Khách Sạn Và Các Doanh Nghiệp Có Chức Năng Du Lịch



+ Du lịch thương mại công vụ, hội nghị - hội thảo (MICE).

+ Du lịch sinh thái sông nước, rừng ngập mặn.

+ Du lịch văn hóa ẩm thực.

* Cụm du lịch Côn Đảo : Xây dựng Côn Đảo thành Khu Kinh tế Dịch vụ du lịch hiện đại, đặc sắc mang tầm quốc gia và quốc tế quyết định phê duyệt số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Các loại hình du lịch tiêu biểu gồm:

+ Du lịch cuối tuần khách quốc tế trong khu vực,

+ Du lịch nghiên cứu khoa học.

+ Du lịch thể thao biển và núi, thể thao mạo hiểm.

+ Du lịch nghỉ dưỡng biển và núi.

+ Du lịch giải trí cao cấp.

+ Du lịch thương mại công vụ - hội nghị, hội thảo (MICE).

+ Du lịch mua sắm, du lịch tàu biển.

+ Du lịch tham quan thắng cảnh và các di tích văn hóa lịch sử…

+ Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Côn Đảo

* Cụm du lịch Bình Châu : vườn sưu tập động thực vật đặc trưng cho Vùng Đông Nam Bộ - Trung tâm điều dưỡng tầm cỡ khu vực để thu hút du khách. Phát triển du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, điều dưỡng chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng biển. Các loại hình du lịch tiêu biểu gồm:

+ Du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học.

+ Du lịch điều dưỡng, chữa bệnh suối khoáng nóng.

+ Du lịch nghỉ dưỡng biển.

+ Du lịch sinh thái vườn cây ăn trái.

* Cụm du lịch Núi Dinh : Trung tâm nghỉ dưỡng núi cao cấp cho cả vùng Nam Bộ - Công viên giải trí kỹ thuật cao. Phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng núi, giải trí kỹ thuật cao kết hợp du lịch sinh thái, thương mại công vụ. Các loại hình du lịch tiêu biểu gồm:

+ Du lịch nghỉ dưỡng núi cao cấp, thể thao núi.

+ Du lịch giải trí kỹ thuật cao, tìm cảm giác mạnh.

+ Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, lễ hội.



+ Du lịch thương mại công vụ – hội nghị, hội thảo (MICE).

* Cụm du lịch Long Hải : Trung tâm văn hóa thể thao giải trí tổng hợp, nghỉ dưỡng biển cao cấp có tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Phát triển du lịch văn hóa, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển kết hợp du lịch sinh thái, tham quan làng nghề. Các loại hình du lịch tiêu biểu gồm:

+ Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, lễ hội.

+ Du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng hợp, xem các giải thi đấu.

+ Du lịch vui chơi giải trí.

+ Du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp.

+ Du lịch tham quan làng nghề truyền thống.

2.1.4.2. Khách sạn và các doanh nghiệp có chức năng du lịch

* Khách sạn:

Khách sạn là cơ sở lưu trú tiếp nhận khách du lịch đến nghỉ ngơi trong thời gian lưu trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khách sạn được quản lý bởi nhiều đơn vị, tổ chức và các đơn vị du lịch thuộc các thành phần kinh tế.

Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 126 khách sạn, 4.959 phòng: trong đó có 84 khách sạn đã được xếp hạng với 3307 phòng (khách sạn, resort từ 3 sao trở lên là 14 cái với tổng số 1.300 phòng). Công suất sử dụng phòng trong vòng 5 năm qua trung bình đạt khoảng 75%. Số nhà hàng hiện nay của Bà Rịa - Vũng Tàu là 56.

Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì số lượng khách sạn trong giai đoạn gần đây là không tăng. Hiện nay phần lớn các khách sạn đều chú trọng đầu tư mới và nâng cấp cơ sở vật chất để phù hợp với tiêu chuẩn của ngành và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Bảng 2.2 - Bảng số liệu phân tích số khách sạn tại Bà Rịa - Vũng Tàu


Chỉ tiêu

ĐVT

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Khách sạn,resort


Cái

6

9

7

5

7

5

7

5

7

6

7

6

8

5

9

0

9

3


126


+Tổng số phòng


Phòng

2.73

6

2.86

4

2.93

8

3.03

3

3.03

6

3.03

4

3.23

5

3.62

8

3.72

0


4959

Khách sạn, resort được xếp hạng


Cái

2

0

2

1

2

0

2

3

2

5

3

1

4

5

4

8

8

2


84


Số phòng


Phòng

1.13

5

1.28

5

1.24

0

1.35

0

1.46

3

1.66

1

2.24

3

2.31

2

3.24

8


3307

Tỷ lệ số khách sạn được xếp hạng / Tổng số khách sạn


%


28,99%


28,00%


26,67%


30,67%


32,89%


40,79%


52,94%


53,33%


88,17%


66,67%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 5

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)



Trong giai đoạn từ 2000 – 2003, số lượng khách sạn duy trì ổn định ở mức 75 đến 76 khách sạn nhưng chất lượng phục vụ đã được nâng lên. Điều này được thể hiện ở số khách sạn được xếp hạng tăng lên đáng kể, năm 2000 số khách sạn được xếp hạng là 20, đến năm 2003 con số này là 31 khách sạn (tăng 55%).

Từ năm 2004 – 2007 số lượng khách sạn tăng khá cao so với những năm trước đó, đặc biệt năm 2007 số lượng khách sạn tăng mạnh: số khách sạn trong năm 2006 là 93 khách sạn thì qua năm 2007 con số này lên tới 126 khách sạn. Bên cạnh đó, số khách sạn được xếp hạng cũng tăng cao: năm 2004 con số này là 45 khách sạn, đến năm 2007 con số này lên đến 84 khách sạn.

Bên cạnh đó, công suất sử dụng phòng trong giai đoạn này cũng tăng đều qua các năm, điều này thể hiện vốn đầu tư vào việc nâng cao chất lượng phục vụ đã phát huy hiệu quả. Mặc khác việc gia tăng công suất sử dụng phòng đã khuyến khích các khách sạn tăng thêm số phòng, đặc biệt là những phòng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, với một số lượng phòng lớn như trên vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong những ngày lễ lớn. Nguyên nhân là do vào những ngày thường thì công suất phòng thấp vì khách du lịch chủ yếu đến vào những ngày cuối tuần và vào những ngày nghỉ lễ, Tết. Vấn đề đặt ra là phải thu hút khách du lịch đến nghỉ dưỡng thì thời gian lưu trú dài ngày hơn để tận dụng được những phòng này nhằm tăng hiệu quả sử dụng phòng.

* Số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp kinh doanh du lịch:

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế thông qua các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì nền kinh tế mới có thể vận hành và phát triển.

Bảng 2.3 - Bảng số liệu phân tích số lượng và cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Chỉ tiêu

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng số doanh nghiệp


73


77


91


94


95


96


91


94


97


101


105


110

DNNN trực

thuộc TW


14


13


19


19


19


18


18


18


14


14


13


11

DNNN trực thuộc địa phương


13


13


13


13


12


9


9


9


9


9


8


7

DN kinh tế Đảng

1

1

2

2

2

2

2

2





Chi nhánh doanh nghiệp ngoài tỉnh


7


9


10


10


13


14


10


10


5


7


9


11

DN liên doanh nước ngoài


21


21


21


20


16


16


14


14


12


12


13


14

DN ngoài quốc

17

20

26

30

33

37

38

41

57

59

62

67


doanh

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Từ năm 1996 đến năm 2007, tổng số doanh nghiệp tăng liên tục nhưng mức tăng không cao, năm 1996 số doanh nghiệp có chức năng du lịch là 73 doanh nghiệp, đến năm 2007 con số này là 110 doanh nghiệp, tăng 50,6% so với năm 1996.

Trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh nhất (từ 17 doanh nghiệp năm 1996 lên 67 doanh nghiệp năm 2007) do từ năm 2002, luật thành lập doanh nghiệp thông thoáng hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi để số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng. Ngược lại số doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài liên tục giảm. Điều này cũng cho thấy một thực tế là môi trường kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không còn thu hút đầu tư nước ngoài như trong giai đoạn 1993-1996. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng cải thiện trong khoảng 3 năm trở lại đây nhờ chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước và môi trường kinh doanh thuận lợi của nước ta.

Các doanh nghiệp du lịch nói chung còn kém năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự phát huy vai trò chủ lực, chưa gắn được hoạt động của mình vào kế hoạch phát triển chung của tỉnh. Loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp chậm đổi mới, chưa thực sự tạo được sức thu hút khách du lịch. Doanh nghiệp lữ hành của tỉnh chưa được chú trọng đầu tư để phát huy vai trò cầu nối giữa thị trường khách du lịch với sản phẩm du lịch. Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không hiệu quả và hiện gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp mới chậm triển khai giấy phép đầu tư, trì trệ vốn góp.

2.1.4.3. Nguồn nhân lực

Nguồn lao động trong ngành du lịch là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch. Họ là chiếc cầu nối giữa du khách với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, thông qua họ các nhu cầu của khách du lịch sẽ được đáp ứng. Đối với nguồn lao động, chúng ta cần quan tâm đến cả 2 khía cạnh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.



Bảng 2.4 - Bảng số liệu nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu


Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu

2000

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng số lao động trong ngành du lịch

4.002

5.504

5.725

6.041

6.542

7.232

Đại học và trên đại học

555

818

859

1.003

1.272

1.503

Cao đẳng và trung cấp

558

917

1.099

1.083

1.268

1.397

Công nhân kỹ thuật

1.003

1.670

1.885

2.049

2.229

2.564

Khác

1.886

2.099

1.882

1.906

1.773

1.768

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Qua bảng số liệu trên trên ta thấy nguồn lao động trong ngành du lịch tăng liên tục cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ năm 2000 có 4.002 người đến năm 2007 có 7.232 người làm việc trong ngành du lịch, tăng 80,7%. Trình độ lao động không ngừng được cải thiện, có thể được minh chứng qua số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng không ngừng tăng lên. Đây cũng là lực lượng lao động chủ chốt trong việc phát triển ngành du lịch của tỉnh. Điều này cho thấy nguồn lao động ngành du lịch của tỉnh đang trên đà phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Từ năm 2006 trở đi, tốc độ tăng của lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp ngày càng tăng trong khi số lao động không có chuyên môn giảm dần, đó là một xu hướng phát triển tiến bộ trong đội ngũ lao động ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuy nhiên, xét về chuyên môn, nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hầu hết là lực lượng lao động gián tiếp trong khách sạn chưa được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về du lịch, 50% bộ phận quản lý, giám sát và điều hành trong lĩnh vực lữ hành chưa qua đào tạo về du lịch dù là ngắn hạn. Ngoài hướng dẫn viên du lịch, các nghề khác chưa được trang bị kiến thức về du lịch, tỷ lệ lao động không biết ngoại ngữ khá cao nên đã phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách. Lao động làm công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn rất yếu dẫn đến công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp lúng túng và còn nhiều hạn chế.

Mặt dù thời gian qua ngành du lịch đã rất chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, coi công tác này là một trong những góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nhưng tốc độ phát triển du lịch ngày càng



nhanh và đa dạng trong khi công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vẫn còn rất chậm, không theo kịp với tốc độ phát triển của ngành nên phần nào đã hạn chế sự phát triển của ngành du lịch.

2.1.4.4 Hạ tầng giao thông

Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong 5-7 năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu 8 làn xe song song với quốc lộ 51A. Hiện nay, đã có các tuyến xe buýt nội tỉnh như tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu, Bà Rịa- Xuyên Mộc, Vũng Tàu-Xuyên Mộc. Tuyến xe buýt ngoại tỉnh: Biên Hoà-Vũng Tàu

Đường biển: Từ Vũng Tàu có thể đi TP Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm. Hằng ngày, cứ 30 phút/suất ở hai đầu bến tàu từ TP Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu và ngược lại. Ngoài ra, còn có tàu đi Côn Đảo xuất bến từ cảng Bạch Đằng-TP Hồ Chí Minh hoặc cảng Vũng Tàu.

Hàng không: Sân bay Vũng Tàu và sân bay Cổ Ống (Côn Đảo) chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại. Trong tương lai, sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, cách ranh giới tỉnh khoảng 20 km.

Đường sắt: Hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1,435m sẽ được xây dựng nối TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu tốc độ thiết kế trên 300km/h.

2.1.4.5 Thông tin liên lạc và các dịch vụ khác

* Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh trong những năm gần đây có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Từ tỉnh có thể điện thoại, gửi thư điện tử, dịch vụ EMS, dịch vụ điện hoa… đến các tỉnh trong cả nước và các nơi trên thế giới. Hầu hết các mạng điện thoại di động đều đã phủ sóng toàn tỉnh. Các khách sạn lớn đều được trang bị đường truyền internet tốc độ cao để phục vụ du khách.

* Điện, nước



Trên địa bàn tỉnh đã có 3 nhà máy điện hoạt động. Mạng lưới điện trung- hạ thế đã được xây dựng đến tận trung tâm các xã và các cụm du lịch trọng điểm. Hệ thống cung cấp nước sạch với mạng lưới 6 nhà máy nước có tổng công suất khoảng 58.000m3/ ngày đêm đã góp phần rấ

t quan trọng tạo môi trường thận lợi cho sự nghiệp phát triển du lịch.

2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

2.2.1 Hiện trạng khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bảng 2.5 Bảng số liệu khách du lịch đến Bà Rịa–Vũng Tàu


ĐVT: ngàn lượt người

Chỉ tiêu

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Lượt khách


3.050


3.303


3.906


4.402


4.712


5.099


5.320


5.415


5.960

Quốc tế

190

141

147

162

172

199

220

200

228

Nội địa

2.860

3.162

3.759

4.240

4.540

4.900

5.100

5.215

5.732

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu trung bình trong giai đoạn 1999 – 2007 là 11,9%, con số này đối với khách quốc tế là 2,5% và khách nội địa là 12,5%. Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam Á năm 1997, lượng khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giảm mạnh. Tuy nhiên, đến năm 1999, số lượt khách đã được phục hồi, tốc độ tăng trưởng tăng dần, đặc biệt năm 2001 tốc độ tăng trưởng cao nhất với con số lên tới 18,3%. Sau đó số lượng khách vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm dần. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng chỉ có 2%, đến năm 2007 tỉ lệ này lên tới 10%. Năm 2007, số lượng khách tăng khá mạnh cho thấy việc đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh đã bắt đầu phát huy hiệu quả.

Một trong những đặc trưng của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu là mang nặng tính thời vụ. Mùa du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu thường bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến lễ Quốc khánh 2-9, thời điểm này được gọi là mùa cao điểm trong năm. Vào thời điểm này, lượng khách đến tham quan, tắm biển khá lớn, trong đó phần lớn là khách nội địa. Thời gian còn lại là mùa thấp điểm, lượng khách du lịch đến tham quan, tắm biển chủ yếu vào hai ngày cuối tuần.

2.2.1.1 Khách du lịch quốc tế:



Nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy từ năm 1991 – 1997, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng đều tăng khá nhanh. Năm 1991 số khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu là 25.110 người, đến năm 1997 số người đã tăng lên 320.000 người, tăng gấp 12,7 lần so với năm 1991. Giai đoạn 1998-2000, lượng khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của các nước Đông Nam Á năm 1997 và sự cạnh tranh của du lịch các địa phương lân cận. Giai đoạn 2001 – 2005, lượng du khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng dần, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 12,5%/năm, cao hơn so với cả nước (tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn này là 7,9%/năm). Tuy nhiên, đến năm 2006 lượng khách giảm đến 9,09% và năm 2007 tốc độ tăng trưởng là 14%.

Bảng 2.6 Bảng số liệu khách du lịch quốc tế



Năm

Số khách quốc tế đến Việt Nam (người)

Khách quốc tế đến Bà Rịa Vũng Tàu

Số lượng (người)

Tỷ trọng so với cả nước (%)

Tốc độ tăng trưởng (%)

1990

250.000


-


1991

300.000

25.110

8,37


1992

440.000

70.160

15,95

179,41

1993

670.000

110.000

16,42

56,78

1994

1.018.000

181.000

17,78

64,55

1995

1.351.298

252.000

18,65

39,23

1996

1.607.155

315.000

19,60

25,00

1997

1.715.637

320.000

18,65

1,59

1998

1.520.128

187.000

12,30

-41,56

1999

1.781.754

190.000

10,66

1,60

2000

2.140.100

141.000

6,59

-25,79

2001

2.330.050

146.800

6,30

4,11

2002

2.627.980

162.000

6,16

10,35

2003

2.429.700

172.000

7,08

6,17

2004

2.927.900

199.000

6,80

15,70

2005

3.061.898

220.000

7,19

10,55

2006

3.596.176

200.000

5,56

-9,09

2007

4.171.564

227.990

5,47

14,00

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Tuy nhiên, tỉ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu so với khách quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng năm 1997 giảm đi rất nhiều. Từ năm 1997 trở về trước, khi so sánh giữa lượng khách quốc tế đến Việt Nam và lượng khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu thì ta thấy hai xu hướng này biến động

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí