4. Tâp thơ “Nhắn bạn” - (Song ngữ), Nxb Văn hóa dân tộc, (do Mã Thế Vinh sưu tầm và biên dịch), năm 1997
5. Mã Thế Vinh, Tuyển tập Thơ - Trường ca - Truyện thơ, Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn xuất bản năm 2003.
6. Tục ngữ và thành ngữ Tày - Nùng Lạng Sơn (Song ngữ), Nxb Hội Nhà văn năm 2009, (đạt được Giải thưởng Hoàng Văn Thụ).
7. Báo slao sli tò toóp (Trai gái sli đối đáp) - Sưu tầm và dịch thơ (Song ngữ) - Nxb Lao Động - 2011, Giải ba - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
8. Lạng Sơn, vùng đất của Chi Lăng, Đồng Đăng, Kỳ Lừa - Nxb trẻThành phố Hồ Chí Minh, năm 2012
9. Sli sình làng - (Tập sli Song ngữ) do nhà thơ Mã Thế Vinh dịch và biên tập, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Lạng Sơn xuất bản, Giải 3 Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
10. Cỏ lẩu và sli lượn Nùng phản slình, Nxb Lao Động, năm 2012, (do Mã Thế Vinh sưu tầm và biên dich)
11. Tập truyện Hai vết sẹo, Nxb Hội Nhà văn - năm 2011.
12. Tuyển tập Mã Thế Vinh (Song ngữ Tày, Nùng - Việt) Nxb Đại học Thái Nguyên, năm 2013.
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Nùng
- Bản Sắc Dân Tộc Trong Sáng Tác Của Các Nhà Thơ Nùng Thời Kỳ Hiện Đại.
- Bài Thơ Hiến Pháp Ban Hành Như Mùa Xuân , (In Trong Tuyển Tập Thơ 1945- 1960) Giải Thưởng Của Hội Đồng Văn Học Dân Tộc Và Giải Thưởng Hoàng Văn Thụ.
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 8
- Thơ Mã Thế Vinh - Tiếng Hát Ca Ngợi Công Ơn Đảng, Bác Hồ Của Người Nùng Nơi Vùng Cao Biên Giới
- Thơ Giầu Hình Ảnh Và Thơ Sáng Tác Cho Người Nùng Hát
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
13. Tập thơ Tình quê, Nxb Văn hóa dân tộc, năm 2015…
Người đàn ông dân tộc Nùng Mã Thế Vinh có năng khiếu văn nghệ bẩm sinh, rất giỏi hát sli, hát lượn. Ông "đầu quân" cho Đoàn Văn công Việt Bắc, rồi sau đó được đưa về làm Trưởng Đoàn Văn công Lạng Sơn; làm Phó trưởng Ty Văn hóa - Thông tin của tỉnh Lạng Sơn. Thời điểm ấy ông cho rằng, năng khiếu là cái trời cho, nhưng nếu chỉ dừng lại ở vốn kiến thức lớp 4 thời bấy giờ thì cùng lắm cũng chỉ dừng lại là một nghệ nhân dân gian hát sli hay kể Truyện thơ Nùng ở quê nhà mà thôi! Từ suy nghĩ ấy, ông quyết tâm nỗ lực tự học, tự vượt lên, với năng khiếu bẩm sinh của một người nghệ sĩ thấm đẫm chất dân gian dân tộc Tày - Nùng, với những phấn đấu không ngừng nghỉ, ông đã trở
thành một nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Nùng với những công trình sưu tầm, biên soạn, dịch thuật đáng kể như hiện nay.
Mã Thế Vinh sáng tác ở nhiều lĩnh vực như: Thơ, truyện, ký, ghi chép, kịch bản sân khấu,… ngoài ra ông còn đam mê sưu tầm, dịch thuật và giới thiệu vốn văn hóa văn nghệ dân gian Tày, Nùng - nhưng thành công hơn cả là ở thể loại thơ - trong đó đáng kể nhất là mảng thơ viết bằng tiếng Tày - Nùng. Sau đó dịch ra tiếng Việt (thơ song ngữ).
Hai bài thơ được đăng từ những năm 60 của ông: Hiến pháp ban hành như mùa xuân (1960) và Vẽ bản đồ quê tôi (1961) đã báo hiệu cho sự xuất hiện của một nhà thơ dân tộc Nùng của xứ Lạng. Bài thơ: Hiến pháp ban hành như mùa xuân là dấu ấn đặc sắc, là mốc lớn trong cuộc đời sáng tác của ông. Bài thơ được ông sáng tác đêm ngày 1 - 1 - 1960 - ngay sau khi Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố bản Hiến pháp mới, thay cho Hiến Pháp đầu tiên ban hành năm 1946. Bài thơ mở đầu với những từ ngữ rất mộc mạc, đúng như lối kể chuyện có đầu có cuối, cùng cách nói có ví von, hình ảnh của người miền núi, trong đó thể hiện lòng hân hoan chào đón Hiến pháp mới của người dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược:
“Hiến pháp ra đời như mưa sớm Mưa sớm vườn hoa lá lá tươi Hoa đỏ hoa đào đua khoe sắc
Như lòng người dân tộc Việt Nam!”
(Hiến pháp ban hành như mùa xuân) [47,tr.672]
Câu chữ mộc mạc, giản dị, hình ảnh thơ cũng thật gần gũi, đọc lên ai cũng hiểu và cảm nhận được ngay những lời thơ ấy, đặc biệt khi được hát lên bằng làn điệu sli, điệu lượn của dân tộc Tày, Nùng thì càng cảm thấy được cái hay, cái đẹp vàtình cảm chân thành, xúc động của tác giả.
Bài thơ Vẻ tỉn tò đin hây (Vẽ bản đồ quê tôi) là thành công tiếp theo của ông ở giai đoạn sáng tác đầu tiên. Bài này ông sáng tác năm 1961, một thời kỳ có nhiều thành tựu sau khi đất nước được giải phóng, miền Bắc bước vào khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Cùng hòa nhịp vào không khí đất nước tưng bừng đổi mới những câu thơ của Mã Thế Vinh đã thể hiện rò niềm vui, niềm xúc động chân thành của mình bằng những hình tượng độc đáo, đậm chất miền núi như:
“Ngày hôm nay trâu sắt cười vang
Mở tốc độ trên bản đồ 5 năm xây dựng Thấy tương lai về xã hội với lời ca
Đó là bản đồ quê hương đổi mới”
(Vẽ bản đồ quê tôi) [38,tr.13-14]
Chính sách ngu dân của thực dân - phong kiến trước đây khiến dân ta “có mắt mà như mù”, nó không chỉ "ăn mòn" đôi mắt dân ta mà còn "ăn mòn" cuộc đời bao thế hệ người DTTS Việt Nam:
“…Bởi trước kia bóng tối đã ăn mòn Đời tôi chưa có mắt tiên của Đảng!”
(Vẽ bản đồ quê tôi) [38, tr.13]
Từ khi được cách mạng giác ngộ, được Đảng, Bác Hồ “tỏa ánh bình minh chiếu rọi” xua tan đêm tối, quê hương miền núi được giải phóng, cuộc sống đời thường được hiện lên muôn màu, muôn sắc: Những nét đẹp lộng lẫy của Mẫu Sơn hùng vĩ, của Ðồng Ðăng kết nối ngược xuôi, của bản làng ấm no, hạnh phúc… Vì thế, bản đồ quê hương phải vẽ sao cho giống, tô cho đẹp - với ông, đó chính là chức phận của nhà thơ. Ông viết:
“Hôm nay tôi vẽ với lòng phấn khởi
Với đôi mắt sáng khắc niềm tin Với đôi chân từng bước tiến lên Với cả đời tôi một lòng tất thắng!”
(Vẽ bản đồ quê tôi) [38, tr, 678]
Thơ ông thể hiện niềm tự hào vô bờ về quê hương Xứ Lạng xinh đẹp thân yêu - mảnh đất có truyền thống lịch sử vẻ vang, oai hùng, có núi sông hùng vĩ, có những người con tài cao, chí lớn, dũng cảm trong chiến đấu và cần cù giỏi giang trong lao động, có các dân tộc đoàn kết chung sức xây dựng cuộc sống mới, xây dựng quê hương… Người đọc không chỉ biết đến ông qua những bài thơ ông sáng tác mà còn biết đến ông với tư cách là người sưu tầm, dịch các bài dân ca hoặc biên soạn lại những bài dân ca dân tộc Tày, Nùng quê ông hát sli, hát lượn. Người Nùng là một dân tộc yêu ca hát. Đối với họ, người mà không biết sli là người không được coi trọng! Chính vì vậy, họ luôn cố gắng học thuộc những bài sli như là sự thể hiện trình độ văn hóa, thể hiện sự tài hoa đáng trân trọng của con người. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó của dân tộc mình cùng với niềm đam mê và năng khiếu bẩm sinh của chính mình Mã Thế Vinh đã dày công sưu tầm, biên soạn và dịch các bài sli, lượn của dân tộc mình và sáng tác các bài thơ để hát theo làn điệu sli, phong slư, lượn (ví dụ: Trường ca Con đường anh đi; Người mẹ cầm súng… sáng tác theo điệu phong slư và sli). Mã Thế Vinh đã giới thiệu một hệ thống các bài sli đối đáp nam nữ (Báo slao sli tò toóp), sli rượu hát trong đám cưới (Sli cỏ lẳu)… phục vụ cho việc hát sli trong những ngày hội, ngày lễ, ngày đám cưới của dân tộc mình. Vì thế, người dân tộc Nùng ở Lạng Sơn rất yêu quý ông và luôn đón đợi những bài thơ mới của ông để làm lời cho các bài hát sli của mình trong những dịp xuân về.
Những bài, lời sli đã thể hiện được tâm hồn yêu đời, đam mê ca hát và sự trân trọng hiếm thấycủa cộng đồng đối với người hát đối đáp (lời sli đối đáp rất hồn nhiên, táo bạo, đặc biệt là vai trò nhập cuộc của nhân vật nữ). Lời sli rất mượt mà, du dương, thường thể hiện chủ đề ca ngợi quê hương, ca ngợi sự hiếu khách, sự tận tình của đôi bên đối đáp; ca ngợi cuộc sống lao động, cùng những sinh hoạt văn hóa hàng ngày của người Nùng (còn sli cỏ lẳu thường được hát trong đám cưới, thường hay kể về công ơn dưỡng dục của cha mẹ, anh em, bạn bè, các ông mai bà mối…). Ví dụ như: Ông đã sưu tầm, biên soạn, dịch… rất
nhiều bài sli dân gian cho bà con Nùng hát như: Báo slao sli tò toóp (Trai gái sli đối đáp) - Sli Nùng Cháo tỉnh Lạng Sơn; sli lặp xin (sli lập xuân); sli khai xin (sli khai xuân); sli bươn (sli tháng); sli slì slằn (sli thời khắc); sli nả mấư (sli ban ngày);… sli xiển slam péc - Anh Tài (sli truyện Lương Sơn Bá - Chúc Anh Tài); sli cỏ lẳu (sli chuyện rượu) của người Nùng Phàn Slình ở Lạng Sơn… Đó còn chưa kể đến việc hầu hết các sáng tác thơ của ông cũng được sáng tác theo các làn điệu sli, lượn, phong slư, then… để bà con người Nùng đọc, lấy làm lời bài hát như: Khau lính phjải mại hóa lồng (Núi cao đi mãi hóa bằng); Nhượng Bạn khửn tàng quảng (Nhượng Bạn lên đường lớn); Tèo lỏ Thất Khê (Con đường Thất Khê); Pú kế thêng Nà Nưa (Ông Ké lán Nà Nưa); Dé Hồ pây chiến dỉc (Bác Hồ đi chiến dịch); Lục lan Bác Hồ (Con cháu Bác Hồ); Lạng Sơn chầu mì (Lạng Sơn giàu có); Lắm tàng chài păy (Con đường anh đi); Mẻ cẳu căm slủng (Người mẹ cầm súng)…
Có thể thấy, Mã Thế Vinh là một trong những nhà thơ, nhà nghiên cứu, sưu tầm người DTTS tiêu biểu, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp văn học các DTTS Việt Nam hiện đại. Và một điều đáng quý là những tác phẩm của ông luôn thẫm đẫm bản sắc văn hóa dân tộc Nùng. Ông là một nhà thơ dân tộc Nùng rất hiếm hoi trong hàng trăm nhà thơ, nhà văn thuộc các DTTS khác hiện nay ở nước ta; đồng thời cũng là một trong 3 nhà văn Việt Nam kỳ cựu nhất của tỉnh Lạng Sơn - một tỉnh miền núi biên viễn của Tổ quốc. Và ông cũng là một trong những tác giả DTTS được giới thiệu, giảng dạy trong chương trình Văn học Địa phương của tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
2.2 Nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Mã Thế Vinh
2.2.1 Nguồn cảm hứng mãnh liệt từ vùng đất Xứ Lạng thơ mộng, hùng vĩ và giàu bản sắc tộc người
Trong sáng tác của các nhà thơ, đặc biệt là các nhà thơ DTTS Việt Nam hiện đại thì thiên nhiên, đất nước con người miền núi với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và thơ mộng… luôn trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các thi sĩ. Tuy
nhiên, do địa bàn cư trú, phong tục tập quán khác nhau nên mỗi dân tộc lại có cách cảm nhận, diễn đạt khác nhau về quê hương, cuộc sống, con người nơi đây… Trong thơ ca dân tộc Nùng thời kỳ hiện đại có thể nhận thấy những nét đặc trưng về thiên nhiên với những dãy núi cao trùng điệp, nơi ngọn nguồn của những con sông, con suối dữ dội mà nên thơ, những rừng hoa Đào hồng rực, hoa Lê trắng xóa cùng những rừng Hồi ngút ngàn trải rộng thơm ngát, nồng nàn khắp Xứ Lạng… Tất cả những cảnh đẹp hùng vĩ và nên thơ của thiên nhiên miền núi cao quê hương của đồng bào các DTTS, trong đó có người Nùng sinh sống - chính là nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tác của các nhà thơ từ xưa cho tới nay nói chung, của các nhà thơ Nùng ở Việt Bắc và vùng Lạng Sơn - quê hương của nhà thơ Mã Thế Vinh nói riêng.
Lạng Sơn là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ Quốc, một vùng đất thiêng của dân tộc - vừa là phên dậu của đất nước khi có biến cố, vừa là nhịp cầu kiều đón những bè bạn năm châu khi thái bình. Ở đây núi non hùng vĩ, phong cảnh và khí hậu tuyệt vời - xứ sở của những danh thắng nổi tiếng như: Đỉnh Mẫu Sơn cao vút với những rừng đào đỏ thắm; chùa trong núi đá Tam Thanh, Nhị Thanh; chùa Tiên, đền Mẫu Thượng Ngàn; dòng sông Kỳ Cùng chảy ngược lên phía Bắc; có chợ Kỳ Lừa sầm uất, đông vui nhộn nhịp; có Nàng Tô Thị hóa đá trên núi, dưới chân là thành nhà Mạc sừng sững, uy nghi… cùng những địa danh lịch sử còn mãi âm vang không khi các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc với những chiến thắng lẫy lừng của đồng bào các DTTS và đồng bào cả nước như: Mục Nam Quan, Ải Chi Lăng, khu di tích Bắc Sơn, cầu Khánh Khê...
Những phong cảnh tuyệt vời, những địa danh lịch sử ấy đã đi vào ca dao, dân ca dân tộc ta từ xa xưa, nay vẫn còn được cất lên da diết, tràn đầy tình cảm mỗi khi ngước lên, hướng về Xứ Lạng của bao người dân nước Việt:
-“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bò công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò”
(Ca dao Việt Nam)
Lạng sơn còn là một đầu mối giao thông quan trọng: Có đường Quốc lộ số 4 chạy theo biên giới Việt Trung từ Hải Ninh qua Lạng Sơn lên Cao Bằng; đường Quốc lộ 1B từ Lạng Sơn về Hà Nội qua Thái Nguyên; đường Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt… Lạng Sơn là vùng đất văn hóa đa sắc tộc, là nơi hội tụ của nhiều DTTS sinh sống với nhiều phong tục tập quán khác nhau, nên đã trở thành mảnh đất mang đậm bản sắc văn hóa của nhiều tộc người miền núi. Bản sắc đó được thể hiện cả trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn qua hàng ngàn năm lịch sử… Chính những điều đó đã tạo nên nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nhà thơ, nhà văn Lạng Sơn sáng tác nên những tác phẩm văn chương, độc đáo, in dấu sâu đậm trong lòng người Xứ Lạng cũng như trong lòng độc giả cả nước.
Trước hết, đó là cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và rất nên thơ của Xứ Lạng. Từ xưa, Xứ Lạng đã hút hồn bao du khách, bao bậc “Quân tử”, bao kẻ “Tao nhân mặc khách” khi đặt chân đến vùng biên viễn xa xôi này. Họ đã để lại biết bao áng thơ văn đặc sắc viết về cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người nơi đây. Nguyễn Trung Ngạn (đời Trần) có bài: Bắc sứ túc Khâu Ôn dịch;Trần Lô (Thời Lê Sơ) có bài Quá quang thư hoài; Nguyễn Tông Khê (Thời Lê - Mạc) có bài Lạng thành hình thắng; Vũ Huy Tuấn (Thời Tây Sơn) có bài Tam du, Tam Thanh, Nguyễn Văn Siêu (Thời Nguyễn) có bài Lạng thành đạo trung… Những bài thơ trên - ngoài việc phản ánh tâm tư tình cảm của các sứ thần nước Việt đối với quê hương đất nước khi phải rời xa để đến một đất nước khác làm nhiệm vụ, còn thể hiện lòng yêu mến, tự hào, sự rung động của các “bậc quân tử” trước vẻ đẹp của non sông cẩm tú nơi này.
Vua Trần Nhân Tông - vị vua anh hùng lãnh đạo cả dân tộc chống giặc Nguyên Mông cũng đã có lần lên thị sát vùng núi Lạng Sơn và đã viết các bài bài thơ: Đăng Bản Sơn Đài, Sơn phòng mãn hứng, Lạng Châu Văn Cảnh… Đó là những bài thơ đẹp, đầy vẻ tài hoa, sang trọng của bậc Quân vương tả cảnh vùng biên ải với đặc điểm riêng, thật yên bình, thơ mộng đến nao lòng:
-“Lá đỏ lặng rơi, nghìn núi tĩnh”
- “Chuà xưa lạnh lẽo khói thu mờ
Chiều quạnh thuyền câu, chuông vẳng đưa Núi lặng, nước quang, âu trắng lượng Tạnh mây, in gió, đỏ cây thưa”.
(Bản dịch của Trần Văn Lê)
Còn Nguyễn Trung Ngạn lại chú ý đến quang cảnh: “xóm núi trăng lòng ran tiếng mò, Nương đồi mưa ngớt rộn màu xanh”; Nguyễn Du thì nhận ra cái tình thiên nhiên gắn bó ngay trên thành Lạng: “ Mây và đá Đoàn thành như đợi nhau trong buổi chiều tà”; còn Ngô Thì Nhậm lại có ý thơ hết sức phóng khoáng khi lên đỉnh Mẫu Sơn - “Phóng tầm mắt nhìn suối bảy châu xứ Lạng và khoan thai đón làn gió từ vạn dặm thổi rung chòm râu đắc ý của mình”; Nguyễn Tông Khuê mô tả vẻ hùng tráng của non sông đất nước cùng vẻ thơ mộng của một vùng cao “bát ngát rừng”: “Núi dăng, cỏ lộng, lung linh nguyệt/ Trống dồn còn vang bát ngát rừng”.
Đặc biệt, Ngô Thì Sĩ - người đã từng làm Đốc trấn Lạng Sơn, cũng là người có công lớn với Xứ Lạng. Ông vừa là một nhà thơ, vừa là nhà chính trị xuất sắc, là người biết trân trọng những nét đẹp của bản sắc văn hóa Xứ Lạng, và cũng đã góp phần làm cho Lạng Sơn thêm phong phú về sắc thái văn hóa. Thơ của ông đặc tả cảnh thiên nhiên Xứ Lạng như một bức tranh với sự hài hòa giữa nét mềm mại của sông suối với nét hùng vĩ của núi non, giữa cái hoang sơ vắng vẻ với cái lưu luyến thiết tha của tình người, tạo lên một phong vị khác thường làm đắm say lòng khách: