Một Số Thể Loại Truyện Kể Dân Gian Tày- Nùng Xứ Lạng


Chương 2

CÁC THỂ LOẠI TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY – NÙNG XỨ LẠNG

2.1. Khái niệm truyện kể dân gian

Truyện kể dân gian hay truyện cổ chỉ là những tên gọi khác nhau. Theo quan niệm chung nhất của các nhà nghiên cứu văn học dân gian thì truyện kể dân gian là những câu chuyện truyền miệng ra đời từ rất lâu, từ thời xa xưa và được lưu truyền đến ngày nay. Nó bao gồm các thể loại thuộc loại hình tự sự như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, giai thoại.

Như vậy truyện kể dân gian là một khái niệm rộng, bao gồm các thể loại tự sự dân gian như đã nói ở trên. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không thể đi sâu khảo sát đề tài này trên tất cả các thể loại mà chỉ chọn khảo sát những thể loại tiêu biểu trong truyện kể Tày- Nùng xứ Lạng là thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích.

2.2. Hiện trạng nguồn truyện kể Tày- Nùng xứ Lạng

Truyện kể dân gian xứ Lạng phần lớn mang tính phổ biến, với nhiều thể loại mà ranh giới chưa rõ ràng bắt nguồn từ thực trạng chung hiện nay của thể loại này trong văn học dân gian Việt Nam. Nhiều khi không thể tách riêng thành những thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích... nên thường gọi chung là truyện cổ. Đặc biệt khi tìm hiểu kho tàng truyện cổ của các dân tộc ở xứ Lạng, người ta còn có thể nói đến nhiều loại hình khác rất đáng được giới nghiên cứu quan tâm. Ví dụ như những truyền thuyết được nhắc rất nhiều ở xứ Lạng. Ai cũng dễ dàng chấp nhận một mẩu chuyện này hay một mẩu chuyện kia là một truyền thuyết hấp dẫn. Song hình như có nét khác với nhiều nơi là hầu hết các truyền thuyết Lạng Sơn cho thấy diễn biến


khá độc đáo của thể loại này. Rõ ràng nơi này thần thoại bị truyền thuyết hoá, nơi kia truyền thuyết bị cổ tích hoá, chứ không còn là một truyền thuyết trọn vẹn. Tuy nhiên tất cả ở đó vẫn toát lên được tư tưởng- thẩm mỹ chủ đạo là tâm hồn, tình cảm, tính cách con người Tày- Nùng xứ Lạng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

2.3. Phân loại

Việc phân loại các thể loại và định ra ranh giới rõ ràng cho các thể loại văn học dân gian là điều bất khả thi một khi nó được hình thành trong một quá trình lịch sử rất dài qua cửa miệng của người đời. Tuy nhiên, dựa vào hàng loạt những phương thức, phương tiện tạo dựng nên tác phẩm, phối hợp chúng với nhau, các nhà folklore cũng đã hình dung ra bộ mặt từng thể loại, dù giữa chúng vẫn có sự giao thoa.

Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 6

Người có công đầu trong việc ý thức phân loại truyện kể dân gian Việt Nam là Nguyễn Văn Ngọc, ông đã phân truyện cổ thành năm loại như sau:

- Những truyện thuộc về lối cổ tích hoặc dã sử, cha mẹ hay ông bà tối thường kể cho con cháu nghe.

- Những truyện mà kết cục đã thành câu phương ngôn, lý ngữ hoặc trái lại xuất xứ từ những lý ngữ, phương ngôn ấy ra.

- Những truyện thuần về văn chương trong đó có những câu ca, bài hát nôm na mà vui thú, giản dị mà tự nhiên, xưa kia đâu đó vẫn thường truyền tụng.

- Những truyện trong đó ngụ một ý cao xa thuộc về triết lý may ra so bì được với Bách tử bên Trung Quốc và sau này có thể đem vào môn học cổ điển nước nhà.

- Những truyện vui chơi, cười đùa lý thú để tiêu sầu khiển muộn nhưng chưa quá thuộc về cái thể gọi là tiếu lâm mà các nhà đạo đức nghiệt ngọng vẫn quên chê là nhảm nhí.

Tiếp theo, Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử (1942) cũng đã đưa ra một cách phân loại, ông đã chia chuyện đời xưa thành ba loại: Thần


thoại, Chuyện thần quái, Chuyện vặt. Thần thoại tương đương với khái niệm thể loại thần thoại ngày nay, Chuyện thần quái tương đương với thể loại truyền thuyết và cổ tích, Chuyện vặt tương đương với thể loại truyện cười, truyện ngụ ngôn...

Trong kho tàng truyện cổ dân gian phức tạp và rộng lớn mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã ví như một khu rừng rậm rạp trong đó có nhiều loại cây “cây to, cây nhỏ, gỗ tốt, gỗ xấu mọc chằng chịt lẫn lộn” không phải hiếm những cốt truyện thuộc về những thể loại khác nhau...”. Nhưng việc xác định nó ra sao, theo những tiêu chuẩn nào, từ trước tới nay cùng với việc sưu tầm, biên soạn, nhiều soạn giả đã tiến hành việc phân loại, song cũng không tránh khỏi sự sơ sài, và lộn xộn, chồng chéo, thiếu nhất quán và lúng túng”...

Trong sách Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957), Nguyễn Đổng Chi cùng các ông Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong đã phát triển sự hình dung sơ lược về thể loại truyện dân gian trước đây thành một bước phân loại các thể loại rõ ràng hơn. Đó là các thể loại: Thần thoại; Truyền thuyết; Cổ tích; Ngụ ngôn; Tiếu lâm, Khôi hài... Trong đó ở mỗi chương mục sách các tác giả đều kèm theo những phần phân tích cơ sở nội dung, xã hội và nghệ thuật. Về cơ bản cách phân loại này đã được các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian công nhận từ đó, cũng như trong các công trình nghiên cứu, phân loại văn học dân gian sau đó...

Gần đây các nhà folklore Việt Nam như Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tập 1(Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990), Đỗ Bình Trị trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tập 2 (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992), Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn trong công trình Lịch sử văn học Việt Nam- Văn học dân gian (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997), Phạm Thu Yến, Nguyễn Bích Hà, Lê Trường Phát trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Đại học sư phạm (Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội,


2001)... đã thống nhất ở cách phân loại các thể loại văn học dân gian thành các loại hình như: tự sự, trữ tình, sân khấu dân gian... Trong đó cách phân loại về loại hình tự sự gồm các thể loại thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn...phù hợp với sự quan tâm của chúng tôi trong đề tài này. Tuy nhiên khi tiến hành phân loại các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sự phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi có sự đan xen giữa thể loại theo xu hướng truyền thuyết hoá và cổ tích hoá. Các lớp thể loại chồng chất lên nhau trong một truyện kể hoặc sự phân hoá các truyện kể thành nhiều xu hướng.

Kế thừa thành tựa của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi tiến hành phân loại truyện kể dân gian của người Tày- Nùng xứ Lạng dựa trên các tiêu chí chức năng thể loại, cảm hứng sáng tạo, đặc trưng thi pháp, và chức năng thể loại vì chức năng thể loại thể hiện mục đích sáng tác của tác giả dân gian. Chức năng thể loại chi phối phương thức biểu hiện và những đặc trưng thi pháp thể loại, khiến mỗi thể loại có những nét riêng. Dựa vào các tiêu chí đó chúng tôi nhận thấy truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng đều có cả ba thể loại: thần thoại, truyền thuyết và cổ tích, tuy số lượng không đều nhau. Cụ thể theo những tài liệu khảo sát chính như đã nêu ở trên, truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng gồm 42 truyện trong đó theo sự phân loại của chúng tôi thì:

- Thần thoại (2 truyện)

- Truyền thuyết (8 truyện)- xem thêm phụ lục

- Cổ tích (32 truyện).

So với truyền thuyết và cổ tích, thần thoại có số lượng ít hơn cả, chỉ 2/42 truyện. Hiện tượng này chắc chắn không vì lý do nguồn gốc, sự xuất hiện của tộc người Tày- Nùng xứ Lạng, bởi người Tày- Nùng là cư dân bản địa nằm trong cộng đồng Tày- Nùng cổ có mặt ở Việt Bắc từ rất sớm. Sự thật thì ngay cả người Kinh, tộc người chiếm đa số ở Việt Nam, số lượng thần


thoại sưu tầm được cũng rất ít (Xem: Nguyễn Đổng Chi- Lược khảo về thần thoại Việt Nam), đến mức các nhà folklore học đã khẳng định Việt Nam không có thần thoại. Người Tày, Nùng xứ Lạng (hay cả người Kinh) ít có thần thoại, có lẽ không vì họ không quan tâm đến nguồn gốc, sự hình thành của vũ trụ, của muôn loài trong thế giới quanh mình, mà theo chúng tôi, điều này trước hết có thể xuất phát từ chính việc sưu tầm, khảo cứu văn học dân gian trong đó có thần thoại- thể loại ra đời sớm nhất và đã “ một đi không trở lại”. Cho đến nay các công trình nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian xứ Lạng đã được xuất bản không nhiều. Riêng về truyện kể dân gian mới chỉ có tập Truyện cổ xứ Lạng do Nguyễn Duy Bắc, Hoàng An, Hoàng Tuấn Cư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội, 1997 và một số tác phẩm có trong một số công trình nghiên cứu về văn hoá, lễ hội. Lý do tiếp nữa có thể là do sự chuyển hoá của thể loại trước những nhu cầu của lực lượng sáng tác mới, làm cho nguồn thần thoại chưa kịp cố định đã bị xé vụn, biến tướng đi không còn nguyên dạng. Truyền thuyết và cổ tích đã lượm lại những “mảnh vỡ” của thần thoại để làm dày dặn, phong phú hơn cho cốt truyện của mình. Đây cũng chính là lý do khiến chúng tôi gặp không ít khó khăn khi tiến hành phân loại, tìm hiểu truyện kể dân gian của đồng bào Tày- Nùng xứ Lạng.

Do tính chất phức tạp của đối tượng nên chúng tôi chưa thể khẳng định hệ tiêu chí mình đưa ra đủ sức bao quát triệt để mọi hiện tượng, nên bên cạnh việc lập ra hệ thống tiêu chí để phân loại như trên, chúng tôi cũng sẽ chú ý tìm hiểu cả những hiện tượng giao thoa, chuyển hoá về mặt thể loại để làm đầy đủ hơn diện mạo truyện kể dân gian của người Tày- Nùng xứ Lạng.

Sự giàu có và phong phú của văn hoá, văn học dân gian xứ Lạng được lắng kết trong hệ thống truyện cổ dân gian. Đó là một kho tàng văn hoá được nẩy sinh trên nền văn minh nông nghiệp, văn minh thung lũng. Những thần thoại, truyền thuyết, truyện cố tích đều thấm đẫm tâm tư, tình cảm, phong tục,


tập quán của con người nơi đây. Khi đi tìm hiểu truyện cổ xứ Lạng cũng cần chú ý đến sự giáp ranh giữa các thể loại của truyện cổ như thần thoại với truyền thuyết, giữa truyền thuyết với truyện cổ tích. Đôi khi giữa chúng còn là sự sát nhập hẳn vào nhau như thần thoại được truyền thuyết hoá và truyền thuyết được cổ tích hoá.

Trong quá trình nghiên cứu văn học dân gian, các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng mọi giới hạn về mẫu kể bao giờ cũng chỉ là tương đối. Mỗi tộc người dù ít ỏi hay cực kỳ đông đảo đều tự khẳng định cho mình một truyền thống nghệ thuật riêng. Đó là những nội dung liên tiếp được củng cố và được hiện ra trong những kết hợp thể tương ứng, bao gồm các thành tố được sát nhập theo nguyên tắc xác định trong từng chặng đường cụ thể. Hơn nữa trải qua những biến thiên của thời gian và sự vận động, bảo lưu, lưu truyền trong một không gian rộng lớn thì giữa các thể loại của văn học dân gian nói chung và truyện cổ xứ Lạng có sự “Hội nhập- Tiếp xúc” với nhau trong thể loại truyện cổ và các thể loại văn hóa, văn học dân gian khác. Song nó vẫn là một “Sản phẩm” văn học dân gian của địa phương- một loại giá trị tinh thần có thuộc tính đa nghĩa lại luôn luôn được lưu chuyển và co giãn giữa dòng đời chảy trôi từ từ, chậm chạp không có bến bờ cho nên tất lẽ thường phải chấp nhận nhiều cách đánh giá, nhận định khác nhau theo ý kiến chủ quan của từng người nghiên cứu.

Từ những quan niệm trên, trong quá trình khảo sát nguồn truyện kể Tày- Nùng xứ Lạng chúng tôi chú ý đến những mẫu kể mà chúng tôi cho là tiêu biểu cho dạng truyện theo nguyên tắc đồng hình và theo đặc trưng thể loại để có những phân loại, nhận thức cụ thể. Vì thế, tuy số lượng bản kể không nhiều và không bao quát hết nội dung cụ thể nhưng vẫn bảo đảm ý nghĩa học thuật.

2.4. Một số thể loại truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng

Tài liệu chúng tôi tập trung khảo sát là tập Truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng do Nguyễn Duy Bắc, Hoàng An, Hoàng Tuấn Cư, Hoàng Nam,


Vi Hồng Nhân, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội, 1997. Có thể coi đây là công trình được thực hiện nhằm lưu giữ lại vốn văn học dân gian quý báu của nhân dân Tày, Nùng xứ Lạng. Đây cũng là công trình được sưu tầm trong phạm vi toàn xứ Lạng và chắc chắn số lượng không chỉ dừng lại ở 36 truyện đã được sưu tầm biên soạn. Điều này còn phụ thuộc vào công việc sưu tầm, khảo cứu của nhiều người quan tâm.

Theo tài liệu mà chúng tôi có và tập trung khảo sát thì truyện kể xứ Lạng hiện có là 36 truyện. Căn cứ vào 36 truyện đã được sưu tầm và biên soạn, có thể thấy xét theo tộc danh người kể trong công trình này sẽ thấy có: Nùng 18 đơn vị cốt truyện, Tày 4 đơn vị cốt truyện và Tày, Nùng là 14 đơn vị cốt truyện. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, nhiều hơn cả trong đó là những truyện kể dân gian của dân tộc Nùng (18/36 truyện) và tất cả chưa được phân loại rõ ràng (thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích,...). Vì vậy, để đạt được mục tiêu của luận văn đặt ra, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại nguồn truyện kể dân gian Tày, Nùng xứ Lạng (bao gồm cả những truyện được sưu tầm thêm ở các tài liệu khác) dựa trên lý thuyết thể loại đã được các nhà folklore học xây dựng. Bên cạnh đó trong quá trình khảo sát truyện kể xứ Lạng của dân tộc Tày, Nùng ngoài 36 truyện đã được sưu tầm và biên soạn để làm rõ hơn cho đề tài chúng tôi cũng mở rộng biên độ khảo sát ở các truyện được sưu tầm thêm ở một số tài liệu khác trong quá trình đi thu thập tài liệu cho đề tài. Theo nhận thức của mình, tôi xin đưa ra những lý giải về truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng trên bình diện thể loại như sau

2.4.1. Thần thoại Tày- Nùng xứ Lạng

Theo Đinh Gia Khánh, thì ở nước ta “Thần thoại đã nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thuỷ và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt”, có nghĩa là thần thoại có từ trước công nguyên. Đồng quan điểm như trên, các nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị, Chu Xuân Diên cũng đưa ra các ý kiến: “Nói một cách đơn giản thần


thoại là một loại truyện nói về thần, mang yếu tố thiên nhiên và xuất hiện vào thời kì khuyết sử” “Thần thoại chỉ có thể xuất hiện trong giai đoạn thấp của sự phát triển xã hội và của sự phát triển nghệ thuật. Trong giai đoạn đó, thần thoại đã có một vai trò tích cực trong đời sống tinh thần của con người: đó là phương tiện nhận thức quan trọng của người nguyên thuỷ, cũng là một trong những nguồn hình thành những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc” .

Nói cách khác thần thoại là những sáng tạo nghệ thuật không tự giác, là hệ quả của lời giải thích từ tư duy ấu trĩ về những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ dựa trên niềm tin ngây thơ và óc tưởng tượng phong phú của con người thuở hồng hoang. Sống giữa vũ trụ hoang sơ, giữa cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người ngay từ thủơ sơ khai đã có nhu cầu nhận thức, lý giải các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ quanh mình. Câu hỏi lớn đặt ra với họ lúc bấy giờ là vũ trụ được hình thành như thế nào, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ do ai sắp đặt, cái gì có trước, cái gì có sau?...

Vì không đủ khả năng giải thích bằng các tri thức khoa học các hiện tượng tự nhiên bí ẩn đó nên con người đã “ giải thích” bằng trí tưởng tượng, kết quả là đã sáng tạo một cách “vô ý thức” những câu chuyện mà trong đó thế giới tự nhiên đã được đồ chiếu theo chính xã hội con người, tức là vũ trụ được sáng tạo và điều hành, tổ chức, sắp xếp bởi những nhân vật khổng lồ với sức mạnh phi thường, những vị thần linh,... có thể làm nên tất cả những gì mà con người thời đó không thể làm và cũng không thể hiểu được.

Trong sự tưởng tượng của người xưa, các sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên như sông ngòi, đồi núi, đồng bằng, sấm chớp, mưa gió... đều do người khổng lồ tạo thành. Các sự vật hiện tượng mà người khổng lồ tạo ra thường gắn với địa bàn cư trú nhất định của tộc người. Người Tày- Nùng cổ từ lâu đã sống tập trung ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là miền đất có những dãy núi khá cao, những vùng đồi rộng nổi lên giữa trập trùng rừng nhiệt đới rậm rạp. Người Tày- Nùng chủ yếu quần cư đông đảo ở những thung lũng trù mật,

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí