Môtíp “Người Mồ Côi” (Vằng Chạ, Pjạ, Chạ...)


Sự có mặt của Ngõ Thề ở Chi Lăng gắn với câu chuyện tình của một đôi trai gái giàu lòng yêu nước. Đôi trai gái ấy cũng đã hy sinh oanh liệt. Khi còn sống họ chiến đấu bên nhau, khi chết họ cũng luôn bên cạnh nhau. Dân làng đau xót và cảm động trước những tấm gương kiên cường dũng cảm của họ, đã làm lễ an táng cho các chiến sĩ rất chu đáo ngay tại cửa ngõ. Và họ cũng đã thề trước mộ đôi trai gái, trước mộ các chiến sĩ sẽ tiếp tục chiến đấu để bảo vệ quê hương. Ngõ Thề được mang tên từ đó .

Vết tích mà nhân vật để lại trong hành trạng hoặc sau cái chết, mà từ đó tên gọi xuất hiện, chính là cách nhân dân làm họ vượt lên trên sự hữu hạn của cá nhân, của đời người thành bất tử. Điều này phản ánh đúng nét tâm lý tất yếu của nhân dân, họ không muốn những người có công lao to lớn với chính mình phải chết. Và dẫu có chết, dấu vết về họ phải được lưu lại với đời sau. Cách giải thích tên gọi tuy đơn giản nhưng rõ ràng chứa đầy niềm tự hào của nhân dân về vẻ đẹp của con người, về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc mình. Đó là cách giải thích thể hiện rõ quan niệm, thế giới tình cảm của nhân dân trước những nhân vật, sự kiện mang tính lịch sử.

Những đền thờ, đình thờ, lễ hội Kỳ Cùng, Vằng Khắc, Bưa Lừa...đều được lí giải bởi một nét tín ngưỡng cổ xưa nào đó của nhân dân hoặc công trạng của nhân vật nào đó với cộng đồng. Tìm hiểu môtíp dấu tích để lại của nhân vật, ta thấy kết đọng ở đó nhiều lớp trầm tích văn hoá, nhiều quan niệm và tín ngưỡng của người xưa. Vấn đề này sẽ được chúng tôi sẽ trình bày ở nội dung tiếp theo của luận văn.

Dấu tích để lại trong của nhân vật trong truyện cổ tích chính là kết quả sau công việc, hành động của nhân vật chính hoặc là sự hoá thân, là những hiện vật khác liên quan đến nhân vật. Môtíp này mang đậm màu sắc thế sự, thể hiện rõ quan niệm đạo đức, lối sống, triết lý nhân sinh và khát vọng hướng thiện của nhân dân. Sự hiện hữu của những vết tích là những địa danh tên núi,


tên sông trong thực tế đã kéo người nghe đang say sưa chìm đắm, đang rung cảm mãnh liệt với xúc cảm của người nghệ sĩ dân gian ra khỏi thế giới cổ tích huyền ảo, diệu kỳ mang lại cho họ những suy nghĩ, những chiêm nghiệm về điều ẩn ý trong lời kể. Nói như PGS.TS Nguyễn Xuân Đức thì đây cũng là một cách “Giải trường” mà tác giả dân gian dùng để giúp người nghe thoát khỏi thế giới cổ tích bằng cái kết có sự xuất hiện của cái thực tế đập vào mắt họ.

Trong kho tàng truyện cổ tích của đồng bào các dân tộc xứ Lạng dấu tích đó là Núi đá trông chồng trong sự tích Đá trông chồng là câu chuyện về nỗi nhớ chồng, lòng chung thuỷ sắt son đã hoá đá nơi non cao. Câu chuyện về Đá Vọng Phu hiện hữu ở khắp mọi miền của Tổ quốc như Thanh Hoá, Bình Định, Nghệ An... để từ đó cho thấy đó không phải là câu chuyện của một vùng quê nữa mà đã trở thành kỷ niệm chung của toàn dân tộc.

Dấu tích để lại của nhân vật xuất hiện nhiều không chỉ trong cổ tích của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng mà còn trong kho tàng cổ tích của nhiều các dân tộc khác trên mọi miền Tổ quốc. Có thể dẫn ra đây ví dụ: Sự tích cánh đồng Tổng Chúp, Sự tích hồ Ba Bể, Sự tích về núi non, đồng ruộng (Tày)... Theo sự lý giải của dân gian trong Sự tích cánh đồng Tổng Chúp sở dĩ Cao Bằng có các địa danh: Nà Pa, Phia Tốm, Bó Lệch, Kéo Tổng Lằn, Tổng Chúp, Khau Lừa là bởi cả năm chàng trai trong cuộc thi tài kén rể đã không ai đủ quyết tâm, lòng kiên nhẫn, sự chuyên cần để hoàn thành công việc. Còn hồ nước mênh mông tên gọi Pế Gỉa Mải, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Bắc Kạn là do bà già chăn bò Thuỷ cung tạo nên để trừng phạt những kẻ tham lam, thiếu tình thương (Sự tích hồ Ba Bể). Khe núi A Mang và động Xà Nông ở Hưng Hoá- Quảng Trị là nơi đôi trai gái chung tình A Mang, Xà Nông đã chết để được ở bên nhau....

Có thể thấy trên khắp mọi miền của đất nước, đâu đâu cũng có những dấu tích được giải thích dân gian như thế. Nó là dấu vết để lại của nhân vật,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


gắn với nó là những triết lý, những bài học đạo đức nhân sinh mà nhân dân trao gửi. Hơn thế, nó còn là biểu tượng cho lòng tự hào, tình yêu, sự gắn bó tha thiết của nhân dân đối với sông núi, làng bản quê hương.

Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 12

3.1.2.3. Môtíp “người mồ côi” (vằng chạ, pjạ, chạ...)

Trong kho tàng truyện kể dân gian của đồng bào Tày- Nùng xứ Lạng, môtíp này chiếm số lượng khá lớn truyện nói về người mồ côi, nạn nhân của chế độ cũ. Mồ côi bị chị dâu và anh trai hắt hủi chiếm hết gia tài, chỉ chia cho một mẫu nương ở ven đường, nhưng nhờ biết cần cù làm ăn, lại được chim thần giúp đỡ, nên lấy được vàng, trở nên giàu có (Chim Phàng náo). Mồ côi thông minh chữa khỏi bệnh cho công chúa nên đã lấy được con gái vua làm vợ (Người nghèo lấy được con gái vua). Vì không muốn giết chết một con cá nên bị tên chủ Núng Cúm đuổi đi. Con cá được cứu mạng chính là công chúa, con vua Thuỷ tề đã đón Tài Xì Phoòng xuống thăm Thuỷ cung, gặp vua cha. Được kết hôn cùng công chúa lại được vua Thuỷ tề tặng tẩu thần bằng bạc. Nhờ tẩu thần có nhà đẹp, giàu có và giết được tên Núng Cúm tham lam (Tài Xì Phoòng). Mồ côi có tình thương đối với tất cả loài vật. Vì đã cứu con rắn mai hoa- con gái của vua Long Vương nên đã lấy được công chúa, giết chết được tên vua hiếu sắc, được hưởng cuộc sống ấm êm, hạnh phúc (Thàng Cao Chúa). Mồ côi ăn ở thuỷ chung với cha mẹ nuôi (Hò Kính Thán). Cộng đồng làng bản đang sống yên vui, bỗng xuất hiện Dà Dìn hoá thành người chuyên ăn thịt và uống máu người, gây nên cảnh tang tóc, anh em Chạ xuất hiện bằng tài năng, sức mạnh của mình giết Dà Dìn, đem lại bình yên cho bản làng (Chàng mồ côi giết yêu tinh)... Có thể thấy những nhân vật mồ côi trong truyện kể Tày, Nùng xứ Lạng mang trong mình những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp, phẩm chất lý tưởng theo quan niệm của nhân dân. Họ có thể không cha, không mẹ, không của cải nhưng họ sở hữu một thứ tài sản vô giá đó là lòng tốt, là tài năng, trí thông minh. “Người lao động Tày, Nùng sáng tạo ra hình


tượng người mồ côi không ngoài mục đích đấu tranh chống bất công xã hội, hất đi tất cả những đau khổ mà họ phải chịu”[29, 69-70 ]. Dù trải qua những gian nan nhưng cuối cùng họ đều được hưởng hạnh phúc.

Truyện cổ tích muôn đời là những giấc mơ đẹp, hướng con người ta tới một tương lai tốt đẹp hơn. Môtif về người mồ côi xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích Tày- Nùng xứ Lạng cũng là những bài ca đẹp như vậy. Khám phá những câu chuyện ấy chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của chính những con người tạo ra chúng, thấy được sức sống của đồng bào cùng với niềm tin bất tử vào cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống muôn đời.

3.1.2.4. Môtíp tình yêu bị ngăn cấm

Tình yêu bị ngăn cấm cũng là một dạng thử thách rất phổ biến được đặt ra với nhân vật trong truyện kể dân gian đặc biệt là với nhân vật trong truyện cổ tích trên hành trình tìm kiếm tự do, hạnh phúc và sự bình đẳng. Tuy nhiên, chúng tôi không đặt vào môtíp sự thử thách mà khảo sát nó với tư cách một môtíp một cách độc lập để thấy sự phản ánh rộng lớn của nó trong truyện cổ tích, đặc biệt là những truyện cổ tích ra đời trong xã hội có sự phân chia giai cấp sâu sắc. Rất nhiều những đôi lứa yêu nhau trong truyện cổ tích đã không thể vượt qua sự cản trở, ngăn cấm của bậc bề trên để đến bên nhau trong cuộc sống lứa đôi hạnh phúc mặc dù đã đấu tranh quyết liệt. A Nàng, chàng Kẻn (Sự tích dốc A Nàng- Tày), chàng Cốc, nàng Công (Sự tích Núi Cốc, sông Công- Tày) A Mang, Xà Nông (Sự tích động AMang, khe Xà Nông- Vân Kiều), chàng trai người dân tộc thiểu số và cô tiểu thư đẹp con gái một vị quan lại giàu sang trong Sự tích hoa bích đào, chàng trai và cô gái Sự tích chim khẳm khang, khẳm khắc (Truyện cổ xứ Lạng) là những lứa đôi như thế. Sự chênh lệch giàu nghèo, địa vị xã hội cùng với những hủ tục nặng nề là nguyên do lớn nhất khiến họ không thể chung sống hạnh phúc bên nhau. Để bảo vệ tình yêu, giữ vẹn lòng chung thuỷ, họ đã tìm mọi cách để vượt qua


nhưng đều thất bại. Họ tìm đến cái chết để được ở mãi bên nhau. Xứ Lạng đã có biết bao mùa hoa bích đào nở tô đẹp cho thiên nhiên và lòng người gắn với loài hoa ấy là câu chuyện tình bi thương của một đôi trai gái vì sự ngăn cấm của cha mẹ đã không đến được với nhau. Để rồi mùa xuân đến, người ta thấy ở nơi đôi trai gái gặp nhau lần cuối cùng khóc lóc (sau này gọi là Kéo Tào- đèo hoa đào) và trên đường đi của hai người về nhà mọc lên một loài cây nở những bông hoa cánh đỏ tươi như máu. Người ta gọi đó là hoa bích đào. Đặc biệt là ở quê hương của chàng trai vùng cao núi Mẫu Sơn và thị xã Lạng Sơn, nơi người con gái đã sinh ra, lớn lên và lìa đời ở đó, hoa bích đào rất nhiều và màu cũng đỏ tươi hơn. Màu đỏ tươi của loài hoa ấy chính là máu và nước mắt của đôi bạn trẻ đã viết lên bức huyết thư, đã rỏ xuống đất nơi họ ngồi và rơi suốt dọc đường đi của hai người. Tiếng gọi chim khẳm khang (cô gái) và chim khẳm khắc (chàng trai) văng vẳng da diết, buồn thảm nơi núi rừng xứ Lạng như lời nhắc với người đời về mối tình bi kịch.

Môtíp tình yêu bị ngăn cấm mang ý nghĩa xã hội và giá trị sâu sắc. Khoảng cách, sự mâu thuẫn không thể dung hoà giữa giàu nghèo, giữa người trên, kẻ dưới; sự không tương xứng về địa vị, quyền lực trong xã hội phong kiến; những hủ tục lạc hậu trong hôn nhân đã khúc xạ vào truyện cổ làm cho nội dung phản ánh hiện thực của nó thêm phong phú, có giá trị tố cáo cao. Khát khao tình yêu tự do, hạnh phúc không phân biệt sang hèn, đẳng cấp mà nhân dân gửi gắm nhờ đó trở nên nổi bật. Điều đó lí giải vì sao dù mang âm hưởng bi kịch nhưng những truyện cổ này vẫn luôn hấp dẫn, luôn tìm được mối đồng cảm từ người nghe mọi thế hệ.

Sự trở đi trở lại của môtíp tình yêu bị ngăn cấm trong truyện cổ đã khiến môtíp này trở thành một đề tài lớn không chỉ trong truyện cổ mà còn là đề tài, nguồn cảm hứng cơ bản, xuyên suốt trong truyện thơ các dân tộc thiểu số. Có thể kể ra đây các truyện: Tiễn dặn người yêu (Thái), Slam Péc- Anh Tài


(Nùng), Nam Kinh- Thị Đan (Tày)... Sự tiếp nối truyền thống tự sự của loại hình truyện cổ tích trong truyện thơ của đồng bào các dân tộc thiểu số như đã nói lên sự minh chứng có sức thuyết phục nhất cho môtíp mang nhiều ý nghĩa này.

3.2. Sự đồng dạng và tính dị biệt trong truyện kể dân gian Tày, Nùng xứ Lạng

“Văn học dân gian địa phương hình thành, tồn tại một cách có quy luật. Có những quy luật nảy sinh từ các đặc điểm về địa lý, lịch sử, xã hội, văn hoá, con người. Có những quy luật nảy sinh từ chính những đặc trưng của văn học dân gian” [37, 118]. Những quy luật này có mối liên quan chặt chẽ, chi phối lẫn nhau tạo thành các dạng hình thành, tồn tại của văn học dân gian ở các địa phương. Hơn nữa là tộc người cùng sống trên một địa bàn sinh tụ thì văn học dân gian của tộc người đó bên cạnh những đặc điểm tương đồng thì cũng có những đặc điểm riêng biệt nữa. Truyện kể dân gian Tày, Nùng cũng mang những đặc tính tương tự.

3.2.1. Sự đồng dạng

Sự đồng dạng trong truyện kể dân gian là hiện tượng một cốt truyện, một motif được kể lại ở nhiều vùng, được giải thích cho nhiều hiện tượng khác nhau. Dù trong quá trình kể có đôi chỗ khác nhau ở chi tiết này hoặc chi tiết kia nhưng về cơ bản đều khá thống nhất về mặt cốt truyện để nhân dân mỗi nơi gửi gắm vào đó biết bao tâm tư, tình cảm, những vấn đề nhân sinh. Những tác phẩm này không bị khoảng cách của các địa phương ngăn cản trong quá trình hình thành, phát triển. Nhân dân vẫn lưu truyền nó và coi là sản phẩm tinh thần của mình.

Có thể nhận thấy trong kho tàng truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng có sự tương đồng lớn về motif, cốt truyện với truyện kể dân gian trên khắp vùng miền khác của đất nước ta. Tiêu biểu nhất là huyền thoại về hòn Vọng Phu. Huyền thoại này xuất hiện nhiều trong văn hoá dân gian Việt Nam, mỗi


vùng mỗi khác, lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng vẫn chung một mầu sắc dân dã, bi đát, đầy kịch tính, tôn vinh người thiếu phụ trung trinh, người thiếu phụ chờ chồng mòn mỏi đến hoá đá. Những chuyện tình đầy nước mắt đã biến những ngọn núi trầm tư rải rác từ Lạng Sơn, Thanh Hoá đến Thanh Nghệ vào đến Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà...thành những sự tích tuyệt đẹp.

Nằm trong quần thể di tích động Tam Thanh, Lạng Sơn có núi Vọng Phu. Trên sườn núi trên cao có khối đá hình người đàn bà ôm con mãi nhìn về phương xa...Từ xưa, khối đá này đã gắn với truyền thuyết Đá trông chồng kể về một người thiếu phụ chung thuỷ bồng con lên núi chờ chồng. Chờ mãi không thấy chồng về, cả hai mẹ con cùng hoá đá.

Còn ở Thanh Hoá có núi Nhồi, ngày xưa gọi là núi Khế, thuộc thôn Nhuệ (Nhuệ Sơn), nay là xã Đông Sơn,Thanh Hoá. Trên đỉnh núi có tảng đá sừng sững giống hình một người đàn bà cùng hai con nhỏ đang đứng trông ra biển. Truyền thuyết hòn Vọng Phu trên núi Nhồi kể lại câu chuyện người vợ nhớ chồng đi chinh chiến, ngày ngày dắt hai con lên núi nhìn về phương xa. Trông ngóng mỏi mòn, dần dần cả ba mẹ con cùng hoá đá...

Ở Nghệ An cạnh dòng Nậm Giải, Quế Phong, Nghệ An có một khối đá trắng lớn có dáng mẹ bồng con hướng mặt nhìn ra dòng nước. Người Thái ở đây vẫn gọi là hòn Vọng Phu. Chuyện tình vùng dân tộc này mang màu sắc thần kỳ: nhân vật là một chàng trai chốn thuỷ cung đã yêu một thiếu nữ trần thế. Chàng vốn là con của Long Vương, trốn vua cha lên trần gian chơi hội xuân. Ở đây, chàng đã gặp một người con gái Thái hết sức xinh đẹp; chàng mê mẩn quên cả lối về. Họ yêu nhau sat đắm rồi kết làm vợ chồng chung sống với nhau hạnh phúc bên con thơ. Ngày ngày, chàng lên rừng săn muông thú, xuống suối bắt cá tôm vợ ở nhà chăm con, dệt vải quay tơ. Rồi một ngày kia, Long Vương cho quân lên tìm bắt con trai về trị tội. Không dám chống lệnh cha, chàng từ biệt vợ con về thuỷ cung. Rồi từ đó đi biền biệt, không trở lại.


Nhớ chồng tha thiết, hàng ngày, nàng lại bồng con ra bến nước nơi người chồng ra đi để trầm tư trông ngóng bóng chồng. Mỏi mắt trông chờ trong tuyệt vọng. Một ngày kia, trời đổ mưa tầm tã, sấm chớp loè sáng rực trời. Lúc trời quang mây tạnh, bên bến nước, mẹ con người thiếu phụ chờ chồng đã hoá đá, dưới chân đá là những dây leo chằng chịt. Truyện tình của đôi vợ chồng chờ nhau trọn kiếp đã thành truyền thuyết. Nay người Thái ở Nậm Giải hàng năm vẫn dâng lễ vật tưởng nhớ một cuộc tình bi đát. Họ cùng nhau mang những tấm vải nhiều màu sặc sỡ cùng những cuộn tơ vàng phơi lên các tảng đá chung quanh và kể cho nhau nghe chuyện đá Vọng Phu của nghìn năm trước.

Còn hòn Vọng Phu ở Quảng Nam- Đà Nẵng có “Sự tích đá Bà Rầu” gắn với câu chuyện lưu truyền về pho tượng đá có hình người đàn bà. Chuyện kể một người vợ có chồng đi buôn bán xa, ngày ngày nàng ra bờ sông mòn mỏi trông chồng. Ngày lại qua ngày, nàng vẫn hy vọng...và cuối cùng chàng trở về nhưng hạnh phúc mà lại vỡ tan cùng với bao nhiêu nghi ngờ, ghen tuông, chồng nàng lại bỏ nhà ra đi. Nàng buồn rầu ra cửa biển, đau thương rồi biến thành khối đá sầu muộn. Bên cạnh tượng đá này còn có một ngọn tháp, gọi Tháp Bà Rầu.

Người dân Bình Định có câu ca:

Bình Định có núi Vọng Phu

Có đầm Thị Nại, có Cù lao xanh

Phía Nam đầm Đạm Thuỷ, huyện Phù Cát, Bình Định có núi Bà. Núi choán cả một vùng rộng lớn, uy nghi với bao điều kỳ bí. Trên đỉnh núi, có hai khối đá, một cao, một thấp trông tựa hình người. Từ phía biển nhìn vào giống hệt một người đàn bà tay dắt đứa con đang đứng ngóng trông nhìn ra khơi xa. Dân địa phương gọi đó là hòn Vọng Phu. Chuyện kể về Vọng Phu ở đây cũng tương tự chuyện Đá trông chồng ở xứ Lạng nhưng lại có những chi tiết gần với cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Trung Bộ. Đôi vợ chồng nghèo

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí