Mối Quan Hệ Giữa Ngôn Ngữ Thơ Hồ Xuân Hương Với Văn Học Dân Gian

Và ngoáy ốc:


Quân tử có thương thì bóc yếm, Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi?

Khảo sát thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương, ta thấy bà đặc biệt quyết liệt chống thần quyền trong xã hội phong kiến, tiêu biểu là những kẻ đội lốt tu hành. Đây là đối tượng được bà dành cho tiếng cười đả kích – cung bậc trào phúng đỉnh cao với mục đích hủy diệt hoặc "đánh cho chết". Tìm hiểu hai bài thơ Sư bị ong châm, Kiếp tu hành ta sẽ thấy bà vô cùng căm ghét Phật giáo, từ những đệ tử nhà Phật như sư, sãi đến những cảnh sắc chùa chiền. Chân dung các nhà sư được Hồ Xuân Hương đặc tả bằng những đường nét góc cạnh, dữ dội toát lên sự xấu xa, hiếm thấy. Đó là những "Cái kiếp tu hành nặng đá đeo", là "Đầu sư há phải gì...bà cốt"... Tất cả những hành động của các nhà sư khiến cho các nơi thanh tịnh thiêng liêng trở thành một thế giới trần tục tầm thường.

Chúng ta thiếu nhiều tài liệu xác thực về đời sống của Xuân Hương nên cũng không biết được rõ lắm quan hệ giữa nhà nữ sĩ ấy với các tầng lớp xã hội khác nhau thế nào. Nhưng có một điều chắc chắn là Xuân Hương khinh thường những bọn giả quân tử, phần lớn là bọn nho sĩ mà mình tiếp xúc. Trong quan hệ trực tiếp với họ, bao giờ Xuân Hương cũng đặt mình ngang hàng nếu không phải trên họ. Nhưng sở dĩ Xuân Hương có thể chế giễu họ, ngạo mạn và trịch thượng đối với họ là vì Xuân Hương có một ưu thế tuyệt đối, tức là cái tài và cái đức của mình. Về tài, Xuân Hương quả đã ăn đứt bao nhiêu “phường lòi tói” không tự biết mình nhan nhản trong xã hội. Về đức, thì với cái “tấm lòng son” mặc dầu “bảy nổi ba chìm”, với cái thái độ sống chân thành, thẳng thắn của mình, Xuân Hương cũng rất có quyền đập thẳng tay vào hạng người dâm ô và giả dối đến cùng cực đầy dẫy trong giai cấp thống trị. Xuân Hương tự hiểu mình lắm, và không ngần ngại gì không nói thẳng vào mặt luc học trò láu táu kia:

Lại đây cho chị dạy làm thơ

(Lũ ngẩn ngơ)

Bình phẩm viên thái thú họ Sầm hùng hùng hổ hổ mang quân từ Trung Quốc sang tưởng có thể nuốt chửng nước Việt Nam nhỏ bé, rút cục chỉ mua lấy một cái chết nhục nhã, Xuân Hương mỉa mai và kiêu ngạo viết:

Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

( Đền đền Sầm Nghi Đống)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Trong một xã hội phong kiến chưa hề có một người đàn bà nào dám đem mình đối lập với cả xã hội như Xuân Hương. Ngay cả trong cái buồn của Xuân Hương cũng có cái gì khác thường: một cái buồn không dìm con người xuống mà lại đẩy con người lên một vị trí đối lập và gạt những giọt nước mắt yếu đuối của mình, của “chị em” mình:

Nín đi kẻo thẹn với non sông

Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương - 8

để hiên ngang nhìn thẳng vào cuộc đời, để giữ vững phẩm giá của mình, của cả giới mình, hạng người thường bị xã hội phong kiến khinh rẻ nhất.

Sẵn sàng để yêu đời, lại có ý thức về chân giá trị của mình, ấy thế mà hầu như trong suốt đời Hồ Xuân Hương không thấy bóng dáng của hạnh phúc. Đó là tấn bi kịch của một kiếp người và cũng là cái bi kịch của bao nhiêu kiếp người khác. Những tấn bi kịch đó ẩn sâu trong đáy lòng người trong cuộc, và người ta thường chỉ chú ý đến cái tiếng cười… ở bên ngoài.

Với nội dung chống phong kiến thì ta nhận thấy Hồ Xuân Hương hướng tới cả thần quyền và cường quyền trong chế độ phong kiến. Tuy nhiên, bà chỉ chú ý tới những gì đối lập với hoặc đi ngược lại khát vọng hạnh phúc chân chính của con người. Bà căm ghét thói giả dối kiểu Nho phong, bề ngoài ra vẻ đạo mạo nghiêm trang nhưng thực chất cũng là những kẻ bất tài và đầy dục vọng tầm thường. Bà khinh ghét những kẻ dốt nát lại hay lên mặt. Bà đặc biệt khó chịu với tư tưởng diệt dục của Phật giáo đã đi ngược lại với khát vọng chân chính của con người. Không những thế, biết bao kẻ mượn danh cửa Phật để làm trò bậy bạ, bôi bẩn thế giới thanh tĩnh nhà chùa càng làm cho bà căm thù, phẫn nộ. Nhìn rộng ra, toàn bộ không gian ấy đã được Giáo sư Trần Đình Sử khái quát là "không

gian trần tục hóa trong thơ Hồ Xuân Hương” [39, tr.18]. Qua thơ Xuân Hương ta thấy cả một xã hội phong kiến thời bà bị chế giễu, đả kích. Bà dùng tiếng cười, thông qua yếu tố tục, xoáy vào đời sống bản năng của giai cấp thống trị để từ đó đả kích, tố cáo thói đạo đức giả của chúng. Nhưng thơ Xuân Hương đâu chỉ biết cười, mà đọc thơ bà ta nghe như có tiếng nấc bên trong, như trong ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu: “những nhà trào phúng vĩ đại không nhe răng ra mà cười, không chửi bằng cả lời nói, họ ném trái tim của họ, ném cả cuộc đời của họ vào cuộc đời, cũng như những nhà trữ tình vĩ đại. Trong xã hội cũ, thơ của họ thực chất là máu và nước mắt mặc cái áo trào phúng đó thôi” [6, tr.331].

2.3. Mục đích, ý nghĩa trào phúng

Trong thơ mình, Hồ Xuân Hương không nói đến toàn bộ nỗi khổ của người phụ nữ, bà dường như hướng đến nỗi khổ có tính chất giới tính của mình. Viết về đề tài người phụ nữ, nhà thơ thường xoáy sâu vào các ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch không kém phần chua chát, song bình thường nó bị xóa nhòa trong cuộc sống vốn dĩ đã dập khuôn theo những chế ước nặng nề của lễ giáo. Hồ Xuân Hương không những chỉ có cảm thông và bênh vực mà bà còn hết sức đề cao và ngợi ca họ.

Hồ Xuân Hương luôn lên tiếng phê phán, đả kích giai cấp phong kiến, mà đại diện là vua chúa, quan lại, hiền nhân, quân tử…luôn cho mình có sứ mạng truyền bá, hành xử đạo lý thánh hiền, giữ gìn kỉ cương xã hội. Đó là những “quân tử”, những người mang trong mình bao nhiêu tốt đẹp, trong sạch, thanh cao. Nhưng Hồ Xuân Hương đã vạch trần bộ mặt thật, lột chiếc áo đạo đức giả thùng thình, phơi bày cái xác thân phàm tục của họ. Với vũ khí tiếng cười, bà đã đánh rất trúng, rất đau từ ông vua ngất ngưởng trên ngai vàng đến anh thư sinh nghiên bút nơi cửa Khổng sân Trình để học đạo thánh hiền. Với vua chúa, bà chỉ mắng nhẹ mà đau vô kể, và chỉ có thế cũng đủ làm cho vua chúa tối mặt. Đó còn là đám nho sĩ dốt nát, còn huênh hoang, hợm mình là con quan, là cậu ấm nên ngổ ngáo, xem dưới gầm trời không còn ai nữa. Học không lo học lại còn ghẹo gái, thơ không ra thơ mà dám đề thơ ở chùa, ở miếu.

Xuân Hương chế giễu, đả kích cả một xã hội phong kiến thời mình như vậy, với một giọng dõng dạc, chủ động đàn chị. Xuân Hương cười. Nhưng cái cười của Xuân Hương cùng một tính chất với cái cười của Tú Xương sau này và còn ở trên một bậc cao hơn, là cái cười lớn lao. Xuân Hương không lấy một thứ văn hạng nhì ra để làm “thơ trào phúng”. Nhà hài kịch vĩ đại Pháp Mô-li-e (thế kỷ XVII) chết trên sân khấu khi đang diễn hài kịch Người bệnh tưởng, đã viết nhiều hài kịch kiệt tác, làm cho người ta cười rất nhiều, nhưng cái cười vui của ông luôn ẩn chứa nước mắt. Xuân Hương mượn cái cười để đánh cho đau vào cái xã hội cũ, nhưng trái tim nàng, đời nàng đã bị nghiến trong cái guồng oan nghiệt của nó.

Thơ Nôm trào phúng Hồ Xuân Hương ngoài mục đích chĩa mũi nhọn vào chế độ và lễ giáo phong kiến còn đề cập đến nỗi niềm riêng tư của nhà thơ. Đó là sự thể hiện ước mơ, khát khao hạnh phúc lứa đôi, muốn có một cuộc sống trần tục thiên về mặt bản năng.

Như vậy, tiếng cười của Hồ Xuân Hương bao giờ cũng bao hàm hai mặt: mặt phê phán đả phá và mặt ngợi ca khẳng định. Tiếng cười đơn thuần chỉ tạo ra niềm vui tức thời cho con người, còn tiếng cười sâu sắc phải là tiếng cười có giá trị nhân đạo. Nó không chỉ phê phán mà còn ngợi ca, khẳng định bênh vực con người. Tiếng cười của Hồ Xuân Hương cũng vậy, bên cạnh việc tố cáo cả một bè lũ phong kiến thống trị trụy lạc, xa hoa thì tiếng cười trong thơ nữ sĩ còn hướng tới bênh vực những người phụ nữ bất hạnh, trân trọng ngợi ca những phẩm chất của họ.

Tiểu kết

Khi đặt nội dung và đối tượng trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương vào dòng chảy của bộ phận thơ Nôm Đường luật trào phúng từ Nguyễn Trãi đến bà, ta thấy dường như Hồ Xuân Hương không mấy quan tâm đến những điều mà các nhà thơ là nam giới quan tâm. Những đối tượng trào phúng của bà không phải được lấy từ giáo lý Khổng Mạnh, từ đạo đức phong kiến. Những vấn đề về lòng người độc ác, thế sự đảo điên, đồng tiền tác quái… trong thơ Nguyễn Trãi,

Nguyễn Bỉnh Khiêm hầu như không xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương. Bà luôn nhìn mọi việc một cách hài hước mà chi tiết, nên trong con mắt bà, chẳng có một thần tượng nào hết, tất cả đều bị hạ bệ, đều trở nên lố bịch, tức cười. Tiếng cười đặc sắc ấy của bà khiến người đọc liên tưởng đến quan điểm về tiếng cười của các tác giả M.Bakhtin trong công trình Lý luận và thi pháp tiểu thuyết: Tiếng cười có một sức mạnh tuyệt vời kéo đối tượng lại gần, tiếng cười lôi cuốn đối tượng vào khu vực tiếp xúc tiếp nhận đến thô bạo, ở đó có thể suồng sã sờ mó nó từ khắp phía, lật ngửa, lộn trái, dòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong, hồ nghi, phân tích, chia cắt, bóc trần và vạch trần, nghiên cứu và thử nghiệm một cách tự do…”[1, tr.62].

Thơ Xuân Hương bàng bạc một không khí vui đời, ham sống. Ở đây không có cái định mệnh khắc nghiệt lảng vảng để ám ảnh trên cuộc đời như ở các thi gia khác. Thay vào những tư tưởng siêu hình của Phật, Đạo, những tư tưởng khô cằn, cứng nhắc của Nho, ở đây chỉ có một tư tưởng giản dị nhưng căn bản: lấy đời sống thực tế làm tiêu chuẩn cho tình cảm và hành động. Có đau thương nhưng không đen tối, có thất bại nhưng không chán nản. Luôn luôn gây một niềm vui nhẹ nhõm và một niềm tin tưởng bền bỉ. Đức tính vui đời, ham sống, tin tưởng, phấn đấu, thực tế ấy là đức tính của người nông dân cần lao, là đức tính quý báu của dân tộc.

Ta có thể nhận thấy rằng, trong quá trình sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương đã có sự tiếp thu truyền thống trào phúng từ văn học dân gian nhưng tâm thế sáng tạo của bà sắc nét và độc đáo. Đây là sự đối lập với những thế lực xã hội cụ thể và những thế lực tinh thần khống chế hạnh phúc con người, đặc biệt là khống chế hạnh phúc và địa vị của người phụ nữ trong xã hội trung đại. Chính điều này đã tạo được trong thơ bà giá trị trào phúng sâu sắc và giữ vị trí quan trọng trong thơ Việt Nam trung đại.

Chương 3

THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƯƠNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT


3.1. Ngôn ngữ trào phúng

3.1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian

Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu văn học từ trước đến nay, khi tìm hiểu Hồ Xuân Hương đều nhận thấy sự tác động qua lại, mối quan hệ mật thiết giữa thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian. Tác giả Nguyễn Đăng Na trong bài Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian và Đào Thái Tôn trong công trình Hồ Xuân Hương – tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hóa cũng đã khẳng định điều đó. Thơ trào phúng bao giờ cũng xuất phát từ quan điểm thẩm mỹ của nhân dân. Vì vậy, phải chăng Hồ Xuân Hương với 15 bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng đó chính là sự giao thoa giữa hai nền văn học dân gian và văn học viết. Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương không chỉ là sự cộng tồn mà còn là sự hòa hợp, hòa nhập hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết – một bộ phận thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật dân gian và một bộ phận thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật hàn lâm. Thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương cũng như thơ trào phúng của các nhà thơ khác, cũng xuất phát từ quan điểm thẩm mỹ của nhân dân. Giáo sư Đặng Thanh Lê trong Hồ Xuân Hương và dòng thơ Nôm Đường luật cũng đã khẳng định: “Bút pháp trào phúng là cá tính nghệ thuật của Hồ Xuân Hương. Tính chất trào phúng của Hồ Xuân Hương là tinh thần của tiếu lâm”[22, tr.18]. Trong Lời giới thiệu thơ Hồ Xuân Hương, nhà nghiên cứu văn học người Nga N.Ni-cu-lin đã viết: “Hồ Xuân Hương là đại biểu dân chủ nhất của văn học cổ Việt Nam. Dựa vào những thành tựu của thơ ca bác học, bằng tiếng Việt, thông hiểu hình thức thơ này, bà đã mang lại cho nó cách cảm thụ của nhân dân, những yếu tố thẩm mỹ của văn hóa nhân dân, những lời ăn tiếng nói trên những đường phố và chợ búa ồn ào, của những đám đông trong ngày hội ở nước Việt Nam thời cổ”[35, tr.46]. Nhà nghiên cứu này

còn nhấn mạnh rằng: “ Sáng tác của Hồ Xuân Hương giống như là sự đột nhập của nền văn hóa dân gian Việt Nam trung cổ không được thừa nhận vào lĩnh vực của thơ ca cao cấp”[35, tr.48].

Trong số rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về hiện tượng Hồ Xuân Hương thì không hiếm người vẫn coi bà là hiện tượng của văn học dân gian. Trong bài nghiên cứu Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, một tác giả đã viết: “Chúng tôi thấy nói chung những sáng tác trào phúng có nội dung phê phán, hạ bệ những đấng bậc của giai cấp thống trị bằng cái cười mang hơi hướng dân gian như thế thường là không rõ tác giả. Những truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, những giai thoại Xuân Hương – Chiêu Hổ, nhiều bài thơ Hồ Xuân Hương là những trường hợp không được minh định về nguồn gốc…”[34, tr.36].

Ca dao có một hình thức và một nội dung hoàn toàn dân tộc. Đem đối chiếu thơ Hồ Xuân Hương với ca dao ta sẽ nhận ra một sự tương hợp khá thú vị.

Trong bài Xuân Hương và dân tộc, Lê Trí Viễn đã có những lý giải rất thỏa đáng về điều này:

Trước hết về hình thức. Ca dao là sản phẩm văn chương của dân chúng vô danh. Nó dùng toàn tiếng Việt, hoặc đôi khi dùng đến chữ Hán thì cũng là những chữ hoàn toàn Việt hóa. Về đề tài, muôn hình nghìn vẻ của cuộc sống thực tế hàng ngày chung quanh họ là những đối tượng sáng tác dễ dàng và phong phú. Họ tạo luôn một thể thơ riêng biệt, thuần túy dân tộc để được khuôn đúc tình cảm và tư tưởng của họ: thể lục bát.

Hồ Xuân Hương học thông chữ Hán mà trong thơ chỉ toàn dùng tiếng Việt, bà tạo một nguyên lý riêng về việc dùng thuần tiếng Việt và trước sau luôn luôn tuân thủ nguyên lý đó. Bà không công nhận chữ Hán, ngôn ngữ phong phú và tài tình của bà còn là câu trả lời cho kẻ không tin vào dân tộc mà cho tiếng nói mẹ đẻ là nghèo nàn, thô lậu. Ngôn ngữ ấy không những giàu có về từ mà còn có màu sắc dân tộc đặc biệt, vì nó không quên lợi dụng những tiểu thuật lạ lùng của tiếng Việt: nói ví, nói bóng, nói lái rất nhiều, làm cho thơ văn kỳ diệu thêm, có tính chất Việt Nam nhiều thêm.

Đề tài cũng thật xa tính chất phong kiến, không có phong hoa tuyết nguyệt, cầm kỳ thi tửu, ngư tiều canh mục, chuyện đời Đường, đời Hán… Xuân Hương chọn trong thực tế cuộc sống Việt Nam trước mắt những đề tài nào thích hợp và không từ chối những sự vật bình thường, thô lậu, nếu thấy sự vật ấy chứa đựng một sự thực của cuộc sống có thể rung cảm được. Từ vật nhỏ mọn không đâu, cái quạt, chiếc bánh trôi, miếng trầu cho đến những phong cảnh to rộng của thiên nhiên…

Đến thể thơ thì khác, nhân dân dùng lục bát, bà dùng Đường luật. Đường luật phải có phép tắc, khuôn mực nhưng Xuân Hương đã dân chúng hóa nó trên một quy mô sâu rộng. Dưới ngòi bút bản lĩnh và vạn năng của bà, Đường luật mất hẳn cốt cách quý tộc mà ngoan ngoãn cung hiến vần điệu cân xứng của mình cho bà sử dụng theo ý muốn độc đáo của bà. Chúng ta được dịp chứng kiến thêm rằng thiên tài có thể dùng khuôn khổ của người mà chế biến hẳn nó theo kích thước của mình và in lên đó dấu riêng của cá tính. Dùng Đường luật mà vẫn khớp với tinh thần dân tộc là vì biết lấy nội dung mà biến cải hình thức ấy.

Yếu tố nêu cao tính chất dân tộc của thơ Xuân Hương chính là nội dung. Nếu như lấy ca dao làm chỗ đối chiếu thì ở ca dao trước hết là một ham muốn tự do rất sâu sắc, tự do cho tình cảm, tư tưởng. Nhân dân lao động rất giàu tình cảm và muốn cho tình cảm được phát triển và bộc lộ theo lẽ tự nhiên. Nhân dân còn có một đức tính vô cùng quý báu rèn đúc được trong quá trình tranh đấu với thiên nhiên, xã hội để giữ gìn bờ cõi và gây dựng nước nhà, đó là đức tính vui đời ham sống. Dân tộc ta với đức tính ấy đã có một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đủ sức chống giữ với ngoại xâm và đồng hóa của phong kiến phương Bắc, đủ chí mở rộng dần vào phương Nam. Nó biểu lộ ra bằng sự đùa cợt, mỉa mai khi thất bại để nhẹ bớt nỗi đau đớn, bằng cách sửa chữa sự thực bi đát để giữ cho mình một mầm hy vọng, tránh sự bi quan có hại cho sự tranh đấu tiếp theo. Tất cả những tư tưởng và tình cảm ấy phát sinh trong sự cần lao giữa thực tế của đất nước, dân tộc nên có tính chất lành mạnh đặc biệt và khác hẳn với thứ tình cảm, tư tưởng vay mượn của ngoại bang. Hồ Xuân Hương trong đại thể cũng biểu dương được những đức tính như trên. Ở điểm này cũng như ở nhiều điểm khác, bà tách rời hẳn với các văn gia trong hàng ngũ sĩ phu, đứng riêng một mình, hay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023