4.7. Tổng hợp tiêu chí đánh giá ngành titanium và du l ịch.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá, kết quả phân tích và so sánh của ngành titanium và du lịch để tổng hợp ưu thế của từng ngành. Trong đó, tiêu chí mà ngành có đóng góp hoặc có ưu thế nổi trội hơn được tính 1 điểm, ngành còn lại không tính. Kết quả tổng hợp các tiêu chí đánh giá của cả hai ngành titanium và du lịch như sau:
Bảng 4-8. Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá của ngành titanium và du lịch.
Titanium | Du l ịch | |
GDP thực tế | 0 | +1 |
Lao động | 0 | +1 |
TFP2009 | +1 | 0 |
NPVbình quân dự án/hecta | +1 | 0 |
B/C | +1 | 0 |
Vòng đời dự án | +1 | 0 |
Thu ngân ngân sách | 0 | +1 |
Hiệu quả sử dụng đất | 0 | +1 |
Hiệu quả sử dụng nước ngầm | 0 | +1 |
Môi trường (khí thải, phóng xạ) | 0 | +1 |
Tổng cộng | +4 | +6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khách Du Lịch Đến Việt Nam Và Bình Thuận Từ 2005 – 2010 Và Dự Báo Đến 2020.
- Sản Lượng Và Đơn Giá Quặng Titanium Của Dự Án Htp.
- Giới Hạn Tiếp Cận Và Tác Động Phóng Xạ Titanium Lên Cơ Thể Người.
- Khai thác titanium và du lịch: lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận - 8
- Khai thác titanium và du lịch: lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận - 9
- Khai thác titanium và du lịch: lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận - 10
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Kết quả cho thấy ngành du lịch có ưu thế tổng hợp, có tính bền vững trong việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế, việc làm, ổn định môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn ngành titanium. Tuy nhiên, bản thân từng dự án khai thác titanium cũng mang lại lợi ích nhất định của nền kinh tế. Do vậy, việc xem xét, thu hẹp diện tích khai thác titanium đồng thời tăng đầu tư trong việc nâng cao kỹ thuật công nghệ để chế biến sâu, giảm thiểu tác động môi trường là cần thiết trước khi quyết định đầu tư mở rộng các dự án khai thác titanium trên địa bàn tỉnh.
Chương 5.
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận.
Để trả lời cho câu hỏi “Lựa chọn ưu tiên phát triển ngành titanium hay ưu tiên phát triển ngành du lịch là tối ưu cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững tỉnh Bình Thuận?” bài viết đã gợi mở một số điểm như sau:
1. Cùng vị trí xuất phát điểm như nhau nhưng ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo nhiều việc làm, cải thiện môi trường sống và kéo theo nhiều ngành nghề phụ trợ phát triển. Đây là ngoại ứng tích cực khi phát triển du lịch sinh thái: môi trường cải thiện, phát triển ngành dịch vụ phụ trợ nghề (thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu thủy sản tại chổ, gia tăng giá trị sử dụng đất ven biển…) Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch cho thấy, giá trị sử dụng đất ven biển càng tăng nếu khu vực đó có nhiều khu resort liên kế, có nhiều dịch vụ giải trí và đa dạng hóa sản phẩm. Thực tế cho thấy, các khu resort ở khu vực Hàm Tiến, Mũi Né luôn được nhà đầu tư đánh giá cao hơn hẳn so với khu vực mới phát triển ở phía Nam Phan Thiết. Mặt khác, đối với một địa phương còn phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách của Chính phủ thì việc gia tăng giá trị từ đất đồng nghĩa với việc gia tăng nguồn thu cho tỉnh và giảm bớt gánh nặng trợ cấp của Trung ương. Như vậy, xét về lợi ích của “3 nhà”, ngành du lịch mang lại nguồn thu cho nhà nước, tạo việc làm cho người dân và lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.
2. Trong khi đó, điều kiện phát triển ngành khai thác titanium lại vô cùng khó khăn với nhiều yêu cầu, tiêu chuẩn về môi trường. Ngành công nghiệp titanium là ngành mới, trên thế giới có rất ít nghiên cứu phát triển các ứng dụng và chi phí chuyển giao công nghệ khá cao nên ở Bình Thuận chủ yếu khai thác, sơ chế (hàm lượng TiO2 thấp) nên giá trị gia tăng không cao. Những đóng góp của ngành titanium về kinh tế rất đáng kể nếu tỉnh Bình Thuận không có ưu thế trong phát triển du lịch21.
21 Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Biển Xanh, đã công bố với báo chí về việc các đối tác nước ngoài của Biển Xanh rút khỏi dự án xây dựng khu du lịch Life Resort ở khu vực suối Nhum, xã Tiến Thành, Phan Thiết. Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/5721/
Titanium và du lịch – bên nào nặng hơn? Lịch sử phát triển cho thấy, Bình Thuận có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nghĩ dưỡng cao cấp nhờ đặc điểm địa hình tự nhiên, gần trung tâm kinh tế lớn (thành phố Hồ Chí Minh) và là trung tâm của cụm du lịch TPHCM – Đà Lạt – Nha Trang
– Vũng Tàu. Sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận phụ thuộc nhiều vào ngành du lịch do ít chịu ảnh hưởng bởi những biến động của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
Việc tạm dừng các dự án kinh tế xã hội của tỉnh trên diện tích chồng lấn diện tích thăm dò trữ lượng khai thác titanium của Chính phủ gây thiệt hại lớn đến việc phát huy nội lực phát triển kinh tế của tỉnh. Kết quả phân tích lợi ích – chi phí cho thấy, ngành du lịch có đóng góp cơ bản và ổn định cho nền kinh tế, tạo việc làm, tăng giá trị sử dụng đất, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và không tác động nhiều đến môi trường. Trong khi đó, các dự án titanium tuy có vòng đời dự án ngắn, suất sinh lợi cao nhưng tác động nhiều đến môi trường và các chi phí về môi trường chưa được tính toán đầy đủ trong giai đoạn thẩm định, cấp phép khai thác nên chưa phản ánh được sự công bằng của dự án đối với phúc lợi xã hội.
5.2. Gợi ý chính sách.
Từ kết quả phân tích nêu trên, tác giả khuyến nghị lựa chọn ngành du lịch để ưu tiên phát triển, tạm dừng các dự án khai thác titanium để dự trữ quốc gia; đồng thời triển khai một số chính sách theo thứ tự ưu tiên như sau:
5.2.1. Giải pháp ngắn hạn.
5.2.1.1. Quy hoạch phân vùng kinh tế.
Bãi bỏ chính sách tận thu khai thác titanium trên diện tích các dự án du lịch. Chính sách hiện đang làm cản trở tiến độ đầu tư các dự án và cũng là cơ sở cho các chủ đầu tư thiếu năng lực biện minh cho sự chậm tiến độ đầu tư các dự án du lịch. Kiến nghị Chính phủ tách quy hoạch phát triển du lịch ven biển ra khỏi diện tích dự kiến thăm dò; đồng thời, đối với các dự án kinh tế xã hội khác, dự án nào triển khai đầu tư trước, hiệu quả hơn thì cho triển khai; dự án khai thác titanium liền kề sau đó phải thực hiện đầy đủ các biện pháp môi trường và giao cho các dự án trong vùng giám sát.
5.2.1.2. Giới hạn khu vực khai thác titanium vì phóng xạ.
Các khu vực khai thác cần cách xa khu đông dân cư do nguy cơ nhiễm phóng xạ đến người dân địa phương. Với quy mô công nghiệp công suất trên 200 nghìn tấn quặng/năm, mức độ ảnh hưởng của phóng xạ có thể tăng lên mức độ 3 (Bảng 5.6). Do vậy, tỉnh Bình Thuận cần đầu tư, nghiên cứu tác động của chất phóng xạ trong nguồn nước thải ven biển lên ngành thủy sản và nguồn nước ngầm ven biển để xác định chi phí xả thải của các dự án titanium cho phù hợp để làm cơ sở thẩm định, cấp phép dự án; đồng thời, giới hạn cấp phép các dự án khai thác với quy mô không quá 50 nghìn tấn quặng/năm nhằm giảm thiểu tác động môi trường của khu vực.
5.2.2. Giải pháp trung và dài hạn.
5.2.2.1. Bổ sung tiêu chí môi trường trong thẩm định, cấp phép các dự án titanium.
Các dự án được cấp phép trong thời gian qua chỉ dựa trên báo cáo dự án và giải pháp môi trường của doanh nghiệp mà chưa có tiêu chí hoặc ước lượng chi phí tác động của hoạt động khai thác đối với môi trường trong khu vực để tính toán trong phần phân tích, thẩm định dự án. Việc bổ sung các tiêu chí ước lượng ngoại tác của việc xả thải, đất đai nhiễm mặn, phí khử phóng xạ và nguồn nước ngầm là cần thiết để đánh giá tính hiệu quả của dự án.
5.2.2.2. Tăng cường giám sát môi trường và xây dựng chính sách thuế phù hợp.
Giới hạn cấp phép mới các dự án khai thác titanium ven biển, đồng thời tập trung kiểm soát môi trường các dự án đang khai thác. Cụ thể như sau:
- Đối với các chính sách xử phạt vi phạm môi trường: hiện nay quy định phạt vi phạm hành chính tối đa khoảng 20 triệu đồng cho mỗi lần phạt nên hiệu quả răn đe không cao. Các vị trí mỏ quặng quá xa khu trung tâm nên công tác giám sát xả thải và nước tuyển quặng rất khó khăn. Do quy định mức phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, tỉnh cần xây dựng bảng cam kết môi trường, trong đó nếu vi phạm bị phát hiện từ 2 lần liên tục trong tháng sẽ thu hồi giấy phép và buộc hoàn nguyên môi trường.
- Xây dựng giấy phép xả thải và giấy phép khai thác nước ngầm dựa trên tiêu chuẩn xử lý nước thải và khả năng cung cấp nước ngầm khu vực ven biển.
- Theo quy định, mức thuế suất tài nguyên do Chính phủ quy định, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định các loại phí và lệ phí. Hiện nay, phí môi trường được quy định theo giá trị tuyệt đối, không dựa trên mức xả thải thực tế của doanh nghiệp. Do vậy, khảo sát
thực tế để xây dựng lại chính sách tính phí môi trường đối với từng loại dự án22.
- Xây dựng mức phí đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng dựa trên mức kinh phí sửa chữa hệ thống giao thông thường xuyên trên các tuyến đường mà dự án sử dụng.
- Khuyến khích phát triển các công ty giám sát môi trường hạch toán độc lập dưới sự hỗ trợ của tổ chức môi trường thế giới hoặc người dân địa phương để tổ chức giám sát hoạt động môi trường trên địa bàn tỉnh.
5.2.2.3. Đấu giá quyền khai thác mỏ titanium và du lịch.
Khuyến khích tư nhân thăm dò các mỏ quặng trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch. Trên cơ sở kết quả thẩm định trữ lượng của cơ quan thẩm định độc lập để xây dựng tiêu chí đấu giá, nhượng quyền khai thác mỏ, trong đó các giải pháp về môi trường và khắc phục môi trường chiếm tỷ trọng ưu tiên. Chính sách này vừa bảo đảm giảm thiểu rủi ro cho nhà nước khi thực hiện khảo sát, thăm dò trữ lượng vừa tốn kém lại ẩn chứa nhiều rủi ro.
5.2.2.4. Đầu tư phát triển công nghệ khai thác và chế biến sâu titanium.
Một trong những bài học kinh nghiệm từ sự vươn lên trong ngành khai thác khoáng sản đó là đầu tư cho công nghệ chế biến. Hàm lượng công nghệ trong đóng góp tăng trưởng ngành khai thác titanium ở Bình Thuận chiếm đến 52%, do vậy cần quan tâm đặc biệt đến cải tiến công nghệ khai thác quặng ở Bình Thuận. Giá trị quặng titanium nguyên chất trên thị trường thế giới có giá trị cao gấp nhiều lần so với xuất khẩu quặng thô, trong đó titanium thỏi (100% TiO2) có giá trị khoảng 25 nghìn USD/tấn (quặng titanium khoảng 100 USD/tấn). Cùng với việc giảm tốc độ mở rộng các dự án khai thác titanium, tỉnh Bình Thuận cần xây dựng chính sách đầu tư, chuyển giao công nghệ chế biến sâu titanium để vừa đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu chế biến trong tương lai cũng như thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo chiều sâu.
22 Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2011 của WB thì Phí bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam từ 0,2 – 9 USD/tấn quặng.
5.2.2.5. Tăng hiệu quả đầu tư các dự án du lịch.
Việc tăng trưởng mở rộng các dự án du lịch trong thời gian qua chủ yếu phát triển theo chiều rộng, trong đó năm 2009, vốn đóng góp trên 53% tốc độ phát triển ngành du lịch. Suất sinh lợi bình quân trên mỗi diện tích sử dụng đất của dự án du lịch thấp hơn so với ngành titanium. Do vậy, tỉnh Bình Thuận cần tập trung rà soát các “siêu dự án” du lịch sử dụng diện tích ven biển
lớn (trên 20 hecta) để tính toán lại hiệu quả đầu tư và xem xét nguồn vốn thực tế để đầu tư23.
Triển khai bất kỳ một dự án nào, dù là dự án du lịch hay khai thác titanium đều mang lại những lợi ích, chi phí và các yếu tố bất ổn định trong suốt vòng đời của dự án. Việc tính toán giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và quan tâm đến môi trường là việc làm cần thiết để đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển thật sự bền vững. Mặc dù có nhiều cố gắng, song, với đề tài đánh giá tổng thể ngành khó có thể tính toán đầy đủ các thông số, đặc biệt là kỹ thuật tính toán, định lượng đầy đủ chi phí tác động đến xã hội, môi trường. Do vậy, các tác giả hy vọng, các nghiên cứu tiếp theo sẽ khắc phục những thiếu sót mà đề tài còn chưa tính đến để có thể đánh giá toàn diện và có giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững tỉnh Bình Thuận.
23 Dự án South Fork do với quy mô 600 hecta được Chính phủ cấp phép từ 2004 đến nay chưa thể triển khai được do thiếu vốn.
Tài liệu tiếng Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 124/2009/TT-BTC ngày 17/06/2009 về Hướng dẫn Nghị định số 05/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên và Pháp lệnh sửa đổi Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên.
2. Công ty Đường Lâm (2008), Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác, tận thu sa khoáng Ilmenit-Zircon tại các dự án du lịch tại Thiện Ái, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, Bình Thuận.
3. Chính phủ (2009), Nghị định 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 về Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế Tài nguyên và Pháp lệnh sửa đổi Điều 6, Pháp lệnh Thuế tài nguyên.
4. Cục Thuế tỉnh Bình Thuận (2011), Báo cáo số 426/CT-KT2 ngày 09/4/2011 về Báo cáo tình hình thực hiện quản lý thu thuế lĩnh vực kinh doanh ăn uống, khách sạn, du lịch năm 2010.
5. Võ Thành Danh, Đặng Hoàng Thống (2010), “Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của thành phố Cần Thơ: Các tiếp cận tổng năng suất các yếu tố”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 8, tr. 20 – 30.
6. Glenn P. Jenkins, Arnolf C. Harberger, Quý Tâm, Xinh Xinh, Trương Sĩ Ánh, Từ Nguyên Vũ b.d (1995), Nguyễn Xuân Thành, Quý Tâm h.đ. (1995), Phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. HCM.
7. Tăng Văn Khiên (2006), Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp thời kỳ 1996 – 2005 trong toàn nền kinh tế quốc dân, Viện Khoa học Thống kê.
8. Phạm Khánh Nam (2005), Bài giảng phát triển bền vững, Tài liệu giảng dạy môn “Kinh tế phát triển 1”, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. HCM.
9. Ngân hàng thế giới (2010), Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2010: Báo cáo chung của các đối tác phát triển cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội.
10. Ngân hàng thế giới (1993), Lửa Hạ, Xinh Xinh b.d. (2008), Nguyễn Xuân Thành h.đ (2008), “Chương 1. Tăng trưởng, công bằng và thay đổi về kinh tế”, Sự thần kỳ của Đông Á – Tăng trưởng và chính sách công, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. HCM.
11. Malcolm Gillis et. al. (2008), Chương 4: Sự phát triển và phúc lợi cho con người, Tài liệu giảng dạy môn “Kinh tế phát triển 1”, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. HCM.
12. Nellor, David C. L., Nguyễn Trọng Hoài b.d. (2003), Thuế tài nguyên khoáng sản và dầu mỏ, Tài liệu giảng dạy môn “Public Finance”, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. HCM.
13. Perkins, Dwight H., Gillis, Malcolm, Radelet, Steven C., Snodgrass, et. al., Lê Việt Ánh b.d., Châu Văn Thành h.đ (2001), “Chương 20: Phát triển bền vững”, Kinh tế học của sự phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. HCM.
14. Soubbotina, Tatyana P. (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
15. Trần Võ Hùng Sơn (2003), Nhập môn phân tích Lợi ích – Chi phí, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. HCM.
16. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 về Quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 – 2015, định hướng đến năm 2025.
17. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến 2020, Bình Thuận.
18. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận (2011), Báo cáo số 39/BC-UBND ngày 18/4/2011 về Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản, đất đai, môi trường và tài nguyên nước trong hoạt động khai thác titan trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
19. Viện Khoa học Thống kê (2005), Một số phương pháp luận thống kê, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
20. Bolt, Katherine, Ruta, Giovanni and Sarraf, Maria (2005), Estimating the Cost of Environmental Degradation: A Training Manual in English, French and Arabic, The World Bank.
21. Dixon, John A., Scura, Louise F., Carpenter, Richard A., et al. (1994), Economic Analysis of Environmental Impacts – 2nd ed.. EarthScan.
22. Field, Barry C. (1998), Environmental Economics: An introduction, Irwin McGrawHill.
23. Francisco, Herminia, and Glover, David (1999), Economy and Environment: Case studies in Vietnam, Roma Graphic Inc, Philipines.