Khách Du Lịch Đến Việt Nam Và Bình Thuận Từ 2005 – 2010 Và Dự Báo Đến 2020.


cách xếp hạng các dự án lại khá quan trọng. Chẳng hạn cùng một địa bàn ven biển, nếu dự án khai thác titanium được xây dựng thì nó sẽ phủ định việc dùng khu vực đó để triển khai các dự án du lịch, vì vậy chúng là các dự án loại trừ lẫn nhau. Dựa trên các chỉ tiêu NPV, IRR và tổng chi phí – lợi ích của từng dự án để xem xét, đánh giá và xếp hạng ưu tiên của từng dự án. Việc sử dụng IRR để lựa chọn phương án có thể dẫn đến kết quả sai lệch do có sự khác biệt giữa chi tiêu vốn ban đầu và lợi ích tăng thêm mà các dự án mang lại. Vì vậy, khi xem xét các dự án thay thế lẫn nhau cần xem xét, phân tích lợi suất cận biên của từng dự án thông qua việc tính toán NPV cận biên (MNPV) hay IRR cận biên (MIRR) và hệ số B/C (lợi ích/chi phí)


2.3.2.4. Đo lường chi phí – lợi ích khi có ngoại tác.


Thị trường hiệu quả khi không có ngoại tác (Hình a). Khi có ngoại tác, thị trường kém hiệu quả do việc giảm phúc lợi xã hội.

MEB

A

MSC

E*

E

MSB = MPB + MEB

MPB

MSB

MSB


A

MEC

E*

E

MSB

MSC = MPC + MEC

MSB MSC


MSC

MSC

S (MSC = MPC)

CS

P*

P*

PS

D (MSB = MPB)

MPC



P*



(a) Q*

Q (b)

Q* Q


(c)

Q Q*


Hình b) cho thấy tính phi hiệu quả của ngoại tác tiêu cực. Ngoại tác tiêu cực khiến cho MSC lớn hơn MSB dẫn đến nhà sản xuất sản xuất nhiều hơn sản lượng hiệu quả (Q > Q*) và gây ra tổn thất xã hội (diện tích tam giác AEE*); Hình c) cho thấy tính phi hiệu quả của ngoại tác tích

cực khiến cho MSB lớn hơn MSC dẫn đến nhà sản xuất sản xuất ít hơn sản lượng hiệu quả (Q


< Q*) và gây ra tổn thất xã hội (diện tích tam giác AEE*).


Như vậy, ngoại tác là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả, phúc lợi xã hội không đạt giá trị cận biên. Điều này lý giải vai trò của nhà nước trong việc tính toán để có chính sách quản lý, điều tiết hợp lý nhằm đảm bảo công bằng cho các bên có ảnh hưởng bởi ngoại tác.


2.3.3. Phân tích lợi ích chi phí kinh tế - xã hội.


Phân tích lợi ích – chi phí kinh tế xã hội thông qua lượng hóa các ngoại tác tích cực và tiêu cực do dự án mang lại để từ đó xác định các nhóm đối tượng hưởng lợi và thiệt hại từ dự án; đồng thời đánh giá, ước lượng các tác động của dự án đầy đủ hơn các chi tiết mà các cơ quan nhà nước ở địa phương đã bỏ qua khi thẩm định và cấp phép cho các dự án ngoài việc quan tâm đến lợi ích tài chính của dự án.

Dựa trên các tiêu chí đánh giá lợi ích và chi phí thông qua các hệ số: đóng góp GDP, lợi ích/chi phí (B/C) tài chính, B/C kinh tế, NPV và IRR của các dự án, hiệu quả sử dụng lao động địa phương, hiệu quả sử dụng đất ven biển và tiêu chí thân thiện môi trường… để xây dựng bảng tiêu chí đánh giá tổng hợp. Trong đó, trường hợp không thể định định lượng bằng tiền thì có thể cho điểm dựa trên ưu thế so sánh. Bảng điểm đánh giá tổng hợp là tiêu chí lựa chọn ngành ưu tiên phát triển ở tỉnh Bình Thuận, vừa là bảng tham khảo cho việc xây dựng chính sách phù hợp để phát huy lợi thế, giảm hạn chế để tỉnh Bình Thuận phát triển bền vững.


2.4. Cơ sở dữ liệu tính toán.


Nguồn số liệu chủ yếu được lấy từ Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận và các báo cáo chính thức của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Đối với số liệu phân tích của các dự án đầu tư du lịch và titanium, tác giả chỉ sử dụng các thông số cơ bản của dự án như: quy mô, công suất, năng lực sản xuất… để xây dựng các thông số phân tích, so sánh dự án titanium và du lịch. Do việc phân tích dự án chỉ tập trung xây dựng các tiêu chí so sánh giữa hai ngành trên cùng một điều kiện nhất định nên không đề cập đến việc phân tích sự khác biệt giữa một dự án được cấp phép và dự án phân tích trong đề tài.

Ngoài ra, bài viết còn trích dẫn một số thông tin, sự kiện được công bố trên các thông tin đại chúng để minh họa thực tế của các luận điểm trong đề tài.


Chương 3.

MÔ TẢ DỰ ÁN TITANIUM VÀ DU L ỊCH


Nội dung chương này giới thiệu sơ lược về bối cảnh và xu hướng phát triển ngành titanium và ngành du lịch trên thế giới, ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; đồng thời giới thiệu hai và mô tả hai dự án mẫu đại diện cho ngành khai thác titanium và ngành du lịch để làm cơ sở phân tích lợi ích và chi phí kinh tế - xã hội của từng dự án ở chương tiếp theo.


3.1. Giới thiệu tình hình phát tri ển ngành du l ịch và titanium ở Việt Nam và Bình Thu ận.


3.1.1. Tình hình phát tri ển ngành titanium.


Quặng titanium được phân bố hầu hết ở các vùng ven biển Việt Nam. Vùng Đông Bắc và vùng ven biển Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa có chung đặc điểm là diện tích phân bố hạn chế nhưng hàm lượng titanium khá cao; Vùng Nghệ An – Hà Tĩnh có tiềm năng lớn, tổng trữ lượng hơn 5 triệu tấn; Vùng Quảng Bình – Quảng Trị các điểm quặng phân bố rải rác nhưng có nơi hàm lượng titanium đạt 928 kg/m3; Vùng ven biển từ Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa có hàm lượng titanium thông thường trên 40 kg/m3 kèm theo các nguyên tố đất hiếm; Vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận hiện đang khảo sát

nhưng dự báo sơ bộ thì trữ lượng khoảng trên 5 triệu tấn quặng Ilmenit và zircon.


Ngành khai thác và chế biến titanium ở Việt Nam được hình thành gần 20 năm qua, đến nay ngoài 2 đơn vị ở Thái Nguyên, cả nước có khoảng 40 đơn vị đang khai thác, chế biến quặng titanium dọc bờ biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Tuy nhiên, công nghệ khai thác và chế biến titanium còn ở giai đoạn sơ khai, chưa có công nghệ chế biến sâu nên giá trị gia tăng thấp, chủ yếu bán tinh quặng. Mức tiêu thụ titanium ở thị trường trong nước rất thấp (chủ yếu sử dụng cho que hàn bình quân 8.000 tấn ilmenit và 10.000 tấn rutil mỗi năm), phần còn lại chủ yếu xuất khẩu với sản lượng bình quân khoảng 200 nghìn tấn quặng mỗi năm. Năm 2007, Việt Nam là nước đứng thứ 9 (sau Mỹ và Ukraina) trong xuất khẩu quặng titanium (Ilmenit – FeTio3) trên thế giới (Bảng A.12, Phụ lục A).


Ngành khai thác titanium khởi đầu ở Bình Thuận từ năm 19917 nhưng được xem như có đóng góp cho nền kinh tế từ năm 2003 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 33% . Tuy nhiên, giá trị đóng góp cho nền kinh tế không đáng kể, năm 2008 ngành này đóng góp chỉ khoảng 1% GDP của tỉnh. Theo khảo sát sơ bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng trữ lượng titanium chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có thể lên đến 4 triệu tấn, cao nhất của cả nước và được phân bố hầu hết ở các khu vực khô hạn ven biển. Công tác quản lý cấp phép chưa chưa thống nhất giữa trung ương - địa phương và giữa các ngành kinh tế nên nhiều

dự án khai thác titanium được cấp phép chồng lên các dự án kinh tế - xã hội khác đã được cấp phép trước đó, trong đó, phần lớn là chồng lấn lên các dự án đầu tư du lịch8. Ngành khai thác titanium cũng đóng góp tạo việc làm cho gần 3.000 lao động ven biển của tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, do chủ yếu sản xuất tận thu, thiếu nhà máy chế biến sâu quặng titanium nên tỷ lệ lao

động phổ thông chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 85 – 90% lao động toàn ngành titanium.


3.1.2. Tình hình phát tri ển ngành du lịch.


Với thể chế chính trị xã hội ổn định, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế và khu vực. Nền kinh tế phát triển nhanh và liên tục trong nhiều năm qua dẫn đến nhu cầu du lịch của khách nội địa tăng mạnh. Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh thế giới và trong nước đang là ngành kinh tế đầy tiềm năng giúp phát triển kinh tế ổn định.

Ở Bình Thuận, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2005 đến năm 2009 đạt khoảng 17,6%/năm, trong đó năm 2009, ngành du lịch đóng góp 14,5% GDP (theo giá thực tế) của cả tỉnh. Số lượng khách nội địa và quốc tế tăng đều qua các năm, riêng năm 2010 khách quốc tế đến Bình Thuận chiếm 5% lượng khách đến Việt Nam và lượng khách nội địa chiếm hơn 8% lượng khách nội địa Việt Nam.



7 Theo số liệu thống kê tại Quy hoạch Phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titanium giai đoạn 2006 – 2015, có xét đến 2025, từ năm 1989 – 1992, tỉnh Bình Thuận cấp phép khai thác cho 6 doanh nghiệp, chủ yếu khai thác tại khu vực Bàu Dòi, Sơn Mỹ, Tân Bình, Tân Hải - huyện Hàm Tân.

8 Bình Thuận hiện có 5 khu vực đang khai thác titan có chồng lấn đất du lịch, gồm: 1. Sơn Mỹ (Hàm Tân) diện tích 116 ha nằm trong dự án du lịch Cảnh Viên; 2. Tân Hải (La Gi) và Tân Thành (Hàm Thuận Nam) diện tích 30,2 ha; 3. Kê Gà, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) diện tích 26,3 ha; 3. Thiện Ái, xã Hồng Phong và Hòa Thắng (Bắc Bình) tổng diện tích khoảng 78 ha; 5. khu vực dự án du lịch South Fork, Hòa Thắng (Bắc Bình) diện tích 121,97 ha. http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/tnmt/Pages/Binh-Thuan-Xu-ly-cac-truong-hop-khai-thac-cat-den-anh-huong-den-moi-truong.aspx


Ngành du lịch là ngành có sức hút đầu tư mạnh nhất cả tỉnh. Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh đã cấp phép đầu tư cho trên 400 dự án du lịch với tổng vốn đăng ký trên 78.000 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng vốn đăng ký đầu tư từ các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã có 126 dự án đã và đang hoạt động kinh doanh, chiếm 31,2% tổng số dự án đã được cấp phép đầu

9. Số lượng khách sạn, resort phát triển với nhiều mô hình kinh doanh đa dạng. Với tốc độ

tăng trưởng khách quốc tế bình quân 15%/năm, khách nội định bình quân 11,2%, định hướng phát triển đến năm 202010, ngành du lịch Bình Thuận sẽ chuyên nghiệp hơn với nhiều điểm du lịch biển có chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước trong khu vực.


Bảng 3-1.Khách du lịch đến Việt Nam và Bình Thuận từ 2005 – 2010 và dự báo đến 2020.

ĐVT: triệu lượt khách



2005


2006


2007


2008


2009


2010


2020

Tăng

bình quân 2006 -

2010

Tăng

bình quân

đến 2020

Khách quốc tế đến Việt Nam

3,47

3,58

4,17

4,25

3,77

5,00


7,6%


Trong đó: - Đến Bình Thuận

0,13

0,15

0,18

0,2

0,22

0,25

1,00

14,6%

15%

- Tỷ lệ (%)

3,75

4,19

4,32

4,71

5,84

5,00




Khách nội địa Việt Nam

16,4

17,5

19,2

20,0

25,0

28,0


11,3%


Trong đó: - Đến Bình Thuận

1,12

1,40

1,62

1,81

1,98

2,25

6,50

14,9%

11,20%

- Tỷ lệ (%)

6,83

8,00

8,44

9,05

7,92

8,04




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Khai thác titanium và du lịch: lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận - 4

Nguồn: Tổng Cục Thống kê và Cục Thống kê Bình Thuận (2010).


3.2. Mô tả các dự án đại diện ngành du lịch và ngành khai thác titanium.


3.2.1. Mô tả dự án Khu ngh ỉ dưỡng Rừng Dương – Tuy Phong.


3.2.1.1. Giới thiệu dự án.


Dự án Khu nghỉ dưỡng Rừng Dương tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (Dự án RDP) do Công ty TNHH Du lịch Vịnh La Gàn làm chủ đầu tư. Dự án RDP đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, nằm trong chuỗi các dự án du lịch ven biển đã được quy hoạch phát triển của tỉnh Bình Thuận, trong đó dự án RDP thuộc quy hoạch khu du lịch đô thị Cổ Thạch – Bình Thạnh có tổng diện tích khoảng 952 hecta.


9 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận.

10 Theo Quyết định số 120/2009QĐ-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020, trong đó xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng đối với với sự phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó doanh thu tăng bình quân 16 – 18%/năm, lượng khách tăng bình quân 10 – 12%/năm từ nay đến 2020.


Dự án RDP được xây dựng hoàn toàn mới trên diện tích khoảng 93,7 hecta tại khu vực ven biển Bình Thạnh trên nền tảng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ vùng nuôi trồng thủy sản sang thực hiện du lịch. Dự án RDP được thực hiện sẽ nâng cấp hệ thống tham quan, nghĩ dưỡng khu vực chùa Cổ Thạch, đồng thời kết nối với hệ thống các khu du lịch ven biển Bình Thuận. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2009. Tuy nhiên, do khu vực khảo sát titanium của Bộ Tài nguyên và Môi trường chồng lấn lên đất dự án RDP nên hiện nay tạm dừng triển khai.


3.2.1.2. Đặc điểm của dự án.


Dự án RDP có tổng mức đầu tư 782 tỷ đồng (Chi tiết tham khảo Bảng A.6, Phụ lục A) dưới hình thức vốn cổ phần và kế hoạch tái đầu tư trong suốt vòng đời của dự án. Dự án được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện trong 5 năm kể từ khi khởi công dự án.


3.2.1.3. Mục tiêu của dự án.


Hoàn thiện hệ thống du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với mục tiêu đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái biển, nghĩ dưỡng và tham quan di tích. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu vực nuôi trồng thủy sản nhằm làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do bơm nước biển vào các khu vực nuôi tôm gây chết rừng phòng hộ và ô nhiễm nguồn nước do xả thải. Dự án RDP góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng ven biển Bình Thạnh, Tuy Phong.

Dự án RDP cũng dự kiến góp phần tạo 150 việc làm cho người lao động ở địa phương vốn không ổn định với nghề chài lưới, đồng thời góp phần tăng nguồn thu ngân sách thông qua thuế, phí và thúc đẩy sự phát triển các loại hình dịch vụ phụ trợ phục vụ du lịch.

Về mặt tài chính, nguồn vốn được huy động theo cơ cấu như sau: vốn chủ sở hữu chiếm 56% với chi phí vốn thực là 12%/năm; vốn vay chiếm 46% với lãi suất là 14%/năm.


3.2.1.4. Quy mô của dự án.


Quy mô dự án là 93,7 hecta (Chi tiết tham khảo Bảng A.7, Phụ lục A) , trong đó sử dụng 30,6 hecta để xây dựng đất ở và khu nghỉ dưỡng, 18 hecta dùng để xây dựng khu dịch vụ du lịch và


phần diện tích còn lại dùng để xây dựng cây xanh, mặt nước, khu trung tâm, giao thông nội bộ và các công trình phụ trợ khác.


3.2.2. Mô tả dự án titanium Hòa Thắng – Bắc Bình.


3.2.2.1. Giới thiệu dự án.


Dự án tuyển tinh titanium Hòa Thắng (dự án HTP), tại khu vực thôn Thiện Ái, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 42 km và cách khu du lịch cộng đồng Hòn Rơm, Mũi Né khoảng 5 km, do Công ty Cổ phần Đường Lâm (Hà Nội) làm chủ đầu tư. Dự án HTP có quy mô sử dụng đất khoảng 121 hecta ven biển, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp phép khai thác tận thu titanium trong khu vực được quy hoạch đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng South – Fork quy mô 600 hecta (cũng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư trước đó).


3.2.2.2. Đặc điểm của dự án.


Dự án HTP có tổng mức đầu tư khoảng 28 tỷ đồng, được huy động 100% từ nguồn vốn của đóng góp của cổ đông, với thời gian hoạt động trong 8 năm. Dự án sử dụng công nghệ phổ biến đang được sử dụng ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Định, được thiết kế theo quy trình công nghệ tuyển từ con lăn đất hiếm có cường độ cao do Viện Khoa học vật liệu thuộc Viện Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ Việt Nam thiết kế sản xuất và lắp đặt. Sau khi khai thác, chủ đầu tư chịu trách nhiệm phục hồi nguyên trạng toàn bộ diện tích đã khai thác.


3.2.2.3. Mục tiêu của dự án.


Khai thác tận thu nguồn khoáng sản titanium trước khi triển khai thực hiện dự án du lịch South


– Fork và các dự án du lịch khác. Theo số liệu dự báo của Liên Đoàn bản đồ Địa chất Miền Nam, chỉ riêng khu vực dự án South - Fork có trữ lượng khoảng 130 nghìn tấn. Việc thực hiện


dự án tận thu titanium sẽ tăng thu ngân sách, tránh lãng phí tài nguyên và đảm bảo thuận lợi cho môi trường khai thác du lịch sau khi khai thác11.

3.2.2.4. Quy mô của dự án.


Công suất nhà máy dự kiến đạt khoảng 60 nghìn tấn mỗi năm với tiêu chuẩn tuyển quặng đạt trên 52% TiO2, trên 65% Zircon và trên 80% Rutil. Trong tổng diện tích xây dựng nhà máy 20 hecta, có 5 hecta được sử dụng để xây dựng 2 xưởng máy, kho nguyên liệu, kho thành phẩm; 1 hecta xây dựng khối văn phòng, nhà ở nhân viên và phần diện tích còn lại sử dụng làm sân phơi, trạm điện 400 KvA, giếng nước và các công trình phụ trợ khác.


11 Tuy nhiên, thực tế mục tiêu dự án không đúng như đã đề ra, các dự án titanium đang tác động xấu đến môi trường thiên nhiên và môi trường đầu tư du lịch. Bình quân hàng năm, các ngành chức năng phạt hành chính các đơn vị khai thác titanium vi phạm môi trường trên 500 triệu đồng. Mục tiêu tận thu để làm du lịch mâu thuẫn ngay trong nội tại dự án với mục tiêu xây dựng khai thác và chế biến tinh quặng với vòng đời dự án gần 8 năm.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí