Giới Hạn Tiếp Cận Và Tác Động Phóng Xạ Titanium Lên Cơ Thể Người.


- Do chênh lệch giữa tỷ giá tài chính và tỷ giá kinh tế (tỷ giá tài chính thấp hơn tỷ giá kinh tế) nên dự án tạo đã tạo ra ngoại tác tích cực cho nền kinh tế khi thu về một lượng ngoại tệ đáng kể từ thị trường thế giới.

- Để phát triển các dự án du lịch ven biển, nhà nước đã đầu tư hệ thống đường giao thông, trong đó tuyến Phan Thiết - Mũi Né – Hòa Thắng – Bắc Bình dài 45 km với tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, với kinh phí sửa chữa thường xuyên hàng năm ước tính khoảng 5 tỷ đồng. Do chủ yếu hoạt động phục vụ vận chuyển khai thác titanium nên khoảng chi phí này được tính vào chi phí của dự án titaium HTP.

- Đất nông nghiệp trên vùng dự án có giá trị sản lượng thấp nên tác động tiêu cực lên ngành nông nghiệp không đáng kể. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lượng nước ngầm sử dụng bình quân là 6.300 m3/ngày, trong đó bơm trực tiếp từ đất là

2.520 m3/ngày. Tuy nhiên, công suất khai thác nước thiết kế của dự án gồm 3 giếng khoan với

tổng công suất là 960 m3/ngày là hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu tuyển quặng.


- Hệ số phát thải trong quá trình hoạt động của nhà máy gồm: bụi, COx, SOx, NOx, chì và Aldehyt. Tổng hệ số phát thải theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khoảng 117 kg/tấn với chi phí xử lý khí CO2 (giá kinh tế) khoảng 60 USD/tấn18.

- Phóng xạ trước và sau khi tuyển quặng titanium có sự biến động lớn. Tinh quặng thành phẩm


có độ phóng xạ cao gấp 50 lần so với nguyên trạng. Cường độ phóng xạ đo tại khu vực của dự án theo khảo sát của dự án HTP trong mẫu cát quặng là 0,31 mSv (gần như không ảnh hưởng đến người dân), trong mẫu quặng đãi thành phẩm là 15,7 mSv.

Bảng 4-4. Giới hạn tiếp cận và tác động phóng xạ titanium lên cơ thể người.


Đối tượng


Nhóm đối tượng

Liều giới hạn

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhân viên bức xạ

A

50 mSv

150 mSv

300 mSv

Người lân cận

B

5 mSv

15 mSv

30 mSv

Dân địa phương

C

1 mSv



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Khai thác titanium và du lịch: lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận - 6

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác ilmenit – zircon HTP.


18 Chi phí để giảm 1 tấn CO2 trung bình (năm 2009) là 40 USD/tấn, tương đương chi phí mua chứng nhận giảm phát thải (CER). Trong khi mua Quota khí thải CO2 từ các nước phát triển là 16 USD/tấn. Đề tài ước tính chi phí xử lý 1 tấn CO2 năm 2011 khoảng 60 USD/tấn. Tham khảo tại website của Báo điện từ Đại biểu Nhân dân: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=91335


Trong đó, bức xạ nhóm 1 ảnh hưởng toàn thân, tuyến sinh dục và tủy đỏ của xương; bức xạ nhóm 2 là các cơ quan còn lại không thuộc nhóm 1 và nhóm 3; bức xạ nhóm 3 ảnh hưởng đến da, mô mềm, xương, các chi trong cơ thể người. Như vậy, tinh quặng thành phẩm sẽ ảnh hưởng đến đối tượng B, C với mức độ tác động ở nhóm 1 và nhóm 2. Theo Ủy ban An toàn Bức xạ Quốc tế thì mỗi người dân tiếp xúc 1 mSV trong năm sẽ có xác suất 40% bị ung thư.

- Sau khi khai thác, dự án phải hoàn nguyên môi trường và trồng rừng phi lao trên diện tích đã khai thác (15 hecta) với suất đầu tư khoảng 15 triệu đồng/hecta19.

Các hệ số chuyển đổi giúp điều chỉnh kết quả phân tích tài chính sang kết quả phân tích kinh tế. (Báo cáo ngân lưu kinh tế của dự án HTP tại Bảng A.22, Phụ lục A)

Với chi phí vốn thực ước tính 10%, kết quả phân tích kinh tế cho thấy giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPVkinh tế) = 1.025,91 tỷ đồng và suất sinh lợi nội tại kinh tế của dự án (IRR) cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng vốn kinh tế. Như vậy, dự án hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế. Tuy nhiên một số ngoại tác tiêu cực làm tăng chi phí khử nhiễm mặn khu vực khai thác mỏ và phóng xạ chưa được đưa vào tính toán trong dự án (do thiếu dữ liệu tham khảo) là một khiếm khuyết có thể làm thay đổi kết quả dự án theo chiều hướng tăng chi phí, giảm NPV.

Kết quả tính toán và phân phối ngoại tác cho thấy, Chính phủ được lợi ích ròng từ dự án là


1.084 tỷ đồng, người lao động là 31,6 tỷ đồng. Duy chỉ có người dân trong khu vực bị đền bù giải tỏa là thiệt hại khoảng 11 tỷ đồng. (Chi tiết phân phối ngoại tác của dự án RDP tại Bảng A.23, Phụ lục A).

4.2.3. So sánh kết quả phân tích kinh t ế dự án RDP và dự án HTP.

Kết quả tổng hợp phân tích kinh tế dự án RDP và dự án HTP như sau: Bảng 4-5. So sánh kết quả phân tích kinh tế dự án RDP và dự án HTP.

Chỉ tiêu so sánh

Dự án KDL Rừng Dương

Dự án titanium Hòa Thắng

Diện tích (hecta)

93,7

20

Vòng đời dự án (năm)

20

8

NPV của dự án (tỷ đồng)

1.019,14

1.025,91

IRR

E

20,48%

92,2%



19 Suất đầu tư rừng trồng theo tiêu chuẩn của Chương trình mục tiêu quốc gia 661 (Dự án 5 triệu hecta rừng). Chi phí thực tế trồng rừng ven biển hiện nay theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận bình quân khoảng 30 triệu đồng/hecta.


MIRR

E

16,40%

37,0%

B/C

2,65

5,40

Phân ph ối ngoại tác ròng



Chính phủ

41,75

1.083,89

Người lao động


31,61

Người bị giải tỏa


-10,86

Kết quả phân tích kinh tế cho thấy, mặc dù sử dụng diện tích đất ít hơn, vòng đời dự án ngắn hơn nhưng một dự án titanium có suất sinh lợi cao hơn hẳn. Tuy nhiên, việc tính toán ở đây chỉ dừng lại ở mức ước lượng những ngoại tác tiêu cực cơ bản do dự án titanium mang lại (bụi, tiếng ồn, nước thải) mà chưa tính toán, định lượng được các ngoại tác tiêu cực khác như: chi phí đầu tư hệ thống khử phóng xạ nước thải, chi phí đầu tư hệ thống khử mặn, mất cảnh quan ven biển, gây ô nhiễm vùng biển lân cận làm thiệt hại về nguồn lợi thủy sản, mất rừng phòng hộ ven biển, tăng hiện tượng cát bay và sa mạc hóa, thiệt hại việc làm cho nông nghiệp, thủy sản và du lịch... Những ngoại tác tiêu cực này, nếu được định lượng, tính toán đầy đủ thì một dự án titanium có thể hoàn toàn không mang lại lợi ích như mong muốn của Chính phủ và chính quyền địa phương.


4.3. Ước tính lợi ích – chi phí tổng thể của dự án titanium và du l ịch.


Theo Báo cáo số 53/BC-UBND ngày 07/5/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc tình hình hoạt động khoáng sản titanium, toàn tỉnh Bình Thuận có tổng cộng 179 dự án (gồm du lịch, trồng rừng, nông nghiệp, điện gió, khu công nghiệp...) với tổng diện tích 24.615 hecta không thể triển khai (hoặc dừng triển khai) do vướng diện tích đất dự kiến khảo sát, thăm dò khoáng sản titanium của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2009. Đến nay, công tác thăm dò vẫn chưa hoàn tất, các dự án không triển khai gây thiệt hại cho tỉnh Bình Thuận trong cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển. Một số chủ đầu tư đã chuyển sang đầu tư ở các địa phương khác.

Trong tổng số các dự án vướng titanium, có khoảng 70 dự án du lịch với tổng diện tích 7.420 hecta. (Chi tiết hiện trạng dự án theo Bảng A.24, Phụ lục A). Theo thẩm quyền được Chính phủ phân cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác quy mô công nghiệp và Ủy ban


nhân dân tỉnh Bình Thuận được quyền cấp phép khai thác titanium tận thu để tạo đất sạch cho các dự án kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 18 khu vực đã cấp phép khai thác với tổng diện tích 1.546 hecta,7 khu vực đã cấp phép thăm dò với diện tích 1.605 hecta và phần diện tích còn lại đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch, điều tra khảo sát là 4.269 hecta. Các dự án cấp phép tận thu (14 dự án – 462 hecta) có giá trị không quá 3 năm, giấy phép khai thác quy mô công nghiệp (4 dự án – 1.082 hecta) do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp có thời hạn từ 4 năm đến 15 năm.

Dựa trên thông số phân tích lợi ích chi phí kinh tế của dự án du lịch RDP và dự án khai thác titanium HTP để xây dựng thông số cho các dự án tổng thể titanium và du lịch trên phần diện tích đã cấp phép khai thác 1.546 hecta. Trong đó:

- Giá trị cho thuê đất của các dự án du lịch có xu hướng tăng bình quân 10%/năm do tốc độ tăng du lịch kéo theo tốc độ tăng đô thị hóa và giá đất.

- Ngoại tác tích cực của ngành du lịch tác động tăng các ngành dịch vụ phụ trợ khác. Tỷ lệ đóng góp ước tính khoảng 2,5% , trong đó năm 2011, khoản thu từ ngoại tác này ước tính khoảng 338 tỷ đồng. (Tham khảo tỷ lệ đóng góp của du lịch theo Bảng A.25, Phụ lục A)

- Giá thuê đất của ngành khai thác titanium ước tính giảm 5% mỗi năm do quá trình khai thác làm xói mòn đất và cần thời gian phục hồi môi trường. (Chi tiết thông số dự án tại Bảng A.26, Phụ lục A).

Bảng 4-6. Kết quả phân tích ròng dự án titanium và du lịch trên phần diện tích bị chồng lấn ranh khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


NPV (10%)

Lợi ích ròng dự án titanium (tỷ đồng)

12.632 – (a + b + c)

Dòng tiền ra

484

- Chi đầu tư hạ tầng

(a)

- Trồng cây xanh

237

- Xử lý chất thải môi trường

247

- Hệ thống xử lý nước thải nhiễm xạ

(b)

- Hệ thống khử mặn

(c)

Dòng tiền vào

13.117

- Thu tiền sử dụng đất

12.652

- Thu thuế tài nguyên

464

Lợi ích ròng dự án du l ịch (tỷ đồng)

48.841 – (a)


Dòng tiền ra


- Chi đầu tư hạ tầng

(a)

Dòng tiền vào

48.841

- Cải tạo môi trường (trồng rừng)

0,15

- Thu tiền sử dụng đất

43.443

- Ngoại tác ngành dịch vụ khác

5.398


Dựa trên việc ước chi phí cơ hội kinh tế của vốn 10%, lợi ích ròng kinh tế (NPV) của phần diện tích 1.546 hecta khi triển khai các dự án du lịch khoảng 48,8 nghìn tỷ đồng; khi triển khai thực hiện dự án khai thác titanium thấp hơn 12,6 nghìn tỷ đồng. Việc chênh lệch lớn giữa dự án titanium và du lịch là do giá trị mà nhà nước cho thuê đất phục vụ ngành du lịch có xu hướng cao hơn cho thuê đất để thực hiện khai thác titanium; chi phí xử lý nước thải và chất xả thải ngành du lịch không đáng kể so với chi phí phục hồi môi trường của dự án titanium. Phần tiếp theo sẽ phân tích sâu về hiệu quả sử dụng đất ven biển của dự án titanium và du lịch.


4.4. Vòng đời các dự án và vấn đề hoàn thổ sau khi khai thác titanium.


Trung bình vòng đời các dự án titanium tận thu từ 1 – 2 năm, dự án titanium khai thác quy mô công nghiệp từ 5 – 10 năm ngắn hơn nhiều so với vòng đời các dự án du lịch. Phân tích theo khía cạnh chủ đầu tư, dự án titanium sẽ sớm thu hồi vốn hơn một dự án du lịch và do đó một dự án khai thác titanium sẽ có sức hút nhà đầu tư lớn hơn một dự án du lịch. Tuy nhiên, nhìn theo khía cạnh ngân sách và xã hội, các dự án du lịch sẽ đóng góp ngân sách ổn định và tạo việc làm cho lực lượng người lao động (trong và ngoài ngành) trong thời gian dài.

Vòng đời dự án titanium tận thu chỉ từ 1 – 2 năm nhằm mục tiêu tận thu titanium để thực hiện các dự án du lịch. Tuy nhiên, dự án HTP được chấp thuận có vòng đời dự án là 8 năm trong đó có cả việc xây dựng nhà máy tuyển tinh. Điều này mâu thuẫn với mục tiêu ban đầu của dự án vì nếu dự án titanium còn vận hành thì việc đầu tư và kinh doanh dự án du lịch bên cạnh rất khó đạt hiệu quả vì lý do ô nhiễm.

Một số tranh luận xung quanh công tác hoàn thổ sau khi dự án titanium kết thúc. Liệu sau khi hoàn thổ, dự án du lịch có thể triển khai thuận lợi và đảm bảo tăng thu ngân sách như mục tiêu


đã đề ra hay không? Xem xét tình huống sau khai thác titanium của tỉnh Hà Tĩnh đã được Thời báo Kinh tế Sài Gòn khảo sát trong năm 2009 cho thấy việc hoàn thổ, khắc phục môi trường sau khi các dự án titanium là khá tốn kém về thời gian và tiền bạc. Hệ sinh thái mất cân bằng sẽ cần thời gian phục hồi nguyên trạng. Xét về công tác hoàn nguyên sau khi khai thác tại Bình Thuận, ngoài việc thay đổi diện mạo địa hình của khu vực trong suốt quá trình triển khai thực hiện, dự án titanium còn tiêu thụ một lượng nước ngầm lớn hơn nhiều so với năng lực cấp nước trong khu vực. Đối với khu vực khô hạn ven biển, nguồn nước ngầm hàng ngày chỉ đủ cung cấp 1/10 nhu cầu sử dụng nước tuyển quặng. Do vậy, để đảm bảo công suất, doanh nghiệp thường sử dụng nguồn nước mặn ven biển để tuyển quặng. Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (2009) cho thấy gần như 100% doanh nghiệp sử dụng nước biển để tuyển quặng, làm tăng chi phí đầu tư cho các dự án “sau tận thu titanium”, đặc biệt các dự án đầu tư trồng rừng và du lịch sinh thái. Như vậy, liệu các dự án du lịch sinh thái ven biển khó có thể triển khai xây dựng ngay sau khi các dự án titanium rút đi và các chi phí khắc phục môi trường nếu không tính toán kỹ sẽ vô hình chuyển giao cho các dự án du lịch đầu tư sau đó, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư của dự án du lịch.

4.5. Phân tích hiệu quả sử dụng đất của dự án du lịch và dự án titanium.


4.5.1. Vị trí sử dụng đất của các dự án du lịch.


Vị trí của dự án du lịch có vai trò quyết định trong việc thu hút khách và doanh thu của dự án. Thông thường một dự án du lịch ven biển có các 3 vị trí như sau:

Hình 4-1. Các vị trí của các dự án du lịch ven biển.



Khu dịch vụ phụ trợ


Phụ trợ 1

Vị trí 2

Phụ trợ 2


Phụ trợ 1

Vị trí 3

Phụ trợ 2


Đường giao thông ven bi ển


Vị trí 1


Vị trí 2


Bãi tắm công cộng


BIỂN ĐÔNG


- Đối với vị trí 1, diện tích phần lân cận có thể đầu tư dự án du lịch và phần diện tích đất đối diện đường giao thông ven biển có thể sử dụng làm khu phụ trợ cho ngành du lịch như: café shop, cửa hàng thủ công mỹ nghệ, nhà nghỉ, nhà hàng ăn tư nhân, dịch vụ lữ hành… Mô hình phát triển du lịch theo vị trí 1 hiện nay phổ biến ở khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né.

- Vị trí 2 tương tự như vị trí 1 đối với các dự án du lịch nằm hai bên đường giao thông ven biển, các khu du lịch và các khu phụ trợ có thể xây dựng ở 2 bên. Loại hình này phổ biến ở những nơi có diện tích mặt biển thấp như Hòn Rơm, Tiến Thành, Kê Gà.

- Vị trí 3 dành cho các khu du lịch tận dụng đất quy hoạch các khu bãi tắm công cộng. Các vị trí này thường nằm trong lòng các khu du lịch trung tâm như: Phan Thiết, Mũi Né.

(Hướng phát triển của du lịch từ 2006 – 2010 tham khảo Hình B.2, B.3, Phụ lục B)


4.5.2. Vị trí sử dụng đất của các dự án titanium.


Đất trống (Sân phơi)


Đất trống

Vị trí B

Đất trống


Đất trống

Vị trí C

Đất trống


Đường giao thông ven bi ển


Vị trí A


Vị trí B


Khu xả thải


BIỂN ĐÔNG

Vị trí đầu tư các dự án titanium ven biển có thể có 3 vị trí như sau: Hình 4-2. Các vị trí của các dự án titanium ven biển.


- Vị trí A, khai thác ven biển, phần đất bên trong, đối diện dự án thường là đất trống hoặc được chủ đầu tư tận dụng làm sân phơi.

- Vị trí B, tương tự như vị trí A, các phần đất lân cận không thể đầu tư các dự án du lịch và thiếu các công trình phụ trợ do nhu cầu mua sắm thấp.

- Vị trí C nằm bên trong đường giao thông ven biển, tuy nhiên phần khu vực ven biển là khu vực dùng để xả thải nước sau khi tuyển quặng. Phần diện tích lân cận không sử dụng đầu tư các loại hình phụ trợ nào khác.

(Kết quả sử dụng đất của ngành tianium từ 2006 – 2010 tham khảo Hình B.4, Phụ lục B)


4.5.3. So sánh hiệu quả sử dụng đất của dự án du lịch và titanium.

Cùng một vị trí ven biển, dự án khai thác titanium không có ngoại tác tích cực đến các ngành dịch vụ phụ trợ như các dự án du lịch ven biển. Do đó, giá trị bình quân của một dự án du lịch thường tăng đều qua các năm. So sánh giá tính tiền thuê đất20 của dự án du lịch (Phúc Khê, Huyền Trang) khu vực Thuận Quý (khu vực đang phát triển du lịch ở Hàm Thuận Nam) bình quân 376 nghìn đồng/m2 đối với vị trí 1 và 188 nghìn đồng đối với vị trí 2. Trong khi giá đất bình quân của dự án du lịch (Thùy Trang) ở khu vực đã phát triển du lịch (Mũi Né, Phan Thiết) bình quân là 2,47 triệu đồng/m2 đối với vị trí 1. Như vậy, hiệu quả sử dụng đất du lịch đứng

trên khía cạnh ngân sách hiệu quả hơn đất dành cho việc sử dụng khai thác titanium.


4.6. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động.


Việc sử dụng lao động của ngành titanium ngắn hơn và thiếu ổn định hơn ngành du lịch do vòng đời của một dự án khai thác titanium thường ngắn hơn nhiều so với dự án khai thác du lịch. Năng suất lao động và lực lượng lao động của một số ngành kinh tế trong thời gian qua:

Bảng 4-7. Năng suất lao động bình quân của tỉnh Bình Thuận.


ĐVT: Triệu đồng/người



Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng năng su ất lao động

15,1

18,3

22,4

29,1

33,5

- Ngành công nghiệp

40,6

50,3

58,8

61,1

68,2

- Ngành khách sạn - nhà hàng

54,6

62,3

68,1

71,6

88,5

- Các ngành dịch vụ khác

18,7

24,6

28,9

43,9

51,7

Tổng số lao động

30.836

32.528

37.284

43.616


- Ngành công nghiệp

1.570

1.390

1.522

1.770


- Ngành khách sạn - nhà hàng

4.007

4.587

5.556

6.581


- Hoạt động vui chơi, giải trí

206

304

748

767


- Các ngành dịch vụ khác

43

23

17

57


Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận (2009)


Năng suất lao động bình quân của ngành nhà hàng – khách sạn cao hơn hẳn các dự án công nghiệp khác và tạo việc làm cho phần lớn lao động của địa phương, đặc biệt là lao động ven biển. Theo dự thảo Quy hoạch phát triển du lịch Bình Thuận đến 2030, đến năm 2015, ngành du lịch tạo việc làm cho gần 15 nghìn lao động trực tiếp và 30,7 nghìn lao động gián tiếp.


20 Giá thẩm định của Công ty Thẩm định giá Miền Nam theo báo cáo của Sở Tài chính Bình Thuận tại Công văn số 486/STC-QLCS ngày 29/11/2011 về việc đề nghị quyết định lại giá đất sát giá thị trường để thu tiền sử dụng đất các dự án trên địa bàn tỉnh.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí