Vai Trò Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch Cấp Tỉnh

hiện các chính sách ưu đãi gián tiếp như thông qua tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.

Sáu là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào du lịch của một tỉnh được thực hiện theo phân cấp.

Ngày nay, xu hướng chung của thế giới cũng như của nước ta về phân cấp quản lý là chính quyền cấp tỉnh được Trung ương giao phó đảm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ gắn với tỉnh. Trong thu hút đầu tư cũng như vậy, các tỉnh chủ động trong xây dựng chính sách thu hút trên cơ sở khung chính sách của Trung ương. Để thu hút đầu tư cần có nguồn lực tài chính nhất định. Việc sử dụng nguồn lực tài chính này cũng do ngân sách tỉnh tự cân đối, trang trải. Chính vì thế thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch gắn bó chặt chẽ với chi phí và lợi ích của tỉnh.

Bảy là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó cần có giải pháp mạnh, đột phá.

Do đầu tư vào du lịch gắn với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, mỗi tỉnh có những điều kiện khác nhau, nhất là ở tỉnh có điều kiện tự nhiên, khí hậu không thuận lợi, trình độ nguồn nhân lực du lịch thấp, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch chưa đảm bảo, thủ tục hành chính chưa được nhanh, gọn, thị trường khách du lịch khó dự báo… thì cần có và thực hiện đồng bộ những giải pháp để tạo sự cộng hưởng, trong đó có những giải pháp mạnh, đột phá mới có thể hấp dẫn đầu tư của doanh nghiệp.

2.1.2.3. Vai trò thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh

Một là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Hoạt động của ngành du lịch góp phần làm tăng thu nhập của nền kinh tế của tỉnh thông qua nguồn thu từ dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, vận chuyển, sản xuất, chế biến các đồ ăn, thức uống và bán các mặt hàng lưu niệm… phục vụ du khách. Do nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú cho nên ngành du lịch tạo điều kiện cho các ngành khác đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ngay tại tỉnh giúp cho quá trình lưu thông được nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn, từ đó sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Đặc thù của ngành du lịch là ngành dịch vụ nên có hệ số sử dụng lao động cao, do đó du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch sẽ kích thích các ngành khác phát

triển ví dụ như ngành xây dựng, viễn thông, giao thông vận tải, văn hóa nghệ thuật, thể thao, sản xuất hàng lưu niệm… Từ đó góp phần tăng nguồn thu ngân sách tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân của tỉnh.

Việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh sẽ tác động làm gia tăng sản lượng theo lý thuyết bội số đầu tư của Keynes, thu nhập của xã hội tăng lên sẽ tạo cho người dân có nhiều cơ hội và điều kiện để chi tiêu cho du lịch nhiều hơn và đến lượt nó sẽ góp phần làm tăng GRDP của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Hai là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Đầu tư chính là phương tiện đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý. Ngành du lịch là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế của tỉnh do đó thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch sẽ làm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 6

Cùng với vai trò trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, hoạt động thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh còn tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu vùng, hình thành và phát huy vai trò của các vùng trọng điểm của tỉnh, đồng thời tăng cường tiềm lực kinh tế cho các vùng khó khăn, thúc đẩy mối liên hệ, giao lưu kinh tế liên vùng, đảm bảo phát triển kinh tế của tỉnh bền vững.

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh nếu có chiến lược, kế hoạch đúng sẽ làm cho cho cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh được thay đổi theo hướng hợp lý. Giữa ngành du lịch và các ngành kinh tế khác của tỉnh có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn mang tính độc lập tương đối. Các ngành kinh tế khác của tỉnh phát triển sẽ tạo tiền đề cho ngành du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển sẽ là động lực thúc đẩy các ngành khác của tỉnh phát triển. Thực tế chứng minh rằng ở các tỉnh có ngành du lịch phát triển đã góp phần làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GRDP của tỉnh, tổng giá trị của nền kinh tế của tỉnh tăng lên.

Ba là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch khai thác được những tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Các tiềm năng, lợi thế của tỉnh nếu không được khai thác thì sẽ không mang lại giá trị kinh tế. Một trong những giải pháp để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đó là phát triển du lịch. Do đó, đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh sẽ khai thác các tiềm năng này, tránh lãng phí và đem lại lợi ích kinh tế cho nhà nước, cho tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Tiềm năng, lợi thế của tỉnh có thể là tài nguyên tự nhiên như: tài nguyên rừng; hệ thống hang động, thác nước, nguồn nước khoáng, nguồn nước nóng..; tài nguyên biển bao gồm các bãi biển có thể khai thác các loại hình du lịch biển.

Tài nguyên nhân văn của tỉnh có thể khai thác phát triển du lịch như: công trình, di tích lịch sử lưu danh các lãnh tụ, anh hùng, danh nhân lịch sử, khoa bảng, các nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng, các di tích lịch sử khảo cổ, công trình kiến trúc, đền, chùa... Những di tích lịch sử có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tài nguyên nhân văn, thực tế cho thấy có nhiều tỉnh có di tích lịch sử thu hút được rất nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, đem lại nguồn thu không nhỏ cho các tỉnh này.

Bên cạnh đó, tiềm năng về văn hóa, nhân văn của tỉnh có các cộng đồng dân tộc thiểu số cần được khai thác, những cộng đồng dân tộc thiểu số với nhiều phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc và các nghề truyền thống lâu đời như dệt thổ cẩm, đan lát... mà du khách muốn được trải nghiệm, khám phá khi đến du lịch ở tỉnh.

Mặc khác, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh còn góp phần bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh của tỉnh, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động lễ hội, khôi phục các làng nghề truyền thống, hình thành nhu cầu xây dựng và phát triển nếp sống văn minh, tiến bộ…

Bốn là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp sẽ tăng nguồn vốn cho việc phát triển du lịch của tỉnh.

Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước ta là vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ sẽ được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chỉ tập trung để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm, hoặc ưu tiên cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Không sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.

Vốn đầu tư của nhà nước chỉ tập trung đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần nắm giữ, bảo đảm đầu tư có hiệu quả, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Do đó, thời gian tới nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, du lịch là ngành mà các thành phần kinh tế ngoài nhà nước có thể đầu tư và cũng không phải là ngành mà nhà nước cần phải nắm giữ độc quyền.

Từ quan điểm và chính sách đó, chính quyền tỉnh chỉ đầu tư kinh doanh ở những lĩnh vực mà tư nhân không làm được. Do đó, đầu tư trực tiếp của chính quyền tỉnh trong đó có vốn đầu tư từ ngân sách để trực tiếp kinh doanh dịch vụ du lịch ngày càng ít, vốn nhà nước chỉ là “vốn mồi”, chỉ để tập trung để tạo môi trường, động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh. Do đó, đầu tư của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch ở tỉnh sẽ bổ sung nguồn vốn lớn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của ngành du lịch của tỉnh.

Năm là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Để phát triển đất nước, xu thế của thế giới hiện nay là mở cửa, hội nhập. Những quốc gia bị cô lập, đóng cửa sẽ không thể phát triển được vì không phát huy được lợi thế của mình và khai thác, sử dụng được các nguồn lực từ bên ngoài. Vì vậy, nước ta cần phải đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế. Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới kinh doanh du lịch đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch là “con gà đẻ trứng vàng” và kinh doanh du lịch đang trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu trong tương lai. Do đó, với xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng cần phải đẩy nhanh phát triển du lịch. Nhưng đất nước bao gồm nhiều tỉnh hợp lại, do đó, tỉnh có phát triển du lịch thì sẽ góp phần làm cho du lịch đất nước phát triển, khi du lịch đất nước phát triển sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào du lịch ở tỉnh và du khách nước ngoài đến với tỉnh còn là phương thức để kết nối - giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh quê hương, con người của tỉnh, góp phần vào thúc đẩy quá trình phân công lao động, hợp tác của đất nước trên các lĩnh vực với các nước khu vực và quốc tế.

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh đã đặt ra yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường khách du lịch, kết nối dịch vụ du lịch xuyên quốc gia, hợp tác đầu tư vào du lịch ở tỉnh. Thông qua hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực du lịch, các tỉnh có thể tận dụng lợi thế để thu hút nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào tỉnh. Doanh nghiệp du lịch của tỉnh có thể liên kết, liên doanh, hợp tác, giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các doanh nghiệp nước ngoài để tạo ra các chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn, đem lại lợi ích kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các tỉnh phát triển du lịch nói riêng.

Ở tỉnh, thông qua thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch sẽ góp phần khai thác tiềm năng của tỉnh, quảng bá hình ảnh văn hóa, đất nước, con người của Việt Nam ra thế giới, nó cũng là kênh để thúc đẩy mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại và đầu tư của tỉnh với các nước láng giềng. Từ đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ÐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP TỈNH

2.2.1. Nội dung thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh

2.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cấp tỉnh

Chính quyền cấp tỉnh căn cứ vào chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để xây dựng chiến lược phát triển du lịch cấp tỉnh. Trong bản chiến lược phát triển du lịch cần phải đánh giá được thực trạng phát triển du lịch thời kỳ trước đó, đánh giá những nguồn lực và yếu tố có thể thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, chiến lược vạch ra những định hướng lớn để phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới, thường là 10 năm. Đối với vấn đề thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, chiến lược cần đánh giá được thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch thời gian trước đó, xây dựng định hướng lớn và lộ trình thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch thời gian tiếp theo. Những định hướng lớn này có thể là định hướng đối tác đầu tư kinh doanh du lịch của tỉnh, về lĩnh vực kinh doanh mà tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, các loại hình, sản phẩm du lịch mà tỉnh cần thu hút đầu tư của doanh nghiệp, định hướng địa bàn tỉnh muốn thu hút

đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch trong thời gian tới.

Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cấp tỉnh là một hoạt động rất quan trọng đối với chính quyền tỉnh trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp. Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cấp tỉnh bao gồm các nội dung cơ bản là: xác định các yếu tố, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh, trong đó, xác định vị trí du lịch của tỉnh trong chiến lược phát triển du lịch của đất nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đánh giá tài nguyên du lịch, các nguồn lực kinh tế - xã hội tác động đến ngành du lịch của tỉnh. Quy hoạch cần phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh, trong đó nêu rõ những kết quả đạt được về phát triển du lịch, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân, chú trọng nguyên nhân công tác thu hút đầu tư. Phân tích tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước đến phát triển du lịch của tỉnh, đánh giá về các yếu tố và nguồn lực để phát triển du lịch của tỉnh, những nội dung chủ yếu cần được xây dựng trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh như: Xây dựng các chỉ tiêu phát triển du lịch; Xây dựng định hướng thị trường và sản phẩm du lịch của tỉnh; Xây dựng, bổ sung một số khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch của tỉnh; Xây dựng công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; Xây dựng một số dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; Đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện.

Bản quy hoạch được xây dựng cho thời kỳ mới gồm có quan điểm và mục tiêu phát triển, định hướng các chỉ tiêu phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn mới, trong đó nêu rõ nhu cầu về vốn đầu tư, nhu cầu cơ sở lưu trú, nhu cầu về lao động, định hướng thị trường khách du lịch, định hướng phát triển sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ môi trường, định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch, định hướng về đầu tư phát triển du lịch trong đó làm rõ các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, các dự án đầu tư theo từng giai đoạn, định hướng quy hoạch sử dụng đất cho các dự án phát triển du lịch của tỉnh. Bản quy hoạch phải đưa ra được các giải pháp, chính sách và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cấp tỉnh cần được các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương và của tỉnh đặc biệt quan tâm. Công tác này được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể mà du lịch mang lại cho tỉnh. Công tác này được thực hiện không tốt có thể dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu bền vững và không kiểm soát được. Quy hoạch du lịch được thực hiện tốt sẽ là định hướng cho việc thu hút đầu tư của doanh

nghiệp vào phát triển du lịch. Khi các nhà đầu tư đến tỉnh, họ sẽ nhanh chóng được

biết là nhu cầu thu hút đầu tư của tỉnh có phù hợp với nhu cầu đầu tư của mình hay không. Quy hoạch càng chi tiết, việc thu hút đầu tư càng thuận lợi vì đó là cơ sở để tỉnh phân bổ các nguồn lực làm mồi cho các doanh nghiệp đầu tư, các nhà đầu tư cũng biết rõ mình được đầu tư vào đâu, lĩnh vực dịch vụ du lịch nào, do đó, quyết định đầu tư sẽ được đưa ra nhanh chóng hơn.

Thực tế cho thấy, những tỉnh có truyền thống, kinh nghiệm phát triển du lịch và những tỉnh mà du lịch được đánh giá là ngành kinh tế mạnh thì công tác quy hoạch phát triển du lịch được quan tâm cẩn thận.

Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cấp tỉnh là một hoạt động cần thiết để thực thi quy hoạch phát triển du lịch. Chính quyền tỉnh căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và quy hoạch phát triển du lịch để xây dựng kế hoạch phát triển du lịch 5 năm và hàng năm. Bản kế hoạch này cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh về lượt khách du lịch đến tỉnh, tổng doanh thu từ khách du lịch, doanh thu về dịch vụ du lịch của tỉnh. Bản kế hoạch, phải đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch của tỉnh, trong đó có các giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh một cách cụ thể. Chỉ rõ các dự án du lịch cần thu hút đầu tư, triển khai đầu tư trong năm của tỉnh. Bản kế hoạch cần đưa ra các nội dung công việc cụ thể, có thời gian hoàn thành, nguồn kinh phí, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp. Cuối cùng là mục tổ chức thực hiện, chính quyền tỉnh giao cho các cơ quan liên quan của tỉnh căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình để chủ động triển khai các nội dung công việc đã nêu cụ thể trong kế hoạch. Căn cứ vào bản kế hoạch này, công tác thu hút đầu tư vào phát triển du lịch của tỉnh sẽ có cơ sở, điều kiện để được triển khai thực hiện trên thực tế.

Để đẩy nhanh công tác thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh, chính quyền tỉnh cần có thêm kế hoạch thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh để đi sâu vào công tác thu hút đầu tư. Đó là cơ sở để tỉnh tổ chức thực hiện công tác thu hút đầu tư của doanh nghiệp một cách có hiệu quả hơn.

2.2.1.2. Xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh

Đối với các chính sách ưu đãi đầu tư của trung ương được áp dụng chung với các tỉnh trong cả nước thì tỉnh tổ chức thực hiện tốt các chính sách này nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển du lịch như các tỉnh khác.

Đối với các chính sách ưu đãi riêng của tỉnh thì chính quyền tỉnh căn cứ vào quy định chung của pháp luật, các điều kiện đặc thù của mình để có thể xây dựng một số chính sách riêng để đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

+ Chính sách ưu đãi về thuế: Ở Việt Nam, xây dựng chính sách thuế thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương. Ở cấp tỉnh, chính sách thuế được tổ chức thực hiện trên địa bàn cũng có những điều chỉnh nhất định nhưng phải theo quy định khung của trung ương. Việc triển khai thực hiện các chính sách thuế ở tỉnh chủ yếu tác động tới doanh nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hay cản trở hoạt động của doanh nghiệp thông qua các thủ tục hành chính về thuế. Trong chính sách thuế, điều mà doanh nghiệp quan tâm là cơ chế ưu đãi, miễn giảm thuế. Chính sách ưu đãi về thuế có được thực hiện không, phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan quản lý thuế đặt tại tỉnh.

+ Chính sách ưu đãi về đất đai: Một trong những chính sách có ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh du lịch là chính sách đất đai. Những chính sách liên quan đến đất đai được thực hiện ở tỉnh có tác dụng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch bao gồm: đền bù, giải phóng mặt bằng, giao đất, cấp đất, cho thuê đất, giá thuê đất, quy hoạch sử dụng đất và quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong khuôn khổ quy định của pháp luật, tỉnh có quyền xác định và xây dựng khung giá đất ở tỉnh mình. Do đó, ở nhiều tỉnh, công cụ chủ yếu trong cạnh tranh thu hút đầu tư của doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng là chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, chính sách cho nhà đầu tư thuê đất, giá thuê đất cũng như thủ tục liên quan đến cấp đất, giao đất cho nhà đầu tư.

Để có đất đai làm mặt bằng kinh doanh du lịch, doanh nghiệp được tỉnh hỗ trợ theo hai phương thức sau:

Một là, tỉnh giao đất, cho thuê đất để xây dựng mặt bằng kinh doanh khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch với các điều kiện hạ tầng sẵn có cho hoạt động kinh doanh du lịch. Các ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này, gồm: miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đảm bảo cho doanh nghiệp thuê đất trong một thời gian dài. Tỉnh hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh du lịch.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 04/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí