nhận nó, ví dụ như sự ra đi của Đề Thám.
Bên cạnh đó, nhịp điệu, vần điệu vè cũng được tác giả dân gian chú trọng khi gieo vần, ngắt nhịp để tạo hiệu ứng cao nhất. Nhịp điệu nhanh, vần trắc được sử dụng khi kể về diễn biến của các trận đánh, hành động, chiến công của các tướng lĩnh và Đề Thám, giọng điệu vè chắc khỏe và khẩn trương. Quán xuyến trong hầu hết các bài vè về Đề Thám là âm điệu mạnh mẽ, tràn đầy tính chiến đấu:
Cắc tếch / nó / nhảy vào ngay
Hoàng Thám / bắn mất mũ / nó /chạy ngay Thúc Đình Cao Thượng / nó / tiếp quân binh
Thủ hạ Chánh tổng / một mình / lui ra [42, tr.279]
Lối ngắt nhịp này đã góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho lời kể, góp phần "đưa tin" và truyền thông điệp nhanh chóng đến người nghe.
Một số ít đoạn vè có nhịp điệu chậm, đều đặn, dàn trải ở những đoạn kể chuyện tâm tình, thể hiện tâm tư của vị thủ lĩnh, thể hiện tình cảm của nhân dân với Đề Thám:
Kể từ Tây mới / đăng thành /
Nó ra / nó lấy / hao binh / cũng nhiều / Nó làm / tổn hại / dân xiêu /
Thuế đò / thuế chợ /cũng nhiều đắng cay / Tây sang / chiếm nước Nam này /
Mỗi người / một thẻ / đeo ngay vào mình / Tây sang / dẹp hết anh hùng /
Chỉ còn có mỗi một ông Quan Hoàng [99, tr.151]
Có thể nói, dân gian gắn thái độ, tình cảm trực tiếp với sự kiện, nhân vật lịch sử, tưởng tượng về ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại) của nhân vật để kiến tạo nên một Đề Thám cụ thể hơn, gần gũi hơn và do đó sinh động hơn so với sử liệu.
2.2. Hoàng Hoa Thám trong phiên bản truyện kể dân gian
Theo phân loại văn học dân gian, những truyện kể về Hoàng Hoa Thám liên quan đến hai thể loại là truyền thuyết và giai thoại. Cho đến hiện tại, trong nghiên cứu folklore có nhiều định nghĩa về hai thể loại này. Về truyền thuyết, chúng tôi chọn cách xác lập khái niệm của Kiều Thu Hoạch: “Truyền thuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian, nội dung cốt truyện của nó kể lại truyện tích của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng các yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” [dẫn theo 94, tr.72]. Cách hiểu này vừa bao quát được các đặc tính của thể loại là “một thể loại tự sự dân gian được xây dựng từ niềm tin và cảm hứng về những giá trị thiêng liêng của cộng đồng, dân tộc” [1, tr.269] lại
vừa có những phân biệt với các thể loại khác. Còn giai thoại, chúng tôi theo định nghĩa sau: “là một thể loại truyện kể ngắn gọn về một tình tiết có thực hoặc được thêu dệt của những nhân vật được nhiều người biết đến” [26, tr.112]. Tuy nhiên, trên thực tế, trong truyện kể dân gian nói chung và các văn bản kể chuyện của dân gian về Hoàng Hoa Thám nói riêng, ranh giới giữa hai thể loại này không phải lúc nào cũng rạch ròi1. Thậm chí, ở một số văn bản còn có những tình tiết hoặc yếu tố thần kì mang màu sắc của thần thoại. Vì thế, chúng tôi gọi chung những câu chuyện kể về Đề Thám sắp được phân tích dưới đây là truyện kể dân gian - một khái niệm bao trùm cả truyền thuyết và giai thoại nhưng lại không mang trọn vẹn đặc thù của từng thể loại đó. Thống kê trên các ấn phẩm và bản điện tử sưu tầm truyện kể dân gian về Hoàng Hoa Thám, chúng tôi có con số 64 truyện, trong đó nhiều nhất là các bản kể liên quan đến cái chết của Hoàng Hoa Thám – 35 truyện. Về nội dung, những chuyện kể này thường không hoàn chỉnh: kể về một quãng đời nào đó hoặc một phẩm chất nào đó của vị thủ lĩnh, hoặc cũng có lúc thiếu vắng những diễn biến lớp lang, hoặc không đầu không cuối… Về hình thức, chúng có thể sử dụng các motif thường gặp trong truyền thuyết là “ra đời kì lạ, chiến công phi thường và hóa thân (cái chết thần kì)” [1, tr.111] theo hướng thiêng hoá khi miêu tả nhân vật lịch sử nhưng cũng có thể kết hợp với các chi tiết mang tính hiện thực theo lối kể của giai thoại.
Ơ ̉ phương diện đầu tiên (sử dụng các motif thường gặp và miêu tả nhân vật theo hướng thiêng hóa), nguồn gốc xuất thân hay gốc tích của Hoàng Hoa Thám được các tác giả dân gian nhìn dưới góc độ hiện thực, vì vậy đây chủ yếu là các giai thoại. Chúng tôi thống kê có khoảng trên 10 mẩu truyện như vậy. Theo những gì Bouchet đã ghi lại từ dân gian thì: cha của Thám là Phó Quát, làm nghề thợ thêu, rất nghèo, đến làm thuê cho Cai Tổng Nghi và làm quen với người con gái trong làng vì xấu quá mà chưa có chồng. Họ sinh được người con trai gọi là Giai Thiêm. Sau đó, mẹ Thiêm bị cọp bắt, cha bị chết ở nhà lao Bắc Ninh. Thiêm mồ côi cha mẹ phải sống vất vưởng, làm thuê, chăn trâu… [83, tr.30].
1 Và tình huống này cũng là phân vân của Nguyễn Thị Tâm khi sử dụng khái niệm truyền thuyết trong khóa luận của mình. Tác giả khoá luận nhận xét rằng một số truyện kể dân gian chưa đủ quy mô để xếp vào thể loại truyền thuyết vì nó chỉ có những motif, những vấn đề của thể loại truyền thuyết mà thôi [83, tr.29].
Trong Chân tướng quân, Phan Bội Châu kể rằng đã nghe từ các cụ già kể về Quan Hoàng, "mới sinh ra đã bị mất cha, không biết cha là ai, mẹ thì nghèo khổ, lưu lạc tới nơi đây, (…) làm con nuôi họ Hoàng do đó lấy họ là Hoàng. Sáu tuổi mẹ chết, cha nuôi cũng chết, bơ vơ côi cút, đi ở chăn trâu, nhà nghèo không có khả năng đi học" [12, tr.150]. Ngô Tất Tố và L.T.S trong Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế cũng cho biết: Thám vốn họ Trương. Ông Thân của Thám là một người làm ruộng rất nghèo ở vùng Yên Thế, mẹ là gì thì chưa rõ. Vợ chồng hiếm hoi chỉ có một người con gái, đến ngoài bốn mươi tuổi mới sinh ra Thám [90, tr.5]. Trong cuốn Bắc Giang địa chí, Trịnh Như Tấu chép lại theo lời kể người xưa, cũng có chi tiết khá tương đồng: cha của Thám làm ruộng ở làng Trũng, mất sớm, còn mẹ bị hùm bắt. Lúc nhỏ Thám phải đi ở nhờ nhà Bá Phức…[83, tr.30].
Bài viết của Hoài Nam lập luận về gốc tích lịch sử của “ông Đề Thám” cũng chủ yếu dựa vào truyền miệng, có nêu: Cha của ông Đề Thám là Trương Văn Thận, ông Thận học giỏi nhưng không thi đậu, làm nghề dạy học. Mẹ của ông Thám tên là Lương Thị Minh, rất khỏe và giỏi vò nghệ. Họ sinh được người con trai đặt tên là Nghĩa. Hai vợ chồng bị bọn hào lí địa phương tố giác nên đều bị bắt. Người vợ chống cự liền bị giết tại chỗ, người chồng bị đóng cũi giải về Kinh nhưng trên đường đi cắn lưỡi tự vẫn. Khi đó, người em là Trương Văn Thân bế cháu đi chơi, khi thấy động liền bế cháu đi trốn, thằng bé Nghĩa cải tên là Thiên [88, tr.76-77]. Theo thuyết này, xuất thân của Đề Thám có khác những thuyết trên, đó là được sinh ra từ gia đình thượng vò, có giáo dục, tuy nhiên số phận cậu bé Nghĩa lại tương đồng với những thuyết khác: cha mẹ mất sớm, phải lưu lạc từ nhỏ.
Có thể thấy rò rằng, motif sự ra đời kì lạ hoàn toàn không được sử dụng trong truyện kể về nguồn gốc xuất thân của Đề Thám. Điểm chung trong câu chuyện của các tác giả dân gian là vị thủ lĩnh này có xuất thân bình thường, thậm chí nghèo khổ, bất hạnh chứ không theo kiểu “là kết quả của sự hòa hợp giữa người với các hiện tượng tự nhiên”, hay kiểu “đời sống tự nhiên ùa vào làm kết tinh này nở người anh hùng” [1, tr.113] như motif ra đời kì lạ của Thánh Gióng (bà mẹ dẫm dấu chân ông Khổng Lồ), bà Chúa Bầu - một nữ tướng của Hai bà Trưng (được sinh ra từ quả bầu), v.v,... Và cũng dễ nhận ra, những truyền ngôn trong dân gian về